Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 - Trường THCS Vĩnh Thuận Đông

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 - Trường THCS Vĩnh Thuận Đông

A- MỤC TIÊU

1- Kiến thức

- Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2- Kỹ năng :

- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch ( Không sa đà vào phân tích ngôn ngữ.

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.

3- Thái độ :

Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao.

 

doc 204 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 701Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 20 - Trường THCS Vĩnh Thuận Đông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20 Ngày soạn: 
Tiết 91-92 Ngày dạy 	
BAỉI 18
 Vaờn baỷn BÀN VỀ ĐỌC SÁCH
	 ( Chu Quang Tiềm)
A- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2- Kỹ năng :
- Biết cách đọc - hiểu một văn bản dịch ( Không sa đà vào phân tích ngôn ngữ.
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết một bài văn nghị luận.
3- Thái độ :
Có ý thức chọn sách và đọc sách đạt hiệu quả cao. 
B- Chuẩn bị : 
	- GV: Bình giảng văn 9 SGK - SGV- Để học tốt ngữ văn 9.
	- HS: soạn bài trả lời các câu hỏi SGK
C- Tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức : (1phút) 
2- Kiểm tra :( không KT)
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
nội dung
* Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu bài ( 1’)
- Đọc chú thích. Giới thiệu về nhà lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc Chu Quang Tiềm ? 
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu văn bản
 GV hướng dẫn cách đọc
- GV đọc 1 đoạn
- HS đọc
- Văn bản thuộc thể loại nào?
?Bài nghị luận bàn về vấn đề gì ?
 + Bài viết có đề tài nghị luận rất gần gũi với công việc học tập hàng ngày. Bàn về ý nghĩa của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Đây là một bài nghị luận. Nêu bố cục của bài ?
 + Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
 + Nêu các khó khăn, nguy hại dễ gặp trong thực tế khi đọc sách.
 + Bàn về phương pháp đọc sách, lựa chọn sách và quy cách đọc sách.
- Nhận xét về bố cục của bài theo yêu cầu của một bài văn nghị luận ?
- Dựa vào bố cục hãy tóm tắt các luận điểm
. Hoạt động nhóm
. Đại diện nhóm trả lời- nhóm khác nhận xét 
Phân tích tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách 
- HS đọc phần đầu. Trong đoạn này câu nào là luận điểm mang tính khái quát nhất?
 + 2 câu đầu : “Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn” và “Học vấn không chỉ là việc cá nhân mà là việc của toàn nhân loại”.
 + ý nghĩa cả đoạn: ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại.
- Từ luận điểm đưa ra tác giả đã nêu những lý lẽ nào để phân tích và khẳng định luận điểm ?
 (giải thích “học thuật” : hệ thống kiến thức khoa học).
- Ngoài luận điểm này đoạn văn còn có luận điểm khái quát nào nữa ? (đọc câu : Đọc sách là muốn trả nợ ......... đã khổ công tìm kiếm mới thu nhận được”) Giải thích nghĩa của câu văn đó ? 
- Qua phần 1 tác giả muốn nói với chúng ta điều gì?
- GV nâng cao : Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức, với mỗi người đọc sách chính là sự chuẩn bị để làm cuộc trường chinh vạn dặm trên con đường tích luỹ, không thể có thành tựu mới trên con đường văn hóa học thuật nếu không biết kế thừa thành tựu thời đã qua.
- Đọc đoạn 2 SGK 4. Tìm luận điểm chính của đoạn văn ?
- Tác giả đã nêu ra các nguy hại nào trong việc đọc sách hiện nay? Các luận cứ nêu ra gắn với những hình ảnh nào ? Nêu tác dụng ?
- Nhận xét cách lập luận của phần 2 :
 + Nêu luận điểm -> dùng lỹ lẽ phân tích luận điểm (diễn dịch)
- GV khái quát :
Từ việc nêu ý nghĩa, khẳng định tầm quan trọng của việc đọc sách, tác giả đã nêu ra những nguy hại trong việc đọc sách hiện nay. Những nguy hại đó đều có dẫn chứng bằng các hình ảnh so sánh cụ thể khiến chúng ta thấy rõ đọc sách có hiệu quả là một vấn đề cần quan tâm. 
- GV đưa ra một số dẫn chứng về loại sách không có lợi
- HS đọc đoạn 3 SGK 5. Đoạn 3 tìm hiểu về cách chọn sách và phương pháp đọc sách. Cụ thể bàn như thế nào ?
- Khi đọc sách chú ý mấy loại?
- Em hiểu thế nào về sách phổ thông và sách chuyên sâu?
+Hoạt động nhóm
.Đại diện nhóm trả lời
. GV nhận xét bổ xung.
- Để cho người đọc dễ hiểu cách chọn và đọc sách cũng như ích lợi và tác dụng của nó, tác giả dùng cách nói như thế nào ?
 + Tiếp tục dùng cách lập luận diễn dịch : nêu luận điểm rồi phân tích theo lý lẽ. Cụ thể hóa lời văn bằng hình ảnh : cưỡi ngựa qua chợ, trọc phú khoe của, chuột chui vào sừng trâu ... và dùng số liệu để hạn định cách chọn sách ...
- Em hãy giải nghĩa các hình ảnh và thành ngữ ?
- Lời bàn của Chu Quang Tiềm về phương pháp đọc sách khiến người đọc phải suy nghĩ là gì ?
* hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết bài học ( 4 phút)
- HS nhắc lại bố cục của văn bản ? Nhận xét bố cục ?
 + Cách lập luận phân tích diễn dịch được dùng nhất quán trong văn bản, cách nêu lý lẽ gắn với so sánh, với hình ảnh, với thành ngữ quen thuộc.
- Theo Chu Quang Tiềm đọc sách để làm gì ? Đọc sách như thế nào ? Chọn những nào để đọc phát huy hiệu quả ?
- HS đọc ghi nhớ SGK (Trang7)
 I. ẹOẽC- CHUÙ THÍCH VAấN BAÛN.
1- Tác giả :
Chu Quang Tiềm (1897-1986) Trung Quốc.
2. Tác phẩm: 
- Bài viết này là kết quả của quá trình tích lũy kinh nghiệm dày công suy nghĩ của người đi trước với thế hệ sau.
II. ẹOẽC- HIEÅU VAấN BAÛN
- Thể loại: Nghị luận
1- Bố cục :- 3 phần
- Bố cục hợp lý, chặt chẽ : Đi từ nhận thức ý nghĩa qua liên hệ thực tế và đề ra giải pháp.
2. Phân tích
a- Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách 
- Luận điểm: ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân loại.
- Lý lẽ :
+ Ghi chép, lưu truyền tri thức.
+ Kho tàng di sản tinh thần.
+ Là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật.
=> Sách là kho tàng tri thức của nhân loại vì đọc sách là vấn đề vô cùng quan trọng để tiếp nhận kiến thức nhân loại 
b- Những khó khăn khi đọc sách và những nguy hại nếu không biết cách đọc sách 
- Luận điểm : Đọc sách không dễ khi sách ngày càng nhiều.
- Luận cứ :
+ Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
. So sánh với người xưa
. Giống như ăn uống nhiều không tiêu hao-> gây hại
-> Lối đọc vô bổ, lãng phí thời gian nông cạn -> học để khoe khoang.
+ Sách nhiều, dễ bị lạc hướng gây lãng phí thời gian.
. So sánh với đánh trận
. Đọc sách có ý nghĩa
. Không đọc nhạt nhẽo, vô bổ.
c- Cách chọn sách và phương pháp đọc sách 
- Không đọc nhiều mà chọn cho tinh, đọc cho kỹ.
- Đọc sách phổ thông thuộc các lĩnh vực khác nhau để có kiến thức phổ thông và đọc sách chuyên sâu.
- Cách viết giàu hình ảnh, ví von cụ thể tạo sức hấp dẫn, lời khuyên rất thiết thực.
- Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà đó là chuyện rèn luyện tính cách, học làm người. 
III- Tổng kết :
- Lập luận chặt chẽ, giàu sức thuyết phục.
- Lời khuyên chọn sách và phương pháp đọc sách.
 4- Củng cố : ( 3 phút)
- Tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản “Bàn về đọc sách” ? 
- ý nghĩa của việc đọc sách?
- Nêu tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sánh
 5 . Hướng dẫn học ở nhà( 2 phút)
 - Nắm chắc nội dung phần 1
 - Trả lời câu hỏi còn lại
 - Chuẩn bị bài “Khởi ngữ” ? Đọc các ví dụ và trả lời theo câu hỏi.
Boồ sung
Tuần 20 Ngaứy soaùn:
 Tieỏt: 93 Ngaứy daùy:
KHỞI NGỮ
A- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu và nhận biết được khởi ngữ trong câu, phân biệt được khởi ngữ với chủ ngữ của câu. Bước đầu phân tích được tác dụng của khởi ngữ được dùng trong từng văn cảnh.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích công dụng và đặt câu có khởi ngữ.
3- Thái độ :
Có ý thức sử dụng khởi ngữ trong giao tiếp đạt hiệu quả cao. 
B- Chuẩn bị : 
	- GV:Bảng phụ - SGK - tài liệu tham khảo
	- HS: Đọc ví dụ và trả lời câu hỏi.
C- Tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức : (1phút
2- Kiểm tra : 	( kiểm tra trong giờ)
	3- Bài mới :
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Khởi động – Giới thiệu bài ( 1’)
* Hoạt động 2: Phõn tớch mẫu hỡnh thành khỏi niệm. Tìm hiểu công dụng và đặc điểm của khởi ngữ ( 21 phút)
- GV treo bảng phụ
- HS đọc ví dụ (1) SGK 7. Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong câu ? Về vị trí ? về quan hệ với vị ngữ ?
 + VD a : Còn anh, anh// không ghìm nổi xúc động.
 . Đứng trước CN
 . “còn anh” nói về sự không ghìm nổi xúc động của chủ ngữ “anh”.
 + VD b : Giàu, tôi// cũng giàu rồi.
 . Đứng trước CN
 . Từ “giàu” nói về tính chất của chủ ngữ “tôi”.
 + VD c : Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta// có thể tin ở tiếng ta, không sự nó thiếu giàu và đẹp.
 . Đứng trước CN
 . Các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ không thiếu giàu và đẹp
- Đứng trước cụm từ các thể ... là từ gì ? Có thể thay = từ nào? 
 + Từ “về” có thể thay bằng từ “với, đối với”.
- GV nhận xét chung và tổng quát :
 Các từ ngữ in đậm có vị trí đứng trước chủ ngữ, không có quan hệ chủ vị với vị ngữ, nó không phải là chủ ngữ của câu mà chỉ có tác dụng nêu đề tài tài được nói đến trong câu. Các từ ngữ đó gọi là “khởi ngữ”. 
- Dựa vào những ví dụ và nhận xét, em hãy nêu thế nào gọi là khởi ngữ ?Đặc điểm và công dụng ?
GV đưa ra ví dụ 
- VD phân biệt với trạng ngữ ?
 + Sáng nay, tôi và Nam đi học -> trạng ngữ
 + Về học, tôi không thua Nam -> khởi ngữ
* Hoạt động 2 : Hướng dẫn luyện tập (18 phút)
- Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích ?
 + Điều này, ông khổ tâm hết sức
 + Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
 + Một mình thì anh bạn .... một mình hơn cháu.
 + Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lý tưởng chứ.
 + Đối với cháu, thật là đột ngột
- Từ bài tập 1 em có thể rút những lưu ý gì khi tìm khởi ngữ ? 
 + Bộ phận đứng đầu câu, là đề tài được nói đến ở phần câu tiếp.
- Chuyển thành câu có khởi ngữ ? 
 + Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
 + Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng giải thì tôi chưa giải được.
- Từ ví dụ đã chuyển đổi. Hãy nhận xét tác dụng của cách diễn đạt mới. Nhận xét về việc sử dụng khởi ngữ ?
I- Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu :
1- Ví dụ :
a) Nêu lên đề tài nói đến trong câu
b) Thông báo thông tin
c) Đứng trước CN “Chúng ta” nêu lên đề tài nói đến trong câu.
2- Ghi nhớ :- SGK8 
 + Là thành phần đứng trước CN
 + Nêu lên đề tài được nói đến trong câu
 + Có thể thêm quan hệ từ “về, với, đối với” vào trước khởi ngữ (phân biệt với trạng ngữ).
II- Luyện tập : 
1- Bài 1 (8)
a) Điều này
b) Đối với chúng mình
c) Một mình
d) Làm khí tượng
e) Đối với cháu.
2- Bài 2 (8) :
a) 
b)
- Dùng có ý thức tăng hiệu quả giao tiếp.
	3- Củng cố : ( 3') 
 - Khởi ngữ là gì?
 - Phân biệt khởi ngữ với thành phần khác?
	4- Dặn dò : ( 2')
 - Đọc kỹ các đoạn văn trình bày phép phân tích, phép tổng hợp	
------------------------------------------
Boồ sung
Tuần 20 Ngaứy soaùn:
Tieỏt: 94 Ngaứy daùy:
PHẫP PHÂN TÍCH VÀ TỔNG HỢP
A- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Giúp học sinh nắm được phép phân tích và tổng hợp, sự kết hợp hai thao tác, nhận biết hai thao tác trong văn bản, hiểu được tác dụng của việc dùng phép phân tích và phép tổng hợp trong đoạn văn hoặc bài văn. 
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng phân tích và tổng hợp, phân biệt và bước đầu biết sử dụng có hiệu quả.
3- Thái độ :
ý thức kết hợp hai thao tác trong giao tiếp và viết bài. 
B- Chuẩn bị : 
	- GV: SGK - SGV Để học tốt ngữ văn 9
	- Các đoạn văn mẫu.
C- tiến trình dạy và học :
1- ổn định tổ chức : 1phút) 
2- Kiểm tra : 	( không kiểm tra)
	3- Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phép phân tích (21 phút)
 Để làm rõ ý n ... c dân gian :
II Một số thể loại văn học trung đại
1- Các thể thơ
a) Thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Hoa
b) Thể thơ có nguồn gốc dân gian
2- Các thể truyện, ký
- Truyện truyền kỷ và truyện chương hồi
3- Truyện thơ Nôm :
Truyện Kiều của Nguyễn Du
4- Một số thể văn nghị luận
III- Một số thể loại văn học hiện đại
- Kịch nói
- Phóng sự
- Phê bình văn học
- Truyện ngắn, tiểu thuyết
- Thể tuỳ bút
- Thể thơ ...
* Ghi nhớ : SGK 201
 4- Củng cố : So sánh truyện ngăn “Bến quê” – Nguyễn Minh Châu với “Người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ về phương thức trần thuật và xây dựng nhân vật
 5- Hướng dẫn về nhà : Ôn tập thi học kỳ theo hệ thống các bài ôn tập.
Tuần 35 Ngaứy soaùn: 26 – 03 – 2011
Tieỏt: 169 -170 Ngaứy daùy:
Trả bài kiểm tra văn - tiếng việt 
A- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Giúp học sinh thấy được những kiến thức tiếng Việt đã vận dụng làm bài kiểm tra : Khởi ngữ, thành phần biệt lập, các biện pháp tu từ ... Những kiến thức về truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình kỳ II.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích và đánh giá tác dụng của các hình thức nghệ thuật. Kỹ năng cảm thụ truyện hiện đại Việt Nam. 
3- Thái độ :
Lòng yêu thích bộ môn, có nhận thức đúng về nội dung của các kiến thức ngữ văn đã học.
B- Chuẩn bị : 
	- Đề bài, đáp án, biểu điểm,, nhận xét đánh giá.
	- Ôn tập tiếng Việt, truyện hiện đại Việt Nam.
C- tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức :
	2- Kiểm tra :
	3- Bài mới :
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Khởi động - giới thiệu bài
* Hoạt động 1 : Nhận xét, đánh giá bài kiểm tra tiếng Việt ( phút)
- GV thông qua đáp án, biểu điểm hai phần trắc nghiệm và tự luận
 + Phần trắc nghiệm (3 điểm)
 + Phần tự luận (7 điểm).
 + Đáp án bài soạn tiết 158.
- GV đánh giá ưu nhược điểm của bài làm tiếng Việt ? 
 + Ưu điểm : Các nội dung kiến thức về liên kết câu, biện pháp tu từ, thành phần biệt lập đều nắm vững, xác định đúng trong các câu thơ, đoạn văn sử dụng.
 + Trình bày rõ ràng, ít tẩy xoá, không có trường hợp hỉểu sai yêu cầu.
 + Phần tự luận đã làm hoàn chỉnh.
 + Kết quả đạt cao.
 + Nhược điểm : Một số bài làm sai cả phần trắc nghiệm khách quan. Xác định câu không có khởi ngữ chưa chính xác, còn nhầm lẫn 
 + Đặc biệt phần tự luận làm quá ngắn gọn, chưa đúng yêu cầu, chưa gạch chân đủ các từ ngữ dùng liên kết. Câu 2 mới chỉ ra câu có hàm ý, còn hàm ý của câu chưa đủ.
 + Chữ viết rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả, chữ thiếu nét, thiếu dấu.
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ. Đọc bài của Lương Thị Mĩ
I- Đề kiểm tra tiếng Việt :
1- Yêu cầu của bài kiểm tra :
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
- Nhược điểm :
4- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
Giỏi = 
Khá = 
TB =
Yếu = 
* Hoạt động 2 : Nhận xét, đánh giá bài viết văn ( phút)
- GV thông qua đáp án, biểu điểm 
 + Câu 1 : Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của truyện Bến quê (đáp án tiết 155).
 + Câu 2 : Cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong Những ngôi sao xa xôi (đáp án tiết 155).
 - GV cho HS chép dàn bài bài tự luận vào vở
- GV đánh giá ưu nhược điểm của bài kiểm tra thơ truyện hiện đại ? 
 + Ưu điểm : Các bài đều xác định đúng.
 + Phần tự luận có ý thức viết thành bài văn ngắn hoàn chỉnh, nêu được những luận điểm chính, có dẫn chứng cụ thể.
 + Đã nêu ngắn gọn hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng của truyện ngắn Bến quê.
 + Nhược điểm : Một số bài làm sai cả phần trắc nghiệm khách quan. Không điền được câu 2
 + Phần tự luận chưa viết hoàn chỉnh, sai nhiều trắc nghiệm, chữ viết cẩu thả 
 + Chữ viết rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả, chữ thiếu nét, thiếu dấu.
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ
II- Đề kiểm tra truyện hiện đại :
1- Yêu cầu của bài kiểm tra :
* Phần trắc nghiệm
* Phần tự luận :
- Dàn bài 
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
- Nhược điểm :
4- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
Giỏi = 
Khá = 
TB =
Yếu =
 4- Củng cố : Sửa những lỗi sai trong bài viết
 5- Dặn dò : ôn tập và tìm hiểu kiến thức ngữ văn trọng tâm
Tuần 36 Ngaứy soaùn: 27 – 03 – 2011
Tieỏt: 171 -172 Ngaứy daùy:
kiểm tra tổng hợp cuối năm
(Đề do Sở Giáo dục & Đào tạo ra)
------------------------------------------
Tuần 36 Ngaứy soaùn: 27 – 03 – 2011
Tieỏt: 173 - 174 Ngaứy daùy:
thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
A- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Giúp học sinh hiểu và trình bày được mục đích, tình huống, cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi.
2- Kỹ năng :
Viết được thư (điện) chúc mừng thăm hỏi trong từng trường hợp.
3- Thái độ :
Bộc lộ tình cảm chân thành của mình với người nhận.
B- Chuẩn bị : 
	- Xem kỹ mẫu thư (điện) trong SGK
C- tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức :
	2- Kiểm tra : 
	Chuẩn bị bài ở nhà.
3- Bài mới :
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
* Hoạt động 1 : Khởi động - giới thiệu bài
* Hoạt động 2: Những trường hợp cần viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi ( 15 phút)
- HS đọc hợp đồng SGK 202. Xem xét các bức thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi ?
 + Trường hợp a, b – Chúc mừng
 + Trường hợp c, d – Thăm hỏi.
- Gửi thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi trong hoàn cảnh nào ? Để làm gì ? Nếu có điều kiện đến tận nơi chúc mừng, thăm hỏi có cần gửi thư (điện) không ? Tại sao ?
 Cách viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi ( 25 phút)
- Đọc thầm ba bức điện SGK 202.
 - Nội dung thư (điện) chúc mừng khác thăm hỏi như thế nào ?
 + Đều có phần người gửi và người nhận.
 + Lý do gửi thư (điện), bộc lộ suy nghĩ, tình cảm với tin vui hoặc buồn.
 + Khác nhau : Lời chúc mừng và lời thăm hỏi chia buồn.
 - Diễn đạt các nội dung thường gặp trong thư (điện) ?
 + Nhân dịp xuân về, mừng thọ, sinh nhật, tin người mất, lũ lụt thiên tai ...
 + Xúc động, tự hào, vui sướng, phấn khởi, lo lắng, xót thương, khâm phục ...
 + Chúc sức khỏe, chúc sống lâu, chúc hạnh phúc, thành đạt, học tập tốt, niềm cảm thông, vượt qua khó khăn ...
* hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập ( 30 phút)
- Hoàn chỉnh ba bức điện ở mục II.1 theo mẫu. Trình bày theo yêu cầu ?
Hoạt động nhóm :
- Các tình huống cần viết thư (điện) chúc mừng hoặc thăm hỏi ?
- Hoàn chỉnh bức điện mừng theo mẫu của bưu điện với tình huống tự đề xuất ?
I- Những trường hợp cần viết thư (điên) chúc mừng, thăm hỏi
- Chúc mừng
- Thăm hỏi
- Vai trò, tác dụng, mục đích 
II- Cách viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Giống nhau 
- Khác nhau
* Cụ thể hóa các nội dung diễn đạt trong từng bức thư (điện)
- Lý do cần viết thư (điện)
- Bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc.
* Ghi nhớ SGK 204.
III- Luyện tập
- HS 4 nhóm trình bày ba bức điện SGK 204. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung ?
- GV kết luận :
 + Nội dung thư (điện) phải nêu được lý do, lời chúc mừng, lời thăm hỏi và mong muốn người nhận điện sẽ có những điều tốt lành.
 + Thư điện viết ngắn gọn, xúc tích, tình cảm phải chân thành.
- Xác định các tình huống ?
 + Điện chúc mừng -> Phóng thành công tàu vũ trụ
 + Điện chúc mừng -> Tái đắc cử nguyên thủ.
 + Điện thăm hỏi -> Trận động đất ở một số nước.
 + Thư (điện) chúc mừng -> Bạn thân đạt HS giỏi
 + Thư (điện) chúc mừng -> Thành công luận án. 
- Hoàn chỉnh một bức điện theo mẫu của bưu điện ?
Hoạt động nhóm :
 + Chọn lý do (mừng), có lời chúc phù hợp, nội dung ngắn gọn, xúc tích, bộc lộ tình cảm. 
- HS trình bày. Các HS khác nhận xét, bổ sung ?
1- Bài 1 (204)
- Thăm hỏi
2- Bài 2 (205)
a) Điện chúc mừng
b) Điện chúc mừng
c) Điện thăm hỏi
d) Thư (điện) chúc mừng
e) Thư (điện) chúc mừng
3- Bài 3 (205)
- Người nhận
- Lý do
- Lời chúc
- Mong muốn.
- Người gửi
 	 4- Củng cố : Đọc thuộc nội dung ghi nhớ về thư (điện) chúc mừng, thăm hỏi.
 5- Hướng dẫn về nhà : Tham khảo và tập viết thư (điện) chúc mừng thăm hỏi
Tuần 37 Ngaứy soaùn: 27 – 03 – 2011
Tieỏt: 175 Ngaứy daùy:
Trả bài kiểm tra Học kì II
A- Mục tiêu 
1- Kiến thức 
Giúp học sinh thấy được những kiến thức tiếng Việt đã vận dụng làm bài kiểm tra : Khởi ngữ, thành phần biệt lập, các biện pháp tu từ ... Những kiến thức về truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình kỳ II.
2- Kỹ năng :
Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích và đánh giá tác dụng của các hình thức nghệ thuật. Kỹ năng cảm thụ truyện hiện đại Việt Nam. 
3- Thái độ :
Lòng yêu thích bộ môn, có nhận thức đúng về nội dung của các kiến thức ngữ văn đã học.
B- Chuẩn bị : 
	- Đề bài, đáp án, biểu điểm,, nhận xét đánh giá.
	- Ôn tập tiếng Việt, truyện hiện đại Việt Nam.
C- tiến trình dạy và học :
	1- ổn định tổ chức :
	2- Kiểm tra :
	3- Bài mới :
Hoạt động của GV- HS
Nội dung 
* Hoạt động 1 :
 + Đáp án do Sở Giáo dục biên soạn.
- GV đánh giá ưu nhược điểm của bài làm ?
 + Ưu điểm : Các nội dung kiến thức liên quan tới các nội dung đã nêu đều nắm vững, xác định đúng trong các câu thơ, đoạn văn, tác phẩm sử dụng.
 + Trình bày rõ ràng, ít tẩy xoá, không có trường hợp hỉểu sai yêu cầu.
 + Phần tự luận đã làm hoàn chỉnh. Bài viết có cảm xúc, sắp xếp bài theo trình tự hợp lý, có bố cục rõ ràng. Mỗi một khổ thơ đều nêu luận điểm, sau đó mới dùng dẫn chứng minh hoạ. Có kết luận khái quát, không trùng lặp, không mang tính nhắc lại.
 + Kết quả đạt cao.
(Bài của ...............................................................)
 + Nhược điểm : Một số bài làm sai cả phần trắc nghiệm khách quan. Câu 5 liên quan tới "Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông Ten đều trả lời sai.
 + Phần tự luận về nghị luận xã hội : nhiều em sao chép văn mẫu một cách máy móc, sử dụng câu không rõ nghĩa (Nguyễn Đăng Thường, Tô Tuấn, Khánh)
 + Chữ viết rất xấu, sai nhiều lỗi chính tả, chữ thiếu nét, thiếu dấu, viết hoa tuỳ tiện, xuống dòng bừa bãi.
Nguyễn Đăng Thường, Tô Tuấn, Khánh, Đào, Học, Huynh)
* hoạt động 2 :
- Học sinh xem bài làm và sửa sai vào vở.
- Giáo viên công bố điểm, ghi vào sổ. 
Đọc bài của .....................................................
- Chép dàn bài tự luận vào vở.
III- Đề kiểm tra chất lượng :
1- Yêu cầu của bài kiểm tra :
- Các kiến thức liên quan :
+ Khởi ngữ
+ Phép tu từ
+ Phép tổng hợp
+ VB nhật dụng
+ Con cò
+ Mùa xuân nho nhỏ
+ Chó sói và cừu ...
+ Bến quê
+ Bàn về đọc sách
+ Rô bin xơn ngoài đảo hoang
+ Sang thu
2- Đánh giá nhận xét bài làm : 
- Ưu điểm 
+ Phần TNKQ xác định đúng
+ Phần tự luận xác định rõ đề và đạt yêu cầu.
+ Bài viết có hệ thống luận điểm, luận cứ rõ ràng.
- Nhược điểm :
+ Mục đích : Bàn về đặc trưng của văn chương nghệ thuật.
+ Chưa có trình tự, bố cục rõ ràng. Bài viết chưa trọn vẹn.
+ Trình bày lủng củng 
+ Cách đưa dẫn chứng trực tiếp không tuân thủ.
+ Chữ xấu, sai nhiều, xuống dòng tuỳ tiện
3- Kết quả, đọc bài khá
- HS xem lại bài của mình
- Kết quả : 
Điểm 9-10 = 
Điểm 7-8 = 
Điểm 5-6 = 
Điểm 4 = 
4- HS chép dàn bài và chữa vào vở
 4- Củng cố : Sửa những lỗi sai trong bài viết
 5- Dặn dò : ôn tập và tìm hiểu kiến thức ngữ văn trọng tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tu tuan 29den 37.doc