Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 29 năm 2010

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 29 năm 2010

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp)

I. Mục tiêu.

* Kiến thức: Nhận diện được hai điều kiện sử dụng hàm ý và vận dung vào bài làm, vào giao tiếp nói viết.

* Kĩ năng: Rèn khả năng dùng câu với những nghĩa cụ thể trong hoàn cảnh giao tiếp.

II. Chuẩn bị.

* Giáo viên: Nội dung bài dạy, phương pháp. Một số bài tập.

* Học sinh: Làm bài tập và trả lời các yêu cầu gợi ý.

III. Tổ chức dạy- học.

1. Ổn định lớp.

2. Kiểm tra bài cũ.

Câu 1:Nêu nghĩa tường minh và hàm ý. Ví dụ?

Câu 2:Nhận diện nghĩa hàm ý trong câu đối đáp sau:

Vợ: Tôi mà biết anh như thế này thì thà tôi lấy quỉ sa tăng còn sướng hơn.(Anh tệ hơn quỉ Sa tăng).

Chồng: Ủa lạ nhỉ? Bộ ở dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à?

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 29 năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 29 Ngày: 04/03/2010
Tiết: 128
 Nghĩa tường minh và hàm ý (tiếp)
I. Mục tiêu.
* Kiến thức: Nhận diện được hai điều kiện sử dụng hàm ý và vận dung vào bài làm, vào giao tiếp nói viết.
* Kĩ năng: Rèn khả năng dùng câu với những nghĩa cụ thể trong hoàn cảnh giao tiếp.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Nội dung bài dạy, phương pháp. Một số bài tập.
* Học sinh: Làm bài tập và trả lời các yêu cầu gợi ý.
III. Tổ chức dạy- học.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu 1:Nêu nghĩa tường minh và hàm ý. Ví dụ?
Câu 2:Nhận diện nghĩa hàm ý trong câu đối đáp sau:
Vợ: Tôi mà biết anh như thế này thì thà tôi lấy quỉ sa tăng còn sướng hơn.(Anh tệ hơn quỉ Sa tăng).
Chồng: ủa lạ nhỉ? Bộ ở dưới âm ti địa ngục người ta cho phép họ hàng lấy nhau à?
3. Bài mới.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
- Học sinh dọc đoạn trích và nhận xét các câu nói của chị Dậu:
? Câu nói nào của chị Dậu có chứa hàm ý?
 ? Vì sao chị Dậu lại dùng caau nói có hàm ý đề nói với con?
? Vậy khi mẹ nói cái Tý có hiểu hàm ý của chi Dậu không?
 ? Vậy muốn người nghe hiểu được hàm ý của mình người nói cần điều kiện gì?
- Học sinh nêu kết luận và đọc ghi nhớ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài tập.
+ Bài tập: Lần lượt đọc các câu và nhận diện, nêu hàm ý.
+ Bài 2: đọc câu có hàm ý và căn cứ vào điều kiện dùng hàm ý để nhận xét.
+ Bài 3: hai học sinh đọc hai câu và nêu rõ hàm ý dùng trong câu thêm vào( Đặt trong văn cảnh, đối tượng,..)
+ Bài tập 4: Học sinh nêu cách hiểu về câu có hàm ý.
I.Điều kịên sử dụng nghĩa tường minh hàm ý.
1. Ví dụ: Đoạn trích.
2. Nhận xét.
* Các câu nói của chị Dậu.
+ Câu 1: Hàm ý bữa sau con không ăn cơm ở nhà với thầy u nưa, u đã bán con cho người ta rồi.
-> Chị không nói sự thật vì rất đau lòng và sợ người nghe bị sốc.
Câu 2: Hàm ý mẹ đã bán con cho cụ Nghị ở thôn Đoài.
* Mục đích hàm ý.
- Câu 1: Cái Tý chưa hiểu hàm ý
- Câu 2: Cái Tý hiểu hàm ý và nó có phản ứng: giãy nẩy, khóc: u bán con ư?
3. Kết luận:
- Người nói cần có văn cảnh
- Có ý thức đưa hàm ý vào lời nói
- Người nghe cần có năng lực phán đoán hàm ý.
* Ghi nhớ: SGK
II. Luyện tập
Bài tập1: Nhận diện cácc âu có hàm ý trong các phần trích.
a. Người nói hàm ý anh thanh niên.
- Nội dung hàm ý: Mời bác và cô, và,...
- Người hiểu hàm ý: Ông hoạ sĩ- ông tiến theo ânh thanh niên vào nhà và ngồi xuống ghế.
b. Người nói hàm ý: Anh Tấn hàm ý chúng tôi không cho được
- Người nghe hiểu hàm ý: Chị Hai Dương – Thật là càng giầu có càng không dám rời một đồng xu. Càng không dám rời một đồng xu lại càng giầu có.
Bài tập 2: Nhận diện câu hàm ỹ và mục đích dùng.
- Chắt nứơc giùm cái,...
- Dùng hàm ý không thành công. NGười nghe không thực hiện
Bài tập 3: Thêm vào để có câu chưa hàm ý.
+ Ngày mai về quê với mình nhé.
+ Ngày mai mình còn đi học thêm.
Bài tập 4: Câu có hàm ý.
 - Tuy hi vọng chưa có thể nói là thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì đạt dược.
4. Củng cố.
Ôn tập lại thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý? Lấy ví dụ?
Làm thêm bài tập: Vì sao câu chuyện sau lại gây cười: 
* Vua dầu mỏ Sa- mút nói với Bin-ghết:
- Giá dầu leo thang thế này chắc tôi sẽ mua được cả thế giới.
Bin-ghết mỉm cười và gật gật:
- Anh thì có thể nhưng tôi chưa hề có ý định bán nó.(Hàm ý Từ trước đến nay tôi vẫn giầ hơn anh và thế giới đang ở trong tay tôi.)
5. Hướng dẫn về nhà
- Học và làm bài tập theo hướng dẫn.
- Chuẩn bị bài: Kiểm tra phần thơ
Tuần: 29 Ngày: 04/03/2010
Tiết: 129
Kiểm tra Thơ Việt Nam.
I. Mục tiêu.
* Kiến thức: Đánh giá kết quả học tập của học sinh qua nội dung ôn tập và kiểm tra các tác phẩm thơ đã học trong chương trình. Biết làm bài tự luận theo yêu cầu về thời gian và nội dung.
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài, trình bầy bài, cảm thụ thơ.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Nội dung đề, các dạng câu hỏi. Phương pháp làm bài.
* Học sinh: Chuẩn bị ôn tập, nội dung nghệ thuật các tác phẩm thơ.
III. Tổ chức dậy- học.
1. ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. Không kiểm tra.
3. Tổ chức dạy- học.
* Đề bài.
Phần trắc nghiệm (3 điểm)
 Hãy đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái có câu trả lời đúng nhất.
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước chạm tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
( Nói với con- Y Phương)
1. Đoạn thơ viết theo thể thơ nào?
 A. Lục bát B. Đường luật C. Tự do D. Bảy chữ.
2. Nội dung chủ yếu của đoạn thơ là gì?
 A. Ca ngợi tình quê hương B. Tình cảm gia đình 
 C. Triết lí về cội nguồn sinh dưỡng cử mỗi người. D. Cả 3 ý trên đúng.
3. Cách gọi “người đồng mình” trong câu Người đồng mình yêu lắm con ơi” có nghĩa thế nào?
 A. Người cùng thôn, xã. B. Người cùng làng. 
 C. Người Cùng nhà D. Người sống cùng miền đất, quê hương.
4. Trong đoạn thơ có sử dụng nhiều động từ gợi sự gắn kết, gắn bó, đoàn kết đó là các động từ: ......................... 
5. Hai dòng thơ: “Rừng cho hoa/ Con đường cho những tấm lòng” được hiểu theo nghĩa hàm ý đúng hay sai ? 
 A. Đúng B. Sai 
6. Trong đoạn thơ câu thơ có tính tạo hình, gợi hình ảnh hay nhất là câu nào?
 A. Một bước chạm tiếng nói B. Con đường cho những tấm lòng
 C. Vách nhà ken câu hát D. Hai bước chạm tiếng cười.
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) 
Chép thuộc hai dòng thơ cuối bài Sang thu và nêu nội dung chính.
Câu 2( 5 điểm)
Viết bài văn ngắn nêu cảm nhận của em về Khổ thơ đầu bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
*. Yêu cầu- đáp án
Phần trắc nghiệm (3 điểm): Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm.
Câuhỏi
1
2
3
4
5
6
đáp án
C
C
D
đan, cài, ken
A
C
Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm)
 - Chép đúng, sạch đẹp hai dòng thơ - 0,5 điểm.
 Sấm cũng bớt bất ngờ
 Trên hàng cây đứng tuổi
 - Nêu nội dung: Thiên nhiên chuyển mùa có sự thay đổi, vững vàng – Con người sang thu.
Câu 2 (5 điểm)
* Về nội dung: Làm rõ nội dung doạn và phân tích làm rõ thiên nhiên có sự biến chuyển khi thu sang, được cảm nhận bằng những giác quan tinh tế. Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên rất sâu sắc. Nghệ thuật miêu tả, nhân hoá được dùng khéo léo.
* Hình thức: Bố cục bài viết rõ ràng- 3 phần, các ý liên kết lô gíc. Ngôn ngữ mạch lạc, gợi cảm.
* Biểu điểm: 
- Điểm 4-5 đạt các yêu cầu, văn viết có cảm xúc, sáng tạo.
- Điểm 2- 3: đạt các yêu cầu,viết còn sơ lược, câu chữ còn sai ít.
- Điểm 1: Nêu được ý, chưa diễn đạt được đúng yêu cầu
4. Củng cố.
- Nhận xét giờ làm bài và thu bài.
5. Hướng dẫn học bài.
- Ôn tập thơ và học thuộc các bài thơ chuẩn bị cho làm bài tập làm văn Nghị luận tác phẩm thơ.
- Chuẩn bị bài mới: Trả bài Tập làm văn số 6.
Tuần: 29 Ngày: 06/03/2010
Tiết: 130
Trả bài viết số 6
I. Mục tiêu.
* Kiến thức: Ôn tập kiến thức về nghị luận tác phẩm truyện đoạn trích, cách làm bài, các cách viết đoạn văn nghị luận trình bầy luận điểễăác định hướng chưa bài câu, đoạn văn trong bài văn.
* Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc bài chưa bài, chưa câu, đoạn. Đặc biệt biết vận dụng cách trình bầy luận điểm trong bài tập làm văn.
II. Chuẩn bị.
* Giáo viên: Chấm chữa bài, xác định một số lỗi cơ bản để học sinh chữa. Hướng sửa chữa các lỗi.
* Học sinh:Ôn tập nội dung văn ngị luận và chuẩn bị chữa bài.
III. Tiến trình dậy- học.
1.ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ. (Kết hợp trong trả bài)
3. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Giáo viên trả bài cho học sinh.
* Học sinh nêu lại các bước làm bài và trình bày bước tìm hiểu bài, tìm ý.
* Giáo viên nêu yêu cầu học sinh trình bày dàn ý đã lập trong tiết làm bài .
- Lần lượt trình bầy các ý trong dàn ý.
- Học sinh đối chiếu với dàn ý và nhận xét bổ sung.
- Giáo viên nhận xét hệ thống dàn ý học sinh trình bầy và bổ sung thêm nội dung cho dàn bài.
* Giáo viên nhận xét, đánh giá bài làm của học sinh.
- Học sinh đối chiếu bài nhận diện những tồn tại, những ưu điểm của bài làm học sinh.
- Học sinh tự nhận dện lỗi và chữa bài theo nhận xét của giáo viên:
+ Dấu câu.
+ Dùng tự.
+ Liên kết câu, đoạn.
- ? Học sinh nêu một số lỗi mắc trong bài và hướng chữa.
- Các học sinh khác đối chiếu và đưa thêm các lỗi cùng chưa về câu, dùng từ.
* Học sinh chưa bài của bạn các lỗi đã nhận diện và nêu ra bài học về dùng từ.
* Giáo viên thống kê chất lượng và rút kinh nghiệm cho bài làm, bài chữa của học sinh.
I. Nhận xét, đánh giá bài làm.
1. Học sinh nhận bài làm.
2. Yêu cầu:
+ Tìm hiểu đề.
+ Tìm ý.
+ Xây dựng dàn ý.
A. Mở bài: 
- Giới thiệu tác phẩm, tác giả.
- Nêu vấn đề: Anh thanh niên – với quan niệm về nghề nghiệp.
- Nêu nhận xét khái quát về quan niệm nghề nghiệp của anh thanh niên.
B. Thân bài( lần lượt trình bầy các luận điểm là rõ quan niệm nghề nghiệp của anh thanh niên.)
- Quan niệm về nghiệp lúc mới nhận công tác.
- Khi nhận thấy công viêvjcủa mình có ích cho cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Sống rất khiêm tốn, giản dị,...
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật.
C. Kết bài.
- Khẳng định nội dung đã chứng minh.
- Nêu ý nghĩa của vấn đề.
3. Nhận xét.
* Ưu điểm.
- Trình bầy được các nội dung vè nhân vật theo một lập luận hợp lí.
- Các luận điểm ỷình bầy khá rõ, theo những cách lập luận, dựng đoạn cụ thể.
* Tồn tại:
- Bài viết còn thiếu tính liên kết câu đoạn, có bài viết chưa làm rõ cấu trúc một đoạn.
- Phần thân bài chưa mạch lạc, cácý, các luận điểm.
- Đoạn văn chưa rõ câu chủ đề.
II. Chữa bài.
1. Chưa lỗi trong bài.
- Xác định lại dấu câu đã dùng, chữa lại những dấu câu dùng chưa hợp 
- Thay các từ dùng chưa hợp lí bằng các từ gần nghĩa, đồng nghĩa khác để câu văn, ý câu rõ ràng, mạch lạc.
2. Trình bầy lỗi và chữa lỗi trong bài, bài làm khác.
III. Thống kê chất lượng.
Điểm
Dưới 5
TB
K.G
Lớp9C/43
6
23
14
4. Củng cố.
- Nhận xét ý thức giờ trả bài và nhận xét cách học sinh nhận, chũa bài.
- Đọc bài viết có chất lượng khá nhất cho học sinh trao đổi thêm về nội dung nghị luận và cách trình bầy.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Ôn tập cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện.
 - Chuẩn bị bài mới: tổng kết phần văn bản nhật dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 tiet 128130 cuc hay co CKTKN.doc