TUẦN 3: TIẾT 9 :
VĂN BẢN : SƠN TINH, THỦY TINH
< truyền="" thuyết="">
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Hiểu được nội dung, ý nghĩa, 1 số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Kể lại được câu chuyện
2. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong của con người Việt cổ muốn giải thích và chế ngự thiên tai. Truyền thuyết dân gian không chỉ thần thoại hóa, cổ tích hóa lịch sử, mà cũng thường hoang đường hóa hiện tượng khách quan, hiện tượng tự nhiên
3. Tích hợp với phần yếu tố sự việc và nhân vật, vai trò của các yếu tố đó trong văn kể chuyện
4. Rèn kỹ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
Tuần 3: Tiết 9 : Văn bản : Sơn tinh, thủy tinh A. Mục tiêu cần đạt 1. Hiểu được nội dung, ý nghĩa, 1 số yếu tố nghệ thuật tiêu biểu của truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh. Kể lại được câu chuyện 2. Truyền thuyết Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong của con người Việt cổ muốn giải thích và chế ngự thiên tai. Truyền thuyết dân gian không chỉ thần thoại hóa, cổ tích hóa lịch sử, mà cũng thường hoang đường hóa hiện tượng khách quan, hiện tượng tự nhiên 3. Tích hợp với phần yếu tố sự việc và nhân vật, vai trò của các yếu tố đó trong văn kể chuyện 4. Rèn kỹ năng vận dụng liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo để tập kể chuyện sáng tạo theo cốt truyện dân gian B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : - Giáo viên : đọc các tài liệu có liên quan đến bài, Tranh minh hoạ - Học sinh : đọc, soạn bài C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1 : Kể sáng tạo truyện ‘Thánh Gióng’. Nhận xét kết chuyện Câu hỏi 2 : Giới thiệu về bức tranh minh họa ở sách giáo khoa (3 – 4 câu) 2. Bài mới * Giới thiệu bài : Hàng năm, nhân dân Việt Nam chúng ta phải đối mặt với mùa mưa bão lũ lụt, lũ lụt như là thủy – hỏa đạo tặc hung dữ, khủng khiếp. Để tồn tại, chúng ta phải tìm mọi cách sống, chiến đấu, chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kỳ, gian chuân ấy đã được thần thoại hóa trong truyền thuyết "Sơn tinh, Thủy tinh" "Núi cao sông hãy còn dài Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen" Hoạt động của học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung văn bản Giáo viên tổ chức đọc, kể sáng tạo theo vai nhân vật Giáo viên nhận xét cách đọc, kể ? Truyện có bố cục như thế nào ? Nội dung mỗi đoạn là gì ? ? Truyện được gắn với thời đại nào trong lịch sử Việt Nam Hoạt động 2 : Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết của truyện Hỏi : Truyện có bao nhiêu nhân vật ? Nhân vật chính là ai ? Vì sao ? (Hình dáng bên ngoài của các nhân vật chính đã được tác giả miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo như thế nào ? ? Điều đó có ý nghĩa gì ? Học sinh thống kê, trả lời, thảo luận ? Điều kiện chọn rể của nhà vua là gì ? Em có nhận xét gì về điều kiện ấy ? ? Tại sao vua Hùng lại chọn lễ vật toàn là ở trên rừng, có lợi cho Sơn Tinh ? Điều đó có ý nghĩa gì ? ? Trước lời thách cưới của Vua Hùng, Thủy Tinh có phản ứng gì ? Học sinh đọc lại đoạn 2 : ? Vì sao Thủy Tinh chủ động dâng nước để đánh Sơn Tinh ? ? Cảnh Thủy Tinh hô mưa gọi gió, sóng dâng cuồn cuộn bão tố ngập trời dữ dội, gợi cho em hình dung ra cảnh gì mà nhân dân ta thường gặp hàng năm ? ? Sơn Tinh đã đối phó như thế nào ? Kết quả ra sao ? Câu ‘Nước dâng cao bao nhiêu, đồi núi dâng lên bấy nhiêu’ có hàm ý gì ? Hình ảnh của Sơn Tinh giúp em liên hệ tới ai ? ?Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này? ? Em hãy phát biểu về ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật? ? Kết thúc truyện phản ánh sự thật gì ? Về nghệ thuật nó gợi cho em cảm xúc gì ? Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết và luyện tập - Cho học sinh đọc phần ghi nhớ - Kể lại chuyện ? Văn bản này có mấy sự việc ? Hãy giải trình bày lại các sự việc đó ? Các sự việc trên đã được sắp xếp theo trình tự nào ? Giáo viên : Đây là 1 văn bản tự sự, và đã là tác phẩm bao giờ cũng có sự việc (chi tiết) và nhân vật - đó là 2 đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự. Vậy vai trò, tính chất, đặc điểm của nhân vật và sự việc trong tác phẩm tự sự như thế nào. Tiết học sau các em sẽ tìm hiểu kỹ Học sinh làm bài tập 2 sách giáo khoa Hoạt động 4 Hướng dẫn học ở nhà I.Tìm hiểu chung văn bản 1. Đọc - Đọc chậm rãi ở đoạn đầu, nhanh gấp ở đoạn sau Đoạn cuối kể chậm, bình tĩnh 2. Giải thích một số từ khó : - Cồn : dải đất (cát) nổi lên giữa sông hoặc bờ biển - Ván : mâm - Nẹp : Cặp (hai, đôi) 3. Bố cục truyện a) Mở truyện Hùng vương thứ 18 kén rể b) Thân truyện - Vua Hùng ra điều kiện kén rể - Sơn Tinh, Thủy Tinh cầu hôn : Sơn Tinh đến trước được vợ. Thủy Tinh đến sau đành về không, nổi giận, quyết gây chiến trả hờn - Trận quyết chiến giữa 2 thần c) Kết truyện Cuộc chiến vẫn tiếp tục hàng năm * Truyện được gắn với thời đại các vua Hùng II. Đọc–hiểu nội dung, ý nghĩa truyện 1. Giới thiệu hoàn cảnh truyện và các nhân vật - Truyện có 2 nhân vật chính + Sơn Tinh – thần núi Tản Viên + Thủy Tinh – thần nước Sông Hồng - Cả hai vị thần đều có tài cao, phép lạ à đều xứng đáng làm rể vua Hùng à Cách giới thiệu như trên khiến người nghe hấp dẫn à dẫn tới cuộc tranh tài, đọ sức của họ vì 1 người con gái – Mỵ Nương 2. Vua Hùng kén rể - Kén rể bằng cách thi tài dâng lễ vật sớm à lễ vật vừa trang nghiêm, giản dị, truyền thống vừa quý hiếm, kỳ lạ. Ai hoàn thành sớm, mang đến sớm là thắng à vua thiên vị à tạo điều kiện thuận lợi cho Sơn Tinh à thể hiện thái độ của người Việt cổ : lũ lụt là kẻ thù, chỉ đem lại tai họa, rừng núi là ích lợi, bạn bè, ân nhân - Rõ ràng Thủy Tinh bị bất lợi, nhưng chàng vẫn quyết trổ tài đấu với Sơn tinh. 3. Cuộc chiến đấu giữa 2 thần * Thủy Tinh đến chậm, mất Mỵ Nương à nổi giận, nổi ghen quyết đánh Sơn Tinh để cướp Mỵ Nương. - Thủy Tinh đã dâng nước gây dông bão à kỳ ảo hóa cảnh lũ lụt thường xảy ra ở vùng Đồng bằng sông Hồng hàng năm. Hiện tượng tự nhiên, khách quan đã được giải thích 1 cách ngây thơ mà lý thú * Sơn Tinh : không hề run sợ, chống cự kiên cường, quyết liệt, càng đánh càng mạnh, Thủy Tinh buộc phải rút lui à Thể hiện cuộc chiến đấu giằng co, khó phân thắng bại à thể hiện quyết tâm bền bỉ, sẵn sàng đối phó kịp thời và nhất định chiến thắng bão lũ của nhân dân ta. - Bức tranh hoành tráng vừa hiện thực, vừa giàu chất thơ, khẳng định sức mạnh của con người trước thiên nhiên hoang dã. Đắp đê ngăn lũ là một chiến công vĩ đại của nhân dân ta trong thời kỳ lịch sử, đã được thần thoại hóa. * Sơn Tinh là lực lượng cư dân Việt cổ đắp đê chống lũ lụt, là ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa được hình tượng hóa, tài năng, khí phách của Sơn Tinh là biểu tượng sinh động cho chiến công của người Việt cổ chống bão lụt sông Đà và sông Hồng à Kỳ tích dựng nước của các vua Hùng * Thủy Tinh : là hiện tượng mưa to, bão lụt ghê gớm hàng năm được hình tượng hóa. Sức nước, hiện tượng bão lụt đã trở thành kẻ thù hung dữ, truyền kiếp của Sơn Tinh 3. ý nghĩa truyện - Cách giải thích độc đáo, nghệ thuật hiện tượng mưa lũ lụt ở Miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ năm/lần, qua tính ghen tuông dai dẳng của con người – thần nước - Thể hiện sức mạnh, ước mơ chế ngự bão lụt của người Việt cổ - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng và của người Việt cổ - Bởi vậy kiên cường, bền bỉ chống lũ bão để sống, tồn tại và phát triển là lẽ sống tất yếu của con người nơi đây. III. Tổng kết – luyện tập 1. Ghi nhớ: ( Sách giáo khoa ) 2. Luyện tập - Có 7 sự việc à Theo trình tự thời gian : Sự việc nào xảy ra trước nói trước, sự việc nào xảy ra sau nói sau. Có sự việc mở đầu à diễn biến à kết thúc Bài 2 : Có thể nói nội dung VN chúng ta hiện nay chính là những chàng Sơn Tinh của tác động mới, đang làm tất cả để đẩy lùi lũ lụt hoạt động, ngăn chặn, khắc phục nó, vượt qua và chiến thắng. - Nạn phá rừng, lâm tặc đang là hiểm họa để cho Thuỷ Tinh thả sức hoành hành - Bảo vệ rừng, môi trường là bảo vệ chính cuộc sống bình yên của chúng ta trong hiện tại, tương lai. IV : hướng dẫn học ở nhà : Đọc thêm bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp. - Soạn bài " Sự tích Hồ Gươm" Rút kinh nghiệm giờ dạy. Ưu điểm: - Đa số học sinh nắm được nội dung cốt truyện - Hiểu được ý nghĩa của truyện Nhược điểm: - Một số học sinh khi kể còn sơ sài ------------------------------------------**&**------------------------------------------ Tiết 10 : Nghĩa của từ A. Mục tiêu cần đạt 1. Học sinh năm vững : - Thế nào là nghĩa của từ ? - Một số cách giải thích nghĩa của từ. 2. Tích: hợp với phần văn ở văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh với phần tập làm văn ở khái niệm sự việc và nhân vật trong văn tự sự. 3. Luyện kĩ năng giải thích nghĩa của từ đề dùng từ một cách có ý thức trong nói và viết. B. Chuẩn bị của thầy và trò: - Giáo viên : + Đọc các tài liệu có liên quan đến bài, soạn bài + Chuẩn bị bảng phụ - Học sinh : Đọc, soạn bài C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học. Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Xác định nghĩa của từ và cách giải nghĩa của từ. ? Nếu lấy dấu (:) làm chuẩn thì các ví dụ ở sách giáo khoa trang 35 gồm mấy phần ? Là những phần nào? Một học sinh đọc to phần giải thích nghĩa từ : Tập quán. GV treo bảng phụ có ghi ví dụ; Trong hai câu sau từ tập quán và thói quen có thể thay thế cho nhau được hay không ? Tại sao ? a. Người Việt có tập quán ăn trầu. b. Bạn Nam có thói quen ăn quà vặt. ? Vậy từ tập quán đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ? ? Mỗi chú thích cho 3 từ: tập quán, lẫm liệt, nao núng gồm mấy bộ phận : ? Bộ phận nào trong chú thích nêu lên nghĩa của từ ? Nghĩa của từ ứng với phần nào trong mô hình dưới đây. Hình thức Nội dung ? Từ mô hình trên em hãy cho biết em hiểu thế nào là nghĩa của từ ? ? Em hãy tìm hiểu từ : Cây, bâng khuâng, thuyền, đánh theo mô hình trên. Giáo viên giao theo 4 nhóm. ? Các từ trên đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ? Học sinh chú giải từ lẫm liệt ? Trong 3 câu sau, 3 từ lẫm liệt, hùng dũng, oai nghiêm có thể thay thế cho nhau được không ? Tại sao ? ? 3 từ có thể thay thế cho nhau được, gọi là 3 từ gì ? ? Vậy từ lẫm liệt đã được giải thích ỹ nghĩa như thế nào ? ? Cách giải nghĩa từ nao núng ? Giáo viên : Như vậy ta đã có 2 cách giải nghĩa từ :Giải thích = khái niệmvà giải thích = cách dùng từ đồng nghĩa. Vậy còn cách nào ? ? Các em hãy tìm những từ trái nghĩa với từ : Cao thượng, sáng sủa, nhẫn nhịn. Hoạt động 2 : Tìm hiểu các cách giaỉ nghĩa từ ? Các từ trên đã được giải thích ý nghĩa như thế nào ? ? Có mấy cách giải nghĩa của từ ? Là những cách nào ? Học sinh đọc ghi nhớ II. Lưu ý : Để hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ, có thể đưa ra cùng lúc các từ đồng nghĩa và trái nghĩa. Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập Học sinh đọc bài tập theo nhóm Bài 2 : Học sinh đọc yêu cầu Bài 3 : Bài 4 : Hs làm theo nhóm Nội dung bài học I. Nghĩa của từ là gì ? 1. Ví dụ 1 - Gồm 2 phần : + Phần bên trái là các từ in đậm cần giải nghĩa. + Phần bên phải là nội dung giải thích nghĩa của từ. à Câu a có thể dùng cả 2 từ à Câu b chỉ dùng được từ thói quen. - Có thể nói : bạn Nam có thới quen ăn quà. - Không thể nói : Bạn Nam có tập quán ăn quà. Vậy lí do là : - Từ tập quán có ý nghĩa rộng, thường gắn với chủ đề là số đông. - Từ thói quen có ý nghĩa hẹp, thường gắn với chủ đề là một cá nhân. Từ tập quán được giải thích = cách diễn tả khái niệm mà từ biểu thị. 2. Kết luận. a. Mô hình hóa từ. - 2 bộ phận : từ và nghĩa của từ. - Bộ phận nêu lên nghĩa của từ là bộ phận đằng sau dấu ‘:’à Đó chính là nghĩa của từ ; Nội dung là cái chứa đựng trong hình thức của từ, là cái có từ lâu đời à ta phải tìm hiểu để dùng cho đúng. b. Bài học 1: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ...) mà từ biểu thị. * Cây: - Hình thức : Là từ đơn, chỉ có một tiếng - Nội dung : chỉ một loài thực vật * Bâng khuâng - Hình thức : là từ láy, gồm 2 tiếng - Nội dung : chỉ 1 trạng thái tình cảm không rõ rệt của con người. * Thuyền - Hình thức : là từ đơn, gồm 1 tiếng - Nội dung : chỉ phương tiện giao thông đường thuỷ * Đánh - Hình thức : từ đơn, gồm 1 tiếng - Nội dung : Hoạt động của chủ thể tác động lên một đối tượng nào đó. à Giải thích bằng cách đặc tả khái niệm mà từ biểu thị. Ví dụ 2 : a. Tư thế lẫm liệt của người anh hùng b. Tư thế hùng dũng của người anh hùng. c. Tư thế oai nghiêm của người anh hùng. à có thể thay thế cho nhau được vì chúng không làm cho nội dung thông báo và sắc thái ý nghĩa của câu thay đổi à 3 từ đồng nghĩa. à Giải thích bằng cách dùng từ đồng nghĩa. à Giống từ lẫm liệt. - Đại diện 4 tổ lên bảng tìm - Cao thượng : nhỏ nhen, ti tiện, hèn hạ, lèm nhèm,... - Sáng sủa : tối tăm, hắc ám, âm u, u ám - Nhẵn nhụi : sù sì, nham nhở, mấp mô, ... à Giải thích bằng từ trái nghĩa. II. Các cách giải nghĩa từ - Trình bày khái niệm mà từ biểu thị - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích Ví dụ : Từ : Trung thực : - Đồng nghĩa : Thật thà, thẳng thắn,... - Trái nghĩa : Dối trá, lươn lẹo, ... III. Luyện tập Bài tập 1 a. Chú thích 1 : Giải thích bằng dịch từ Hán Việt sang từ thuần việt. b. Chú thích 2 : Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. c. Chú thích 3 : Cách giải thích bằng việc mô tả đặc điểm của sự việc d. Chú thích 4 : Cách giải thích trình bày khái niệm mà từ biểu thị. e. Chú thích 5 : Giải thích bằng từ đồng nghĩa. g. Chú thích 6 : Giải thích bằng cách trình bày khái niệm mà từ biểu thị. h. Chú thích 7 : Giải thích bằng cách dùng từ đồng nghĩa. i. Chú thích 8 : Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị. g. Chú thích 9 : Giải thích bằng từ đồng nghĩa. Bài tập 2 : a. Học tập b. Học lỏm c. Học hỏi d. Học hành. Bài tập 3 : Điền từ a. Trung bình b. Trung gian. c. Trung niên. Bài tập 4 : Giải thích từ * Giếng : Hố đào sâu vào lòng đất để lấy nước ăn uống. à Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị * Rung rinh : Chuyển động nhẹ nhàng, liên tục. à Giải thích bằng khái niệm mà từ biểu thị * Hèn nhát : Trái với dũng cảm à Dùng từ trái nghĩa để giải thích. Hoạt động IV Hướng dẫn học ở nhà Bài tập 5 : Giải nghĩa từ mất ; ? Hãy giải nghĩa từ ‘mất’ theo nghĩa đen ? Mất : trái nghĩa với còn. ? Học sinh thảo luận cuộc hội thoại, để đi đến kết luận. Nhân vật Nụ đã giải thích cụm từ không mất là biết nó ở đâuà Điều thú vị là cách giải thích này đã được cô chiêu hồn nhiên chấp nhận. Như vậy, mất có nghĩa là không mất nghĩa là vẫn còn. Kết luận : - So với cách giải nghĩa ở bước 1 là sai - So với cách giải nghĩa ở trong văn cảnh, trong truyện thì đúng và rất thông minh. Rút kinh nghiệm giờ dạy. Ưu điểm: - HS nắm được khái niệm nghĩa của từ biết lấy ví dụ minh hoạ. - Biết vận dụng nghĩa của từ vào trong văn bản nói và viết Nhược điểm: - Một số học sinh còn lúng túng khi giải nghĩa của từ.
Tài liệu đính kèm: