Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 36 - Tiết 166 đến tiết 170

Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 36 - Tiết 166 đến tiết 170

TUẦN 36

TIẾT 166 +167

Văn bản: BẮC SƠN

 (Trích hồi 4 ) – Nguyễn Huy Tưởng-

 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.

 - Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch , ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi 4 của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến Thức:

 - Đặc trưng của thể loại kịch.

 - Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghiã Bắc Sơn xảy ra.

 - Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng

2. Kĩ năng:

 - Đọc – Hiểu một văn bản kịch.

 3. Thái độ:

 - Có kỹ năng phân tích thể loại kịch.

 C. PHƯƠNG PHÁP

 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 ? Các vở kịch đã được học ở lớp 7,8?

 3. Bài mới: Giới thiệu bài:

 - - Kịch là một loại hình VH đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.

 - Các thể loại trong kịch: Ca kịch, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch.

 Vở kịch Bắc Sơn và tác giả phần chú thích (Trang 164).

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 702Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn khối 9 - Tuần 36 - Tiết 166 đến tiết 170", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 36
TIẾT 166 +167
Văn bản: BẮC SƠN 
 (Trích hồi 4 ) – Nguyễn Huy Tưởng- 
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Bước đầu biết cách tiếp cận một tác phẩm kịch hiện đại.
 - Nắm được xung đột, diễn biến hành động kịch , ý nghĩa tư tưởng của đoạn trích hồi 4 của vở kịch và nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến Thức:
 - Đặc trưng của thể loại kịch.
 - Tình thế cách mạng khi cuộc khởi nghiã Bắc Sơn xảy ra.
 - Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng
2. Kĩ năng: 
 - Đọc – Hiểu một văn bản kịch.
 3. Thái độ: 
 - Có kỹ năng phân tích thể loại kịch..
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Đàm thoại , vấn đáp, thảo luận
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Các vở kịch đã được học ở lớp 7,8?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - - Kịch là một loại hình VH đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
 - Các thể loại trong kịch: Ca kịch, kịch nói, hài kịch, bi kịch, chính kịch...
® Vở kịch Bắc Sơn và tác giả phần chú thích (Trang 164).
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG
* HOẠT ĐỘNG 1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:
- HS: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm ( Theo nội dung SGK)
? Dựa vào phần giới thiệu ở SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn Nguyễn Huy Tưởng 
- GV: Nhấn mạnh hoàn cảnh sáng tác bài thơ và một số sáng tác của ông.
* HOẠT ĐỘNG 2 : Đọc hiểu văn bản 
- G/V: Giới thiệu vị trí của những lớp kịch được trích học:
? H/S tóm tắt ND của đoạn trích học?
(Đèn chiếu nội dung này)
? Có mấy lớp kịch trong hồi 4?
HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Đây là loại hình VH học sinh được học ít trong chương trình. G/V cần nói rõ : Phương thức thể hiện của kịch là bằng ngôn ngữ trực tiếp và hành động của nhân vật.
Kịch phản ánh đời sống qua những mâu thuẫn, xung đột thể hiện ra thành hành động kịch.
? Phương thức biểu đạt của văn bản này gì ?
? Đoạn trích gồm mấy phần nội dung của từng phần 
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Chốt ghi bảng
? Qua việc đọc và tóm tắt các lớp kịch trong đoạn trích, xung đột cơ bản trong vở kịch là xung đột gì?
- HS: Thảo luận nhóm trình bày
- GV: Chốt ghi bảng
? Xung đột đó được bộc lộ cụ thể giữa nhân vật nào với nhân vật nào? trong đoạn trích?
? Trong hồi bốn có một tình huống nào em thấy căng thẳng bất ngờ? có bộc lộ rõ xung đột kịch không?
- HS: Suy nghĩ trả lời
- GV: Chốt ghi bảng 
? Hành động kịch được bộc lộ qua những nhân vật nào? Được bộc lộ ntn?
- HS: Suy nghĩ trả lời 
- GV: Chốt ghi bảng
? Nhân vật nào bộc lộ rõ nhất diễn biến nội tâm?
HẾT TIẾT 166 CHUYỂN TIẾT 167
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
* G/V: Nêu những nét chính về nhân vật Thơm?
- Hs : Thơm là vợ Ngọc một nho lại trong bộ máy cai trị của TD Pháp đã quen với cuộc sống an nhàn , được chiều chuộng cô đứng ngoài phong trào khởi nghĩa của ND. Mặc dù cha và em trai là những người tích cực tham gia K/N cả khi lực lượng CM bị đàn áp, cả cha và em trai đều hi sinh, Thơm vô cùng ân hận và càng bị dày vò khi biết Ngọc làm tay sai cho địch...
? Qua hai lớp kịch Thơm đối thoại với những nhân vật nào?
- HS: suy nghĩ trả lời 
- GV: Chốt ghi bảng 
? Khi có tình huống xảy ra, tâm trạng của Thơm ntn?
- HS: Thảo luận trình bày
- GV: Chốt ghi bảng
? Cuối cùng cô đã quyết định thế nào?
? Thơm là con người có phẩm chất gì đáng quý?
? Tâm trạng và thái độ của Thơm đối với Ngọc (chồng) như thế nào?
? Cô có sự chuyển biến như thế nào trong hai lớp kịch mà TG xây dựng?
? Thơm đã nhận ra Ngọc là người ntn?
? Sự quyết định của cô, em thấy ntn?
? G muốn gửi gắm 1 điều gì qua nhân vật Thơm
=> GV: Trong những lúc CM bị đàn áp khốc liệt, CM vẫn không bị tiêu diệt và thức tỉnh được cả quần chúng.
? Qua việc phân tích từ 2 lớp kịch Em có nhận xét gì về nhân vật Ngọc, Thái, Cửu?
? Nghệ thuật tiờu biểu của vở kịch
- HS: + Tình huống kịch.
 + Ngôn ngữ đối thoại
 + Bộc lộ nội tâm nhân vật.
? Vẻ đẹp về tính cách của N/V Thơm?
? TG khẳng định rõ ý nghĩa tư tưởng của vở kịch là gì?
- HS : Suy nghĩ, trả lời
- GV: Chốt ,sửa sai
- Hs : Thực hiện ghi nhớ SGK
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1. Tác giả:
- Nguyễn Huy Tưởng ( 1912-1960), Quê xã Dục Tú, Huyện Đông Anh- Hà Nội. Những sáng tác của ông thường đề cao tinh thần dân tộc và giàu cảm hứng lịch sử. Ông được nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học năm 1996
2. Tác phẩm: 
- Kịch chủ yếu là loại hình nghệ thuật sân khấu bao gồm chính kịch, bi kịch, hài kịch. Mỗi vở kịch được chia làm các hồi. Những mâu thuẫn, xung đột trong đời sống được thể hiện qua ngôn ngữ trực tiếp, qua hành động cử chỉ của các nhân vật.
- Bắc Sơn là vở kịch nói đầu tiên của nề văn học mới, được sáng tác và đưa lên sân kháu đầu tiên vào năm 1946. Đoạn trích nằm ở hồi 4 của vở kịch. 
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1. Đọc – tìm hiểu từ khó:
- Đọc phần chữ nhỏ trang 165 SGK
- Đọc đoạn trích (Hồi bốn).
- Tóm tắt nội dung của phần trích học.
2.Tìm hiểu văn bản:
a. Bố cục: 
- Tóm tắt lớp I
- Phần trích học lớp II và lớp III.
b. Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp với miêu tả.
c. Đại ý:
d. Phân tích :
d1. Xung đột và hành động kịch trong đoạn trích.
Xung đột cơ bản trong vở kịch Bắc Sơn là xung đột giữa lực lượng cách mạng và kẻ thù.
® Được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Ví dụ Thơm, bà cụ Phương). Được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái, Cửu.
® Xung đột kịch trong hồi bốn còn được bộc lộ qua một tình huống căng thẳng bất ngờ: Thái, Cửu trong lúc chạy trốn sự truy lùng của Cửu, Ngọc, lúc đó chỉ có Thơm ở nhà. Tình huống đó buộc Thơm phải có sự lựa chọn đứng hẳn về phía CM.
- Hành động kịch: Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau.
® Cụ thể: Hành dộng kịch qua những lời đối thoại của Thơm với Thái, Cửu, của Thơm với Ngọc; Qua diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm
HẾT TIẾT 166 CHUYỂN TIẾT 167
d2. Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
- Thơm: Chết nỗi, hai ông bị chúng nó đuổi phải không?
- Tôi chết thì chết, chứ tôi không báo hai ông đâu. 
- Thơm (hốt hoảng chạy vào) làm thế nào, hai ông? (cuống quýt gần như khóc)
- Thơm: Hai ông đừng đi đâu, hãy tạm vào đây...
® Đặt nhân vật vào một xung đột có tình huống, bộc lộ rõ tâm trạng và hành động của nhân vật
® Nổi rõ tính cách của nhân vật Thơm: Hành động dứt khoát đứng hẳn về phía CM .
* Thơm, Ngọc:
- Thơm: rũ rượi, buồn bã,Vui vẻ, Nhìn trộm chồng, sốt ruột.Thế nào có đi không?
® Sự nghi ngờ Ngọc khiến cô luôn dò xét ý nghĩ và hành động của chồng để tìm hiểu sự thật.
® Cô nhận ra bộ mặt thật của Ngọc là bán nước hại dân, cô sốt ruột muốn bảo toàn những người CM trong ngôi nhà của mình.
® Nhân vật Thơm đã có sự chuyển biết trong hai lớp kịch: Từ nhận thức, đến hành động đứng hẳn về phía CM.
d3. Các nhân vật Ngọc, Thái, Cửu.
* Ngọc: Thể hiện rõ bản chất việt gian bán nước. Nuôi tham vọng ngoi lên địa vị, tiền tài. Cố tình che giấu bộ mặt thật với Thơm.
* Thái, Cửu: Bình tĩnh, sáng suốt, củng cố được lòng tin cho Thơm, là những người CM kiên trung.
Þ Qua nghệ thuật: Thể hiện xung đột, xây dựng tình huống, ngôn ngữ đối thoại, tổ chức các lời thoại, với những nhịp điệu, giọng điệu khác nhau® bộc lộ rõ nội tâm và tính cách nhân vật.
3 .Tổng kết, ( Ghi nhớ SGK/144)
a. Nghệ thuật : 
- Tạo tình huống xung đột kịch 
- Sáng tạo nên ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật.
b. Nội dung :
- Văn bản là sự khẳng định thuyết phục của chính nghĩa.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Phân tích N/V Thơm.
- Nghệ thuật viết kịch của TG?
- Giá trị nội dung của đoạn trích học.
- Đọc: Tôi và chúng ta, chuẩn bị các câu hỏi SGK
E. RÚT KINH NGHIỆM:
.................................................................................................................................................................
TUẦN 36
TIẾT 168 Tiếng Việt+ Văn :
 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
BÀI KIỂM TRA VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về hai phân môn Văn & Tiếng Việt.Phát huy ưu điểm ,khắc phục nhược điểm
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Giúp hs nắm lại kiến thức đã học về hai phân môn Văn & Tiếng Việt.Phát huy ưu điểm ,khắc phục nhược điểm
 2. Kĩ năng: 
- Đánh giá khả năng tiếp thu bài của hs.
 3. Thái độ: 
 - Nhận rõ ưu khuyết điểm để khắc phục sửa chữa và phát huy.
C. PHƯƠNG PHÁP, CHUẨN BỊ:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thực hành.
 - GV: Bài viết của H/s + các lỗi trong bài + cách chữa
 - H/s: Lập dàn ý chi tiết đề văn đó viết ở bài TLV số 2,các câu ở bài văn.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kết hợp trong tiết học.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài:
 - Chúng ta đã làm bài kiểm tra Tiếng Việt và bài kiểm tra Văn. Để đánh giá xem bài viết của các em đã làm: được những gì, còn điểu gì chưa hoàn thành hoặc cần tránh. Tất cả những điều trên, chúng ta cùng nhau thực hiện trong giờ học này.
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1: Trả bài tập Tiếng Việt
? Hãy xác định yêu cầu của đề bài? (kiểu VB, các kĩ năng cần vận dụng vào bài viết)
- HS: Đọc lại đề bài
* HOẠT ĐỘNG 2: Yêu cầu của bài làm. Nhận xét ưu, nhược điểm
Gv: Đọc lại cho HS phần trắc nghiệm và gọi các hs lên chọn đáp án.
- H/s Khác theo dõi bổ sung
- Nhận xét và chỉ ra những tồn tại trong bài làm của H/s
a. Ưu điểm: 
? Yêu cầu của câu 1 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về nội dung và diễn đạt?)
+ G/V: Nhận xét việc làm câu 1 của H/S.
(Những điểm tốt và 1 số hạn chế cụ thể; nêu kq’ cụ thể một số bài khá, giỏi).
+ G/V yêu cầu HS đọc câu 2 của bài KT văn?
? Yêu cầu của câu 2 là gì?
(Nêu yêu cầu cụ thể về ND về diễn đạt)
+ Nhận xét: Thể hiện cảm nghĩ của cá nhân đã tập trung được về những nội dung theo yêu cầu câu hỏi đã nêu.
- Tuy vậy còn mắc lỗi ở viết câu văn chưa biểu cảm; cảm nghĩ chưa sâu ở mỗi nội dung.
+ Những lỗi, những điểm còn hạn chế trong diễn đạt ở câu 2 (G/V nhận xét).
+ H/S: Tự sửa lỗi trong việc viết đoạn ở câu 2
b.. Tồn tại:
- Một số em chuẩn bị bài chưa tốt, phần trắc nghiệm làm còn sai, . 
- Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- Còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Đa số các em chưa biết viết đoạn văn, 
- GV: Đưa ra các lỗi trong bài -> H/s sửa
- GV: Đọc mẫu những đoạn văn viết tốt.
- Trả bài cho H/s
I. ĐỀ BÀI: Tiết 48
II. YÊU CÂU CỦA BÀI LÀM
1. Nội dung: 
2. Đáp án chấm:
* Phần trắc nghiệm (3đ) Mỗi câu đúng được ( 0.5đ
- Câu 1: D ; Câu 2: D; Câu 3:A ;
 - Câu 4: D - Câu 5: B; Câu 6: C ;
* Phần Tự Luận: ( 7đ)
* Phần Tự Luận: ( 7đ)
.- Câu 1: ( 7đ)
* Yêu cầu Câu 2: Hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ là sự cống hiến hết mình dũng cảm, anh hùng.
Trong những cuộc thử lửa đầy cam go tâm hôn của họ vẫn hồn nhiên trong sáng, lạc quan, giàu mơ mộng...
* Hình Thức : Học sinh viết được bố cục của đoạn văn biểu cảm, viết rõ ràng ,  ... ểm) Tìm khởi ngữ trong đoạn văn sau	
 - Về công việc và đời sống ở rừng 
- Câu 3: ( 1 điểm) Chuyển đổi câu sau đây thành câu có khởi ngữ:
 - Về sự dũng cảm đến tuyệt vời, Phương Định là một cô gái lạc quan.
- Câu 4: ( 2 điểm) Tìm hàm ý trong câu in đậm ở đoạn văn sau:
- Bố cháu thắng cháu một không:( 2 điểm) 
- Bố cháu được đi lính ra mặt trận còn cháu thì không.
 - Bố cháu giỏi hơn cháu
- Để cháu giới thiệu với Bác những người khác đáng cho Bác vẽ hơn: ( 2 điểm) 
- Cháu chưa xứng đáng cho Bác vẽ.
 - Còn có người khác giỏi hơn cháu người đó xứng đáng cho bác vẽ hơn.	
- Câu 5:( 4 điểm) Viết một văn nói về tầm quan trọng của việc đọc sách. Trong đoạn văn có sử dụng phép liên kết đã học
1. Hình thức : Học sinh xác định được bố cục gồm ba phần về tầm quan trọng của việc đọc sách. 
- Bố cục: Rõ ràng, sạch sẽ, trình bày ngắn gọn không sai chính tả
2. Nội dung: 
- Mở đoạn: Nêu nội dung chính của tầm quan trọng của việc đọc sách
3. Nhận xét ưu, nhược điểm
a. Ưu điểm:
- Phần tự luận: Nêu được những ý cơ bản
- Một số bài viết tốt đạt kết quả cao:
- Một số bài trình bày sạch sẽ, khoa học:
b. Tồn tại: 
 - Một số em chuẩn bị bài chư tốt, phần trắc nghiệm làm còn sai, . 
 - Còn mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu:
- Còn sai chính tả
- Chữ viết ở một số bài còn cẩu thả, chưa khoa học.
- Phần tự luận hiểu song viết chưa sâu
- Còn mắc nhiều lỗi dựng từ, diễn đạt, câu chính tả:
- Một số bài kết quả thấp
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.
THỐNG KÊ ĐIỂM
BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Lớp
Số
HS
0
1-2
3-4
Dưới TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 9
BÀI KIỂM TRA VĂN
Lớp
Số
HS
0
1-2
3-4
Dưới TB
5-6
7-8
9-10
Trên TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
 9
.
 E. RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN 36
TIẾT 169+170
Tập Làm văn:
 TỔNG KẾT VĂN HỌC
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
 - Nắm được những kiến thức cơ bản về thể loại, về nội dung và những nét tiêu biểu về nghệ thuật của các văn bản đã được học trong chương trình Ngữ Văn từ lớp 6 đến lớp 9.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG :
1. Kiến Thức:
 - Những hiểu biết ban đầu về lịch sử văn học Việt Nam.
 - Một số khái niệm liên quan đến thể loại văn học đã học.
 2. Kĩ năng: 
 - Hệ thống hóa những tri thức đã học về các thể loại văn học gắn với từng thời kì.
 - Đọc - hiểu các kiểu văn bản theo đặc trưng của thể loại.
 3. Thái độ: 
 - Có thái độ nghiêm túc trong giờ học.
C. PHƯƠNG PHÁP:
 - Vấn đáp, đàm thoại kết hợp với thảo luận nhóm.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Việc chuẩn bị cho bài TK VH đã yêu cầu ở những tiết trước.
 ? Phân tích NT viết kịch đặc sắc của TG qua đoạn trích cảnh ba của vở kịch Tôi và Chúng Ta? 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị bài của H/s.
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
 Đây là bài TK VH với nội dung rất rộng của toàn cấp THCS về phần VB
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG 
* HOẠT ĐỘNG 1 :Nhìn chung về nền văn học Việt Nam. Mấy nét đặc săc nổi bật của văn học Việt Nam
- Trên cơ sở H/S đã chuẩn bị ở nhà
? H/S nêu rõ y/c của 4 câu hỏi và trả lời được theo sự chuẩn bị của mình?
* G/V kiểm tra việc trả lời câu hỏi, việc thống kê của H/S ở câu 1 (Trang 181)
? Nhìn vào bảng thống kê đã chuẩn bị VHVN tạo thành từ những bộ phận nào?
- HS: VH dân gian và VH Viết
? Cho VD từ những TP mà em đã học?
* G/V y/c đọc SGK trang 187 và chốt lại được những ý chính.
? VHGD được hình thành và phát triển ntn?
? Là tiếng nói cuả ai? được lưu truyền ntn?
? Vai trò của VH DG ?
? Thể loại của VH DG ?
? Kể tên các TP VH DG (theo thể loại) mà em đã được học?
? Học sinh đọc mục 2 trang 188?
? VH viết (VH trung đại) được phân chia thời gian ntn?
? Các TP VH được viết bằng chữ Hán?
(VD: Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi)
(VD: Nam Quốc Sơn Hà)
? Nhận xét của em về các TPVH chữ Hán, chữ Nôm trong VH viết?
? Cho VD các TP cụ thể?
- H/S: Đọc mục II trang 189?
? VHVN được chia mấy thời kỳ lớn (3 thời kì)? cụ thể về thời gian và nội dung phản ánh?
? Lấy VD cụ thể các tác phẩm? 
* G/V: Hướng dẫn
+ Thời kì 1: Các TP VH trung đại:
+ Thời kì 2: Văn thơ yêu nước và CM; văn học 30/45?
+ Thời kì 3: Văn học hiện đại chống Pháp, chống Mỹ, xây dựng đất nước và sau 1975?
? H/S đọc mục III trang 191 SGK.
? Về nội dung qua các TP VHVN đã phản ánh lên ND lớn là gì? VD cụ thể qua các tác phẩm?
* G/V hướng dẫn: Lấy VD qua những thời kỳ, giai đoạn VH những TP tiêu biểu?
? Về nghệ thuật có gì đặc sắc?
+ Chú ý: Về vẻ đẹp giản dị, tinh tế qua cách thể hiện?
+ Tên cụ thể của các TP?
(Bảng phụ các TP cụ thể ở các thời kì VH) Các TP tiêu biểu.
HẾT TIẾT 169 CHUYỂN TIẾT 170
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
 * HOẠT ĐỘNG 2 : Sơ lược về một số thể loại văn học
? H/S cho ví dụ: TP VH là một truyện ngắn; là một bài thơ, là một vở kịch trong phần VH hiện đại đã học ở lớp 9?
? Thế nào là thể loại VH?
? Sáng tác VH có những loại nào?
(3 loại)
? Ngoài ra còn có loại nào khác?
? Ví dụ loại rộng hơn thể qua việc minh hoạ các TP?
- HS: Ví dụ: Loại trữ tình, có nhiều thể đó là thơ, tuỳ bút,..
? VH dg bao gồm những thể loại nào? Nêu định nghĩa?
? Cho ví dụ cụ thể các VB đã học?
? Giá trị của VH dg ntn?
* G/V giới thiệu: Nguồn gốc và sự phân loại các thể thơ Trung đại.
? Ví dụ về thể cổ phong?
? Nhận xét đặc điểm của thể cổ phong?
? Ví dụ về thể Đường luật?
- HS: Ví dụ các dạng: Tứ tuyệt, Thất Ngôn Bát Cú
* Học sinh đọc thể thơ Đường luật trang 169 SGK.
? Trong thơ Đường luật (Thất Ngôn Bát Cú) Những quy định về vần, thanh, luật, niệm, đối, và kết cấu ntn?
? Các thể thơ nguồn gốc dân gian bao gồm?
? Đặc điểm của các thể thơ đó?
? Cho VD minh hoạ?
? VD các truyện, kí trong VH trung đại.
? Phản ánh lên những ND gì?
? Nghệ thuật thể hiện ntn?
? Truyện thơ Nôm viết ở thể thơ gì?
? Được chia làm mấy loại?
? Cho VD cụ thể?
? Các dạng thể văn nghị luận? cho VD?
? Đặc điểm chủ yếu là gì?
? Ví dụ cụ thể ở cac TP văn nghị luận này?
* Các ngữ liệu (bảng phụ các TP: Chiếu, hịch, cáo)
? Đọc mục III trang 199?
? Các thể loại của VH hiện đại bao gồm?
? Đặc điểm của thể truyện? thể tuỳ bút? Thể thơ?
? Sự đổi mới của thơ hiện đại là gì?
? Cho ví dụ những tác phẩm tiêu biểu về VH hiện đại.
* Bảng phụ ghi các TP tiêu biểu sắp xếp theo thể loại.
*HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
 * Về nhà: 
- Học hiểu và vận dụng các yêu cầu đã tổng kết ở 2 tiết.
- Lấy được các VD minh hoạ. -Học thuộc phần ghi nhớ trang 201.
 - Hoàn thành tiếp câu hỏi 5,6 SGK.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
A. Nhìn chung về nền văn học Việt Nam.
* Nền VHVN ra đời, tồn tại phát triển cùng với sự vận động của lịch sử dân tộc; phản ánh tâm hồn tư tưởng, tính cách của con người VN.
- Phong phú về số lượng TP, đa dạng về thể loại.
1. Các bộ phận hợp thành nền VH Việt Nam.
- VHVN được tạo thành từ hai bộ phận lớn: Văn học dân gian, VH viết.
a) Văn học dân gian:
- Được hình thành từ thời xa xưa và tiếp tục được bổ sung phát triển trong các thời kỳ lịch sử tiếp theo; nằm trong tổng thể văn hoá dân gian
- Là sản phẩm của ND được lưu truyền bằng miệng.
- Có vai trò nuôi dưỡng tâm hồn trí tuệ của ND là kho tàng cho VH viết khai thác, phát triển.
- Tiếp tục phát triển trong suốt thời kì trung đại khi VH viết đã ra đời.
- Về thể loại: Phong phú.
b) Văn học viết (VH trung đại)
- Xuất hiện từ TK X – hết TK XIX
- Bao gồm: VH chữ Hán, VH chữ Nôm, VH chữ quốc ngữ.
+ Ví dụ: Nam quốc Sơn Hà (chữ Hán)
+ Ví dụ: Truyện Kiều (Nguyễn Du), thơ Hồ Xuân Hương (chữ Nôm).
- Các TP chữ Hán: chứa chan tinh thần dân tộc, cốt cách của người VN.
- Các TP chữ Nôm: Phát triển phong phú kết tinh thành tựu nghệ thuật và giá trị tư tưởng.
- Các TP chữ quốc ngữ xuất hiện từ cuối TK XIX.
2. Tiến trình lịch sử VHVN:
- VHVN phát triển trong sự gắn bó mật thiết với LS dân tộc.
- VHVN (chủ yếu nói về VH viết)
Trải qua 3 thời kì lớn:
+ Từ đầu TK X ®Cuối TK XIX
+ Từ TK XX ®1945
+ Từ sau CMT8/1945 ® nay.
Thời kì thứ ba chia làm 2 giai đoạn
+ Giai đoạn 1945®1975
+ Từ sau 1975®nay.
B. Mấy nét đặc săc nổi bật của văn học Việt Nam
1.Về nội dung:
- Tinh thần yêu nước, ý thức cộng đồng là một nội dung tư tưởng đậm nét, xuyên suốt.
- Tinh thần nhân đạo.
- Sức sống bền bỉ và tinh thần lạc quan.
2. Về nghệ thuật:
- Các TPVH không phải là hướng tới sự bề thế đồ sộ phi thường mà là vẻ đẹp tinh tế, hài hoà, giản dị, vẻ đẹp ở ngôn từ trong thơ và văn xuôi.
- Thơ Nôm kết tinh cao nhất là Truyện Kiều.
- Văn xuôi truyện ngắn phong phú và đặc sắc hơn
HẾT TIẾT 169 CHUYỂN TIẾT 170
II. SƠ LƯỢC VỀ MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC:
* Thể loại VH là gì? Là sự thống nhất giữa một loại nội dung với một loại hình thức VB và phương thức chiếm lĩnh đời sống.
* Sáng tác VH thuộc ba loại: Tự sự, trữ tình và kịch. Ngoài ra còn có loại nghị luận, chủ yếu sử dụng phương thức lập luận.
* Loại rộng hơn thể, loại bao gồm nhiều thể:
1. Một số thể loại VH dân gian:
- Tự sự dân gian: gồm các truyện thần thoại, cổ tích.
- Trữ tình dân gian: Ca dao, dân ca
- Chèo và Tuồng.
Ngoài ra tục ngữ coi là một dạng đặc biệt của nghị luận.
2. Một số thể loại VH trung đại:
a) Các thể thơ:
* Các thể thơ có nguồn gốc thơ ca Trung Quốc
® Có 2 loại chính: Cổ Phong và thể Đường Luật 
+ Thể cổ phong: Không cần tuân theo vần, hiên, luật, chữ , số câu trong bài thơ.
- VD: Côn Sơn ca (Nguyễn Trãi) 
Chinh Phụ Ngâm (Viết bằng chữ Hán của Đặng Trần Côn).
+ Thể Đường Luật: Quy định khá chặt chẽ về thanh, đối, số câu, số chữ, cấu trúc thể hiện nhiều dạng
- Ví dụ: Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).
- Bạn Đến Chơi Nhà (Nguyễn Khuyến)
* Các thể thơ có nguồn gốc dân gian
- Thể thơ lục bát để sáng tác truyện thơ Nôm VD: Truyện Kiều – Nguyễn Du.
- Thể song thất lục bát
VD: Chinh Phụ Ngâm - Đoàn Thị Điểm.
b) Các thể truyện, kí:
- Ví dụ: “Truyền kì mạn lục” – Nguyễn Dữ.
“Thượng Kinh Kí Sự”- Lê Hữu Trác...
- Kể về các nhân vật lịch sử, các anh hùng, về phụ nữ; có truyện còn mang yếu tố kì ảo tưởng tượng.
c) Truyện thơ Nôm:
- Viết chủ yếu là thơ lục bát; có cốt truyện nhân vật...giàu chất trữ tình.
- Truyện thơ nôm: Bình dân (khuyết danh); bác học đỉnh cao là kiệt tác truyện Kiều của Nguyễn Du.
d) Một số thể văn nghị luận:
- Các dạng thể: Chiếu, biểu, hịch, cáo; có sự kết hợp giữa tư tưởng lí lẽ với tình cảm, cảm xúc, lập luận chặt chẽ với hình ảnh phong phú; ngôn ngữ biểu cảm.
- Khái niệm về các dạng thể đó.
- Ví dụ: Chiếu Dời Đô (Lí Công Uẩn)
 Hịch Tướng Sĩ (Trần Quốc Tuấn)
 Bình Ngô Đại Cáo (Nguyễn Trãi)
3. Một số thể loại VH hiện đại:
- Thể truyện (truyện ngắn, tiểu thuyết) được phát triển.
- Thể tuỳ bút in đậm dấu ấn của chủ thể sáng tác giàu biểu cảm.
- Thơ hiện đại, tính từ thơ mới (1932-1945) có nhiều dạng thể; thơ tự do xuất hiện và phát triển có nhiều thành công.
® Thơ hiện đại không chỉ đem lại những cái mới về nội dung tư tưởng cảm xúc mà còn đổi mới về sáng tạo hình ảnh, cấu trúc câu thơ, ngôn ngữ thơ.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : 
E. RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu đính kèm:

  • dochaihangu van 9 T36.doc