Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Lê Hoa

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Lê Hoa

 PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH.

( Lê Anh Trà)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS :

- Thấy được trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, sách tham khảo; soạn giáo án, sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ Tịch phủ.

2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản; soạn bài theo hướng dẫn; phiếu học tập.

C. KIỂM TRA BÀI CŨ:

? Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?

? Kể tên những văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn 6,7

hoặc Ngữ văn 8?

D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Giới thiệu bài mới:

- GV cho HS xem ảnh, tranh về Bác Hồ.

 Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam. Người không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.

 

doc 479 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Lê Hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 24 tháng 8 năm 2008 
Tiết 1.
 Phong cách Hồ Chí Minh.
( Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS :
- Thấy được trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, sách tham khảo; soạn giáo án, sưu tầm một số tranh ảnh, bài viết về nơi ở và làm việc của Bác trong khuôn viên Chủ Tịch phủ.
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản; soạn bài theo hướng dẫn; phiếu học tập.
C. Kiểm tra bài cũ:
? Em hiểu thế nào là văn bản nhật dụng?
? Kể tên những văn bản nhật dụng được học trong chương trình Ngữ văn 6,7 
hoặc Ngữ văn 8?
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài mới:
- GV cho HS xem ảnh, tranh về Bác Hồ.
 Hồ Chí Minh – Vị lãnh tụ tối cao của dân tộc Việt Nam. Người không những là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại mà còn là danh nhân văn hoá thế giới. Vẻ đẹp văn hoá chính là nét nổi bật trong phong cách Hồ Chí Minh.
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc, hiểu chú thích.
1.- GV hướng dẫn cách đọc và tổ chức đọc.
 - GV đọc mẫu một đoạn sau đó gọi HS đọc tiếp đến hết.
 - Gọi 2 HS đọc lại văn bản.
 - GV nhận xét cách đọc.
2.GV cho HS đọc các chú thích ở SGK.
? Em hiểu từ phong cách ở đây có nghĩa là gì? 
? Bất giác là gì?
? Đạm bạc cần hiểu như thế nào?
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu văn bản.
1. Hướng dẫn HS tìm hiểu kiểu loại VB.
 ? VB thuộc kiểu loại VB nào? Xác định chủ đề và phương thức biểu đạt chính của VB?
2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bố cục VB.
 ? Đoạn trích có thể tách thành mấy phần?
3. Hướng dẫn HS phân tích đoạn trích.
- Gọi HS đọc lại đoạn 1.
? Nêu những biểu hiện của sự tiếp xúc với văn hoá nhiều nước của Chủ Tịch Hồ Chí Minh?
? Bằng hiểu biết của em về Hồ Chủ Tịch hãy tìm thêm những biểu hiện văn hoá đó ở Bác?
? Cách tiếp xúc văn hoá ở Bác có gì đặc biệt?
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm.
? Cách tiếp xúc văn hoá như thế đã cho thấy vẻ đẹp nào trong phong cách Hồ Chí Minh?
? Tác giả đã có những bình luận gì về những biểu hiện văn hoá đó của Bác?
? Em hiểu những ảnh hưởng quốc tế và cái gốc văn hoá dân tộc ở Bác như thế nào?
? Em hiểu như thế nào về sự nhào nặn của hai nguồn văn hoá quốc tế và dân tộc ở Bác?
? Để làm rõ đặc điểm phong cách văn hoá Hồ Chí Minh tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
? Theo em, phương pháp thuyết minh đó đã đem lại hiệu quả gì cho bài viết?
? Như vậy điểm cốt lõi của phong cách Hồ Chí Minh?
I. Đọc- Hiểu chú thích.
1. Đọc:
- Đọc giọng chậm rãi, bình tĩnh, khúc chiết.
- HS đọc văn bản.
2. Hiểu từ khó:
 - Phong cách : lối sống, cách sinh hoạt, làm việc, hoạt động, ứng xử tạo nên cái riêng của một người nào đó.
- Bất giác: một cách tự nhiên, ngẫu nhiên không dự định trước.
- Đạm bạc: sơ sài, giản dị, không cầu kì.
II. Đọc- Hiểu văn bản:
1. Kiểu loại văn bản:
- VB nhật dụng.
- Chủ đề về sự hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá của dân tộc.
- Phương thức biểu đạt chính là thuyết minh.
2. Bố cục: Có thể chia làm 2 phần.
- Từ đầu đến “...rất hiện đại”: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Còn lại: Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
3. Phân tích.
a. Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác.
- Trong cuộc đời cách mạng của mình Bác đã:
+ Ghé lại nhiều hải cảng, thăm các nước Châu Phi, Châu á, Châu Mĩ.
+ Sống dài ngày ở Pháp, ở Anh.
+ Nói, viết thạo nhiều thứ tiếng ngoại quốc: Pháp, Anh, Nga, Hoa.
- Làm thơ chữ Hán ( Nhật kí trong tù).
- Viết văn bằng tiếng Pháp.
 - Tiếp xúc văn hoá:
+ Trên đường hoạt động cách mạng: trong cuộc đời, trên con tàu vượt trùng dương.
+ Trong lao động: làm nhiều nghề.
+ Học hỏi nghiêm túc: đến đâu cũng học hỏi, tìm hiểu đến mức uyên thâm.
+ Tiếp thu có định hướng: tiếp nhận cái đẹp cái hay, phê phán cái tiêu cực của CNTB.
+ Diện tiếp xúc: nhiều nước, nhiều vùng.
- HS cử đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận:
- Vẻ đẹp trong phong cách:
+ Có nhu cầu cao về văn hoá.
+ Có năng lực văn hoá.
+ Ham học hỏi, nghiêm túc trong tiếp cận.
+ Có quan diểm rõ ràng về văn hoá.
- HS đọc đoạn bình luận: “ Rất kì lạ...rất mới, rất hiện đại”.
- Bác tiếp thu giá trị văn hoá của nhân loại-> mang tính nhân loại.
- Bác giữ vững các giá trị văn hoá nước nhà-> mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.
- Bác là người biết kế thừa và phát triển các giá trị văn hoá. Đó là kiểu mẫu của tinh thần tiếp nhận văn hoá ở Hồ Chí Minh.
- Phương pháp thuyết minh: so sánh, liệt kê kết hợp với bình luận.
- Đảm bảo tính khách quan cho nội dung được trình bày, đó là văn hoá Hồ Chí Minh; khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào, tin tưởng.
- Sự kết hợp hài hoà giữa bản sắc văn hoá dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại.
E. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Đọc văn bản và tìm hiểu kĩ phần 2: Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh.
- Sưu tầm những mẩu chuyện về Bác; tìm đọc sách: Bác Hồ- Con người- Phong cách ( NXB trẻ- TP Hồ Chí Minh)
----------------------------------------------------------------------------
Ngày 24 tháng 8 năm 2008 
Tiết 2. 
Phong cách Hồ Chí Minh.
( Lê Anh Trà)
A. Mục tiêu cần đạt:
Học sinh hiểu được:
- Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết tinh hài hoà giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại thanh cao và giản dị qua việc tìm hiểu phần 2 của đoạn trích.
- Bồi dưỡng tình cảm kính yêu và tự hào về Bác.
- Rèn luyện ý thức tu dưỡng, học tập, rèn luyện theo gương Bác.
B. Chuẩn bị của GV và HS:
1. Giáo viên: Nghiên cứu SGK, tài liệu, soạn giáo án; sưu tầm tranh ảnh, mẩu chuuyện nói về lối sống của Bác.
2. Học sinh: Soạn bài kĩ ở phần 2; làm bài tập; phiếu học tập cá nhân.
C. Kiểm tra bài cũ:
 ? Vẻ đẹp trong phong cách văn hoá của Bác được thể hiện như thế nào? điều kì lạ nhất trong phong cách văn hoá Hồ Chí Minh là gì?
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
1. Giới thiệu bài:
 Vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh không chỉ thể hiện ở trong phong cách văn hoá mà còn toả sáng trong phong cách sống và làm việc của Người.
2. Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Hướng dẫn HS phân tích phần 2 của đoạn trích.
- Gọi HS đọc phần 2.
? Tác giả đã thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác ở những khía cạnh nào? Mỗi khía cạnh có những biểu hiện cụ thể nào?
? Hãy nhận xét cách thuyết minh của tác giả trên các phương diện: ngôn ngữ, phương pháp thuyết minh?
? Từ đó vẻ đẹp nào trong phong cách sống của Bác được làm sáng tỏ?
? Cách sống đó gợi tình cảm gì của chúng ta về Bác?
? Với em niềm cảm phục, thương mến được gợi từ sự việc nào trong lối sống của Người?
? Em còn biết những thông tin nào về Bác để thuyết minh thêm cho cách sống giản dị, trong sáng của Người?
- HS đọc lại đoạn cuối “ Tôi dám chắc...tắm ao”
? Trong đoạn cuối này, tác giả đã dùng phương pháp thuyết minh nào? Hãy chỉ ra biểu hiện của phương pháp đó?
? Phương pháp thuyết minh đó mang lại hiệu quả gì cho đoạn văn?
? Tác giả đã bình luận như thế nào khi thuyết minh phong cách sinh hoạt của Bác? 
? Em hiểu như thế nào là cách sống không tự thần thánh hoá, khác đời, hơn người?
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm?
? Theo tác giả cách sống giản dị của Bác là một quan điểm thẩm mĩ về cuộc sống. Em hiểu như thế nào về nhận xét này?
- Tổ chức thảo luận nhóm.
? Tại sao tác giả có thể khẳng định rằng lối sống của Bác có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác?
? Từ đó em nhận ra được gì về vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác Hồ?
Hoạt động2: Hướng dẫn HS rút ra ý nghĩa của bài học.
? Văn bản Phong cách Hồ Chí Minh đã cung cấp cho em những hiểu biết nào về Bác Hồ của chúng ta?
- GV treo bảng phụ (ghi nhớ); yêu cầu HS đọc.
? Văn bản đã bồi đắp thêm tình cảm nào của chúng ta đối với Bác Hồ?
? Cũng từ văn bản trên em học tập được điều gì khi viết văn bản thuyết minh?
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS luyện tập.
? Kể lại một câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh.
? Hãy đọc một bài thơ ( hát một bài hát) để thuyết minh thêm cho bài học về phong cách Hồ Chí Minh.
3. Phân tích ( tiếp)
b. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt của Bác.
- HS đọc
- Căn nhà của Bác: chiếc nhà sàn gỗ bên cạnh chiếc ao, có vài phòng tiếp khách họp bộ chính trị, làm việc và nghỉ.
- Trang phục của Bác: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp.
- Bữa ăn: đạm bạc với những món ăn dân tộc không cầu kì như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.
- Tư trang ít ỏi: một chiếc va-li con với vài bộ quần áo, vài kỉ niệm cuộc đời dài.
- Ngôn ngữ giản dị với những từ chỉ số lượng, cách nói dân dã( chiếc , vài, vẻn vẹn)
- Liệt kê các biểu hiện cụ thể, xác thực trong đời sống sinh hoạt của Bác.
- Bình dị, trong sáng.
- Cảm phục, thương mến, quí trọng.
- HS tự bộc lộ.
- HS tự bộc lộ.
- HS tự bộc lộ.
- HS đọc.
- Phương pháp thuyết minh bằng so sánh:
+ So sánh cách sống của lãnh tụ hồ Chí minh với lãnh tụ của các nước khác “Tôi dám... vậy”.
+ So sánh cách sống của Bác với các vị hiền triết xưa “ Ta nghĩ...tắm ao”
- Nêu bật sự kết hợp giữa vĩ đại và bình dị ở nhà cách mạng Hồ Chí Minh;
- Làm sáng tỏ cách sống bình dị, trong sáng của Bác;
- Thể hiện niềm cảm phục, tự hào của người viết.
- HS đọc đoạn “ Nếp sống giản dị...thể xác”
- Không xem mình nằm ngoài nhân loại như các thánh nhân siêu phàm.
- Không tự đề cao mình bởi sự khác mọi người, hơn mọi người, không đặt mình lên mọi sự thông thường ở đời.
- HS cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Quan niệm thẩm mĩ là quan niệm về cái đẹp.
+ Với Bác sống như thế là đẹp.
+ Mọi người nhận thấy đó là cách sống đẹp.
- HS cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
+ Sự bình dị gắn với thanh cao, trong sạch. Tâm hồn không phải chịu đựng những toan tính vụ lợi-> tâm hồn được thanh cao hạnh phúc.
+ Sống thanh bạch giản dị, thể xác không phải gánh chịu những ham muốn, bệnh tật-> thể xác được thanh cao, hạnh phúc.
- Là vẻ đẹp vốn có tự nhiên, gần gũi không xa lạ với mọi người, mọi người có thể học tập được.
III. Tổng kết:
- Bác có vốn văn hoá sâu sắc, kết hợp dân tộc với hiện đại, cách sống bình dị trong sáng.
- Phong cách vừa mang vẻ đẹp của trí tuệ vừa mang vẻ đẹp của đạo đức.
- HS đọc lại ghi nhớ. 
- Kính trọng, yêu mến, tự hào, biết ơn, noi gương.
- Dùng phép liệt kê, so sánh kết hợp với bình luận.
IV. Luyện tập:
- HS kể ( đọc).
- HS đọc ( hát)
+ Tức cảnh Pắc Bó.
+ Đôi dép Bác Hồ.
E. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc ghi nhớ; 
-Tìm hiểu bài: Các phương châm hội thoại.
+ Phương châm về lượng
+ Phương châm về chất.
----------------------------------------------------------------------------
 Ngày 25 tháng 8 năm 2008 
Tiết3.
Các phương châm hội thoại.
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp HS:
- Nắm được nội dung phương châm về lượng và  ...  đẹp của những người lính công binh trên con đường Trờng Sơn.
II. Phần tự luận.
1. Nêu tình huống truyện và ý nghĩa của nó trong truyện “Làng” của Kim Lân.
2. Cảm nhận của em về hình ảnh thế hệ trẻ trong thời kì kháng chiến chống Mĩ qua ba nhân vật nữ thanh niên xung phong trong truyện “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Yêu cầu về nội dung (9 điểm)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm)
Câu
1
2
3
4
Đáp án
Kim Lân, Nguyễn Thành Long, Nguyễn Quang Sáng, Nguyễn Minh Châu, Lê Minh Khuê
B
C
B
II. Phần tự luận:
1. Tình huống truyện: Tin xấu về làng Chợ Dầu theo giặc đã làm ông Hai dằn vặt, khổ sở đến khi sự thật được sáng tỏ( 2 điểm)
- ý nghĩa: Tình yêu làng và tình yêu nớc của ông Hai được bộc lộ rõ nét và sâu sắc( 2 điểm)
2. Hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ qua ba cô gái TNXP: Phương Định, Thao và Nho.
+ Tinh thần dũng cảm không sợ hy sinh khi làm nhiệm vụ rất nguy hiểm.
+ Tình cảm trong sáng, hồn nhiên lạc quan trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.
-> Yêu mến, cảm phục và tự hào.
( 5 điểm)
 E. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
---------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày 13 tháng 5 năm 2008
Tiết 174
Trả bài kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
- Đánh giá được các nội dung cơ bản về phân môn Tiếng Việt.
- Biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra mới.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: Chấm bài.
2. Học sinh: Xem lại đề bài và yêu cầu của đề bài.
C. Kiểm tra bài cũ:
? Đề ra có mấy phần? Đó là những phần nào? Mỗi phần có mấy câu?
? Nội dung kiểm tra của từng phần là gì?
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1 Giới thiệu bài.
Để giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cũng như rèn luyện thêm kĩ năng làm bài; thấy được những ưu điểm và những tồn tại trong bài viết của mình
 2. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tiến hành trả bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bài làm và kết quả của bài.
Hoạt động 2: Nhận xét ưu điểm, tồn tại trong bài làm của HS.
Hoạt động 3: Chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại từng câu và chữa bài. 
I. Trả bài.
- HS đọc.
II. Nhận xét:
Ưu điểm:
- Nhìn chung các em nắm được yêu cầu của đề bài; thực hiện đầy đủ yêu cầu của đề ra; đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Chất lượngbài làm khá tốt:
+ Nắm vững kiến thức về khởi ngữ.
+ Nhận biết được các thành phầnbiệt lập và tác dụng của nó.
+ Xác định được các phép liên kết trong các đoạn văn cụ thể.
+ Vận dụng kiến thức về các phép liên kết để tạo lập một đoạn văn có sử dụng các phép liên kết.
Tồn tại:
- Một số em không chịu khó suy nghĩ nên bài làm chưa đáp ứng yêu cầu của bài:
+ Chưa chỉ rõ thành phần gì trong các thành phần biệt lập.
+ Nhận biết chưa đầy đủ các phép liên kết trong từng đoạn văn.
+ Xây dựng đoạn văn chưa đáp ứng yêu cầu, sử dụng ít phép liên kết; lầm với lỗi lặp; chưa chỉ rõ các phép liên kết mà mình sử dụng.
III. Chữa bài: 
Câu 1: Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết thành câu không có khởi ngữ:
 Còn mắt tôi thì các anh lái xe bảo: “Có cái gì mà xa xăm”
(Lê Minh Khuê)
Câu 2: Tìm thành phần biệt lập và nêu tác dụng của nó: 
a. Thật đấy, chuyến này không được độc lập thì chết cả đi chứ sống làm gì cho nó nhục.
b. Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, hoạ sĩ ghi xong lần đầu gương mặt của anh thanh niên.
Câu 3: Xác định phép liên kết câu:
a. Ba không giống cái hình ba chụp với má.
- Sao không giống, đi lâu, ba con già hơn trước thôi.
- Cũng không phải già, mặt ba con không có cái thẹo trên mặt như vậy. à ra vậy, bây giờ bà mới biết.
(Nguyễn Quang Sáng)
b. Không một hôm nào bà Hai ở quán về mụ không sấn đến vạch thúng ra xem.
- ái chà! Nhà này có mớ cá ngon gớm, chiều tớ phải xin một bát mấy được.
Thế là đến chiều mụ sai con bưng bát đến xin.
(Kim Lân)
c. Hoạ sĩ nào cũng đến Sa Pa! ở đấy tha hồ vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước cách mạng tháng Tám, tôi chở lên chở về mãi bao nhiêu hoạ sĩ như bác. Hoạ sĩ Tô Ngọc Vân này, hoạ sĩ Hoàng Kiết này
( Nguyễn Thành Long)
4. Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề học tập có sử dụng ít nhất hai phép liên kết.
Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: Khởi ngữ trong câu là: mắt tôi
Có thể viết lại: Nhìn mắt tôi, các anh lái bảo: “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm”! ( 1,5 điểm)
Câu 2: Thành phần biệt lập và tác dụng của nó:
a. Thật đấy: thành phần tình thái; dùng để tỏ thái độ xác nhận, khẳng định điều nói trong trong câu (tình thái)
b. (Cũng) may: thành phần tình thái; dùng để bày tỏ sự đánh giá tốt về điều kiện được nói đến trong câu.
( 1,5 điểm)
Câu 3: Xác định phép liên kết 
a. Phép lặp: giống, ba, ba con, già.
Phép thế: vậy
b. Phép nối: thế là
c. Phép lặp: hoạ sĩ- hoạ sĩ
Phép thế: Sa Pa- đấy
(3 điểm)
Câu 4: - Viết đúng chủ đề.
 - Sử dụng ít nhất 2 phép liên kết (chỉ rõ)
( 4 điểm)
 E. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Chuẩn bị cho tiết trả bài kiểm tra Tổng hợp.
---------------------------------------------------------------------------------------------
 Ngày 13 tháng 5 năm 2008
 Tiết 175
Trả bài kiểm tra tổng hợp
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS:
- Đánh giá được các nội dung cơ bản về cả ba phân môn trogn sách Ngữ Văn 9, chủ yếu là tập II.
- Biết cách vận dụng những kiến thức, kĩ năng ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra mới.
B. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Giáo viên: Chấm bài.
2. Học sinh: Xem lại đề bài và yêu cầu của đề bài.
C. Kiểm tra bài cũ:
? Đề ra có mấy phần? Đó là những phần nào? Mỗi phần có mấy câu?
? Nội dung kiểm tra của từng phần là gì?
D. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học.
1 Giới thiệu bài.
Để giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức cũng như rèn luyện thêm kĩ năng làm bài; thấy được những ưu điểm và những tồn tại trong bài viết của minh
 2. Hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Tiến hành trả bài.
- Yêu cầu HS đọc lại bài làm và kết quả của bài.
Hoạt động 2: Nhận xét ưu điểm, tồn tại trong bài làm của HS.
Hoạt động 3: Chữa bài.
- Yêu cầu HS đọc lại từng câu trong phần trắc nghiệm và chữa.
- Yêu cầu đọc yêu cầu của phần tự luận và chữa bài.
I. Trả bài.
- HS đọc.
II. Nhận xét:
Ưu điểm:
- Nhìn chung các em nắm được yêu cầu của đề bài; thực hiện đầy đủ yêu cầu của đề ra; đáp ứng được yêu cầu về kiến thức và kĩ năng.
- Chất lượng hơn hẳn những bài viết trước:
+ Phần trắc nghiệm trả lời chính xác: tác giả của 5 tác phẩm; nhận biét được nét nghệ thuật đặc sắc của bài thưo “Viếng lăng Bác”; xác định được dặc điểm của văn bản nghị luận; xác định được các kiểu văn bản chính trong Ngữ văn 9; xác định được thành phần biệt lập trong đoạn văn; biết được các điều kiện khi sử dụng hàm ý.
+ Phần tự luận: một số em nắm được yêu cầu đề bài nên đáp ứng được trọn vẹn cả 2 câu: tự luận nhỏ và lớn. Trình bày rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, bố cục rõ ràng, chặt chẽ, dùng từ, đặt câu chính xác.
Tồn tại:
- Một số em không chịu khó suy nghĩ nên bài làm chưa đáp ứng yêu cầu của bài:
+ Tự luận nhỏ: một số em kể lại tóm tắt văn bản chứ không xác định được tình huống truyện và tác dụng của nó.
+ Câu tự luận lớn: một số bài phân tích sơ sài không kết hợp phân tích nghệ thuật với nội dung.
III. Chữa bài: 
* Phần trắc nghiệm:
Câu 1: Điền tên tác giả và thời điểm sáng tác vào bảng cho hoàn chỉnh?
Tác phẩm
Tác giả
Thời điểm ra đời
Bếp lửa
Làng
Lặng sẽ Sa Pa
Mùa xuân nho nhỏ
Những ngôi sao xa xôi
Câu 2: “Thể thơ tám chữ, giọng điệu trang trọng, tha thiết, thành kính, nhiểu hình ảnh ẩn dụ, gợi cảm” là nhận xét về bài thơ nào?
A. Mùa xuân nho nhỏ.	 B. Viếng lăng Bác.
C. Nói với con.	
D. Mây và sóng.
Câu 3: Dòng nào sau đây nêu đúng đặc điểm của văn bản nghị luận?
A. Trình bày, giới thiệu, giải thích,nhằm cung cấp tri thức về các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội.
B. Dùng lí lẽ và dẫn chứng làm sáng tỏ một vấn đề, nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về quan điểm hay tư tưởng được nêu ra.
C. Trình bày sự việc, nhân vật, diễn biến, nhằm giải thích về sự việc, tìm hiểu con người và bày tỏ thái độ khen chê.
D. Dùng các chi tiết, hình ảnh..nhằm tái hiện chi tiết cụ thể để người đọc hình dung rõ nét về sự việc, con người, phong cảnh.
Câu 4. Kiểu văn bản chính nào không được giới thiệu trong sách Ngữ Văn 9?
A. Văn bản thuyết minh.	
B. Văn bản tự sự.
C. Văn bản nghị luận.	 D. Văn bản miêu tả.
Câu 5: Thành phần biệt lập trong câu văn sau là thành phần gì?
Tình yêu thương, một tình yêu thương thực sự và nồng nàn, lần đầu tiên phát sinh ra bên trong nó.
A. Thành phần tình thái.	
B. Thành phần cảm thán.
C. Thành phần phụ chú.	
D. Thành phần gọi- đáp.
Câu 6: Dòng nào sau đây nêu đúng điều kiện cần thiết cho việc sử dụng hàm ý?
 A. Người nói (người viết) và người nghe (người đọc) có trình độ học vấn cao.
 B. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói, người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.
C. Người nói (người viết) sử dụng các cách nói so sánh, ẩn dụ.
D. Người nói (người viết) không muốn nói một cách trực tiếp ý tưởng của mình.
* Phần tự luận:
1. Nêu tình huống của truyện “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê). Tình huống đó có tác dụng gì trong việc thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm? 
2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương.
Yêu cầu cụ thể
*Phần trắc nghiệm:( 3 điểm)
Câu 1:
Tác phẩm
Tác giả
Thời điểm ra đời
Bếp lửa
Bằng Việt
1963
Làng
Kim Lân
1948
Lặng lẽ Sa Pa
Nguyễn Thành Long
1970
Mùa xuân nho nhỏ
Thanh Hải
1980
Những ngôi sao xa xôi
Lê Minh Khuê
1971
Câu 2, 3, 4, 5 ,6.
Câu
2
3
4
5
6
Đ/án
B
B
D
C
B
* Phần tự luận:
1. Tình huống truyện “Những ngôi sao xa xôi” (Lê Minh Khuê)
- Tình huống: Một lần phá bom nổ chậm, Nho bị sức ép; một trận mưa đá bất ngờ trên cao điểm.
- Hiện rõ cuộc sống, chiến đấu hàng ngày trên cao điểm vô cùng ác liệt, hiểm nguy, có thể hy sinh bất cứ lúc nào, nhưng tâm hồn của 3 TNXP vẫn thanh thản vui tươi, tính cách của họ vẫn kiên cường.
( 2 điểm)
2. Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương)
- Mở bài: ( 0,5 điểm)
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
+ Nhận xét, đánh giá sơ bộ về tác phẩm: Niềm xúc động thiêng liêng, niềm thành kính, lòng biết ơn và tự hào pha lẫn nỗi xót đau của tác giả, nhân dân miền Nam, dân tộc Việt Nam khi viếng lăng Bác.
- Thân bài: (4 điểm)
+ Niềm xúc động khi vào lăng viếng bác. 	 Kết hợp 
+ Niềm tôn kính xúc động của tác giả khi vào lăng viếng Bác. phân tích 
+ Tình cảm của tác giả, của nhân dân đối với Bác.	 nội dung
+ Tâm trạng và ước mong của tác giả khi rời lăng.	 và nghệ
- Kết bài: (0,5 điểm)	 thuật.	
+ Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
+ Suy nghĩ của bản thân.
 E. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Ôn tập lại toàn bộ môn Ngữ Văn để chuẩn bị cho kì thi tuyển sinh vào THPT.

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu Van 9(97).doc