Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 10

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 10

Tiết 1

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH

(Lê Anh Trà)

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức

- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt

- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua 1 VB cụ thể.

2. Kỹ năng

- Nă bắt nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản săc văn hóa dân tộc.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết VB về 1 vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.

3. Thái độ

- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương

 

doc 28 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 654Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 1 đến tiết 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17.8.2010
Ngày dạy: 18.8.2010
Tiết 1
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Lê Anh Trà)
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức
- Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và trong sinh hoạt
- Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
- Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua 1 VB cụ thể.
2. Kỹ năng
- Nă bắt nội dung VB nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản săc văn hóa dân tộc.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết VB về 1 vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa, lối sống.
3. Thái độ
- Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, HS có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: + Thiết kế giáo án, phiếu học tập.
	+ Những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài.
- HS: + Đọc văn bản, soạn bài.
	+ Sưu tầm những mẩu truyện về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ ở nước ngoài.
III. Tiến trình hoạt động dạy và học:
 1. Tổ chức: 
 2. Kiểm tra: (2p)
 - Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sách, vở, bài soạn của HS
 3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1. Hướng dẫn HS đọc văn bản, và tìm hiểu chú thích. (7p)
- GV hướng dẫn đọc: Đọc diễn cảm, nhấn mạnh lập luận của tác giả.
- GV đọc mẫu
- HS đọc, nhận xét
- Tìm hiểu các chú thích 1, 3, 4, 9, 12.
Văn bản có thể chia làm mấy phần?
HĐ2. Tìm hiểu về sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh. (28p)
- HS đọc từ đầu đến "rất hiện đại"
GV? Hồ Chí Minh đã làm thế nào để tìm ra văn hoá thế giới?
HS: Đi nhiều nước, tiếp xúc với nhiều văn hoá phương Đông, phương Tây
GV? Theo em, việc đi nhiều nước có tất yếu đem đến vốn hiểu biết văn hoá các nước không?
HS: Không, phải có sự tìm hiểu, tiếp thu
- HS kể một vài mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chí Minh ở nước ngoài
 ( 2 HS kể)
GV? Việc tiếp xúc nhiều nước trên thế giới đã cho người vốn kiến thức như thế nào?
HS: Vốn trí thức sâu rộng
GV? Để có vốn kiến thực sâu rộng ấy, Người đã làm những gì?
GV? SGK chỉ nói "Người đã làm nhiều nghề" theo em được biết thì Bác Hồ đã làm những nghề gì?
GV? Bác đã tiếp thu văn hoá nhân loại như thế nào?
GV? Vậy theo em điều kì lạ nhất trong phong cách Hồ chí Minh là gì? 
GV? Bằng hiểu biết lịch sử, em hãy cho biết đoạn văn trên nói về thời kỳ nào trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh?
HS: Thời kỳ hoạt động ở nước ngoài
GV? Ở đoạn văn này tác giả sử dụng nghệ thuật gì?
HS: Kết hợp giữa kể và bình luận 
GV? Hãy chỉ ra các câu (đoạn) bình luận trong đoạn văn đó?
HS: Những điều kì lạ... rất hiện đại
* Liên hệ thực tế
GV? Trong cuộc sống hiện nay, với xu thế hội nhập thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Theo em, phong cách Hồ Chí Minh có ý nghĩa như thế nào?
GV? Bản thân em đã tiếp thu văn hoá thế giới như thế nào? ( HS liên hệ)
I. ĐỌC, TÌM HIỂU CHÚ THÍCH
1. Đọc.
2. Chú thích.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN
1. Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh.
- Nắm vững phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ
- Qua lao động mà học hỏi.
- Học hỏi, tìm hiểu đến mức sâu sắc.
- Tiếp thu cái đẹp ,cái hay, phê phán cái xấu, cái tiêu cực.
- Tiếp thu có chọn lọc, không ảnh hưởng một cách thụ động
=> Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên nền tảng văn hoá dân tộc.
4. Củng cố: (5p)
5. Hướng dẫn học ở nhà: (3p)
* Hướng dẫn học ở nhà: 
- Học bài 
- Đọc câu: " Có thể nói ít vị lãnh tụ nào lại am hiểu ........ như Hồ Chí Minh "
-> Nêu tác dụng của cụm từ "Có thể nói" 
* Chuẩn bị tiết sau: - Đọc và soạn tiếp bài
 - Sưu tầm các câu truyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. 
Ngày soạn: 18.8.2010
Ngày giảng: 19.8.2010
Tiết 2
PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH
(Tiếp theo)
I. Mục tiêu cần đạt: 
 Kiến thức: Tiếp tục giúp học sinh tìm hiểu vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
 Kỹ năng: Rèn kỹ năng so sánh, lập luận.
 Thái độ: Giáo dục lòng kính yêu, tự hào về Bác. Từ đó có ý thức học tập, rèn luyện theo gương Bác Hồ.
II. Chuẩn bị của GVvà HS.
- GV: Soạn bài, Phiếu học tập, tranh ảnh về đời sống giản dị của Bác Hồ.
- HS: Đọc đoạn văn bản, soạn bài
III. Tiến trình hoạt động dạy học.
1. Tổ chức: 
2. Kiểm tra: (5p)
	? Cách tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ chí Minh? Từ phong cách Hồ Chí Minh, em rút ra bài học gì khi tiếp thu văn hoá thế giới ?
Trả lời: Nắm vững phương tiện giao tiếp: ngôn ngữ
 Tiếp thu có chọn lọc, không ảnh hưởng một cách thụ động
-> Tiếp thu những ảnh hưởng quốc tế trên nền tảng văn hoá dân tộc.
3. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THÂY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: GV dẫn dắt vào bài. (4p)
GV? Ở chương trình ngữ văn 7, các em đã học văn bản nào nói về đời sống giản dị của Bác?
 HS: Đức tính giản di của Bác Hồ
GV? Văn bản đó nói tới đức tính giản dị của Bác trên những phương diện nào?
HS: Ăn, ở, lối sống, nói và viết 
HĐ2. Tìm hiểu lối sống giẩn dị của Hồ Chí Minh (19p)
-HS đọc”Lần đầu tiên trong lịch sử” đến hết.
GV? Đoạn văn này nói tới thời kỳ nào trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh?
HS: Ở trong nước với cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng
=>Sự nhất quán
GV? Đoạn văn này đề cập đến vấn đề gì?
HS: Lối sống bình dị của Hồ Chí Minh
GV? Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được biểu hiện như thế nào?
GV? Hãy đọc một vài câu thơ, kể những mẩu chuyện nói về đức tính gản dị của Bác.
HS quan sát một số bức tranh về đời sống giản dị của Bác
GV? Em hãy hình dung các vị nguyên thủ quốc gia cùng thời với Bác -> So sánh.
HS: Vì sao có thể nói ở Bác Hồ có sự thống nhất dân tộc và nhân loại?
HS thảo luận nhóm đôi: Vì sao nói lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao? 
Đại diện trình bày - nhận xét
GV? Cảm nhận của em về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh
HĐ3. Tìm hiểu nghệ thuật (5p)
GV? Những biện pháp nghệ thuật nổi bật trong bài?
HS:Nghệ thuật đối lập: Vĩ nhân và giản dị; am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà rất giản dị, rất Việt Nam
 HS đọc ghi nhớ
HĐ4. Luyện tập (7p)
Kể chuyện về lối sống giản dị của Bác Hồ
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN ( tiếp )
Sự tiếp thu văn hoá nhân loại của Hồ Chí Minh
2.Lối sống giảm dị, thanh cao của Hồ Chí Minh
- Nơi ở, nơi làm việc đơn sơ
- Trang phục hết sức giản dị 
- Ăn uống đạm bạc.
-> Giản dị mà thanh cao
3. Nghệ thuật
- Kết hợp kể và bình luận
- chọn lọc những chi tiét tiêu biểu
- Sử dụng nghệ thuật đối lập
*Ghi nhớ ( SGK-8)
III. LUYỆN TẬP
4. Củng cố(3p)
- Hệ thống bài
- Theo em thế nào là lối sống văn hoá?
5. Hướng dẫn học ở nhà. (2p)
* Hướng dẫn học ở nhà. 
- Học bài và nội dung phần ghi nhớ.
- Sưu tầm các câu chuyện, bài thơ, bài hát nói về Bác Hồ.
* Chuẩn bị tiết sau: Đọc trước bài: Các phương châm hội thoại. 
Ngày soạn: 19.8.2010
Ngày giảng: 20.8.2010
Tiết 3
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1. Kiến thức: 
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại: phương châm về lương, phương châm về chất
2. Kỹ năng: Biết vận dụng những phương châm hội thoại trong giao tiếp.
3. Thái độ : Có ý thức sử dụng các phương châm hội thoại..
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 - Giáo viên: SGK, SGV, bảng phụ ghi ví dụ 1 và đáp án bài tập 1,bt5, nội dung bt2.
 - Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài, phiếu học tập.
III. Tiến trình hoạt động dạy và học:
 1. Tổ chức: 
	2. Kiểm tra: 
	 GV kiểm tra chuẩn bị sách vở của hs.
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Tìm hiểu phương châm về lượng (13p)
HS đọc VD (SGK-8)
GV treo bảng phụ ghi ví dụ
HS đọc lại lời thoại trên bảng phụ
GV? Câu trả lời của Ba có đáp ứng điều mà An muốn biết không? Vì sao?
HS: không - vì câu nói của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết ("Bơi" là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể, trong nghĩa của từ bơi đã có "ở dưới nước")
GV? Bạn An muốn biết điều gì?
HS: địa điểm bơi cụ thể
GV: Câu trả lời của Ba đáp ứng ít hơn hay nhiều hơn câu hỏi của An?
HS: ít hơn (không có nội dung)
GV? Theo em Ba của An cần trả lời như thế nào?
HS: ở bể bơi thành phố, ở sông, biển...
GV? Nói mà không có nội dung như vậy có thể coi là câu nói bình thường không?
HS: Không
GV?Từ VD trên, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
 (không nên nói ít hơn những gì mà giao tiếp đòi hỏi)
HS đọc ví dụ 2
GV? Em hãy kể lại truyện cười "Lợn cưới áo mới"?
GV: Vì sao truyện lại gây cười?
HS: Hỏi thừa và trả lời thừa
GV? Lẽ ra anh "lợn cưới" phải hỏi như thế nào để người nghe hiểu?
HS: Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không?
GV? Anh "áo mới" cần trả lời ra sao?
HS: Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả?
GV? Câu hỏi của anh "lợn cưới" và câu trả lời của anh "áo mới" như vậy có đúng không? Câu hỏi và câu trả lời nhiều hơn hay ít hơn so với yêu cầu?
HS: Không, nhiều hơn
GV? Từ đó em rút ra kết luận gì?
GV? Phương châm về lượng được thể hiện ntn khi giao tiếp?
HS đọc ghi nhớ
HĐ2.Tìm hiểu phương châm về chất (8p)
GV gọi 3 HS đọc VD: 1em đọc lời dẫn, 1 em đọc anh chàng 1, 1 em đọc anh chàng 2.
GV? Trong truyện cười tác giả phê phán điều gì?
HS: Phê phán người nói khoác
GV? Như vậy cần tránh điều gì khi giao tiếp?
GV: Dùng bảng phụ ghi 2 tình huống
- Nếu không biết chắc chắn một tuần nữa lớp mình cắm trại thì em có thông báo điều đó cho các bạn cùng lớp không? Vì sao?
- Nếu không biết chắc chắn vì sao bạn mình nghỉ học thì em có trả lời thầy cô và bạn bè là bạn nghỉ ốm không? Vì sao?
HS: Không, vì em không biết chính xác, không có bằng chứng xác thực)
GV? Trong giao tiếp cần tránh điều gì? Em rút ra bài học gì qua các tình huống trên?
HS đọc ghi nhớ 
HĐ3:Luyện tập (18p)
HS đọc và nêu yêu cầu bài tập 1.
Bước 1: Thành lập nhóm
- GV nêu yêu cầu, nhiệm vụ và cách tổ chức hoạt động nhóm: HS thảo luận 4 nhóm. 
- GV phát phiếu hỏi hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm. Nhóm 1,3 ý a; Nhóm 2,4 ý b.
- GV ấn định thời gian làm việc (5p)
Bước 2: Hoạt động nhóm.
- Nhóm nhận nhiệm vụ, bầu nhóm trưởng, thư ký, giao trách nhiệm cho các thành viên.
- Từng cá nhân làm việc độc lập, trao đổi ý kiến thảo luận trong nhóm.
- Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm.
Bước 3: Thông báo kết quả.
- Các nhóm 1,2 lần lượt báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến
Bước 4: Kết luận vấn đề:
GV tóm tắt kết quả thảo luận của học sinh (có thể dùng bảng phụ kết luận) đánh giá quá trình làm việc và đặt vấn đề tiếp theo.
HS đọc nội dung, yêu cầu bài tập 2
GV dùng bảng phụ ghi nội dung bài tập.
GV gọi HS lên bảng điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống?
HS + GV nhận xét, sửa sai
GV? Phương châm hội thoại của những cách nói trên là gì?
HS đọc yêu cầu bài tập 3
HS đọc truyện: Có nuôi được không?
? Phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?
HS thảo luận nhóm đôi.
Gv gọi 1 vài nhóm trả lời, nhận xét.
GV kết luận
HS đọc yêu cầu, nội dung BT4
? Giải thích vì sao người nói đôi khi dùng những cách diễn đạt như vậy?
HS thảo luận theo nhóm bàn
GV gọi các nhóm trình bày, nhận xét.
HS đọc yêu cầu BT 5
GV gọi HS giải nghĩa, lớp nhận  ... i độ: Giáo dục ý thức sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp.
II. Chuẩn bị của GV và HS
- GV: +Thành ngữ, tục ngữ nói về sự tế nhị trong giao tiếp
 + Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam.
- HS: Soạn bài
III. Tiến trình hoạt động dạy và học
 1. Tổ chức: 9a. 9b
2. Kiểm tra: (5p)
- Kiểm tra bài cũ: ? Khi giao tiếp cần tuân thủ phương châm về lượng và phương châm về chất như thế nào?
Trả lời: (Ghi nhớ Sgk/10)
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1. Tìm hiểu về phương châm quan hệ (7p)
HS: Đọc ví dụ
GV? Thành ngữ "ông nói gà, bà nói vịt" để chỉ tình huống hội thoại nào?
GV? Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện những tình huống hội thoại như vậy?
GV? Qua đó, em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
HS:Tránh nói lạc đề
HS: Đọc ghi nhớ 
HĐ2: HS tìm hiểu về phương châm cách thức (10p)
GV? Thành ngữ "Dây cà ra dây muống" chỉ cách nói như thế nào?
?"Lúng búng như ngậm hột thị" chỉ cách nói như thế nào?
GV: Những cách nói như thế ảnh hưởng như thế nào trong giao tiếp?
GV: Qua đó em rút ra bài học gì trong giao tiếp?
GV dùng bảng phụ HS đọc vd 2
GV? Có thể hiểu câu nói trên theo mấy cách?
HS: Cách 1: đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn
Cách 2: tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn mà ông ấy sáng tác 
GV? Để người nghe không hiểu lầm thì phải nói như thế nào?
HS: Không nên nói câu hiểu theo nhiều cách
GV? Như vậy, trong giao tiếp cần tuân thủ điều gì?
HS: Đọc ghi nhớ 
HĐ3. Tìm hiểu về phương châm lịch sự (8p)
HS: Đọc truyện
GV: Vì sao người ăn xin và cậu bé đều cảm thấy đã nhận được từ người kia một cái gì đó? 
HS: Phân tích thái độ hai người
GV: Qua truyện, em rút ra bài học gì?
HS: Đọc ghi nhớ
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập (10p)
HS Đọc nội dung, yêu cầu bài tập
GV? Qua những câu tục ngữ - ca dao đó, cha ông ta khuyên dạy điều gì?
HS hoạt động nhóm bàn
GV gọi 1 vài nhóm trình bày, nhận xét
GV: Tìm thêm một số câu ca dao - tục ngữ tương tự?
( . Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn ... dễ nghe
. Chẳng được miếng thịt miếng xôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng)
HS: Đọc yêu cầu bài tập 2
GV? Phép tu từ từ vựng nào có liên quan trực tiếp đến phương châm lịch sự?
HS: Đọc yêu cầu
HS: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống
GV? Mỗi từ trên chỉ cách nói liên quan đến phương châm hội thoại nào?
HS đọc yêu cầu bài tập
HS thảo luận
Nhóm 1 - 2 : ý, a
 3 - 4: ý, b
 5 - 6: ý, c
- Đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét, bổ sung.
I. PHƯƠNG CHÂM QUAN HỆ
*Ví dụ
- Ông nói gà, bà nói vịt: mỗi người nói một phách không thống nhất, không ăn nhập với nhau.
-> Giao tiếp không thành công, xã hội trở nên rối loạn
=> Khi giao tiếp cần nói đúng vào đề tài giao cần giao tiếp.
* Ghi nhớ (SGK/21)
II. PHƯƠNG CHÂM CÁCH THỨC
*Ví dụ1 
- Dây cà ra dây muống: nói dài dòng, rườm rà
- Lúng búng như ngập hột thị: nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch
-> Người nghe khó tiếp nhận thông tin.
=> Khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch.
* Ví dụ 2.
- Có thể hiểu câu trên theo hai cách khác nhau.
-> Tránh nói mơ hồ
* Ghi nhớ (SGK/22)
III. PHƯƠNG CHÂM LỊCH SỰ
* Truyện: Người ăn xin
-> 2 nhân vật đều chân thành và cảm nhận được tình cảm của nhau.
* Ghi nhớ ( SGK/ 23)
IV. LUYỆN TẬP
Bài tập 1. (T. 23)
-> Khuyên: trong giao tiếp cần nhã nhặn, lịch sự
Bài tập 2 ( T. 23)
a. Nói mát
b. Nói hớt
c. Nói móc
d. Nói leo
e. Nói ra đầu ra đũa.
- Phương châm lịch sự: a, b, c, d
- Phương châm cách thức: e
Bài tập 4 ( T.23)
a. Tránh hiểu là không tuân thủ phương châm quan hệ
b. Khi buộc phải nói điều mà xẽ làm tổn thương người đối thoại -> giảm nhẹ ảnh hưởng 
( phương châm lịch sự)
c. Báo cho người đối thoại biết là họ vi phạm phương châm lịch sự, cần chấm dứt ngay.
 4. Củng cố: (3p)
? Nhắc lại các phương châm hội thoại đã học? 
Trả lời: 
- Phương châm về lượng.
- Phương châm về chất.
- Phương châm quan hệ
- Phương châm cách thức
- Phương châm lịch sự.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2p)
*Hướng dẫn học ở nhà.
- Học bài
- Làm bài tập 5 ( T. 24)
* Chuẩn bị tiết sau: Đọc trước bài: Sử dụng yếu tố miêu tả...
Ngày soạn: 9/09/09
Ngày giảng:9A 12/09/09 
. 9B 11/9/2009	Tiết 9
 SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt 
 Kiến thức: Hiểu được văn bản thuyết minh có khi phải kết hợp với các yếu tố miêu tả thì văn bản mới hay
 Kỹ năng: Rèn kỹ năng sử dụng các yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
 Thái độ: Giáo dục ý thức tự học hỏi, sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ - HS: Chuẩn bị bài
III. Tiến trình hoạt động dạy và học
 1. Tổ chức: 9a 9b.
2. Kiểm tra: (1p) - Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
 HĐ1. Tìm hiểu về các yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh(20p)
- HS đọc văn bản
GV? Vì sao văn bản có nhan đề "Cây chuối trong đời sống Việt Nam"?
HS: Trọng tâm của bài thuyết minh: đặc điểm, công dụng của cây chuối trong đời sống Việt nam
GV? Tìm những câu văn thuyết minh về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối?
HS thảo luận 6 nhóm
GV gọi 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
GV dùng bảng phụ kết luận
+ Đặc điểm sinh sống:
.. Đi khắp Việt Nam... núi rừng
(Cây chuối rất ưa nước -> "con đàn cháu lũ")
+ Công dụng của: cây, lá, gốc, hoa, quả?
( Cây chuối là thức ăn... hoa quả)
+ Các loại quả và công dụng:
( chuối xanh để nấu thức ăn
chuối chín để ăn, chuối thờ)
GV? Bài văn thuyết minh còn sử dụng các yếu tố miêu tả
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong bài?
HS: thân cây: nhẵn bóng, lá xanh mướt, bạt ngàn vô tận..
 - Buồng chuối: dài, trĩu xuống
 - Quả: ngọt ngào, hương thơm hấp dẫn
GV? Em thử lược bỏ các yếu tố miêu tả trong bài văn -> Nhận xét
GV? Miêu tả có vai trò, ý nghĩa như thế nào trong bài văn thuyết minh?
HS đọc ghi nhớ
GV? Theo yêu cầu của văn bản thuyết minh bài này có thể bổ sung những gì?
HS: Yếu tố thuyết minh, yếu tố miêu tả, công dụng (HS dẫn chứng cụ thể)
HĐ2. Luyện tập (20p)
- HS đọc yêu cầu bài tập 1
? HS bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết thuyết minh?
Nhóm 1: Lá chuối tươi
Nhóm 2: Lá chuối khô
Nhóm 3: Nõn chuối
Nhóm 4: Bắp chuối
Nhóm 5: Quả chuối
Nhóm 6: Thân cây chuối có hình dáng...
GV dùng bảng phụ các nhóm đối chiếu, nhận xét.
- Thân cây chuối: có hình trụ nhẵn bóng, từng bẹ ôm khít với nhau.
- lá chuối tươi: xanh mướt xoè rộng như mhững chiếc quạt
- Lá chuối khô:chuyển sang màu nâu nhạt
- Quả chuối: khi xanh vỏ xanh bóng, khi chín có màu vàng óng.
- Bắp chuối: màu phơn phớt hồng đung đưa trong gió chiều.
- Nõn chuối: màu xanh non cuốn tròn như một bức thư.
HS đọc đoạn văn
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong đoạn văn?
HS trả lời
- HS đọc văn bản "Trò chơi ngày xuân"
? Chỉ ra các yếu tố miêu tả trong bài 
HS thảo luận nhóm bàn
GV gọi đại diện 1, 2 nhóm trình bày
Các nhóm khác nhận xét
I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
* Văn bản: Cây chuối trong đời sống Việt Nam
-> Thuyết minh đặc điểm, công dụng cuả cây chuối trong đời sống người Việt Nam.
-> Yếu tố miêu tả làm cho đối tượng thuyết minh được nổi bật gây ấn tượng.
*Ghi nhớ: (SGK/25)
II. LUYỆN TẬP
Bài tập 1 ( SGK/ 26)
Bài tập 2 (SGK/26)
- Táchnõ có tai.
- Chén của ta không có tai.
- Khi mời ai.mời.
-Có uống.....mới uống.
Bài tập 3: (SGK/26)
- Những con thuyền thúng nhỏ... trữ tình
- Lân được trang trí công phu... hoạ tiết đẹp.
- Hai tướng... được che lọng.
- Những con thuyền lao vút... đôi bờ sông.
 4. Củng cố: (2p)
? Khái quát lại vai trò của miêu tả trong văn bản thuyết minh? (Ghi nhớ SGK/25)
 5. Hướng dẫn học ở nhà (2p)
* Hướng dẫn học ở nhà. - Học bài - Làm bài tập trong sách BT ngữ văn.
* Chuẩn bị tiết sau 
 Đọc trước bài: Luyện tập sử dụng yếu tố miếu tả trong văn bản thuyết minh.
 Ngày soạn: 11/09/09
 Ngày giảng:9A 12/09/09 
.	9B 12/9/2009	
	Tiết 10
 LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG
VĂN BẢN THUYẾT MINH
I. Mục tiêu cần đạt 
 Kiến thức: Ôn tập, củng cố về văn bản thuyết minh có nâng cao thông qua việc kết hợp với miêu tả.
 Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
 Thái độ: Giáo dục ý thức sử dụng đúng yếu tố miêu tả trong văn thuyết minh.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: SGK, SGV, bảng phụ
- HS: đọc, Chuẩn bị bài
III. Tiến trình hoạt động dạy và học
 1. Tổ chức: 9a.. 9b..
2. Kiểm tra: (5p)
 - Kiểm tra bài cũ: ? Trong bài văn thuyết minh người viết phải đảm bảo yêu cầu gì?
Trả lời: TRình bày đúng, khách quan, nêu lên đặc điểm tiêu biểu của đối tượng.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1. Hướng dẫn HS tìm hiểu đề, lập dàn ý. (20p)
GV chép đề lên bảng
GV? Đề bài yêu cầu trình bày vấn đề gì?
GV? Cụm từ "con trâu ở làng quê Việt nam" bao gồm những ý gì? 
GV? Có thể hiểu đề văn muốn nói tới con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam không?
HS: Nói tới con trâu ở làng quê Việt Nam
GV? Bố cục 1 bài văn thuyết minh gồm mấy phần? Đó là những phần nào?
HS: 3 phần
GV? Nội dung cần thuyết minh ở phần mở bài là gì?
HS thảo luận ( trình bày phiếu học tập) 
GV? Phần thân bài cần trình bày những nội dung gì?
GV? Con trâu gắn bó với người nông dân Việt Nam trên những lĩnh vực nào?
( Làm ruộng, lễ hội, trẻ thơ... )
? Nội dung cần thuyết minh cho từng lĩnh vực?
? Có thể sử dụng yếu tố miêu tả như thế nào?
HS thảo luận 6 nhóm
GV gọi 2 nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét
GV dùng bảng phụ kết luận
GV? Ý nghĩa của các hình ảnh trâu gắn bó với tuổi thơ: Biểu tượng cho cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam?
GV? Phần kết bài cần trình bày nội dung gì?
HĐ2. Hướng dẫn HS viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả (15p)
HS suy nghĩ, viết bài
HS trình bày bài viết.
HS nhận xét
GV nhận xét, sửa lỗi (nếu có)
I. TÌM HIỂU ĐỀ, LẬP DÀN Ý
* Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam
1. Tìm hiểu đề
- Vấn đề thuyết minh: con trâu trong đời sống Việt Nam 
- Nội dung: vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề làm ruộng của người Việt Nam
2. Lập dàn ý 
* Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh ( kết hợp tả hình dáng con trâu)
* Thân bài
- Con trâu trong nghề làm ruộng:
+ Cày ruộng
+ Chở lúa
+ Trục lúa
( Miêu tả: Trâu trong từng công việc)
- Con trâu trong một số lễ hội
+ Chọi trâu
+ Đâm trâu
( Miêu tả: trâu trong từng hoạt động)
- Con trâu với tuổi thơ
+ Trẻ chăn trâu thổi sáo
+ Trẻ chăn trâu đọc sách
+Trẻ chăn trâu thả diều
-> ý nghĩa của các hình ảnh đó -> biểu tượng cho cuộc sống thanh bình
* Kết bài
- Thái độ của người viết
- Tình cảm của người nông dân Việt Nam với con trâu.
II. VIẾT BÀI 
4. Củng cố: (3p)
GV: Khẳng định vai trò của yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh.
 5. Hướng dẫn học ở nhà (2p)
* Hướng dẫn học ở nhà- Luyện viết đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả
* Chuẩn bị tiết sau: Đọc và soạn: Tuyên bố thế giới với sự sống còn...

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 123.doc