Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến tiết 110

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến tiết 110

 PHẦN TẬP LÀM VĂN ( SẼ LÀM Ở NHÀ)

A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh

 - Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung.

 - Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương .

 - Tích hợp với các văn bản văn và các bài tiếng việt, tập làm văn.

 - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng xã hội ở địa phương.

B. Chuẩn bị:

 -Thầy: Chuẩn bị nội dung.

 -Trò: Chuẩn bị nội dung giáo viên đã hướng dẫn giờ trước.

C. Tiến trình lên lớp:

 *Hoạt động 1: Khởi động

1.Tổ chức: Sĩ số 9A2

2.Kiểm tra:Việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.

 3.Giới thiệu bài:

 Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.

 

doc 30 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 732Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 101 đến tiết 110", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 tiết 101
 Ngày soạn : 09/02/08 	
Ngày giảng: 12/02/08
 Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương
 phần tập làm văn ( sẽ làm ở nhà)
A. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
 - Ôn lại những kiến thức về văn nghị luận nói chung.
 - Tập trung suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương .
 - Tích hợp với các văn bản văn và các bài tiếng việt, tập làm văn.
 - Rèn kĩ năng viết bài văn nghị luận về một sự vật, hiện tượng xã hội ở địa phương.
B. Chuẩn bị:
 -Thầy: Chuẩn bị nội dung.
 -Trò: Chuẩn bị nội dung giáo viên đã hướng dẫn giờ trước.
C. Tiến trình lên lớp:
 *Hoạt động 1: Khởi động
1.Tổ chức: Sĩ số 9A2
2.Kiểm tra:Việc chuẩn bị bài của học sinh ở nhà.
 3.Giới thiệu bài:
 Hiện nay trong thực tế có rất nhiều vấn đề con người phải quan tâm để tìm giải pháp tối ưu như vấn đề môi trường, vấn đề quyền trẻ em, vấn đề xã hội Đó là những vấn đề mà tất cả các quốc gia trên thế giới phải quan tâm đồng thời nó là vấn đề cụ thể của từng địa phương phải giải quyết. Hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về và viết về một vấn đề thực tế ở địa phương mình.
 *Hoạt động 2: Nội dung.
 ? ở địa phương em, em thấy vấn đề nào cần phải bàn bạc, trao đổi thống nhất thực hiện để mang lại lợi ích chung cho mọi người.
- Vấn đề môi trường thì cần viết về những khía cạnh nào.
- Vấn đề về quyền trẻ em .
? Khi cần viết vấn đề này thì thực tế ở địa phương em cần đề cập đến những vấn đề nào.
 - Vấn đề xã hội
? Khi viết về những vấn đề này ta cần khai thác những khía cạnh nào ở địa phương mình .
? Khi viết bài văn ta cần đảm bảo những yêu cầu gì về ND.
 ? Sự việc hiện tượng nào trong xã hội được đề cập
? Nhận xét gì về sự việc hiện tượng đó.
 * Hoạt động 3.
 ? Vậy khi viết về mộy vấn đề ở địa phương ta cần đảm bảo yêu cầu gì về Nd và hình thức.
* Hoạt động 4.
 1.Hướng dẫn một số vấn đề cần làm
a. Xác định những vấn đề có thể viết ở địa phương
-Vấn đề môi trường:
+Hậu quả của việc phá rừng à lũ lụt, hạn hán
+Hậu quả của việc chặt phá cây xanh à ô nhiễm
+Hậu quả của rác thải bừa bãi à khó tiêu hủy
- Vấn đề quyền trẻ em.
+Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến trẻ em (xây dựng, sửa chữa trường học...)
+ Sự quan tâm của nhà trường đến trẻ em( xây dựng khung cảnh phù hợp...)
+ Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình.
- Vấn đề xã hội: 
+ Sự quan tâm giúp đỡ của gia đình thuộc diện chính sách
+ Những tấm gương sáng trong thực tế ( về lòng nhân ái, đức hy sinh...)
b. Xác định cách viết.
- Yêu cầu về ND:
+ Sự việc hiệ tượng được nói tới phải mang tính phổ biến trong xã hội.
+ Phải trung thực có tính xây dựng, không sáo rỗng.
+ Phân tích nguyên nhân phải đảm bảo tính khách quan có tính thuyết phục. Bày tỏ thái độ tán thành hay phản đối, xuất phát từ lập trường quan điểm tiến bộ của xã hội không vì lợi ích của cá nhân.
+ Nội dung bài viết giản dị, dễ hiểu tránh dài dòng.
- Yêu cầu về hình thức:
+ Phải đủ bố cục 3 phần ( MB,TB, KB)
+ Phải có đủ luận điểm, luận cứ, lập luận.
2. Hướng dẫn tìm hiểu một số văn bản.
(GV hướng dẫn HS tìm hiểu 1 số bài viết trên báo về v/đề này)
II.Luyện tập. 
- Chú ý: Khi viết về một vấn đề ở địa phương ta cần đảm bảo yêu cầu. 
 + ý kiến và nhận định của cá nhân phải rõ ràng, cụ thể có thuyết minh, lập luận thuyết phục.
 + Tuyệt đối không được nêu tên người, tên cơ quan đơn vị cụ thể có thật, vì như vậy là phạm vi Tập làm văn trở thành một phạm vi khác. 
Củng cố, dặn dò
+ Củng cố:- Gv hệ thống lại toàn bài
+ Dặn dò:- VN viết một văn bản hoàn chỉnh
 - Soạn bài: Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
Thời hạn nộp bài: tuần 26
 Bài 19, 20- Tiết 102
Ngày soạn : 10/02/08 	
Ngày giảng: 14/02/08	
Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới.
 Vũ Khoan
A. Mục tiêu cần đạt:
 Giúp học sinh
 - Nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam, yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước.
 - Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả.
 - Tích hợp với tiếng việt và tập làm văn.
 - Rèn kĩ năng đọc, hiểu, phân tích văn bản nghị luận về vấn đề con người, xã hội.
B. Chuẩn bị:
 - Thầy: Chuẩn bị chân dung tác giả Vũ Khoan, cuốn sách: Một góc nhìn của tri thức 
(tập 1-NXB trẻ; thành phố Hồ Chí Minh, 2002).
 - Trò: Đọc kỹ văn bản chuẩn bị theo câu hỏi trong sách giáo khoa-trang 30.
C. Tiến trình lên lớp:
 * Hoạt động 1: Khởi động
 1. Tổ chức:
 2. Kiểm tra: Kiểm tra bài cũ.
	Câu 1: Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” có mấy luận điểm, là những luận 
 điểm nào?
	Câu 2: Sau khi học xong văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ” em có nhận xét như thế nào về bố cục, về cách viết, về giọng văn của tác giả đã sử dụng trong văn bản?
 3. Giới thiệu bài:
 Vào Thế kỷ XXI, Thiên niên kỷ III thanh niên Việt Nam chúng ta đã, đang và sẽ chuẩn bị những gì trong hành trang của mình. Liệu đất nước ta có thể sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không? Một trong những lời khuyên, những lời trò chuyện về một trong những nhiệm vụ quan trong hàng đầu của thanh niên được thể hiện trong bài nghị luận của đồng chí Phó Thủ tướng Vũ Khoan viết nhân dịp đầu năm 2001.
 * Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản:
- Yêu cầu học sinh đọc to, rõ ràng, 
mạch lạc, tình cảm phấn chấn.
- Giáo viên đọc mẫu, mời 3 học sinh đọc.
- Giáo viên nhận xét cách đọc của học sinh.
? Dựa vào phần chú thích (*) trong SGK hãy giới thiệu những nét chính về tác giả?
? Đọc các chú thích SGK (29)
? Chú ý các từ ? Giải nghĩa.
 (Động lực; kinh tế tri thức; thế giới mạng; bóc ngăn cắn dài).
? Văn bản này thuộc kiểu văn bản gì?
? Văn bản này có bố cục mấy phần?
Nội dung từng phần.
Nêu chủ đề của văn bản?
? Quan sát toàn bộ văn bảnà xác định luận điểm chính trong văn bản?
? Đọc phần nêu vấn đề?
? Em có nhận xét như thế nào về cách nêu vấn đề của tác giả ? Việc đặt vấn đề vào thời điểm đầu thế kỉ mới có ý nghĩa như 
thế nào?
? Đọc phần 2? Đoạn 1?
? Luận cứ đầu tiên được triển khai là gì?
Người viết đã đưa ra những lí lẽ nào để xác minh cho luận cứ này?
? Đọc đoạn 2 và 3 (Phần 2)?
? Luận cứ thứ 2 là gì? luận cứ này được triển khai thành mấy ý?
? Đọc đoạn 4 + đoạn 5 (Phần 2)?
N.xét cách nêu ra những điểm mạnh điểm yếu của người VN mà t.giả đã trình bày? 
? Tác giả đã nêu những cái mạnh, cái yếu nào của con người Việt Nam? Nguyên nhân vì sao có cái yếu?
? Em có nhận xét như thế nào về cách lập luận của tác giả?
(Cụ thể, rõ ràng, lôgíc)
à Sức thuyết phục cao
Em đã học và đọc nhiều tp văn học và những bài học lịch sử về các p/chất tốt đẹp của dt Việt Nam. Những n.xét của t/g có gì giống và khác...
Thái độ của t/g ntn khi nêu nên những n/xét này?
? Đọc phần 3?
? Tác giả nêu luận điểm kết thúc ntn? của khâu đầu tiên có ý nghĩa quyết định khi bước vào thế kỉ mới là gì? Vì sao?
? Em có nhận xét như thế nào về nhiệm vụ tác giả nêu ra?
*Hoạt động 3: Tổng kết- Luyện tập
? Tác giả đã sử dụng những tín hiệu nghệ thuật gì trong văn bản?
? Nội dung chủ yếu mà văn bản đề cập đến là gì?
? Hãy tìm một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam trong dãy sau? Bảng phụ + Phiếu
học tập.
Em thấy mình có những điểm mạnh và điểm yếu nào trong những điều t.giả đã nêu, và cả những điều t.giả chưa nói, nêu phương hướng khắc phục?
I/- Tiếp xúc văn bản.
 1. Đọc văn bản
2.Tìm hiểu chú thích
a. Tác giả: Phó thủ tướng, người có nhiều công lao trong việc đưa VN vào tổ chức t.mại thế giới. 
 b. Giải thích từ khó.
- Động lực: Là lực tác động vào vật, đồ vật 
hay đối tượng.
- Kinh tế tri thức: Chỉ một trình độ phát triển rất cao của nền kinh tế mà trong đó tri thức trí tuệ 
chiếm tỷ trọng cao trong các giá trị của sản 
phẩm trong tổng sản phẩm kinh tế quốc dân.
- Thế giới mạng: Liên kết, trao đổi thông tin 
trên phạm vi toàn thế giới nhờ hệ thống máy 
tính liên thông.
- Bóc ngắn cắn dài: Thành ngữ chỉ lối sống, 
lối suy nghĩ làm ăn hạn hẹp nhất thời không
có tầm nhìn xa.
c. Văn bản:
- Nghị luận về một vấn đề XH, viết năm 2001
khi đất nước ta cùng thế giới bước vào năm đầu tiên của thế kỉ 21.
 3. Bố cục: 3 phần
Phần 1:2 câu đầu- Đặt vấn đề.
Phần 2: Giải quyết vấn đề:
+ chuẩn bị hành trang vào t/kỉ mới quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con người.
+ Bối cảnh t/giới hiện nay & những mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề của đất nước.
+ Những điểm mạnh yếu của con người VN cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế trong thế kỉ mới.
Phần 3: Kết thúc vấn đề:
 Thế hệ trẻ Việt Nam cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục diểm yếu để đáp ứng nhiệm vụ.
4. Chủ đề:
Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, thế hệ trẻ VN cần thấy rõ điểm mạnh điểm yếu của con người VN để rèn cho mình những đức tính thói quen tốt, khắc phục những điểm yếu góp phần đưa đất nước đi lên.
II/. Phân tích văn bản
- Luận điểm chính: Lớp trẻ VN cần nhận ra những cái mạnh cái yếu của con người VN để rèn những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
 1. Nêu vấn đề.
 - Nêu vấn đề một cách trực tiếp, rõ ràng, ngắn gọn, cụ thể.
- Đối tượng : Thế hệ trẻ Việt Nam.
- ý nghĩa: Đây là thời điểm quan trọng, thiêng liêng, đầy ý nghĩa, sự chuyển tiếp giữa 2 thế kỉ, giữa 2 thiên niên kỉ, đó là v.đề của mọi người, của toàn dân của đ.nước; đặc biệt là lớp trẻ Việt Nam phải nắm vững cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam à từ đó phải rèn luyện những thói quen tốt khi bước vào nền kinh tế mới.
 2. Giải quyết vấn đề.
 a,* Sự chuẩn bị cho bản thân con người để bước vào thế 
kỉ mới.
 - Luận chứng, lí lẽ làm sáng tỏ luận cứ:
 + Từ xưa đến nay bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Không có con người, lịch sử không thể tiến lên, phát triển.
 + Trong nền kinh tế tri thức, trong thế kỉ XXI vai trò con người càng nổi trội.Vì con người với tư duy sáng tạo với tiềm năng chất xám vô cùng phong phú sâu rộng đã góp phần quyết định tạo nên nền k/tế tri thức ấy.
 b,*Bối cảnh hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ nặng nề của đ/nước.
2 ý:
+Bối cảnh chung hiện nay: Một t.giới khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại, sự giao thoa hội nhập ngày càng sâu rộng giữa các nền kinh tế. VD: các s.phẩm điện tử cao cấp; đồng tiền chung châu Âu(EURO),; VNam gia nhập tổ chức thương mại t.giới (WTO); hội đồng bảo an liên hợp quốc...
+ Đ.với đất nước: Đồng thời g/quyết 3 nhiệm vụ:
Thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nềng kinh tế nông nghiệp ; đẩy mạnh CNH- HĐH; tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức.-> Đó là những n.vụ, mục tiêu nặng nề mà chúng ta cần g.quyết, do vậy phải c.bị hành trang để bước vào t.kỉ mới. 
*Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam cần được nhận rõ khi bước vào nền kinh tế mới trong t/kỉ mới.
T.giả không liệt kê hết điểm mạnh rồi đến điểm yếu mà nêu từng điểm mạnh, và chỉ ra trong đó tiềm ẩn điểm yếu để đối chiếu từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu.
 - Cái mạnh truyền thống: Thông minh, nhạy bén với cái mới. Đó là c ... i gian.
c.- Phép lập luận chủ yếu: là phân tích và chứng minh. Các l.điểm triển khai theo lối p.tích và biểu hiện chứng tỏ t.gian là vàng. Sau mỗi l.điểm đều có d.chứng c.minh.
đ Cách lập luận ấy có sức thuyết phục vì giản dị, dễ hiểu
? Từ việc tìm hiểu VB "Thời gian là vàng" em hãy lập dàn ý cho bài văn.
( HS trình bày vào phiếu học tập)
2. Bài tập 2: Lập dàn ý cho VB trên.
- Mở bài: Nêu vấn đề (nêu câu ngạn ngữ và giải thích câu ngạn ngữ)
-Thân bài: Gồm 4 luận điểm và chứng minh từng luận điểm bằng việc phân tích những biểu hiện chứng tỏ thời gian là vàng:
 + Thời gian là sự sống.
 + Thời gian là thắng lợi. 
 + Thời gian là tiền.
 + Thời gian là trí thức.
- Kết bài: Rút ra những kết luận: Nếu biết tận dụng thời gian thì làm được nhiều điều cho bản thân và XH, bỏ phí thời gian thì có hại, về sau hối tiếc cũng không kịp.
*Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò:
- Thu phiếu học tập.
- Khái quát bài: Khái niệm và yêu cầu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
- Hướng dẫn về nhà: +Học bài, nắm vững khài niệm yêu cầu bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 + Tìm hiểu một số đề bài, cách làm bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí.
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
 Tiết 109: Liên kết câu và liên kết đoạn văn 
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp học sinh.
- Nâng cao hiểu biết và kĩ năng sử dụng phép liên kết đã học từ bậc tiểu học.
+ Nhận biết liên kết nội dung và liên kết hình thức giữa các câu và các đoạn văn.
+ Nhận biết một số biện pháp liên kết thường dùng trong việc tạo lập VB.
- Tích hợp với văn và TLV ở các bài nghị luận.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phương tiện liên kết câu, liên kết đoạn văn khi viết văn.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Đèn chiếu, bảng phụ ngữ liệu.
- Học sinh: Đọc trước bài+ Phiếu học tập.
C. Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức: 
2. kiểm tra:
- Nêu các thành phần biệt lập đã được học? cho VD?
- Làm bài tập 5(SGK/33)
3. Giới thiệu bài:
Để người đọc có thể hiểu được nội dung ý nghĩa của VB thì giữa các đoạn văn trong VB cũng như các câu trong một đoạn văn phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau về ND và hình thức. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay để hiểu thêm về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
*Hoạt động 2: Bài mới
. Ngữ liệu và phân tích ngữ liệu:
- Đèn chiếu:
+ Đoạn văn 1(SGK/42.43)
(Nguyễn Đình Thi- Tiếng nói của văn nghệ)
H/s đọc đoạn văn- tìm hiểu và trả lời câu hỏi:
I.Bài học.
Khái niệm liên kết.
? Đoạn văn trên bàn về vấn đề gì? Chủ đề ấy có quan hệ ntn với chủ đề chung của VB?
ĐV gồm mấy câu? Nội dung chính của mỗi câu trong đoạn văn trên là gì?
? Những nội dung ấy có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn.
? Nêu nhận xét về trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn?
Thế nào là liên kết về nội dung?
? Mối quan hệ chặt chẽ về ND giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào (chú ý từ in đậm)
- 
? Từ sự phân tích trên em thấy về hình thức các câu liên kết với nhau bằng cách nào?
* Hoạt động 3: 
Đèn chiếu: Đoạn văn - (BT - SGK/44)
Học sinh đọc đoạn văn - trao đổi thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Chủ đề của đoạn văn là gì
? Nội dung các câu trong đoạn phục vụ chủ đề ấy như thế nào?
? nêu một trường hợp cụ thể để thấy trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn là gì?
? Các câu liên kết trong đoạn văn bằng những phép liên kết nào?
ị Đoạn văn trên bàn về cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ (thông qua suy nghĩ, tình cảm cá nhân người nghệ sĩ) đ là một bộ phận làm nên "tiếng nói của văn nghệ". Nghĩa là giữa chủ đề của đoạn văn và chủ đề của văn bản có quan hệ bộ phận- toàn thể
 ĐV gồm 3 câu
+ Câu 1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại.
+ Câu 2: Khi phản ánh thực tại người nghệ sĩ muốn nói lên một điều gì đó mới mẻ.
+ Câu 3: Cáo mới mẻ đó là thái độ, tình cảm và lời nhắn gửi của người nghệ sĩ.
-> Nội dung của các câu đều hướng về chủ đề của đoạn văn là: "Cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ"
-> Trình tự sắp xếp các câu hợp lí, lôgíc.
* Liên kết câu và liên kết đoạn:Các đoạn văn trong một VB cũng như các câu trong một đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức.
- Về nội dung:
+Các đoạn văn phải phục vụ chủ đề chung của văn bản, các câu phải phục vụ chủ đề của đoạn văn (liên kết chủ đề)
+ Các đoạn văn và các câu phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý (liên kết lôgíc).
->Các câu quan hệ chặt chẽ với nhau về nội dung thông qua biện pháp
 + Lặp từ vựng: Tác phẩm - tác phẩm
+ Dùng từ cùng trường liên tưởng: Tác phẩm - nghệ sĩ (tác giả, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ)
+ Phép thế: Anh thay từ nghệ sĩ; cái đã có rồi đồng nghĩa với vật liệu mượn ở thực tại
+ Quan hệ từ: nhưng
- Về hình thức, các câu và các đoạn văn có thể được liên kết với nhau bằng một số biện pháp chính sau:
+ Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước (Phép lặp từ ngữ) 
+ Sử dụng ở câu đứng sau từ ngữ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc trường liên tưởng với từ ngữ đã có ở câu trước (phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước (phép thế)
+ Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thị quan hệ với câu trước (phép nối)
*Ghi nhớ (2 HS đọc laị ghi nhớ)
II.Luyện tập
Bài tập 1: Phân tích sự liên kết về nội dung và về hình thức giữa các câu trong đoạn văn.
- Chủ đề của đoạn văn: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người Việt Nam và quan trọng hơn là những hạn chế cân khắc phục: đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
- Nội dung các câu trong đoạn đều tập trung vào chủ đề đó.
- Trình tự sắp xếp hợp lý cụ thể:
+ Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam
+ Những điểm hạn chế
+ Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới.
- Các câu được liên kết với nhau bằng những phép liên kết sau:
+ Câu 2 nối câu 1 bằng phép đồng nghĩa (Bản chất trời phú ấy)
+ Câu 3 nối câu 2 bằn phép nối (nhưng)
+ Câu 4 nối câu 3 bằng phéo nối (nhưng)
+ Câu 4 và câu 5 bằng phép lặp từ ngữ (lỗ hổng)
+ Câu 5 và câu 2 bằng phép lặp từ ngữ (thông minh)
 Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức về khái niệm liên kết
- Hướng dân bài học: nắm vững kiến thức về liên kết
- Làm bài tập, đọc và làm bài tập phần luyện tập.
Ngày soạn:
Ngày giảng: 
Tiết 110: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
(Luyện tập)
A. Mục tiêu bài học:
Giúp học sinh.
- Ôn tập và củng cố kiến thức đã học vể liên kết câu và liên kết đoạn văn.
- Tích hợp với văn và văn bản Con cò, với TLV "Cách làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Hệ thống kiến thức bài + bài tập - bảng phụ - đèn chiếu.
- Học sinh: Phiếu học tập, làm bài tập ở nhà
C. Tiến trình bài dạy:
*Hoạt động 1: Khởi động.
1. Tổ chức: 
2. kiểm tra:
- Thế nào là liên kết? giữa các câu, giữa câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn trong một văn bản có mối quan hệ với nhau như thế nào? (về nội dung? về hình thức?)
3. Giới thiệu bài:
Để củng cố thêm kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn đã học ở tiết 109 giờ học hôm nay chúng ta cùng luyện tập ngiêm cứu một số bài tập ở tiết 110.
*Hoạt động 2: Bài mới (luyện tập)
? Tại sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?
? Có mấy loại liên kết và các dấu hiệu để nhận biết các loại liên kết đó?
I. Ôn tập về liên kết câu và liên kết đoạn văn
- Phải liên kết các câu và liên kết đoạn văn vì các câu trong đoạn phải liên kết với nhau thì ta mới có một đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu các câu không liên kết với nhau thì có thể ta chỉ có một chuỗi câu hỗn độn.
- Các đoạn phải liên kết với nhau thì mới có một văn bản hoàn chỉnh.
- Các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết:
a. Liên kết nội dung:
- Các câu trong đoạn văn phải tập trung làm rõ chủ đề của cả đoạn văn.
- Dấu hiệu nhận biết là trình tự sắp xếp hợp lý các câu (thực ra là các ý của mỗi câu được trình bày một cách logíc)
b. Liên kết hình thức:
- Một biểu hiện của liên kết nội dung (trình tự sắp xếp các câu hợp lý, còn gọi là liên kết tuyến tính)
- Dấu hiệu nhận biết là các phương tiện ngôn ngữ (từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa, từ ngữ cùng trường liên tưởng, quan hệ từ, đại từ, từ, cụm từ) dùng để thực hiện các phép liên kết (phép thế, phép nối, phép lặp)
Đèn chiếu các đoạn văn. 
HS đọc bài tập 1, lớp trao đổi thảo luận chỉ ra các biện pháp liên kết câu và liên kết đoạn văn.
II. Bài tập
1. Bài tập 1: SGK tr49
a. Phép liên kết câu và liên kêt đoạn văn: 
- Trường học - trường học (lặp: liên kết câu)
- Như thế thay thế cho câu cuối ở đoạn trước (thế: liên kết đoạn văn)
b. Phép liên kết câu và đoạn văn:
- Văn nghệ - văn nghệ (lặp - liên kết câu)
- Sự sống - sự sống; văn nghệ – văn nghệ (lặp - liên kết đoạn văn)
c. Phép liên kết câu:
Thời gian- Thời gian- Thời gian; Con người-con người.(Phép lặp)
d. Phép liên kết câu:
- Yếu đuối - mạnh; hiền lành - ác (trái nghĩa)
Học sinh đọc bài tập 2.
Tìm cặp từ trái nghĩa, phân biệt đặc điểm thời gian vật lý với đặc điểm thời gian tâm lý giúp cho hai câu ấy liên kết chẵt chẽ với nhau.
HS đọc bài tập 3.
? Chỉ ra các lỗi về liên kết nội dung và nêu cách sửa chữa các lỗi ấy
Đọc bài tập 4
? chỉ ra và nêu cách sửa các lỗi liên kết về hình thức trong những đoạn trích?
2. Bài tập 2: SGK tr50
Cặp từ trái nghĩa: 
- (thời gian) Vật lý - (thời gian) tâm lý.
- Vô hình - hữu hình.
- Giá lạnh - nóng bỏng
- Thẳng tắp - hình tròn
- Đều đặn - lúc nhanh lúc chậm.
3. Bài tập 3 SGK. tr50
a. Lỗi về liên kết nội dung: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.
- Chữa: Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu.
VD: "Cắm đi một mình trong đêm. Trận địa đại đội hai của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối."
b. Lỗi về liên kết nội dung:
Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý.
- Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu hai để làm rõ làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện.
- VD: "Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật"
4. Bài tập 4: SGK tr51
Lỗi về liên kết hình thức
a. Lỗi dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất (dùng từ "chúng" là phù hợp nhất)
- Cách sửa: Thay đại từ "Nó" bằng đại từ "chúng"
b. Lỗi từ: "văn phòng" và "hội trường" không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này
- Cách sửa: thay từ "hội trường" ở câu 2 bằng từ "văn phòng"
* Hoạt động 3: Luyện tập (kết hợp trong hoạt động 2
* Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống kiến thức ôn tập: Liên kết, các loại liên kết và dấu hiệu nhận biết.
- Hướng dẫn học bài: Về nhà học và nắm chắc kiến thức về liên kết câu và liên kết đoạn văn. Llàm bài tập 5 SGK.
- Thực hành làm các bài tập trong sách bài tập ngữ văn tiết 110.
- Tìm thêm các đoạn văn câu văn mắc lỗi chỉ ra cách sửa các lỗi đó. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 21,22.doc