Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 116: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 116: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ

A. Mục tiêu cần đạt

- Kiến thức: + Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.

 + Thấy được vẻ đẹp của thể thơ ngũ ngôn, cái hay trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả.

- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.

- Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn, khát vọng được sống và cống hiến công sức của mình cho đất nước.

B.Chuẩn bị

 Giáo viên:+Nghiên cứu tài liệu – thiết kế giáo án. Máy chiếu.

 +Chân dung nhà thơ Thanh Hải, Một số tranh ảnh minh hoạ.

 Học sinh: Chuẩn bị bài theo SGK.

 +Tập hát bài thơ đã được phổ nhạc.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 116: Văn bản: Mùa xuân nho nhỏ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	Tiết 116.
Ngày soạn 29 / 1 /2008
Ngày dạy / /2008
văn bản : Mùa xuân nho nhỏ
( Thanh Hải)
A. Mục tiêu cần đạt 
- Kiến thức: + Cảm nhận được những cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm “một mùa xuân nho nhỏ” dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa và giá trị của cuộc sống của mỗi cá nhân là sống có ích, có cống hiến cho cuộc đời chung.
 + Thấy được vẻ đẹp của thể thơ ngũ ngôn, cái hay trong cách sử dụng từ ngữ của tác giả.
- Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ.
- Giáo dục tư tưởng: Bồi dưỡng tình cảm nhân văn, khát vọng được sống và cống hiến công sức của mình cho đất nước.
B.Chuẩn bị
 Giáo viên:+Nghiên cứu tài liệu – thiết kế giáo án. Máy chiếu.
 +Chân dung nhà thơ Thanh Hải, Một số tranh ảnh minh hoạ.
 Học sinh: Chuẩn bị bài theo SGK.
 +Tập hát bài thơ đã được phổ nhạc.
C. Tiến trình lên lớp
I. ổn định tổ chức (1’)
 Vắng:
II. Kiểm tra bài cũ (5’)
Sử dụng máy chiếu.
? Đọc thuộc lòng bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên.? Nêu khái quát nội dung bài thơ?
HS:+ Đọc thuộc lòng.
 + Thông qua hình ảnh con cò trong những câu hát ru nhà thơ ca ngợi tình mẫu tử và ý nghĩa của lời mẹ ru đối với mỗi con người.
III. Bài mới (35’)
Giới thiệu bài: Đã hơn hai mươi năm trôi qua nhưng mỗi dịp tết đến xuân về mỗi chúng ta lại được nghe giai điệu ngọt ngào tha thiết bài hát “Mùa xuân nho nhỏ” của nhạc sĩ Trần Hoàn phổ thơ Thanh Hải – Nhà thơ muốn gứi gắm điều gì khi tết đến xuân về - chúng ta cùng tìm hiểu:
Đọc - Tìm hiểu chú thích (5’)
Hoạt động của GV
Dự kiến HĐ của HS
NDghi bảng
? Dựa vào chú thích em hãy nêu những nét khái quát về tác giả?
* Bổ sung:Ông là một nhà thơ cách mạng. Ông luôn cất tiếng thơ ca ngợi sự hi sinh của con người. Ông đã cống hiến trọn đời cho quê hương đất nước.
+ SD máy chiếu chân dung nhà thơ.
? Hoàn cảnh sáng tác bài thơ có gì đặc biệt?
- Hướng dẫn đọc: Giọng thiết tha, trìu mến – Thể hiện được âm điệu ngọt ngào của xứ Huế.
+ Đọc mẫu 6 câu thơ đầu
 ( Gọi 1 em đọc phần còn lại,
1 em đọc cả bài).
? Em hiểu thế nào là chim chiền chiện, lộc, Nam ai, Nam bình, phách tiền.
Em hãy xác định bố cục của bài thơ?
-Trả lời(TL): Theo chú thích SGK
- Quan sát máy chiếu.
- TL: Theo chú thích SGK
- Đọc bài.
- TL: Theo chú giải.
-TL: Gồm 3 phần: +Hai khổ đầu.
+Ba khổ tiếp.
+Khổ cuối.
1.Tác giả
2.Tác phẩm
-Viết năm 1980- Khi nhà thơ sắp từ giã cõi đời
II. Đọc – Tìm hiểu bài thơ ( 25’)
1. Mùa xuân của thiên nhiên và đất nước.
a/ Mùa xuân thiên nhiên (9’)
? Yêu cầu học sinh đọc lại 6 câu thơ đầu.
? Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên đất trời được miêu tả qua những chi tiết nào?
? Để diễn tả những tín hiệu mùa xuân đó tác giả sử dụng như từ loại nào? 
? Em có nhận xét gì về cấu tạo ngữ pháp của hai câu thơ đầu? Tác dụng?
Giảng: Trên dòng sông nước mênh mông nhà thơ phát hiện ra một sự sống đang diễn ra trước mắt thật kỳ diệu.
? Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo hiệu điều gì? Cách sử dụng thán từ ơi gợi cho em cảm xúc ra sao?
? Em hiểu thế nào là giọt long lanh, nhà thơ đã cảm nhận như thế nào về hình ảnh đó?
Giảng: Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình hình ảnh thơ thật đẹp: Giọt long lanh ở đây có thể là giọt mưa, giọt nắng xuân đậu trên chồi non lộc biếc khi xuân về hoặc có thể là giọt âm thanh và cũng có thể đây là giọt Xuân qua trí tưởng tượng của nhà thơ. Giọt xuân được đất trời kết tinh gọt rũa trở nên long lanh như ngọc.
? Qua đó em có nhận xét gì về bức tranh thiên nhiên mà tác giả miêu tả?
? Trước vẻ đẹp tinh khiết của mùa xuân thái độ của tác giả như thế nào? 
+ Đọc 6 câu thơ đầu.
- TL: Sông xanh, hoa tím, chim chiền chiện hót vang trời.
- TL: Động từ, tính từ chỉ màu sắc. 
+ Đảo cấu trúc câu- Gây ấn tượng
- TL: Báo mùa xuân. Thán từ ơi như tiếng gọi thân thương trìu mến.
- TL: Giọt nắng, giọt mưa, giọt âm thanh
Cảm nhận bằng trí tưởng tượng phong phú.
- TL: Có sắc màu âm thanh - đẹp.
- TL: Đưa tay hứng – nâng niu.
- Sử dụng động từ, tính từ gợi tả, đảo cấu trúc câu.
- Bức tranh thiên nhiên sắc màu tươi sáng, âm thanh rộn ràng – sức sống mãnh liệt. 
- Con người say sưa ngây ngất, nâng niu mùa xuân đẹp.
* Bình: Bức tranh thiên nhiên thật đẹp thơ mộng với màu sắc tươi tắn, âm thanh rộn ràng làm bừng lên cuộc sống náo nức. Thán từ “ơi” như lời mời gọi thân thương để mùa xuân hãy đến gần hơn nữa. Và trước bức tranh ấy con người ngây ngất mê say nâng niu gìn gữu một mùa xuân tươi đẹp.
b, Mùa xuân của con người - đất nước (6’)
? Quan sát khổ thơ thứ hai và cho biết mùa xuân của con người - đất nước được thể hiện qua những chi tiết nào?
? Nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ?
? Lộc ở đây ngoài ý hiểu như phần chú giải còn có ý nghĩa như thế nào?
? Những lộc xuân ấy có thái độ như thế nào trước mùa xuân?
? Em hiểu thế nào là hối hả, xôn xao?
? Hình ảnh đất nước được thể hiện như thế nào trong khổ thơ? Tác giả thể hiện thái độ gì?
-TL: Người cầm súng, người ra đồng – Lộc theo chân.
- TL: Điệp từ,từ láy
- TL:Con người cũng là lộc xuân của đất nước.
- TL: Hối hả, xôn xao.
- TL: Khẩn trương náo nức.
- TL: Vất vả, gian lao – nhưng luôn tiến lên.
- Điệp từ,từ láy
- Con người là lộc xuân của đất nước
đ náo nức khẩn trương trước mùa xuân.
+ Nhà thơ tin tưởng, yêu mến tự hào về đất nước.
* Chuyển: Con người là lộc xuân của đất nước, họ đã khẩn trương náo nức trước cuộc sống mới – Chính họ góp phần làm đẹp và ý nghĩa thêm bức tranh xuân – Tiếp mạch thơ những con người-lộc xuân ấy có khát vọng gì?
2.Ước nguyện của tác giả (10’)
+ Yêu cầu HS đọc tiếp phần 2
? Đại từ “ta” có gì khác với từ tôi? 
?Nghệ thuật mà tác giả sử dụng? 
? Ước nguyện của tác giả thể hiện qua những hình ảnh nào ý nghĩa của những hình ảnh đó? 
* Hướng dẫn học sinh thảo luận theo bàn.
 + Quan sát học sinh làm bài.
- Thu bài làm của các nhóm chiếu lên máy.
- Nhận xét đánh giá bài làm. chiếu đáp án chuẩn:
- Làm: chim hót, cành hoa, nhập vào hoà ca – là nốt trầm.đ góp phần nhỏ bé làm đẹp cuộc đời.
- Lặng lẽ dâng đời từ khi tuổi trẻ đ hết cuộc đời.
? Hãy khái quát lại những ước nguyện của tác giả?
? Lúc này nhà thơ đang nằm trên giường bệnh sắp từ giã cõi đời em có nhận xét về khái vọng được cống hiến của tác giả?
? Trước tư tưởng của nhà thơ em thấy mình như thế nào?
? Em thử tìm những câu thơ có ước nguyện tương tự?
? Đọc khổ thơ cuối và nhận xét về âm điêu của khổ thơ?
+ Đọc bài
- TL: “tôi” là chỉ riêng một người, “ta” nói chung tất cả mọi đối tượng.
- TL: Điệp từ.
* Thảo luận theo hướng dẫn.
- Quan sát nhận xét bài của bạn .
- Ghi nhanh đáp án chuấn của GV.
- TL: Tự nguyện, âm thầm, lặng lẽ, góp phần công sức nhỏ bé của mình – xây dựng mùa xuân đất nước.
- TL: Mạnh mẽ, sôi sục
- TL: tự bộc lộ 
- TL: Nếu là chim là bồ câu trắng.. là người tôi chết cho quê hương.
- TL:Ngọt ngào tha thiết – giai điệu của xứ Huế thơ mộng.
- Điệp từ.
-Tự nguyện, âm thầm, lặng lẽ, góp phần công sức nhỏ bé của mình – xây dựng mùa xuân đất nước.
- Khát vọng được cống hiến mạnh mẽ, sôi sục.
* Bình: Khép lại bài thơ ta vẫn còn nghe vang vọng ngọt ngào – Khát vọng được sống và cống hiến sôi sục lan toả trong ta. Là người sống phải có ý thức cống hiến để xây dựng đất nước ngày càng tươi đẹp; đó là phương châm sống không phải của riêng ai.
III. Tổng kết (5’)
? Khái quát nội dung, nghệ thuật bài thơ?
- Theo dõi HS thảo luận.
* Chiếu phần ghi nhớ SGK. 
* Thảo luận – Trình bày.
- Đọc ghi nhớ
IV. Củng cố (2’)
- Cho HS nghe bài hát .
- Suy nghĩ của em sau khi học xong bài thơ.
V. Hướng dẫn (2’)
- Học thuộc lòng bài thơ - Nắm được giá trị ý nghĩa của bài
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về phần 2 của bài thơ.
- Hãy học tập tư tưởng của nhà thơ.
- Soạn bài “ Viếng lăng Bác” – Theo hướng dẫn SGK.
E. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docMua xuan nho nho(2).doc