Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tổng kết phần văn bản nhật dụng

TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Trên cở sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của vb nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.

- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng.

- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, khái quát.

II. Chuẩn bị :

* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.

* HS : Tìm hiểu trước bài học.

III. Tiến trình tiết dạy :

1. Ổn định lớp (1)

2. Kiểm tra bài cũ :

3. Bài mới : Vb nhật dụng là gì ? Nội dung và hình thức của các vb nhật dụng đã học ?

 

doc 4 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 881Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tổng kết phần văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngay soan
28
02
2011
Tuan
27
Ngy day
01
03
2011
Tiet
131, 132
TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Trên cở sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của vb nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng.
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, khái quát.
II. Chuẩn bị : 
* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.
* HS : Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới : Vb nhật dụng là gì ? Nội dung và hình thức của các vb nhật dụng đã học ? 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm hiểu Khái niệm vb nhật dụng :
* Gọi HS đọc phần I SGK.
* GV nhắc lại quan niệm về Vbnd trong SGK.
-H: Cập nhật là gì ? Tính cập nhật của Vbnd thể hiện ở yếu tố nào trong vb ?
-H: Vbnd thể hiện những thể loại, những kiểu vb nào để thể hiện tính cập nhật đó ?
-H: Tại sao nói giá trị văn chương là một yêu cầu quan trọng của Vbnd ?
Hđ 1 : Tìm hiểu khái niệm vb nhật dụng.
* Đọc phần I SGK.
* Nghe, lưu ý.
* Dựa vào SGK để trình bày khái niệm “cập nhật” và yếu tố mang tính cập nhật trong Vbnd.
* Phát hiện -> Suy luận -> Trả lời.
I. Khái niệm vb nhật dụng :
 “Khái niệm vb nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu vb. Nó chỉ đề cập đến chức năng, đề tài và tính cập nhật của nội dung vb mà thôi” :
- Tính cập nhật thể hiện rõ ở chức năng, đề tài : đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,  những vấn đề, những hiện tượng,  gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng. 
- Vb nhật dụng có thể sử dụng mọi thể loại, mọi kiểu vb.
- Giá trị văn chương là một yêu cầu quan trọng của vb vb nhật dụng.
Hđ 2 : Hd HS tìm hiểu phần hệ thống hoá các đề tài, chủ đề các vb trong toàn cấp.
* Gọi HS đọc phần 2 SGK.
* GV nhấn mạnh :
- Cập nhật là gắn với cuộc sống bức thiết, hằng ngày, song tính bức thiết phải gắn với các vấn đề cơ bản của cộng đồng, cái thường nhật phải gắn với những vấn đề lâu dài của sự phát triển lịch sử, xh -> Vbnd trong SGK là những vb “viết về những vấn đề xh có ý nghĩa lâu dài hơn là chỉ có tính chất nhất thời”.
- H: Những đề tài, chủ đề mà Vbnd đã đề cập đến ở lớp 6 -> 9 là gì ?
Hđ 2 : Tìm hiểu phần Nội dung các Vbnd đã học :
* Đọc phần II SGK
* Nghe -> Lưu ý.
* Xác định nội dung của các vb nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 -> Trả lời.
II – Nội dung các Vbnd đã học :
- Lớp 6 : Di tích lịch sử , danh lam thắng cảnh, quan hệ giữa thiên nhiên và con người.
- Lớp 7 : Giáo dục, vai trò của người phụ nữ, văn hoá.
- Lớp 8 : Môi trường, tệ nạn thuốc lá và ma tuý , dân số và tương lai loài người.
- Lớp 9 : Quyền sống của con người , bảo vệ hoà bình và chống chiến tranh, hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.
Hđ 3 : Dặn dò : 
Đọc lại bài học trong SGK và nắm những nội dung kiến thức mà giáo viên khái quát.
Tìm hiểu các phần còn lại của bài học :
+ Hình thức văn bản nhật dụng.
+ Phương pháp học văn bản nhật dụng.
Văn học
Bài 26 : TỔNG KẾT PHẦN VĂN BẢN NHẬT DỤNG ( tiếp theo )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Trên cở sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của vb nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hoá được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THCS.
- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận văn bản nhật dụng.
- Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, khái quát.
- Bồi dưỡng ý thức khái quát kiến thức để nắm nội dung kiến thức chắc hơn.
II. Chuẩn bị : 
* GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
* HS : Tìm hiểu trước bài học.
III. Tiến trình tiết dạy :
Ổn định lớp (1’)
Kiểm tra bài cũ :
Bài mới : 
Hình thức của vb nhật dung ntn ?
- Phương pháp học văn bản nhật dụng ?
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS hệ thống hoá các hình thức vb và kiểu vb mà các tp văn học nhật dụng đã làm.
* Gọi HS đọc phần III SGK.
-H: Vbnd thường được thể hiện dưới những hình thức nào ?
-H: Vbnd thường sử dụng những phương thức biểu đạt nào ? Ví dụ chứng minh.
Hđ 1 : Tìm hiểu hình thức của Vbnd
* Đọc phần III của bài. 
* Xác định hình thức thể hiện và phương thức biểu đạt của vbnd -> Trả lời.
III. Hình thức văn bản nhật dụng :
- Hình thức VBnd rất đa dạng : tác phẩm văn chương có ít nhiều hư cấu, thư, bút kí, hồi kí, thông báo, công bố, xã luận.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác nhau : tự sự + miêu tả, thuyết minh + miêu tả , tự sự + miêu tả + biểu cảm , nghị luận + biểu cảm , thuyết minh + nghị luận + biểu cảm.
Hđ 2 : Hd HS nắm một số đặc điểm cần lưu ý trong việc học vb nhật dụng :
* Gọi HS đọc phần IV SGK.
-H: Khi học Vbnd, cần lưu ý những điểm gì ?
* Cho HS thảo luận nhóm để tìm ví dụ chứng minh cho các chú ý 2 -> 4 
* Gọi HS trả lời -> HS khác nhận xét ( hoặc bổ sung ) -> GV góp ý chung.
Hđ 2 : Tìm hiểu phương pháp học Vbnd :
* Đọc .
* Liệt kê -> Trả lời.
* Thảo luận nhóm -> Nêu kết quả thảo luận.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng :
- Tìm hiểu kĩ các chú thích sau vb, đặc biệt là các chú thích về sự kiện có liên quan đến vấn đề đặt ra trong vb.
- Phải tạo ra thói quen liên hệ vấn đề được đặt ra với cuộc sống bản thân cũng như tình hình đời sống cộng đồng.
- Khi liên hệ thực tế , cần có kiến giải và quan điểm riêng ; có thể đề xuất kiến nghị và giải pháp nếu cần thiết.
- Có thể vận dụng kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ các vấn đề đặt ra trong vbnd và ngược lại.
- Cần căn cứ vào đặc điểm hình thức và phương thức biểu đạt của vb nhật dụng để phân tích nội dung vb đó.
Hđ 3 : Hd HS khái quát chung về bài học.
-H: Trong Vbnd, vấn đề gì là quan trọng nhất ?
-H: Khi phân tích nội dung của Vbnd, cần chú ý điều gì ?
Hđ 3 : Khái quát nội dung chính của bài học.
* Khái quát -> Trả lời.
* Ghi nhớ :
- Tính cập nhật về nội dung là tiêu chuẩn hàng đầu của Vbnd. Điều đó đòi hỏi lúc học Vbnd, nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn đời sống.
- Hình thức của Vbnd rất đa dạng. Cần căn cứ vào đặc điểm về hình thức, trước hết là hình thức vb cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích vb.
Hđ 4 : Dặn dò : 
Đọc lại bài học trong SGK và nắm những nội dung kiến thức mà giáo viên khái quát.
Soạn bài “Chương trình địa phương ( phần Tiếng Việt ) ”

Tài liệu đính kèm:

  • doc27 - TONG KET VB NHAT DUNG.doc