Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 146: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 146: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang

I.Mục tiêu cần đạt:

 - kiến thức: HS hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên hoang đảo, bộc lộ qua bức chân dung tự họa của nhân vật.

 - kĩ năng: Củng cố và nâng cao kĩ năng miêu tả chân dung nhân vật qua tác phẩm tự sự.

 - thái độ: Học tập thái độ lạc quan, ý chí quyết tâm vượt qua cuộc sống gian khổ từ nhân vật trong truyện.

II . Chuẩn bị:

 - giáo viên:

 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ, tranh chân dung Đ.Đi-phô.

 + Phương pháp : Thảo luận, phân tích., vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm.

 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.

III . Lên lớp:

1. Ổn định ( 1’)

 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Văn bản “ Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê

Câu hỏi 1: Hãy nêu những nét riêng và chung của 3 cô gái thanh niên xung phong.

Câu hỏi 2: Hãy nêu những nét riêng về tâm hồn, tính cách nhân vật chính Phương Định.

3.Bài mới ( 36’)

 Hằng ngày, trong cuộc sống đời thường, các em luôn sống và học tập, sinh hoạt, vui chơi cùng với gia đình, bạn bè, thầy cô. Hãy thử hình dung, trong một hoàn cảnh bất thường, bất khả kháng, em phải tách mình ra khỏi môi trường sống quen thuộc để một mình sống giữa hòn đảo hoang vu giữa biển khơi xa lạ, cắt đứt mọi quan hệ với xã hội khoảng 1 tuần hoặc 1 tháng Lúc ấy em sẽ sống ra sao? Nhân vật chính trong truyện của Đi-phô đã rơi vào hoàn cảnh đó khi anh mới 27 tuổi. Và anh đã kiên cường vượt qua, hơn 28 năm, cho đến ngày được trở về quê hương (khi ông đã 55 tuổi). Thật đáng khâm phục biết bao! Từ một thanh niên đẹp trai, lịch sự, hào hoa, Rô-bin-xơn đã trở thành người đàn ông trung niên như thế nào?.Thì đây, bức chân dung tự họa của nhân vật khi sống ngoài đảo hoang khoảng 15 năm từ ngày bị bão biển làm đắm tàu.(1’)

 

doc 11 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 838Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 146: Rô - Bin - xơn ngoài đảo hoang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TIẾT 146
I.Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: HS hiểu và hình dung được cuộc sống gian khổ và tinh thần lạc quan của Rô-bin-xơn một mình trên hoang đảo, bộc lộ qua bức chân dung tự họa của nhân vật.
 - kĩ năng: Củng cố và nâng cao kĩ năng miêu tả chân dung nhân vật qua tác phẩm tự sự.
 - thái độ: Học tập thái độ lạc quan, ý chí quyết tâm vượt qua cuộc sống gian khổ từ nhân vật trong truyện..
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ, tranh chân dung Đ.Đi-phô.
 + Phương pháp : Thảo luận, phân tích., vấn đáp, thuyết trình, đọc diễn cảm.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’) Văn bản “ Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh Khuê
Câu hỏi 1: Hãy nêu những nét riêng và chung của 3 cô gái thanh niên xung phong.
Câu hỏi 2: Hãy nêu những nét riêng về tâm hồn, tính cách nhân vật chính Phương Định.
3.Bài mới ( 36’)
 Hằng ngày, trong cuộc sống đời thường, các em luôn sống và học tập, sinh hoạt, vui chơi cùng với gia đình, bạn bè, thầy cô. Hãy thử hình dung, trong một hoàn cảnh bất thường, bất khả kháng, em phải tách mình ra khỏi môi trường sống quen thuộc để một mình sống giữa hòn đảo hoang vu giữa biển khơi xa lạ, cắt đứt mọi quan hệ với xã hội khoảng 1 tuần hoặc 1 thángLúc ấy em sẽ sống ra sao? Nhân vật chính trong truyện của Đi-phô đã rơi vào hoàn cảnh đó khi anh mới 27 tuổi. Và anh đã kiên cường vượt qua, hơn 28 năm, cho đến ngày được trở về quê hương (khi ông đã 55 tuổi). Thật đáng khâm phục biết bao! Từ một thanh niên đẹp trai, lịch sự, hào hoa, Rô-bin-xơn đã trở thành người đàn ông trung niên như thế nào?.Thì đây, bức chân dung tự họa của nhân vật khi sống ngoài đảo hoang khoảng 15 năm từ ngày bị bão biển làm đắm tàu.(1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (12’ ) Vấn đáp,thuyết trình, đọc diễn cảm.
Dựa vào SGK hãy nêu đôi nét về tác giả.
Sau khi HS trình bày, GV cho các em xem tranh chân dung tác giả, tranh bìa của tác phẩm.
Đọc: Giọng trầm tĩnh, vui tươi, pha chút hóm hỉnh, tự giễu cợt.
(gọi 3 HS đọc lần lượt: từ đầunhư dưới đây; tiếp theokhẩu súng của tôi; còn lại)
Cho Hs nêu các từ cần chú giải, GV và HS cùng giải thích)
Văn bản thuộc thể loại gì? Tác giả sử dụng ngôi kể thứ mấy?
Theo em thì văn bản có thể chia mấy phần? nội dung chính của từng phần?
Hoạt động 2 ( 20 ’) Vấn đáp, thảo luận,đọc phát hiện chi tiết.
*Gọi HS đọc lại đoạn mở đầu.
Nhân vật đã tự cảm nhận về chân dung bản thân như thế nào?(HS tái hiện)
Cảm nhận ấy chứng tỏ điều gì? (cuộc sống khắc nghiệt nơi hoang đảo khoảng 15 năm)
*Gọi HS đọc đoạn tiếp theo từ “Tôi đội một chiếc mũ to tướng cao lêu đêuchẳng khác gì áo quần của tôi”.
Trang phục của Rô-bin-xơn như thế nào? (HS tái hiện)
*Gọi HS đọc từ “Quanh người tôi bên khẩu súng của tôi
Rô-bin-xơn trang bị những gì? (HS tái hiện).
*Thảo luận (3’) Em cảm nhận gì đằng sau bức chân dung ấy? (đại diện nhóm trình bày)
*Liên hệ giáo dục tấm gương vượt khó trong học tập, lao động.
Vì sao tác giả lại tả trang phục, trang bị kĩ hơn so với diện mạo? (vì đó là bức chân dung tự họa; mặt khác, tác giả muốn nhấn mạnh hoàn cảnh sống, tinh thần và kết quả sáng tạo của nhân vật trong hoàn cảnh sống khó khăn và làm nổi bật sự lạ lùng đến kì quái của chân dung tự họa).
Hoạt động 3( 3’) vấn đáp
 Đoạn trích giúp ta hiểu điều gì?
I.Đọc- hiểu khái quát
Tác giả (SGK)
Đọc.
Tìm hiểu từ khó.
Thể loại: Tiểu thuyết phiêu lưu, ngôi kể: thứ nhất.
Bố cục: 3 phần:
Phần 1: Từ đầunhư dưới đây→ Giới thiệu cảm giác chung khi tự ngắm bản thân.
Phần 2: Tiếp theokhẩu súng của tôi→ Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn. (có thể tách làm 2 đoạn nhỏ: trang phục và trang bị).
Phần 3: còn lại→ Diện mạo của Rô-bin-xơn.
II. Đọc-Hiểu chi tiết
1. Trang phục và trang bị của Rô-bin-xơn
a.Trang phục:
Mũ to, hình thù kì quái.
Áo vạt dài tới bắp đùi.
Quần loe đến đầu gối trông rất kì cục.
Đôi ủng hết sức kì cục.
→ Tất cả làm bằng da dê, kì cục.
b. Trang bị:
Một chiếc cưa nhỏ và chiếc rìu con đeo 2 bên thắt lưng.
Một túi đựng thuốc súng và một túi đựng đạn ghém đeo cuối dây đai.
Mang gùi sau lưng, súng khoác trên vai, che dù lớn bằng da dê.
→ Trang bị lỉnh kỉnh, cồng kềnh.
2. Đằng sau bức chân dung
Nghị lực, trí thông minh và khéo léo, ý chí quyết tâm là sức mạnh giúp nhân vật tồn tại và chiến thắng hoàn cảnh.
Tính cách kiên cường và tinh thần lạc quan yêu đời của nhân vật trong hoàn cảnh khó khăn.
III.Tổng kết
 Ghi nhớ (SGK )
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1:Nội dung chính của văn bản Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang là gì?
Kể về những ngày tháng trôi dạt ngoài đảo hoang của Rô-bin-xơn.
Kể về công việc hàng ngày của Rô-bin-xơn.
Miêu tả bức chân dung tự họa của Rô-bin-xơn.
Miêu tả hoàn cảnh sống của Rô-bin-xơn.
 Câu 2:Văn bản trong SGK nói về thời điểm nào trong thời gian Rô-bin-xơn sống trên đảo hoang?
Những ngày đầu tiên.
Khoảng một năm.
Khoảng 15 năm trên đảo hoang.
Ngày cuối cùng sau 28 năm 2 tháng 19 ngày.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ, xem lại và nắm vững các kiến thức vừa tìm hiểu.
Chuẩn bị tiết 147-148: Tổng kết về ngữ pháp (chuẩn bị thật kĩ về từ loại, cụm từ theo phần gợi ý ở SGK)
Nhận xét tiết học.
TIẾT 147-148
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Ôn tập và hệ thống hoá các kiến thức về ngữ pháp đã học.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các kiến thức ngữ pháp vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong việc viết bài làm văn.
 - thái độ: Biết vận dụng linh hoạt kiến thức về ngữ pháp đã học một cách chính xác, phù hợp.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : vấn đáp, thực hành.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK, bảng nhóm.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh (2’)
3.Bài mới ( 83’)
Trong chương trình THCS ở phần ngữ pháp các em đã được tìm hiểu về từ loại, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu. Hôm nay chúng ta sẽ tổng kết lại các kiến thức ấy bằng cách thực hành giải các bài tập trong 2 tiết: 147- 148.(1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (41’ ) Thực hành theo nhóm.
*Chia 4 nhóm, thực hành 4 câu và trình bày bảng nhóm (5’) như sau:
Nhóm 1 (câu 1) xác định D, Đ,T từ trong các từ in đậm.
Nhóm 2 (câu 2) Lựa chọn những từ ngữ tích hợp có thể điền vào chỗ trống.
Câu 3 GV cho cả lớp theo dõi và phát biểu- GV ghi bảng.
Câu 4 GV hướng dẫn về nhà.
Nhóm 3, 4 (câu 5) Những từ in đậm thuộc từ loại nào nhưng ở đây chúng dùng với tư cách từ loại nào?
*GV gọi HS đọc yêu cầu bài tập, đọc các ví dụ, GV phát phiếu Bảng tổng kết về các từ loại khác cho HS thảo luận , lựa chọn từ điền vào (4- 6’) nhóm nào hoàn thành sớm nhất, chính xác nhất là thắng cuộc và sẽ ghi điểm cho nhóm.
 Sau khi HS nộp phiếu lên, GV treo Bảng tổng kết về các từ loại khác (viết to trên bảng phụ) và sửa chữa, HS ghi vở . 
GV đặt câu hỏi, lớp phát biểu tự do.
HẾT TIẾT 1
Hoạt động 2 ( 41 ’) thực hành nhóm
Nhóm 1 (câu 1a) Xác định thành phần trung tâm của cụm danh từ, chỉ ra dấu hiệu nhận biết.
Nhóm 2 (câu 1b, c) Xác định thành phần trung tâm của cụm danh từ, chỉ ra dấu hiệu nhận biết.
Nhóm 3 (câu 2) Xác định thành phần trung tâm của cụm động từ, chỉ ra dấu hiệu nhận biết.
Nhóm 4 (câu 3) Xác định thành phần trung tâm của cụm tính từ, chỉ ra dấu hiệu nhận biết.
A. TỪ LOẠI
I. Danh từ, động từ, tính từ
*Câu 1: Xác định danh từ, động từ, tính từ.
Danh từ: lần, lăng, làng.
Tính từ:hay, đột ngột, phải, sung sướng.
Động từ: đọc, nghĩ ngợi, phục dịch, đập.
*Câu 2: Điền từ thích hợp
a. những, các, một có thể kết hợp với:
lần.
làng.
cái (lăng)
ông giáo.
b. hãy, đã, vừa có thể kết hợp với
đọc.
nghĩ ngợi.
phục dịch.
đập.
c. rất, hơi, quá có thể kết hợp với
hay.
đột ngột.
phải.
sung sướng.
*Câu 3: Khả năng kết hợp (qua kết quả bài tập 1,2)
Danh từ có thể kết hợp với các từ những, các, một. 
Động từ có thể kết hợp với các từ hãy, đã, vừa.
Tính từ có thể kết hợp với các từ rất, hơi, quá. 
*Câu 4 : Điền từ vào bảng tổng kết về khả năng kết hợp.
*Câu 5: Sự chuyển loại của từ
Từ tròn (tính từ)
a.Nghe gọi, , tròn mắt nhìn, (động từ)
Từ lí tưởng (danh từ)
b.Làm khí tượng,lí tưởng chứ. (tính từ)
Từ băn khoăn (tính từ)
 c.Những băn khoăn ấyđằng kia. (danh từ)
II.Các từ loại khác
*Câu 1: Xếp các từ in đậm thành nhóm từ loại thích hợp ( ngoài Dt, Đt, Tt)
Số từ: ba, năm
Đại từ: tôi, bao nhiêu, bao giờ, bấy giờ.
Lượng từ: những.
Chỉ từ: ấy, đâu.
Phó từ: đã mới, đang.
Quan hệ từ: ở, của, nhưng, như.
Chỉ cả ngay.
Tình thái từ: hà.
Thán từ: trời ơi.
*Câu 2: Các từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn.
 Hả, nhỉ, à, ư.
B. CỤM TỪ
* Câu 1: Xác định và phân tích cụm danh từ
a.tất cả những / ảnh hưởng / quốc tế đó.
 (danh từ TT)
→có lượng những từ đứng trước .
một nhân / cách rất / Việt Nam.
một / lối sống / rất bình dịhiện đại.
→có lượng từ một đứng trước .
b.những / ngày / khởi nghĩa dồn dập ở làng. →lượng từ những đứng trước.
c. Tiếng / cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy. → có thể thêm lượng từ những vào trước.
*Câu 2: Xác định và phân tích cụm động từ
a.đã / đến / gần anh. 
 (Động từ TT)
→ có từ đã đứng trước.
 sẽ / chạy / xô vào lòng anh.
→có từ sẽ đứng trước.
 sẽ / ôm / chặt lấy cổ anh.
→có từ sẽ đứng trước.
b.vừa / lên / cải chính.
→có từ vừa đứng trước động từ.
*Câu 4: Xác định và phân tích cụm tính từ
a. rất / Việt nam, rất / bình dị, rất / phương Đông, rất / mới, rất / hiện đại.
→có từ rất đứng trước.
b.sẽ không / êm ả. →có thể thêm từ rất vào trước.
c. phức tạp / hơn. →có thể thêm từ rất vào trước.
 cũng / phong phú / và / sâu sắc / hơn. → có thể thêm từ rất vào trước.
4.Củng cố ( 3’ ) Trong 2 tiết ôn tập về ngữ pháp, chúng ta đã ôn những vấn đề gì? (gọi 2-3 HS trả lời)
5.Dặn dò (1’ )
Về xem lại các bài tập vừa thực hiện để rút ra cái chung trong ứng dụng..
Chuẩn bị tiết 149: Luyện tập viết biên bản.(dựa vào các tình tiết cho sẵn, lụa chọn, sắp xếp và ghi lại thành biên bản; chuẩn bị 2 biên bản: họp lớp tuần qua và xử phạt vi phạm hành chánh)
Nhận xét tiết học.
TIẾT 149
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Luyện tập lí thuyết và cách viết biên bản.
 Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ.
 - kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng ghi biên bản theo những yêu cầu về hình thức và nội dung nhất định.
 - thái độ: Có tinh thần trách nhiệm trong việc ghi biên bản: trung thực, khách quan, tôn trọng sự thật.
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK.
 + Phương pháp : Thảo luận, thực hành.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (4’)
Câu hỏi 1: Biên bản là gì? Người ghi biên bản phải như thế nào?
Câu hỏi 2: Nêu bố cục chung của một biên bản.
3.Bài mới ( 36’)
Ta đã học xong về phần lí thuyết của văn bản hành chính: Biên bản, tiết hôm nay chúng ta sẽ luyện tập để củng cố lại kiến thức ấy.
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (7’ ) Vấn đáp.
Biên bản nhằm mục đích gì?
Người viết biên bản cần phải có trách nhiệm và thái độ như thế nào?
Nêu bố cục phổ biến của một biên bản?
Lời văn và cách trình bày biên bản có gì đặc biệt.
Hoạt động 2 ( 29 ’) Thực hành, thảo luận.
Gọi HS đọc bài tập 1, chia nhóm thảo luận (5’) theo yêu cầu: Viết biên bản cho cuộc họp dựa vào các tình tiết cho sẵn.( chỉ cần sắp xếp các chi tiết thành dàn ý mang tính chất lược thuật).
Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2,4. Chia nhóm thực hành (7’) (viết dàn ý)
 +Nhóm 1,2 (câu 2) ghi lại biên bản họp lớp tuần qua.
 +Nhóm 3,4 (câu 4) viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính. VD: vi phạm ATGT, an toàn thực phẩm, vệ sinh đường phố, hút thuốc lá nơi công cộng
I.Ôn tập lí thuyết
Dùng làm chứng cứ, làm cơ sở để xem xét, kết luận một sự kiện, một sự việc nào đó.
Người ghi biên bản phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của biên bản.
Bố cục 3 phần.
Phần mở đầu (phần thủ tục): Quốc hiệu và tiêu đề, thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và chức trách của họ.
Phần nội dung: Diễn biến và kết quả sự việc.
Phần kết thúc: Thời gian, chữ kí của các thành viên có trách nhiệm chính, các giấy tờ, tang vật kèm theo (nếu có).
Lời văn ngắn gọn, chính xác.
II. Luyện tập
 Bài tập 1:	 Viết biên bản cuộc họp dựa vào các tình tiết cho sẵn.
Tiêu ngữ và tiêu đề.
Địa điểm và thời gian tiến hành hội nghị.(b)
Thành phần tham dự.(a)
Diễn biến và kết quả hội nghị.
Khai mạc.(d)
Báo cáo tình hình.(c)
Nêu kinh nghiệm.(e, g)
Tổng kết.(h)
Thời gian kết thúc- thủ tục- kí xác nhận.
Bài tập 2: Ghi lại biên bản họp lớp tuần qua. ( nhóm trình bày, GV nhận xét)
Bài tập 3: Ghi lại biên bản bàn giao nhiệm vụ trực tuần của chi đội em cho chi đội bạn.( về nhà thực hiện)
Bài tập 4: Viết biên bản xử phạt vi phạm hành chính. (nhóm trình bày, GV nhận xét)
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Trong các tình huống sau, tình huống nào cần viết biên bản.
Em bị ốm và không thể đi học được.
Lớp em muốn tổ chức đi tham quan nhà bảo tàng thành phố.
Ghi lại diễn biến và kết quả đại hội Đoàn trường.
Câu 2: Ý nào sau đây không thuộc yêu cầu về hình thức của biên bản?
Viết đúng mẫu quy định.
Có đầy đủ các phần, mục.
Có đánh số của các mục.
Có bố cục 3 phần như một bài văn.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
Chuẩn bị tiết 150: Hợp đồng. ( dọc kĩ văn bản hợp đồng mua bán sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi bên dưới.)
Nhận xét tiết học.
TIẾT 150
I. Mục tiêu cần đạt: 
 - kiến thức: Nắm được hình thức, nội dung của văn bản hợp đồng.
 - kĩ năng: Rèn kĩ năng tạo lập văn bản hành chính.
 - thái độ: Có ý thức cẩn trọng khi soạn thảo hợp đồng và ý thức trách nhiệm với việc thức hiện các điều khoản ghi trong hợp đồng đã được thỏa thuận và kí kết..
II . Chuẩn bị:
 - giáo viên:
 + Tư liệu, ĐDDH : Giáo án, SGK, bảng phụ.
 + Phương pháp : Thảo luận, vấn đáp.
 - học sinh : Vở chuẩn bị, vở ghi, SGK.
III . Lên lớp: 
1. Ổn định ( 1’)
 2. Kiểm tra vở chuẩn bị của HS (2’)
3.Bài mới ( 38’)
Chúng ta đã làm quen được với biên bản, một loại văn bản hành chính. Hôm nay tiếp tục tìm hiểu thêm một loại văn bản hành chính nữa đó chính là hợp đồng. Hợp đồng là gì? Có những đặc điểm như thế nào? Cách viết ra sao? Ta sẽ tìm hiểu trong tiết học hôm nay. (1’)
Phương pháp
Nội dung
Hoạt động 1 (10’ ) Thảo luận
Cho HS đọc văn bản Hợp đồng mua bán sách giáo khoa.
Gọi HS đọc to các câu hỏi ở mục 2.
Hướng dẫn và chia nhóm cho HS thảo luận (4’).
Tại sao cần phải có hợp đồng?
Hợp đồng ghi lại những nội dung gì?
Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào?
Hãy kể tên một số hợp đồng mà em biết.
Hoạt động 2 ( 20’) Vấn đáp
Cho HS đọc thầm lại văn bản Hợp đồng mua bán sách giáo khoa.
GV đặt câu hỏi:
Phần mở đầu của hợp đồng gồm những mục nào? Tên của hợp đồng được viết như thế nào?
Phần nội dung gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi này trong hợp đồng?
Phần kết thúc hợp đồng có những mục nào?
Lời văn của hợp đồng phải như thế nào?
Hoạt động 3 ( 7 ’) Thảo luận.
Giáo viên treo bảng phụ ghi nội dung các tình huống, cho HS thảo luận nhóm để lựa chọn các tình huống cần viết hợp đồng. (3’)
Soạn thảo mẫu bản hợp đồng thuê nhà.
I.Đặc điểm của hợp đồng
Vì đó là văn bản có tính pháp lí, là cơ sở để các tập thể, cá nhân thực hiện các điều kiện với nhau theo thỏa thuận.
Ghi lại những nội dung cụ thể do 2 bên kí, thỏa thuận với nhau.
Ngắn gọn, rõ ràng và có sự ràng buộc trong khuôn khổ pháp luật.
Hợp đồng thuê xe, hợp đồng thuê đất canh tác
II. Cách làm hợp đồng
Ghi nhớ (SGK )
II. Luyện tập
 1.Các trường hợp cần viết hợp đồng: b, c, e.
2. Soạn thảo mẫu bản hợp đồng thuê nhà (về nhà thực hiện)
4.Củng cố ( 3’ )GV treo bảng phụ bài tập trắc nghiệm.
 Chọn câu đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu.
Câu 1: Tình huống nào cần viết hợp đồng?
Gia đình em cần thuê một công ti xây nhà.
Báo với công an về một vụ trộm.
Trình bày cho cả lớp biết về kế hoạch tham quan.
Trình bày với cô chủ nhiệm những việc đã làm được trong đợt thi đua vừa qua.
Câu 2: Định nghĩa nào đúng về hợp đồng?
Là văn bản trình bày nguyện vọng của cá nhân hoặc tập thể với cấp hoặc người có thẩm quyền.
Là văn bản ghi chép đầy đủ, chính xác sự việc xảy ra.
Là văn bản có tính pháp lí, ghi lại sự thỏa thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia.
Là văn bản tường thuật chính xác một sự việc.
5.Dặn dò (1’ )
Chép và học thuộc phần ghi nhớ.
Thực hiện bài tập 2 phần luyện tập.
Chuẩn bị tiết 151- 152: Bố của Xi-mông (đọc thật kĩ văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới)
Nhận xét tiết học.

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI GIANG NGU VAN 9 TUAN 31.doc