Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 38 đến tiết 42

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 38 đến tiết 42

Tiết 38. Văn bản:

LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA

A. MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả , tác phẩm

- Qua đoạn trích , hiểu được khát vọng cứu người , giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.

- Rèn luyện cho HS kỹ năng tìm hiểu, phân tích thơ tự sự.

- Thể hiện niềm tự hào, yêu kính những nhà văn của dân tộc.

B. PHƯƠNG PHÁP:

- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận.

C. CHUẨN BỊ:

- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; ảnh chân dung về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.

- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 817Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết 38 đến tiết 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2008 	
Ngày dạy: 18/10 /2008
Tiết 38. Văn bản: 	
Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt nga
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả , tác phẩm 
- Qua đoạn trích , hiểu được khát vọng cứu người , giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng tìm hiểu, phân tích thơ tự sự.
- Thể hiện niềm tự hào, yêu kính những nhà văn của dân tộc. 
b. phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận. 
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; ảnh chân dung về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: ? Cảm nhận của em về tâm trạng Thuý Kiều qua đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều ?
 III. Bài mới.
* Bài mới: Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về Nguyễn Đình Chiểu: 
Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng thoạt nhìn chưa thấy sáng, song càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu - nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền nam thế kỉ XX - là một trong những ngôi sao như thế.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc - tìm hiểu chung văn bản ( 16’ )
- GV: Từ cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, em đánh giá như thế nào về con người này? 
- HS: Dựa vào chú thích, trả lời. 
- GV: Bổ sung mở rộng.
- GV: Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm?
- HS: Xác định hoàn cảnh ra đời.
- GV: Cho HS thảo luận, phát biểu: Đặc điểm kết cấu và tính chất truyện có gì khác so với "Truyện Kiều"?.
- HS: Tìm hiểu, trả lời.
- GV: Tác phẩm là một thiên tự truyện, em hãy tìm những tình tiết của truyện trùng với cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu?
- HS: Dựa vào phần tóm tắt xác định.
- GV: Sự khác biệt ở cuối truyện có ý nghĩa gì ?
- HS: Nêu được ý nghĩa của sự khác nhau ở phần cuối truyện với cuộc đời tác giả.
- GV: Đoạn trích thuộc phần nào trong tác phẩm Lục Vân Tiên?
- HS: Xác định.
- GV: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
-HS: Đọc, nhận xét bạn đọc và trả lời các từ chú thích GV kiểm tra.
- GV: Từ đó nêu đại ý của đoạn trích?
- HS: Tìm đại ý đoạn trích.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả.
- Nguyễn Đình Chiểu (1822 - 1888), quê ở làng Tân Thới , Tỉnh Gia Định. 
- Là người có nghị lực chiến đấu để sống và cống hiến cho đời. 
- Có lòng yêu nước và tinh thần bất khuất chống ngoại xâm. 
2. Tác phẩm Lục Vân Tiên. 
a. Hoàn cảnh sáng tác: 
- Viết năm 1854. 
b. Hình thức, thể loại:
- Gồm 2082 câu, là truyện thơ nôm lục bát, kết cấu chương hồi. 
 - Là tác phẩm xuất sắc nhất của ông. 
c. Tóm tắt tác phẩm : 
- Tác phẩm gồm 4 phần. 
3. Đoạn trích.
a. Vị trí 
- Sau phần giới thiệu về gia đình Vân Tiên.
- Vân Tiên đi thi.
b. Đọc, tìm hiểu chú thích.
- Đọc:
c. Đại ý: 
Đoạn trích kể về cảnh Lục Vân Tiên đi thi gặp bọn cướp chàng đánh tan và cứu được 2 cô gái, Nguyệt Nga cảm kích muốn tạ ơn chàng nhưng Vân Tiên từ chối.
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích văn bản ( 17’ )
- GV: Tổ chức cho HS tìm hiểu về hình ảnh của Lục Vân Tiên.
 - HS: Đọc, tìm hiểu, trả lời các câu hỏi của GV đưa ra kết luận.
- GV: Trong hành động đánh cướp em hình dung như thế nào về Lục Vân Tiên?
- HS: Nêu cảm nhận của mình.
- GV: Lực lượng giữa 2 bên đối lập, vì sao Vân Tiên hành động như vậy?
- HS: Tìm hiểu, lí giải.
- GV: Sự chiến thắng của chàng gợi những suy nghĩ gì?
- HS: Trả lời, nhận xét, rút ra tiểu kết về Lục Vân Tiên. 
- GV: Thống nhất, khái quát. 
II. Phân tích.
1. Hình ảnh Lục Vân Tiên.
a. Khi cứu Kiều Nguyệt Nga.
- Khi gặp bọn cướp:
+ Nổi giận lôi đình.
+ Tả đột hữu xông.
- Vân Tiên hành động theo bản chất người anh hùng nghĩa hiệp mang vẻ đẹp của một dũng tướng tài ba.
( Hình ảnh Triệu Tử Long - dũng tướng trong Tam Quốc ).
* Vân Tiên hành động mang cái đức của người "vị nghĩa vong thân" tài đức làm nên chiến thắng.
IV. Cũng cố. ( 3’ )
- Học sinh đọc đoạn trích, nêu lại về tác giả và tác phẩm.
V. Dặn dò. ( 3’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
	 - BTVN: Học thuộc lòng văn bản.
	 - Chuẩn bị: Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga..	
Ngày soạn: 18/10/2008 	
Ngày dạy: 20/10 /2008
Tiết 39. Văn bản: 	
Lục Vân Tiên cứu Kiều nguyệt nga
( tiếp theo )
A. Mục tiêu: Giúp học sinh:
- Nắm được cốt truyện và những điều cơ bản về tác giả , tác phẩm 
- Qua đoạn trích, hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của tác giả và phẩm chất của hai nhân vật: Lục vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
- Rèn luyện cho HS kỹ năng tìm hiểu, phân tích thơ tự sự.
-Thể hiện niềm tự hào, yêu kính những nhà văn của dân tộc. 
b. phương pháp:
- Nêu vag giải quyết vấn đề, giảng giải, thảo luận.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; ảnh chân dung về nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
D. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi ? Tác phẩm Lục Vân Tiên gồm có mấy phần ? đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
 	III. Bài mới.
.	Giáo viên dẫn dắt học sinh vào bài mới.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn phân tích văn bản ( 23’ )
- GV: Cảnh trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga cho em hiểu thêm gì về nhân vật này? (Lục Vân Tiên đánh cướp xong sao không đi ngay?)
- HS: Rút ra nhận xét.
- GV: Phân tích chi tiết Vân Tiên bảo họ chớ ra ngoài?
- HS: Tìm hiểu, phân tích.
- GV: Khi Nguyệt Nga tỏ ý cảm ơn, Vân Tiên làm gì? 
- HS: Trả lời, nhận xét.
- GV: Tác giả tập trung khắc hoạ nhân vật qua những phương diện nào?
- HS: Rút ra được nghệ thuật tả người của tác giả.
- GV: Từ sự phân tích trên, em hiểu gì về chàng Lục Vân Tiên?
- HS: Rút ra cảm nhận chung về Lục Vân Tiên.
- GV: Kiều Nguyệt Nga được Nguyễn Đình Chiểu khắc hoạ chủ yếu qua chi tiết nào ? 
- HS: Tìm hiểu, phát hiện.
- GV: Nguyệt Nga bày tỏ thái độ như thế nào với Lục Vân Tiên - người anh hùng cứu giúp mình?
- HS: Nêu và phân tích.
- GV: Qua cách ứng xử đó em cảm nhận được những nét đẹp nào trong tâm hồn người con gái đó?
- HS: Nêu cảm nghĩ.
- GV: Khái quát chung về Kiều Nguyệt Nga.
b. Trò chuyện với Kiều Nguyệt Nga.
- Vân Tiên động lòng tìm cách an ủi, hỏi han quê quán Kiều Nguyệt Nga. Cho thấy sự hào hiệp nhân hậu của Lục Vân Tiên. 
- Vân Tiên là người có hành động đàng hoàng, hiểu lễ giáo.
- Quan điểm "Làm ơn há dễ trông người trả ơn" của lục vân Tiên từ chối lạy tạ và lời mời của Nguyệt Nga. Thể hiện rõ bản chất của người anh hùng chính trực trọng nghĩa khinh tài.
- Nghệ thuật: Khắc hoạ nhân vật qua hành động, ngôn ngữ và cử chỉ.
* Lục Vân Tiên hiện lên là một hình ảnh đẹp, hình ảnh lí tưởng, tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng đem đến xã hội công bằng.
2. Hình ảnh Kiều Nguyệt Nga (KNN).
- Chân dung Kiều Nguyệt Nga:
+ Gia đình: Cha làm quan, đang đến chỗ cha đề lấy chồng. 
+ Rất hiểu ơn nghĩa to lớn của Vân Tiên với mình: Cứu mạng, bảo toàn phẩm hạnh .
+ Xưng hô trân trọng, khiêm nhường.
+ Cách nói năng văn vẻ dịu dàng, mực thước.
+ Cách trình bày vấn đề: rõ ràng, khúc chiết. 
+ Rất băn khoăn bối rối vì hoàn cảnh hiện tại không thể trả ơn.
+ Chân thành mời Vân Tiên về nhà để trả ơn. 
*Kiều Nguyệt Nga là cô gái khuê các thuỳ mị, nết na, có học thức, biết trọng tình nghĩa.
Hoạt động 2: Tổng kết ( 7’ )
 - GV: Cảm nhận của em sau khi học xong đoạn trích?
- HS: Khái quát nội dung toàn đoạn trích.
- GV: Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả nhân vật qua đoạn trích? Đặc điểm này gần giống với loại truyện nào mà em đã học?.
- HS nhận xét. 
- GV: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ của tác giả trong đoạn trích?.
- HS: Nhận xét và đọc ghi nhớ SGK.
III. Tổng kết.
1. Nội dung: Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả qua việc khắc hoạ phẩm chất đẹp đẽ của 2 nhân vật chính.
2. Nghệ thuật: 
- Xây dựng nhân vật qua hành động, cử chỉ, lời nói.
-> Đây là cách khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện cổ dân gian 
* Ngôn ngữ người kể chuyện 
- Mộc mạc, bình dị, mang tính chất khẩu ngữ, màu sắc, nam bộ có khả năng phổ biến rộng rãi trong nhân dân lao động Nam Bộ. 
- Ngôn ngữ thơ đa dạng phù hợp với diễn biến tình tiết. 
* Ghi nhớ - SGK
Hoạt động 4: Luỵên tập ( 5’ )
- GV: Cho HS làm bài luyện tập.
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
IV. Luyện tập.
1. Đọc diễn cảm 3 lời, 3 nhân vật.
2. Tập trình bày miệng những nhận xét.
IV. Cũng cố. ( 2’ )
- Học sinh đọc lại đoạn trích và rút ra cảm nhận về hai nhân vật Lục Vân tiên và Kiều Nguyệt Nga.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
	 - BTVN: Học thuộc lòng văn bản.
	 - Chuẩn bị: Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
Ngày soạn: 20/10/2008 
Ngày dạy: 21/10/2008
Tiết 40 - Tập làm văn: 	
Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Có những hiểu biết về miêu tả nội tâm và sự phù hợp giữa nội tâm với ngoại hình trong khi kể chuyện.
- Rèn luyện kĩ năng kết hợp kể chuyện với miêu tả nội tâm nhân vật khi viết bài văn tự sự.
b. phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. ( 5’ )
Câu hỏi: Miêu tả có vai trò như thế nào trong văn tự sự?
	III. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự. ( 15’ )
- HS: Đọc thuộc đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích" 
- HS: Tìm hiểu mục I.1 theo nhóm:
1. Tìm những câu thơ tả cảnh ?
2. Những câu thơ tả cảnh có mối quan hệ như thế nào với việc thể hiện nội tâm nhân vật ? (Dấu hiệu nhận biết )
3. Tìm những câu thơ miêu tả tâm trạng của T.Kiều ?
4. Miêu tả nội tâm có tác dụng như thế nào đối với việc khắc hoạ nhân vật trong văn bản tự sự ?
- HS: Thảo luận, trả lời, nhận xét.
- GV: Kết luận, bổ sung.
- HS: Đọc mục 2 SGK.
- GV: Nhận xét cách miêu tả nội tâm nhân vật của tác giả?
- HS: Nhận xét.
- GV: Qua phân tích ví du em rút ra nhận xét gì về miêu tả bên ngoài và miêu tả nội tâm nhân vật?
- HS rút ra kết luận và đọc ghi nhớ.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
1. Xét các ví dụ:
a) Tìm hiểu đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
- Đoạn thơ tả cảnh sắc bên ngoài:
+ 6 câu đầu.
+ 8 câu cuối.
- Đoạn 8 câu giữa miêu tả tâm trạng của Kiều trực tiếp những suy nghĩ bên trong về thân phận cô đơn, bơ vơ nơi đất khách.
b) Tìm hiểu đoạn văn của Nam Cao:
Tác giả miêu tả nội tâm bằng cách miêu tả nét mặt, cử chỉ, của nhân vật. Diễn tả tâm trạng đau đớn, dằn vặt của lão Hạc sau khi bán Cậu Vàng.
2. Kết luận: (Ghi nhớ)
- Tả bên ngoài cảnh vật con người với chân dung hình dáng hành động, ngôn ngữ màu sắc... quan sát trực tiếp.
- Tả nội tâm: Suy nghĩ; tình cảm, diễn biến tâm trạng của nhân vật... không quan sát được trực tiếp.
Hoạt động 2: Luyện tập ( 20’ )
Bài 1
- HS đọc bài tập, xác định yêu cầu của đề.
- Cho HS tìm những câu thơ miêu tả chân dung bên ngoài của Mã Giám Sinh và đoạn miêu tả nội tâm của Kiều.
- Hướng dẫn HS viết thành văn xuôi: Xác định sự việc, nhân vật chính, miêu tả nhân vật tiến trình Mã Giám Sinh mua Kiều như thế nào.
Bài 2:
- GV: Cho HS viết vài câu văn miêu tả tâm trạng của Thuý Kiều.
+ Kiều nói với Thúc Sinh như thế nào ?. 
+ Kiều cho mời Hoạn Thư đến và chào như thế nào ?.
+ Kiều nói với Hoạn Thư những gì?.
+ Hoạn Thư tìm lời bào chữa?.
- HS: Thực hiện, trả lời, nhận xét.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
II. Luyện tập
Bài 1: Tìm hiểu "Mã Giám Sinh mua Kiều".
a.
 - Đoạn thơ tả chân dung Mã Giám Sinh 10 câu.
- Đoạn tả nội tâm của Kiều 4 câu.
b. Viết thành văn xuôi.
- Ngôi kể: số 1 (Kiều) hoặc số 3 (người chứng kiến).
- Nhân vật chính: Mã Giám Sinh
miêu tả vẻ ngoài.
- Miêu tả nội tâm Thuý Kiều.
Bài 2:
- Ngôi kể: 1 (Kiều).
- Nội dung: Báo ân báo oán.
- Trình tự:
+ Kiều mở toà án bình xét xử.
+ Cho mời Thúc Sinh vào.
IV. Cũng cố. ( 2’ )
- Học sinh nêu vai trò miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
	 - Làm hoàn chỉnh bài tập 1,2 vào vở bài tập.
	- BTVN: Làm bài 3.
	- Chuẩn bị: Lục Vân Tiên gặp nạn.
Ngày soạn: 20/10/2008 
Ngày dạy: 22/10/2008
Tiết 41 - Văn bản: 
lục vân tiên gặp nạn
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
- Cảm nhận sự đối lập giữa cái thiện - cái ác trong đoạn thơ, nhận biết được thái độ tình cảm và lòng tin của tác giả gửi gắm vào những người lao động bình thường.
- Tìm hiểu và đánh giá nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật ngôn ngữ trong đoạn trích
- Rèn kĩ năng phân tích nhân vật.
	- Có thái độ căm ghét trước cái xấu, cái ác; học tập trước những nghĩa cử cao đẹp giúp người..
b. phương pháp:
- Giảng, nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo; 
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ. (5’ )
Câu hỏi: Đọc và phân tích hình ảnh Vân Tiên đánh cướp? Cảm nhận của em về nhân vật Lục Vân Tiên?
	III. Bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Đọc - tìm hiểu chung văn bản ( 7’ )
- GV: Hướng dẫn đọc.
- HS: Đọc, nhận xét.
- GV: Kiểm tra việc nắm từ ngữ khó của HS.
- GV: Tìm chủ đề của đoạn trích?
- HS: Xác định được chủ đề.
- GV: Đoạn trích kể sự việc Lục Vân Tiên gặp nạn như thế nào? Từ đó tìm bố cục của đoạn trích?
I. Đọc - tìm hiểu chung văn bản
1. Đọc .
2. Tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục, chủ đề.
- Chủ đề: Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác.
- Bố cục: 
+ Hành động tội ác của Trịnh Hâm.
+ Miêu tả việc làm nhân đức cùng cuộc sống trong sạch, nhân cách cao cả của Ngư ông.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản. ( 18’ )
- HS: Đọc 8 câu đầu. 
- GV: Trịnh Hâm rắp tâm hãm hại Vân Tiên là vì sao?
- HS: Phát biểu. 
- GV: Trịnh Hâm đã lên kế hoạch và hành động như thế nào?
- HS: Nêu lên.
- GV: Phân tích những hành động táo bạo và tâm địa của Trịnh Hâm với bạn?
- HS: Phân tích.
- GV: Nhận xét gì về đoạn thơ tự sự này?
- HS: Nêu nhận xét. 
- GV: Cảnh Ngư ông và gia đình chữa chạy cho Lục Vân Tiên được tác giả miêu tả như thế nào? Nhịp thơ ra sao?
- HS: Phân tích.
- GV: Sau khi Vân Tiên tỉnh lại Ngư ông đã nói với chàng những gì? Qua đó ta thấy nét đẹp gì ở con người ông?
- HS: Khái quát, nhận xét.
- GV: Hãy đọc đoạn cuối và phân tích cảm nhận của em về cuộc sống đó của người dân chài qua cuộc sống của ông Ngư?
- HS: Phân tích và khái quát. 
- GV: Em hiểu được gì về tình cảm của tác giả qua việc xây dựng nhân vật này?
- HS nhận xét. 
II. Phân tích
1. Tâm địa và hành động độc ác của Trịnh Hâm.
- Động cơ: Đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho đường tiến thân của mình.
- Kế hoạch: Phân tán thầy trò Vân Tiên, khi chàng bị mù 
- Hành động: Đẩy chàng xuống nước rồi giả vờ kêu cứu -> hành đông bất nhân, bất nghĩa. Cho thấy bản chất nham hiểm, độc ác, nhẫn tâm vô cùng của Trịnh Hâm. 
- Nghệ thuật: Tình tiết sắp xếp hợp lí, diễn bến hành đông nhanh gọn
2. Việc làm của Ngư ông.
- Hành động khẩn trương, ân cần, chu đáo của mọi người. Thể hiện lòng chân tình của gia đình Ngư ông với người bị nạn (mâu thuẫn với hành động của Trịnh Hâm).
- Nhịp thơ nhanh góp phần thể hiện sự hối hả nhiệt tình cứu chữa người gặp nạn của gia đình Ngư ông.
- Ngư ông nói với Vân Tiên: Mời chàng ở lại. Tấm lòng hào hiệp sẵn lòng cưu mang. Thể hiện sự độ lượng bao dung nhân ái không tính toán.
* Cuộc sống của Ngư ông.
Trong sạch, ngoài vòng danh lợi, tự do phóng khoáng, bầu bạn với thiện nhiên, đầy ắp niềm vui bởi người lao động tự do làm chủ mình.
* Tác giả: Gửi gắm khát vọng niềm tin về cái thiện, con người lao đông bình thường.
Hoạt động 3: Tổng kết. ( 5’ )
- GV: Khái quát nội dung, nghệ thuật của đoạn trích?
- HS khái quát.
GV khái quát toàn bài.
Học sinh đọc ghi nhớ.
III. Tổng kết:
1. Nội dung.
- Sự đối lập thiện và ác giữa nhân cách cao cả và tan tính thấp hèn -> gưỉư gắm lòng tin tình cảm với nhân dân lao động.
2. Nghệ thuật.
 - Ngôn ngữ binh dị, giàu cảm xúc, hình ảnh khoáng đạt.
Hoạt động 4: Luyện tập. ( 5’ )
- GV: Hướng dẫn HS làm bài tập luyện tập (tìm ý trên lớp, làm hoàn chỉnh ở nhà).
- HS: Thực hiện theo hướng dẫn của GV.
iv. luyện tập
- Trong Truyện Lục Vân Tiên có những nhân vật như: Ngư ông, ông giáo, ông Tiều. Họ đều là những con người không màng danh lợi.
IV. Cũng cố. ( 2’ )
- Học sinh đọc lại đoạn trích và rút ra cảm nhận về nhân vật Ngư ông.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
 - Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
	 - Bài tập về nhà: Học thuộc lòng văn bản.
	 - Chuẩn bị: Chương trình địa phương ( phần văn ) - Luỹ tre xanh.
Ngày soạn: 20/10/2008
Ngày dạy: 22/10/2008
Tiết 42: 	chương trình địa phương. phần văn 
A. Mục tiêu: 	Giúp học sinh:
 - Bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học địa phương bằng việc nắm được những tác giả, tác phẩm từ sau năm 1975 viết về địa phương mình.
 - Bước đầu biết cách sưu tầm tìm hiểu về tác giả, tác phẩm văn học địa phương.
 - Hình thành sự quan tâm yêu mến đối với văn học của địa phương.
 b. phương pháp:
- Nêu và giải quyết vấn đề.
c. Chuẩn bị:
- GV: Soạn bài và đọc tài liệu tham khảo.
- HS: Đọc và chuẩn bị bài ở nhà; tham khảo tài liệu có liên quan đến bài học.
d. tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức. ( 1’ )
- Kiểm tra sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ.
	III. Bài mới.
1. Đặt vấn đề.
- ở địa phương chúng ta, có rất nhiều tác giả có những tác phẩm rất hay. Hôm nay chúng ta đi tìm hiểu các tác giả và các tác phẩm này.
2. Triển khai bài.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu văn học địa phương ( 30’ )
- GV: Hướng dẫn HS tìm hiểu về văn học địa phương. 
- HS: Tìm hiểu về những tác giả người địa phương và những tác phẩm về địa phương mình.
- GV: Hướng dẫn HS điền vào bảng thống kê.
? Những tác giả người địa phương có tác phẩm được công bố sau năm 1975.
- HS: Thực hiện và trình bày vào bảng.
- GV: Bổ sung, thống nhất.
- GV: Tổ chức cho HS đọc và nêu nội dung một số tác phẩm.
- HS: Thực hiện theo hướng dẫn, yêu cầu của GV.
1. Tìm hiểu tác giả - tác phẩm.
- Bổ sung vào bảng thống kê tác giả văn học địa phương đã được lập ở lớp 8. ( bài 14 ).
- Những tác giả người địa phương có tác phẩm được công bố sau năm 1975.
- Bảng thống kê.
TT
Họ và tên
Bút danh
Tác phẩm chính
1
2
3
4
5
6
7
2. Nội dung.
- Một số tác phẩm:
Hoạt động 2: Luyện tập ( 10’ )
- GV: Tổ chức cho HS làm bài tập 1. 
- HS: Tìm hiểu, thực hiện.
- GV: Gội HS trả lời.
- HS: Trả lời, nhận xét theo yêu cầu của GV.
- GV: Từ những tình cảm của mình về quê hương, em hãy sáng tác một bài thơ về quê hương của mình ?.
- HS: Tự sáng tác, trình bày, nhận xét.
- GV: Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
2. Luyện tập. 
- Bài tập 1. Viết một bài văn ngắn giới thiệu và nêu cảm nghĩ của em về một trong những tác phẩm mà em đã sưu tầm được.
- Bài tập 2. Tự sáng tác một bài thơ về địa phương. ( Làm theo nhưng thể thơ đã học: thể 5 chữ, thể 8 chữ, thể tự do ).
IV. Cũng cố. ( 2’ )
- Học sinh trình bày những tác giả người địa phương và tác phẩm tương ứng.
V. Dặn dò. ( 2’ )
Giáo viên hướng dẫn học sinh học bài ở nhà:
- Nắm vững toàn bộ kiến thức tiết học.
- Tiếp tục sưu tầm một số bài văn, bài thơ viết về địa phương mình.
- Chuẩn bị: Tổng kết từ vựng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu Van 9(100).doc