Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 119: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 119: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN

(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh:

 - Biết vận dụng những hiểu biết về nghị luận một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để làm bài đúng yêu cầu.

 - Có ý htức thực hiện 4 bước trước khi làm một bài văn nghị luận.

 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận.

II. Tiến trình lên lớp:

 1. Ổn định: 9a: /36 ( vắng )

 2. Kiểm tra: Nêu hiểu biết của em về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 648Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 119: Cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 119: Tập làm văn Ngày dạy: 24/02/ 09 
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM TRUYỆN 
(HOẶC ĐOẠN TRÍCH)
I. Mục tiêu cần đạt: 
Học sinh:
 - Biết vận dụng những hiểu biết về nghị luận một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích để làm bài đúng yêu cầu.
 - Có ý htức thực hiện 4 bước trước khi làm một bài văn nghị luận.
 - Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước khi làm bài nghị luận.
II. Tiến trình lên lớp:
 1. Ổn định: 9a: /36 ( vắng) 
 2. Kiểm tra: Nêu hiểu biết của em về bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
 3. Bài mới:
Hs
Gv
Hs
 Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
 Hs
Gv
Hs
Gv
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu đề bài nghị luận
+ Đọc các đề bài trong Sgk.
- Các đề bài trên đã nêu ra những vấn đề nghị luận nào về tác phẩm truyện?
- Các từ suy nghĩ, phân tích trong đề bài đòi hỏi bài làm phải khác nhau như thế nào?
- Gợi ý: có hai dạng đề 
+ Đề mệnh lệnh thường gặp là “suy nghĩ” “cảm nhận của em” về nhân vật  tác phẩm. Các đề còn lại gọi là đề “mở”
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu các bước làm bài.
- Trình bày lại các bước làm bài nghị luận nói chung?
+Vận dụng vào bài làm ở nhà để kiên hệ, minh hoạ về nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân.
- Em hiểu gì về truyện ngắn “Làng”?
- Nhân vật chính là ai?
- Đặc điểm nổi bật của nhân vật?
- Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai được bộc lộ qua những tình huống thử thách nào?
- Tìm những câu văn tiêu biểu thể hiện tâm trạng vui – buồn của ông?
- Qua đó em hiểu gì về người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp?
- Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật?
- Nêu yêu cầu về cách viết bài nghị luận về nhân vật văn học? (chú ý cách triển khai cụ thể, cách dùng từ, đặt câu, liên kết ý, diễn đạt?)
+ Tự viết đoạn văn. 
- Sửa và hướng dẫn
- Nêu các bước làm bài văn nghị luận?
+ Đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.
+ Đọc và xác định yêu cầu của phần luyện tập.
- Hướng dẫn cách làm.
+ Làm việc theo nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhận xét, cho điểm những em làm tốt.
- Treo bảng phụ để học sinh so sánh, đối chiếu.
I. Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 đề mệnh lệnh
Có 2 dạng đề 
 đề mở
II. Các bước làm bài:
 1. Tìm hiểu đề và tìm ý:
 -Thể loại:
 -Vấn đề nghị luận: Tình yêu làng, yêu nước của ông Hai.
 2. Lập dàn ý:
 a. Mở bài:
 - Giới thiệu truyện ngắn Làng
 - Nhân vật ông Hai
 - Khẳng định lòng yêu quê hương, đất nước.
 b. Thân bài:
- Tình yêu làng, nước được thể hiện qua những thử thách:
 + Rời làng đi tản cư (nhớ da diết)
 + Theo dõi tin kháng chiến (tự hào)
 + Nghe tin làng theo Tây (đau đớn, thù làng)
 + Nghe tin cải cách chính (vui sướng)
 c. Kết bài:
 - Khái quát hình ảnh ông Hai
 - Nghệ thuật xây dựng nhân vật
 3. Viết bài:
 Viết đoạn nghị luận phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe làng Chợ Dầu theo Tây.
 4. Đọc – sữa bài viết. 
 * Ghi nhớ: Sgk.
III. Luyện tập.
* Đề bài: Suy nghĩ của em về truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.
Viết đoạn mở bài và một đoạn thân bài.
Ví dụ: Đoạn mở bài.
“ Lịch sử đã sang trang, xã hội phong kiến đã lùi vào quá khứ theo quy luật của thời gian. Song khi đọc lại truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, chúng ta thấy hiện lên trước mắt những nỗi đau khổ của người nông dân trước Cách mạng tháng 8. Tiêu biểu là nhân vật Lão Hạc – một con người chất phác, lương thiện, yêu thương con hết mực nhưng lại bị dồn đến bước đường cùng
4. Củng cố: Nêu các bước làm một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
 Hướng dẫn - dặn dò:
 a. Bài học: 
 - Nắm vững cách làm bài nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)
 - Lập dàn ý cho đề bài: Nêu cảm nhận của em về đoạn trích “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
 b. Chuẩn bị: “Chuẩn bị Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn tríchviết bài Tập làm văn số 6 ở nhà”
 + Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau “Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
 + Nghiên cứu các đề bài ở Sgk, chuẩn bị làm bài viết
*********************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 119.doc