Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 159, 160: Bắc sơn

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 159, 160: Bắc sơn

BẮC SƠN

 ( Trích hồi 4 kịch Bắc Sơn)

 - Nguyễn Huy Tưởng -

I. Mục tiêu cần đạt

Học sinh:

- Nắm vững nội dung, ý nghĩa đoạn trích lớp II, III hồi 4 vở kịch Bắc Sơn: Xung đột cơ bản của kịch được bộc lộ gay gắt, tác động đến tâm lý nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật trong vở kịch.

- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói-chính kịch.

- Rèn kỹ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 901Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tiết học 159, 160: Bắc sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 159+160	 Ngày dạy: 24,25 / 04 /09
BẮC SƠN
 ( Trích hồi 4 kịch Bắc Sơn)
 - Nguyễn Huy Tưởng -
I. Mục tiêu cần đạt 
Học sinh:
- Nắm vững nội dung, ý nghĩa đoạn trích lớp II, III hồi 4 vở kịch Bắc Sơn: Xung đột cơ bản của kịch được bộc lộ gay gắt, tác động đến tâm lý nhân vật Thơm, khiến cô đứng hẳn về phía cách mạng, ngay trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa đang bị kẻ thù đàn áp khốc liệt. Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Tạo dựng tình huống, tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật trong vở kịch. 
- Hình thành những hiểu biết sơ lược về thể loại kịch nói-chính kịch. 
- Rèn kỹ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịch, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch. 
II. Chuẩn bị: Học sinh đóng kịch ở nhà theo sự phân công.
III. Tiến trình lên lớp
 1. Ổn định: 
 2. Kiểm tra: - Vì sao nói Giôn Thoóc-tơn là ông chủ lý tưởng của Bấc? 
 - Tình cảm của Bấc với Thoóc-tơn có gì đặc biệt so với những ông chủ khác,so với Ních và Xơ-kít?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài: 
 Kể tên, thể loại các kịch bản văn học-sân khấu, tên tác giả mà em đã học trong chương trình THCS? -> Dẫn dắt vào bài mới. 
Gv 
Gv 
Hs
Gv
Hs
Gv 
Hs
Gv
Hs
Hs
Gv 
Gv
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Hs
Gv
Gv
TIẾT 159
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu khái quát về tác giả tác phẩm
- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Huy Tưởng? 
- Em biết gì về tác phẩm? 
- Dựa vào phần soạn bài ở nhà,em hãy kể tóm tắt vở kịch Bắc Sơn?
- Giới thiệu thêm về thể loại Kịch: Là một trong 3 loại hình văn học (tự sự, trữ tình, kịch), đồng thời thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu. Phân chia các thể loại kịch:ca kịch, kịch thơ, kịch nói, hài kịch, bi kịch,. 
- Văn bản này thuộc thể loại nào?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – tìm hiểu văn bản 
- Hướng dẫn Hs đọc phân vai.
+ Người dẫn chuyện.
+ Thái, Cửu, Thơm, Ngọc.
- Người dẫn chuyện đọc tên nhân vật và những phần trong ngoặc đơn. Những nhân vật giọng đối thoại phù hợp với tình huống và tâm trạng.
+ Tìm hiểu phần chú thích Sgk.
- Chia bố cục cho trích đoạn hồi 4? Em hãy thuật lại diễn biến sự việc và hành động trong lớp kịch trích ở hồi 4?
* Hướng dẫn tìm hiểu xung đột và tình huống kịch: 
- Mâu thuẫn - xung đột kịch chủ yếu trong hồi 4 là mâu thuẫn xung đột gì, giữa ai với ai?
+ Thảo luận 5’: Trong lớp kịch này tác giả đã xây dựng một tình huống bất ngờ gay cấn. Đó là tình huống nào? Tình huống ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện xung đột và phát triển hành động kịch? 
TIẾT 160:
- Ổn định
- Khái quát - chuyển ý.
* Hướng dẫn phân tích tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
- Nêu những nét chính về nhân vật Thơm ở các hồi trước để Hs hiểu được tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật ở hồi 4.
- Trong lớp II, Thơm được đặt trong tình huống như thế nào?
- Qua đó bộc lộ tâm trạng của cô ra sao?
- Thơm đã quyết định hành động như thế nào?
- Quyết định đó chứng tỏ sự chuyển biến gì trong lòng cô? 
+ (đứng vào hàng ngũ quần chúng cảm tình với cách mạng)
+ Thảo luận nhóm 4’: Theo em, hành động này có phải tuỳ hứng, tuỳ tiện hay không? Vì sao? 
+ Trao đổi, trình bày.
- Chốt ý
* Hướng dẫn phân tích lớp 3:Thái độ của Thơm đối với Ngọc.
- Những câu đối đáp của cô đối với chồng ta nhận 
thấy lúc này cô đang tâm trạng ntn?
- Qua cuộc nói chuyện cô nhận thêm được điều gì về Ngọc?
+ Thảo luận 3’: Tại sao Thơm chưa tỏ thái độ dứt khoát đối với chồng? Có phải cô chỉ muốn tìm mọi cách để Ngọc đi, đảm bảo an toàn cho Thái và Cửu hay không? 
+ (Với Ngọc cô vẫn chưa hoàn toàn ghét bỏ,căm thù.Tâm trạng này rất phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng của Thơm ..)
- Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật ở lớp kịch này?
- Qua sự chuyển biến đột ngột mà có lý của nhân vật Thơm, Tác giả muốn khẳng định điều gì?
* Ngay cả khi khó khăn, bị kẻ thù đàn áp khốc liệt, cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tình quần chúng.
* Hướng dẫn phân tích các nhân vật khác 
- Bằng những thủ pháp nào tác giả đã để cho nhân vật Ngọc bộc lộ rõ bản chất của y? 
+ Phát hiện chi tiết.
- Chốt ý.
- Những nét nổi rõ trong tính cách của Thái và Cửu là gì?
+ Phát hiện chi tiết.
- Chốt ý.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
- Khái quát những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích vở kịch?
+ Đọc phần ghi nhớ Sgk / Tr. 167.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập.
- Cho các tổ lên diễn một vái đoạn kịch như đã phân cong chuẩn bị. 
- Theo dõi, nhận xét, cho điểm.
I. Giới thiệu chung: 
 1.Tác giả (Sgk)
 2.Tác phẩm (Sgk) 
 - Tác phẩm đầu tiên thể hiện thành công một sự kiện cách mạng và những nhân vật mới của thời đại.
 - Gồm 5 hồi, đoạn trích hôm nay học là hồi 4.
- Thể loại: Kịch nói 
II. Đọc – hiểu văn bản 
 1. Đọc - chú thích 
 2. Bố cục: Có 3 lớp
 3. Phân tích
a. Xung đột và tình huống kịch 
b.Tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm.
- Hoàn cảnh: 
 + Cha và em: hi sinh.
 + Mẹ: bỏ đi.
- Còn một người thân duy nhất: Ngọc(chồng)
 + Sống an nhàn, được chiều chuộng.
 + Tâm trạng: Luôn day dứt, ân hận về cha, mẹ.
- Thái độ với chồng: 
 + Băn khoăn, nghi ngờ chồng làm Việt gian.
+ Tìm cách dò xét.
 + Cố hi vọng
- Hành động:
 + Che dấu Thái, Cửu (2 chiến sĩ cách mạng) ngay trong buồng mình.
 + Khôn ngoan che mắt Ngọcbảo vệ
-> Tạo dựng tình huống, hoàn cảnh bất ngờ để thúc đẩy hành động kịch và bộc lộ tính cách nhân vật.
=> Bản chất trung thực, tự trọng, nhận thức về cách mạng -> chuyển biến thía độ đứng hẳn về phía cách mạng.
c. Các nhân vật khác
 * Ngọc
- Ham muốn địa vị, quyền lực, tiền tài.
- Làm tay sai cho giặc.
-> Tập trung vào những cái xấu, cái ác.
=> Tên Việt gian bán nước đê tiện, đáng khinh bỉ.
* Thái và Cửu
 - Thái: bình tĩnh, sáng suốt
 - Cửu: hăng hái nhưng nóng nảy, thiếu chín chắn.
=> Những chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành với Tổ quốc, cách mạng
III. Tổng kết
 Ghi nhớ: Sgk/ Tr.154
IV. Luyện tập:
Diễn kịch. 
4. Củng cố: Nêu hiểu biết về thể loại kịch?
5. Hướng dẫn – dặn dò:
- Nắm vững nội dung bài học, chú ý diễn biên 1tâm trạng nhân vật Thơm. 
- Chuẩn bị ôn tập: Tổng kết phần Tập làm văn theo mẫu sau:
Stt
Kiểu văn bản
Phương thức biểu đạt
Ví dụ
*************************

Tài liệu đính kèm:

  • doct 159, 160.doc