A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên.
TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG
1. Kiến thức:
- Sự đối lập giữa cái thiện - cái ác, thái độ tình cảm, lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình thường mà nhân hậu.
- Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại.
- Nắm được sự việc trong đoạn trích.
- Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin củ tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
3. Thái độ:
- Gíao dục học sinh yêu cái thiện, ghét cái ác.
+Tích hợp bảo vệ môi trường: Phân tích mục 2, cảm nhận về cuộc sống của ông Ngư, liên hệ :
Tuần 09 Ngày soạn : 16.10.2010 Tiết : 41 Ngày dạy : 19/20.10.10 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN ( Trích “Lục Vân Tiên” – Nguyễn Đình Chiểu ) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Nắm được nội dung và đặc điểm nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức: - Sự đối lập giữa cái thiện - cái ác, thái độ tình cảm, lòng tin của tác giả đối với những người lao động bình thường mà nhân hậu. - Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích. 2. Kĩ năng: - Đọc hiểu một đoạn trích truyện thơ trong văn học trung đại. - Nắm được sự việc trong đoạn trích. - Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin củ tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. 3. Thái độ: - Gíao dục học sinh yêu cái thiện, ghét cái ác. +Tích hợp bảo vệ môi trường: Phân tích mục 2, cảm nhận về cuộc sống của ông Ngư, liên hệ : cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của ông Ngư B.CHUẨN BỊ : 1.Giáo viên : Giáo án, SGK, hình ảnh. Bảng phụ 2. Học sinh : - Soạn bài . C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : H - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ( 6 đ ) ( SGK trang 109 ) H – Lục Vân Tiên là người như thế nào ? ( 4 đ ) (Phần bài đã học) 2. Bài mới : * Giới thiệu bài: Đoạn này nằm ở phần thứ hai của truyện. Vân Tiên và Tiểu đồng đang bơ vơ nơi đất khách quê người thì gặp Trịnh Hâm đi thi trở về. Vốn đã có lòng đố kị, ganh ghét tài năng của Vân Tiên, Trịnh Hâm lợi dụng cơ hội để hãm hại chàng. Hắn lừa tiểu đồng vào rừng trói lại rồi giả bộ đưa Vân Tiên xuống thuyền, hưa sẽ dẫn về quê nhà. Đợi đến đêm khuya vắng vẻ, hắn mới thực hiện tội ác của mình. Vậy, lúc bấy giờ Vân Tiên rơi vào hoàn cảnh như thế nào? HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu vị trí đoạn trích Dựa vào chú thích trong SGK, em hãy nêu những nét cơ bản về vị trí của trích đoạn này ? Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản - GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích . - GV đọc mẫu: đọc đoạn đầu chú ý ngắt nhịp nhanh gọn ở những hành động của Trịnh Hâm và hành động của Ngư ông, đoạn sau đọc chậm - Gọi HS đọc, nhận xét . - GV lưu ý HS có thể tóm tắt và tìm bố cục đoạn trích theo hướng : đối nghịch giữa thiện và ác thể hiện qua hành động của nhân vật. H – Bố cục đoạn trích ?á H – Ý chính đoạn trích ? Hoạt động 3 : Phân tích - GV cho HS đọc lại đoạn đầu. - GV nhắc lại tình cảnh của thầy trò Lục Vân Tiên. H - Chỉ qua một số câu thơ tác giả đã cho ta thấy tội ác tày trời của Trịnh Hâm , đó là tội ác như thế nào ? H - Trịnh Hâm đã lên kế hoạch và hành động như thế nào ? - Tính toán chi tiết, kĩ lưỡng, từ thời gian, đến không gian. H - Nguyên nhân nào mà Trịnh Hâm lại gi?t hại Lục Vân Tiên? - Do ghen ghét Lục Vân Tiên có đức, có tài.. H - Qua việc tìm hiểu trên em thấy Trịnh Hâm là kẻ như thế nào ? H - Em có nhận xét gì về đoạn thơ tự sự này ? - Đoạn thơ ngắn, tình tiết hợp lý, diễn biến, hành động nhanh gọn. H - Trước tội ác tày trời như vậy của Trịnh Hâm ,Lục Vân Tiên có tai qua, nạn khỏi được không ? Vì sao? - LV Tiên đã tai qua, nạn khỏi – Nhờ Ông Ngư GV chuyển đoạn. - HS đọc tiếp đoạn còn lại. Hướng dẫn phân tích nhân vật Ngư ông . H - Ngư ông và gia đình đã hành động như thế nào trước tai họa của Lục Vân Tiên? H - Phân tích 2 câu “ Hối con Ông hơ bụng mặt mày” ? - Thúc dục, khẩn trương, mỗi người một việc. Có thể nói hành động khẩn trương, ân cần chu đáo của từng ngừơi, mỗi người 1 việc ð thể hiện lòng chân tình của gia đình Ngư ông với người bị nạn. H - Sau khi Vân Tiên tỉnh lại Ngư ông đã tỏ thái độ cử chỉ như thế nào nữa ? - Cho HS phát hiện các câu thơ thể hiện suy nghĩ và tình cảm của Ngư ông . H - Qua đây em thấy hành động của Ông Ngư giống hành động của nhân vật nào trong truyện Lục Vân Tiên ? - Giống Lục Vân Tiên . H - Ngư ông giải bày về cuộc sống của ông như thế nào ? - Các chi tiết : Doi, vịnh,chích, đầm, gió, trăng, bầu trời..Thiên nhiên rất là phong phú, đa dạng, phóng khoáng. ? Ông Ngư khao khát cuộc sống tự do, trong sạch, phóng khoáng, ngoài vòng danh lợi, bầu bạn với thiên nhiên, đầy ắp niềm vui bởi người lao động tự do làm chủ mình . “ Rày doi chơi trăng” - Giáo viên cho HS đọc đoạn cuối và phân tích cảm nhận của em về cuộc sống đó của người dân chài lưới. +Tích hợp bảo vệ môi trường: -Phân tích mục 2, cảm nhận về cuộc sống của ông Ngư, liên hệ : Cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của ông Ngư, bầu bạn với thiên nhiên, đầy ắp niềm vui bởi người lao động tự do làm chủ mình . -GV bình thêm: Tác giả muốn gửi gắm khát vọng niềm tin vaò cái thiện vào người lao động bình thườngà Lục Vân Tiên và ông Ngư là hai đẳng cấp khác nhau, nhưng họ đã hành động một cách cao cả, vô tư, đầy lòng nhân đạo Câu hỏi thảo luận H - Cảnh Giao Long cứu Vân Tiên có gì giống các chi tiết trong truyện cổ dân gian? Ý nghĩa gì? H - Nhà thơ gửi gắm điều gì qua nhân vật ông Ngư ? - Niềm tin vào cái thiện. Hoạt động 4 : Tổng kết. H - Qua việc phân tích trên, em thấy được nghệ thuật và nội dung của đoạn trích này như thế nào?? - GV gọi HS đọc phần ghi nhớ ở SGK . I/ Giới thiệu -Nằm ở phần thứ hai của truyện, khi Lục Vân Tiên bỏ thi và đang trên đường về quê thọ tang mẹ. Lúc này chàng đã bị mù lòa. -Kết cấu đối lập nhằm thể hiện những bản chất khác nhau của các nhân vật, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả và những điều tốt đẹp trong cuộc đời. II/ Đọc-hiểu văn bản 1. Bố cục : hai phần a/8 câu đầu : Trịnh Hâm, con người của cái ác. b/Phần còn lại : Ngư ông, con người của cái Thiện. 2. Đại ý : Sự đối lập giữa Thiện - Ác. III/ Phân tích 1. Trịnh Hâm, con người của cái ác. - Lời thơ giản dị miêu tả hành động nhanh gọn, tình tiết hợp lý. - Trịnh Hâm đã xô Vân Tiên xuống sông, giả tiếng kêu cứu. - Kế hoạch chi tiết: Thời gian, không gian - Do đố kị, ganh ghét về tài năng của LV Tiên. à Những hành động toan tính, có âm mưu của Trịnh Hâm (ra tay hãm hại Vân Tiên giữa đêm khuya, ở nơi mênh mông trời nước )bộc lộ tâm địa gian ngoan, xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa, độc ác của hắn. 2. Gia đình Ngư ông, con người của cái thiện. * Ngư ông đã vớt ngay lên bờ, hối con nhóm lửa ; ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày thể hiện lòng nhân đạo của gia đình Ngư ông với người bị nạn. * Ông Ngư còn hỏi thăm LV Tiên, mời Vân Tiên ở lại à Những hành động, lời nóicủa ông Ngư thể hiện được tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của nhân vật này nói riêng và của những người lao động bình thường nói chung. * Cuộc sống của Ngư ông : - Khao khát tự do, chan hòa với thiên nhiên. IV/ Tổng kết 1/Nghệ thuật -Khắc họa các nhân vật đối lập thông qua lời nói, cử chỉ, hành động. Sắp xếp tình tiết hợp lí. Sử dụng ngôn từ mộc mạc, giàu chất Nam Bộ. 2/Nội dung -Qua nhân vật ông Ngư, chúng ta thấy được mơ ước, quan niệm của tác giả về một cuộc sống trong sạch, tự do, phóng khoáng giữa thiên nhiên. 3/Ý nghĩa -Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, qua đó thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc sống đời thường. 4. Củng cố : - Cho HS đọc diễn cảm đoạn thơ. 5. Dặn dò : - Học thuộc lòng đoạn trích, biết phân tích nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động. - Đọc và cảm nhận được niềm tin của Nguyễn Đình Chiểu vào lí tưởng, đạo đức, cái thiện chiến thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành. - Chuẩn bị : “Chương trình địa phương (phần Văn)”/ SGK tr. 122 D.RÚT KINH NGHIỆM : ______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ============================================================================= Tuần 09 Ngày soạn : 16.10.2010 Tiết : 42 Ngày dạy : 19/20.10.10 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG - Phần Văn - A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Hiểu biết thêm về các tác giả văn học ở Đồng Nai và các tác phẩm văn học viết về Đồng Nai từ sau 1975. - Bước đầu biết thẩm bình và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức: - Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở Đồng Nai. - Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về Đồng Nai. - Những biến chuyển của văn học Đồng Nai sau năm 1975. 2. Kĩ năng: - Sưu tầm, tuyển chọn về tài liệu văn thơ viết về Đồng Nai. - Đọc, hiểu và thẩm bình thơ văn viết về Đồng Nai. - So sánh văn học địa phương giữa các giai đoạn. 3. Thái độ: - Hình thành sự quan tâm yêu mến đối với văn học địa phương. +Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Cảm nhận về môi trường thiên nhiên trong các tác phẩm:Trên mảnh đất này, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thờiLiên hệ :Cuộc sống của con người trong chiến tranh với sự hủy diệt do bom đạn của kẻ thù, cuộc sống trong lành giữa thiên nhiên của con người ở miệt vườn B.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên : - Giáo án, sưu tầm các t¸c gi¶, tác phẩm ở Đồng Nai từ sau 1975 đến nay. - Tuyển tập thơ văn Đồng Nai 2. Học sinh : - Sưu tầm các tác giả , tác phẩm viết về Đồng Nai từ sau 1975 đến nay (theo hướng dẫn của GV). C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ : H - Đọc thuộc lòng đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” 6 đ ( SGK trang 118 ) H – Trịnh Hâm là kẻ như thế nào ? 4 đ (Phần bài đã học) 3. Bài mới * Giới thiệu bài: Để bổ sung vào vốn hiểu biết về văn học Đồng Nai bằng việc nắm được những tác giả và một số tác phẩm từ sau 1975 viết về Đồng Nai quê mình. Tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu điều đó. - Gv hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện các hoạt động - Gv hình thành 1 bảng thống kê đầy đủ (dùa vào tư liệu và bản thống kê của H/s) I.Học sinh tập hợp theo tổ bản thống kê mà mình đã sưu tầm được: - Các thành viên trong tổ (nhóm) nộp bản thống kê - Tổ trưởng (nhóm trưởng) tập hợp vào thành một bản II.Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mình (danh sách T/g, tác phẩm đã sưu tầm) - Bổ sung vào bản thống kê của mình những tác phẩm , T/g còn thiếu STT TÊN TÁC GIẢ NĂM SINH - QUÊ TÁC PHẨM CHÍNH 1 LÝ VĂN SÂM 1921-2000, Bình Long Vĩnh Cửu - Đồng Nai Kòn Trô,Nắng bên kia làng, Bến xuân, Cà Ngá, Địa ngục vá ánh sáng, Chuyện ấy đã qua rồi 2 HÒANG VĂN BỔN 1930, Bình Long, Vĩnh Cửu, Đồng Nai Trên mảnh đất này, Mẹ, Chứng nhận cuối đời, PrùmPrùm, Ông cháu người lính già 3 ĐÀM CHU VĂN 22/02/1958, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình 44 bài thơ 4 TRẦN NGỌC TUẤN 29/10/1962, Bình Nguyên, Bình Sơn, Quãng Ngãi 40 bài thơ 5 NGUYỄN ĐỨC THỌ 1955-2001, xã Hưng Khánh, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An Miệt vườn, Bồi hồi nhớ má năm xưa, Ông Bảy rừng Sác, Người ở miệt vườn, Mùa trái cây, Cây sầu riêng tứ thời 6 KHÔI VŨ 03/8/1950 Biên Hòa, Đồng Nai Ngọn lửa âm thầm, Thần Nông trên đồi, Hảo hớn, Trái dưa tây lép, Say nắng -G.thiệu Mục 2 +Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường - Cảm nhận về môi trường thiên nhiên trong các tá ... ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển số lượng từ ngữ hay không ? Vì sao ? (Không, vì nếu mỗi từ chỉ có một nghĩa, thì kho từ vựng sẽ vô cùng đồ sộ, không thể có trong thực tế) H - Nếu không có sự phát triển nghĩa của từ thì sẽ ảnh hưởng như thế nào ? - GV hướng dẫn HS làm các bài tập ( SGK ) Hoạt động 2 : Từ mượn *GV cho HS đọc phần II trong SGK. H - Thế nào là từ mượn ? H - Chọn nhận định đúng trong những nhận định sau : a) Chỉ một số ít ngôn ngữ trên thế giới phải vay mượn từ ngữ. b) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là do sự ép buộc của nước ngoài. c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. d) Ngày nay, vốn từ tiếng Việt rất dồi dào và phong phú, vì vậy không cần vay mượn từ ngữ tiếng nước ngoài nữa. H - Theo cảm nhận của em thì những từ mượn như săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh,... có gì khác so với những từ mượn như : a-xít, ra-đi-ô, vi-ta-min, ... ( Một bên là những từ đã được Việt hóa, thể hiện như tiếng Việt ; còn một bên là những từ chưa Việt hóa hoàn toàn, vẫn còn nhiều dấu vết của từ nước ngoài ) Hoạt động 3 : Từ Hán Việt H - Thế nào là từ Hán Việt ? H - Chọn quan niệm đúng trong những quan niệm sau : a) Từ Hán Việt chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong vốn từ tiếng Việt. b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. c) Từ Hán Việt không phải là một bộ phận của tiếng Việt. d) Dùng nhiều từ Hán Việt là việc làm cần phê phán. Hoạt động 4 : Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội H - Thế nào là thuật ngữ và biệt ngữ xã hội ? H - Thảo luận về vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay ? - Liệt kê một số từ ngữ là biệt ngữ xã hội . Hoạt động 5 : Trau dồi vốn từ - Ôn lại các hình thức trau dồi vốn từ. H - Giải thích nghĩa của những từ ngữ sau : bách khoa toàn thư, bảo hộ mậu dịch, dự thảo, đại sứ quán, hậu duệ, khẩu khí, môi sinh. H - Sửa lỗi dùng từ trong những câu sau : a) Lĩnh vực kinh doanh béo bổ này đã thu hút sự đầu tư của nhiều công ty lớn trên thế giới. b) Ngày xưa Dương Lễ đối xử đạm bạc với Lưu Bình là để cho Lưu Bình thấy xấu hổ mà quyết chí học hành, lập thân. c) Báo chí đã tấp nập đưa tin về sự kiện SEA Games 22 được tổ chức tại Việt Nam. I/ BÀI HỌC : 1. Sự phát triển của từ vựng a . Các cách phát triển từ vựng dễ nhận thấy. - Phát triển nghĩa của từ. Ví dụ : con chuột - Tạo từ mới bằng cách ghép từ. Ví dụ : rừng phòng hộ, sách đỏ - Phát triển số lượng từ ngữ gồm : + Từ mượn tiếng nước ngoài . + Cấu tạo thêm từ mới . Ví dụ : in-ter-net, quota. b . Nếu không có sự phát triểm nghĩa của từ thì vốn từ không thể sản sinh nhanh đáp ứng nhu cầu giao tiếp. 2. Từ mượn a . Khái niệm . - Là những từ có nguồn gốc từ ngôn ngữ nước khác. b . Bài tập : - Cách hiểu đúng về từ mượn là : (c) Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của các ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt. 3. Từ Hán Việt a . Khái niệm . - Là những từ được vay mượn từ ngôn ngữ tiếng Hán. b . Bài tập : - Cách hiểu đúng là : (b) Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán. 4. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội * Khái niệm . - Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ. - Biệt ngữ xã hội là lớp từ chỉ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định. 5. Trau dồi vốn từ a - Các hình thức trau dồi vốn từ : + Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ. + Rèn luyện để làm tăng vốn từ. b - Giải thích nghĩa : + bách khoa toàn thư : từ diển bách khoa ghi đầy đủ tri thức của các ngành. + bảo hộ mậu dịch : bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng hóa nước ngoài ngay trên thị trường nước mình. + dự thảo : văn bản mới ở dạng phác thảo, chưa chính thức được công nhận. + đại sứ quán : cơ quan đại diện chính thức cho một nhà nước đóng ở nước ngoài + hậu duệ : con cháu của người đã chết. + khẩu khí : khí phách toát ra từ lời nói. + môi sinh : môi trường sinh thái. - Sửa lỗi dùng từ : Câu Từ sai Sửa lại a béo bổ béo bở b đạm bạc tệ bạc c tấp nập tới tấp 4/ Củng cố: -Cho HS nhắc lại các bài tập. 5/ Dặn dò: - Học bài, chỉ ra các từ mượn, từ Hán Việt, thuật ngữ, biệt ngữ trong một văn bản cụ thể. Giải thích được vì sao những từ đó lại được sử dụng (hay không được sử dụng) trong văn bản đó? - Chuẩn bị : Nghị luận trong văn bản tự sự. D.RÚT KINH NGHIỆM : ______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ============================================================================= Tuần 10 Ngày soạn : 23.10.2010 Tiết : 50 Ngày dạy : 29/30/10.10 NGHỊ LUẬN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT - Mở rộng kiến thưc về văn bản tự sự đã học. - Thấy được vai trò của nghị luận trong van bản tự sự. - Biết sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG 1. Kiến thức: - Yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. - Mục đích của sử dụng yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. - Tác dụng của yếu tố nghị luận trong bài văn tự sự. 2. Kĩ năng: - Nghị luận trong khi làm văn tự sự. - Phân tích được yếu tố nghị luận trong một văn bản tự sự cụ thể. 3. Thái độ: - Gi¸o dôc cho häc sinh lßng say mª kh¸m ph¸ kiÕn thøc B.CHUẨN BỊ : 1. Giáo viên: Giáo án, SGK. Bảng phụ. 2. Học sinh: - Soạn bài, bảng phụ. C.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP : 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ: trong giờ. 3. Bài mới : * Giới thiệu bài : Tự sự là trình bày diễn biến sự việc, nghị luận là đưa ra ý kiến, đánh giá, nhận xét , lập luận về một vấn đề. Vậy khi viết văn bản tự sự có cần yếu tố nghị luận hay không và thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG BÀI HỌC Hoạt động 1 : Tìm hiểu yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. -Gọi HS đọc 2 ví dụ trang 132 ở SGK. H - Dựa vào kết luận đó hãy tìm và chỉ ra những câu chữ có tính chất lập luận trong hai ví du ïtrên ? H - Ở Ví dụ a : Vấn đề ông giáo nêu lên suy nghĩ của mình là gì ? ở câu nào trong đoạn văn ? - Ở câu 1. H - Tác giả đã phát triển vấn đề bằng những lí lẽ nào ? H - Các lí lẽ ấy có hợp với quy luật không ? - Phù hợp. H - Ở câu kết có phải là kết luận vấn đề không ? - Kết luận vấn đề. a. Đoạn a : - Nêu vấn đề : Nếu ta không cố tìm mà hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để độc ác, tàn nhẫn với họ. - Phát triển vấn đề : Vợ tôi không ác, nhưng sở dĩ trở nên ích kỷ vì : + Khi người ta đau chân thì chỉ nghĩ đến cái chân đau. ( quy luật tự nhiên ) + Khi người ta khổ quá rồi thì không còn nghĩ đến ai nữa. ( quy luật tự nhiên ) + Bản tính tốt đẹp của con người bị những lo lắng buồn đau che lấp mất. - Kết thúc vấn đề : Chỉ buồn chớ không nỡ giận vợ H - Ở ví dụ b :Đây có phải cuộc đối thoại không ? - Cuộc đối thoại. H - Em hình dung cảnh này thường xuất hiện ở đâu ? Ai là luật sư, ai là bị báo ? - Ở các phiên tòa xét xử. H - Em hãy tìm các ý lập luận trong mỗi lời của từng nhân vật ? b. Đoạn b : Cuộc đối thoại giữa Thúy Kiều – Hoạn Thư diễn ra dưới hình thức lập luận . - Kiều luật sư buộc tội : càng cay nghiệt . -> càng chuốc lây oan trái ( khẳng định càng càng ) - Hoạn Thư bị cáo biện minh : + Tôi là đàn bà nên ghen tuông là chuyện thường tình . + Tôi đã đối xử tốt với cô ở gác Viết kinh . + Tôi với cô chồng chung -> ai nhường cho ai . + Nhận lỗi -> nhờ sự khoan dung . => Một đoạn lập luận xuất sắc . H - Hoạn Thư đưa ra mấy ý để biện minh cho tội của mình ? Nhận xét các ý mà nhân vật đưa ra ? - Rất có lý . - GV cho HS thảo luận nhóm . H. Qua hai ví dụ trên em hãy tìm ra những dấu hiệu và đặc điểm của lập luận trong văn bản tự sự ? - Gọi HS đọc ghi nhớ SGK . Hoạt động 2 : Tìm hiểu tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự *GV cho HS tiếp tục thảo luận nhóm. H-Từ việc tìm hiểu hai đoạn trích, hãy trao đổi trong nhóm để hiểu nội dung và vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự. H- Các câu văn trong đoạn trích trên thường là loại câu câu gì ? H- Các từ lập luận thường được dùng đây là gì ? H- Yếu tố nghị luận đã làm cho đoạn văn sâu sắc như thế nào ? Hoạt động 3 : Bài tập * GV nêu định hướng và yêu cầu của mỗi bài tập. Sau đó cho HS tiến hành làm bài, các HS khác nhận xét.GV đúc kết , cho điểm. 1. Lời văn trong đoạn trích Lão Hạc ở mục 1.1 là lời của ai ? Người ấy đang thuyết phục ai ? Thuyết phục điều gì ? 2. Ở đoạn trích (b) mục 1.1, Hoạn Thư đã lập luận như thế nào mà nàng Kiều phải khen rằng : Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời ? Hãy tóm tắt các nội dung lý lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều. I/ BÀI HỌC : 1.Kiến thức về văn tự sự đã học - Ngôi kể : kể theo ngôi thứ nhất, kể theo ngôi thứ ba. - Người kể. - Thứ tự kể : kể theo trình tự thời gian, chuyện xảy ra trước kể trước, chuyện xảy ra sau kể sau. Ta cũng có thể kể theo trình tự các nhân vật, kể diễn biến cuộc đời nhân vật. - Nhân vật : ngoại hình, có ngôn ngữ hành động, tâm lí, tính cách, có xung đột, có tình huống. Nhân vật có nhân vật chính và nhân vật phụ, nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. - Sự việc. - Văn tự sự có thể kết hợp với miêu tả. 2. Nghị luận trong văn bản tự sự. - Những biểu hiện, suy nghĩ, đánh giá, bàn luận trong văn bản tự sự là những yếu tố nghị luận. 2. Tác dụng của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự - Nghị luận trong văn bản tự sự : thường xuất hiện ở các đoạn văn . - Đặc điểm : nêu lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục người nói, người nghe một vấn đề . - Các từ ngữ lập luận ; tại sao, thật vậy, tuy thế câu khẳng định, phủ định . à Tác dụng của việc sử dụng yếu tố nghị luận trong văn tự sự là hỗ trợ cho việc kể, gợi ra cho người đọc một suy nghĩ, làm cho văn tự sự thêm sâu sắc, thêm tính triết lý. II/ BÀI TẬP : 1. Lời văn trong đoạn trích là lời của nhân vật ông giáo đang thuyết phục người đọc về vấn đề con người không nên sống ích kỷ, cần quan tâm đến những số phận cơ hàn xung quanh ta. 2. Trình tự lập luận gỡ tội : - Đàn bà ghen tuông là chuyện thường tình. - Đã không tàn nhẫn với Kiều khi cho ra viết kinh và không đuổi bắt lại khi Kiều bỏ trốn. - Cảnh chung chồng thì không thể nhường cho ai. - Nhưng vẫn biết mình có tội, chỉ còn trông nhờ vào sự bao dung của Kiều thôi. 4.Củng cố -Thế nào là nghị luận trong văn bản tự sự ? ( Phần bài học ) 5.Dặn dò : - Học bài, phân tích vai trò của các yếu tố miêu tả và nghị luận trong đoạn văn tự sự cụ thể. - Chuẩn bị : Đoàn thuyền đánh cá, SGK trang 139 D.RÚT KINH NGHIỆM : ______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ============================================================================ KIỂM TRA CỦA HIỆU PHÓ CHUYÊN MÔN
Tài liệu đính kèm: