PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH .
( Lê Anh Trà )
A . MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh :
- Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại ; dân tộc và nhân loại ,thanh cao và giản dị .
- Từ lòng kính yêu ,tự hào về Hồ Chí Minh ,học sinh có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại .
B .CHUẨN BI : Đọc tài liệu tham khảo và tài liệu chuyên môn
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động 1:Ổn định tổ chức :
Hoạt động2: Giới thiệu bài :
Hoạt động 3:Nội dung bài học .
Tiết : 1,2 . Thứ 5 ngày 13 tháng 8 năm 2009 Phong cách Hồ Chí Minh . ( Lê Anh Trà ) A . Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa truyền thống và hiện đại ; dân tộc và nhân loại ,thanh cao và giản dị . - Từ lòng kính yêu ,tự hào về Hồ Chí Minh ,học sinh có ý thức tu dưỡng học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại . b .chuẩn bi : Đọc tài liệu tham khảo và tài liệu chuyên môn c. Hoạt động dạy học : Hoạt động 1:ổn định tổ chức : Hoạt động2: Giới thiệu bài : Hoạt động 3:Nội dung bài học . Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt - Hãy nêu xuất xứ của văn bản ? Giáo viên hướng dẫn đọc Giáo viên đọc mẫu . Cho học sinh nhận xét . - Văn bản chia làm mấy phần ? - Phương thức biểu đạt của văn bản là gì ? Theo em : Phong cách là gì ? Phong cách Hồ chí Minh nên hiểu như thế nào ? Giáo viên cho học sinh đọc phần 1. - Tinh hoa văn hoá nhân loại đến với HCM trong hoàn cảnh nào ? Em hãy chứng minh hòan cảnh ấy qua một số hiểu biết của mình . -Tìm những chi tiết nói về con đường hình thành vốn tri thức văn hoá HCM? Giáo viên liên hệ . Tại sao Bác lại nói được nhiều thứ tiếng trên thế giới như vậy ? -> Học tập tìm hiểu trở thành nhu cầu của Người . - Người tiếp thu nền văn hoá nhân loại như thế nào ? Hãy chỉ ra những chi tiết ấy? Cách tiếp xúc với các nền văn hoá của các nước có gì đặc biệt ? ( Thảo luận 3 phút ) - Tác giả đá bình luận như thế nào về điều kì lạ và quan trọng trong vốn văn hoá của Bác ? - Em thấy có vẻ đẹp nào trong phong cách văn hoá của Bác? => Bác là người VN ( Gốc cơ bản ) . Tiếp thu các nền văn hoá là để học hỏi không biến mình trở thành ngoại quốc ,văn hoá lai căng, mà văn hoá V N được hiện đại lên bởi văn hoá tiên tiến trên thế giới . - Để làm nổi bật P/ C H C M tác giả đã sử dụng phương pháp thuyết minh nào ? G V cho H/S đọc phần 2. - G/V đọc " Lần đầu tiên ...cổ tích " Câu văn gợi cho em cảm xúc gì ? - Lối sống của Bác được tác giả giới thiệu như thế nào ? Hãy đọc một bài thơ ,hay kể 1câu chuyện về phong cách sống của Bác mà em biết ? ->GV liên hệ : Tức cảnh PácPó , Cảnh rừng VB , Thơ Tố Hữu .. - Phong cách của Bác có gì giống và khác các hiền triết xưa ? - Tác giả sử dụng biện pháp Nghệ thuật nào ? - Điểm giống và khác giữa văn bản này và văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ –lớp 7 là gì ? ( Thảo luận ) - Tác giả bình luận như thế nào về phong cách HCM ? - Theo tác giả đây là một quan niệm thẩm mĩ .vì sao ? Nêu nội dung và nghệ thuật của văn bản ? - Theo em phong cách HCM có phải chỉ thể hiện ở phong cách sống không ? Vì sao ? I / Đọc và tìm hiểu chung . 1.Xuất xứ : Văn bản là một phần bài viết “Phong cách HCM ,cái vĩ đại gắn với cái giản dị ” của Lê Anh Trà . 2. Đọc, từ khó : ( Xem S G K ) Học sinh đọc văn bản . Cho học sinh nhận xét . 3. Bố cục : Văn bản chia làm 3 phần . P1/ Từ đầu -> rất hiện đại : Quá trình hình thành Phong cách HCM . P2/ Tiếp đến tắm ao : Nét đẹp trong cách sống và làm việc . P3/ còn lại : ý nghĩa của phong cách HCM . 4. Phương thức biểu đạt : - Phương thức thuyết minh : ( trình bày làm rõ vấn đề ) . - Học sinh thảo luận . => Là phẩm chất ,lối sống ,đức tính ,nét văn hoá . II / Tìm hiểu chi tiết : 1. Con đường hình thành phong cách văn hoá Hồ Chí Minh . - Hoàn cảnh : + Cuộc đời truân chuyên , gian khổ , khó khăn . + Tiếp xúc văn hoá nhiều vùng , nhiều nước : á,Phi, Mĩ ,Anh ,đặc biệt nhiều ngày ở Pháp. =>Quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng . - Con đường hình thành : +Đi nhiều tiếp xúc nhiều. + Biết nhiều ngoại ngữ , làm nhiều nghề . + Học tập miệt mài sâu sắc đến uyên thâm. - Cách tiếp thu : + Chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài . + Học cái hay , cái đẹp , phê phán cái tiêu cực hạn chế . Học sinh thảo luận ( Có nhu cầu cao về văn hoá .Có năng lực về văn hoá , Có quan điểm riêng về văn hoá . Bác có một tri thức sâu rộng ,vốn văn hoá hết sức uyên thâm . Vốn văn hóa của Bác ảnh hưởng sâu sắc vốn văn hoá thế giới . = > Tiếp thu chủ động . - Kì lạ , quan trọng : +ảnh hưởng quốc tế nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc . + Sống bình dị , rất VN, rất Phương Đông, rất mới , rấthiện đại. - Thảo luận => Tinh hoa văn hoá kết hợp hài hoà trong phong cách HCM . - Phương pháp thuyết minh : So sánh ,liệt kê ,kết hợp bình luận. => Đảm bảo tính khách quan ,khơi gợi ở người đọc cảm xúc tự hào ,tin tưởng kính phục . 2. Vẻ đẹp trong phong cách sinh hoạt Học sinh thảo luận ( Tự hào khâm phục trước lối sống của Bác) . - Phong cách sống : + ở : Nhà sàn nhỏ ,đồ đạc giản dị thô sơ. + Mặc : Trang phục giản dị ( bộ quần áo bà ba nâu ,chiếc áo trấn thủ , đi đôi dép lốp .) + ăn : Đạm bạc ( Cá kho ,rau luộc ,dưa ghém ,cà muối ,cháo hoa .) - Giống danh nho xưa :Sống thanh cao đó là quan niệm thẩm mĩ . - Khác : Xưa sống khổ hạnh để lánh mình , quên đi sự đời ; với Bác là đồng cam cộng khổ để di dưỡng tinh thần , lối sống hiện đại. - Phương pháp liệt kê : Vừa liệt kê ,vừa bình luận , so sánh đối chiéu , nhận xét . => Giúp người đọc thấy được sự giản dị ,trong sáng -> Cảm phục thương mến về sự vĩ đại của Người . 3. ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh. - Giản dị thanh đạm : đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn , thể xác . - Quan niệm thẩm mĩ : cái đẹp .( không phô trương hình thức , làm việc hiệu quả ,cống hiến cho nhân dân, tâm hồn thanh cao ) III . Tổng kết : + Nội dung : + Nghệ thuật : = > Ghi nhớ : SGK Học sinh đọc ghi nhớ IV. Luyện tập. - Không chỉ có thế ,phong cách còn thể hiện ở nhiều mặt khác như : đạo đức , cách almf việc Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà : - Tìm hiểu thêm về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Tìm hiểu bài : phương châm hội thoại . Tiết 3: Thứ 6 ngày 14 tháng 8 năm 2009 Các phương châm hội thoại . A/ Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Củng cố kiến thức đã học về hội thoại ở lớp 8. - Nắm được các kiến thức về phương châm hội thoại học ở lớp 9. - Tích hợp với văn qua văn bản " Phong cách Hồ Chí Minh ". - Tích hợp với tập làm văn : " Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh" -Rèn luyện biết vận dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp xã hội . b. chuẩn bị : Soạn bài và tham khảo tài liêu: SGV, Thiết kế Ngữ văn 9 C. Các hoạt động dạy học : Hoạt động1: ổn định tổ chức . Hoạt động2: Bài cũ . Hoạt động 3: Giới thiệu bài mới . Hoạt động4: Nội dung Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt Gv treo bảng phụ cho H /S đọc đoan đối thoại và trả lời câu hỏi SGK và thảo luận 3 phút - Khi An hỏi “ học bơi ở đâu” , Ba trả lời là “ ở dưới nước ” thì câu trả lời đó có đáp ứng yêu cầu mà An muốn biwts không ?Vì sao? => Đây là câu trả lời vừa thừa nội dung ( bơi dưới nước là hiển nhiên ) vừa thiếu nội dung ( địa điểm cụ thể ) G/V cho học sinh đọc . - Vì sao truyện lại gây cười ? Em hãy chỉ ra ? - Theo em họ phải trả lời như thế nào ? - Từ hai ví dụ trên em hiểu thế nào là phương châm về lượng lượng ? G V cho học sinh đọc ví dụ . - Truyện phê phán điều gì ? -Trong giao tiếp cần tránh điều gì ? G V liên hệ thực tế bài làm tập làm văn ,bài kiểm tra của học sinh . G v chuyển tiếp . Cho học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi . Bài 1. – GV gọi HS đọc - HS thảo luận trả lời . Bài 2 . HS trình bày nhanh Bài 3 . HS thảo luận . - Gv bổ sung : Chính điều thừa ấy đã gây cười vì không nuôi được thì làm gì có tôi và bố . Bài 4. HS thảo luận nhóm , sau đó trình bày Bài 5 . Chia nhóm Hs thảo luận , trình bày ăn đơm nói đặt là : ăn ốc nói mò là : ăn không nói có là : Cãi chày cãi cối là : Khua môi múa mép là : Nói dối như cuội là : Hứa hươu hứa vượn là I. Phương châm về lượng : 1. Xét ví dụ : SGK . a. Đoạn đối thoại . - Câu trả lời của Ba không đáp ứng điều mà An muốn biết , vì : + Không đúng và đủ nội dung ý nghĩa (Điều mà An muốn biết là địa điểm cụ thể như sông ,hồ ; hơn thế câu hỏi cũng đã bao hàm “ ở dưới nước ”) b. Truyện cười : Lợn cưới áo mới . - Cười vì cách trả lời của hai người (nói nhiều hơn những gì cần nói ) , trả lời thừa : + Con lợn cưới . + Từ khi tôi mặc cái áo mới này Học sinh trả lời . -> Trong giao tiếp phải trả lời : không thừa không thiếu (Vừa đủ ) 2. Ghi nhớ1 : SGK . Học sinh đọc ghi nhớ . II/ Phương châm về chất : 1. Xét ví dụ : - Phê phán tính khoác lác -> Không đúng sự thật . -> Cần tránh khoác lác nói bừa nói ẩu phải tin vào điều mình nói ,biết chính xác thì mới nói . H/S thảo luận . H /S trả lời . 2. Ghi nhớ 2: SGK H/S đọc III / Luyện tập : 1/Bài 1: a/ Trâu là một loài gia súc . Thừa cụm từ : Nuôi trong nhà vì từ “Gia súc” đã bao hàm vật nuôi trong nhà . b/ én là loài chim có hai cánh Thừa : có hai cánh .Vì : Tất cả loài chim đều có hai cánh 2/ bài 2: A: Nói có căn cứ ,chắc chắn là nói có sách mách có chứng b: Nói sai sự thật một cách có ý ,nhằm che dấu điều gì đó là nói dối . c: ..... là nói mò . d: ......... là nói nhăng nói cuội . e :......... nói trạng . Bài 3 : H/ S phân tích . -> Vi phạm phương châm về lượng ( Thừa). Bài 4: a. Người nói có ý tôn trọng phương châm về chất , vì người nói tin rằng điều mình nói là xác thực , có bằng chứng nên phải dùng từ ngữ chêm xen. b.Tôn trọng phương châm về lượng nghĩa là không nhắc lại điều đã trình bày . Bài 5: - Đặt điều dựng chuyện vu khống - nói không có căn cứ . -Vu khống dựng chuyện không có căn cứ . - cố cãi mà không có căn cứ vào điều gì cả . -Ba hoa khoác lác,phô trương Nói linh tinh không có xác thực Hứa cho qua chuyện mà không thực hiện được . = > Không tuân thủ phương châm về chất . Hoạt động 4: Củng cố : ? /Thế nào là phương châm về lượng ,chất ? ? / Cần nói như thế nào để bảo đảm tính lịch sự văn minh Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà . Về nhà làm lại các bài tập. Thứ 6 ngày 14 tháng 8 năm 2009 Tiết 4 Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh . A. Mục tiêu cần đạt : Giúp học sinh : - Hiểu việc sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh làm cho văn bản thuyết minh sinh động hấp dẫn . - Biết sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào văn bản thuyết minh . b. chuẩn bị : Soạn bài và tham khảo tài liêu: SGV, Thiết kế Ngữ văn 9 c. Hoạt động dạy học : Hoạt động 1: ổn định tổ chức . Hoạt động 2: Giới thiệu bài : Hoạt động 3: Nội dung bài mới . Hoạt động của gv và hs Nội dung cần đạt - Thế nào là văn bản thuyết minh ?Văn bản thuyết minh có những đặc điểm nào ? - Kể ra một số phương pháp được sử dụng trong văn bản thuyết minh . Giáo viên cho học sinh đọc bài - Đối tượng thuyết minh của văn bản là gì ? Văn bản cung cấp những tri thức nào về đối tượng ? - Vấn đề " Sự kì lạ của Hạ Long là vô địch " được tác giả thuyết minh bằng phương pháp nào ? ( H/S thảo luận) Tác giả hiểu sự kì lạ này là gì ? Hãy chỉ ra câu văn nêu khái quát sự kì lạ c ... Đọc và tìm hiểu chung văn bản Cho học sinh xem ảnh của nhà văn . Trình bày hiểu biết của em về tác giả ? =>Tác giả của nhiều truyện ngắn ,truyện vừa bút kí ,kịch nói ,tiểu luận phê bình văn học đặc sắc : Người mẹ ,những truyện cổ tích nước ý , bộ ba tiểu thuyết tự luận . Tác phẩm : “Thời thơ ấu”( 1913-1914) gồm 13 chương , là tập 1 tiểu thuyết tự thuật bộ ba : Kiếm sống :1916; Những trường đại học của tôi : 1923.Nhân vật chính của tác phẩm là A li ô sa- tên thuở nhỏ của M. Gorki , kể lại quãng đời thơ ấu của mình từ năm 3,4 tuổi cho đến 17 tuổi. Thời thơ ấu gồm 13 chương ,kể lại quãng đời của A li ô sa từ khi bố mất ,cùng mẹ đến ở nhà ông bà ngoại .mẹ đi lấy chồng ròi ốm và qua đời .Ông ngoại đuổi A li ô sa vào đời kiếm sống . Đoạn trích thuộc chương IX sau đoạn Aliô sa cứu được thằng con ông đại tá rơi xuống giếng . Hoạt động 2 . Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chi tiết - Xem phần chú thích , hãy cho biết vì sao những đứa trẻ con ông đại tá lại chơi thân với A-li-o sa ? - Điều đó cho thấy gì về tình bạn của lũ trẻ ? - Đọc phần đầu văn bản , em nhận thấy có gì đặc biệt trong cách chơi của bọn trẻ , hãy chỉ ra chi tiết đó ? Hành động trèo cây tìm bạn và cả bọn trèo lên xe trượt tuyết cũ ngắm nghía nhau , cho thấy tình cảm nào giữa bọn trẻ? - Khi gặp bạn , lời đầu tiên A-li ô sa hỏi lũ trẻ là gì ? Tại sao lại khó tin và tức thay? - Sự quan tâm đến bạn còn được thể hiện bằng hành động nào của A- li ô sa ? - Hình ảnh con đại tá dược thể hiện qua sự nhìn nhận của ai ? Được thể hiện qua chi tiết nào ? - Em hãy tìm những chi tiết , những biểu hiện của bọn trẻ khi nghe truyện cổ tích ? Em có nhận xét gì về hình ảnh ấy ? => Trong câu chuyện cố tích có chuyện đời thường về bà , cuộc sống buồn tẻ , lồng với cuộc sống trong truyện . - Em có nhận xét gì về cách kể của nhà văn ? - Em có nhận xét gì về tình cảm giữa A-li ô sa và những đứa trẻ qua phần trên ? - Hình ảnh đại tá xuất hiện vào thời điểm nào ? Em có nhận xét , liên tưởng nào về loại nhân vật này trong truyện cổ tích ? - Nhân vật đại tá đã có những hành động nào ? Em có suy nghĩ gì về những hành động đó ? - Khi người cha xuất hiện và quát bọn trẻ có phản ứng gì không ? Em hiểu gì về bọn trẻ qua cách nhìn ấy của A-liô sa ? - Hành động của cha lũ trẻ khiến A-li ô sa có cảm xúc gì ? - Theo em lí do nào khiến bọn trẻ bị cấm đoán ? - Mặc dù bị cấm nhưng bọn trẻ vẫn tiếp tục chơi với nhau . Cách bọn trẻ tiếp tục chơi như thế nào ? Thể hiện qua chi tiết nào ? - Em có nhận xét và suy nghĩ gì về cách chơi của bọn trẻ ? -=> Cuộc chơi không đáng bí mật mà lại bí mật , không đáng trốn mà phải trốn . - Trong cuộc chơi của bọn trẻ có những câu chuyện . Trong câu chuyện của chúng có gì đặc biệt Thái độ khi nghe và kể chuyện của chúng ra sao ? - Em có nhận xét gì về cuộc sống của bọn trẻ qua câu chuyện mà chúng kể ? - Trước thái độ và tình cảm của thằng lớn , A-li ô sa cảm thấy gì về ý nghĩa ấy ? - Em có nhận xét gì về nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích ? => Đoạn trích là một tâm sự về cuộc sống thiếu tình thương đơn độc của bọn trẻ và tình cảm yêu quý , gắn bó , thuỷ chung . A-li ô sa là người hiểu biết , chân thành nhân ái . Hoạt động 3 . Tổng kết - Nét đặc sắc trong nghệ thuật đoạn trích này là gì ? - Nội dung chính của văn bản ? => GV gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK . Hoạt động 4 . Luyện tập . - GV hướng dẫn HS tìm hiểu sức mạnh của tình bạn . - Nhu cầu sống của trẻ em thiếu tình thương . - GV cho HS liên hệ tới cuộc sống thiếu tình thương ngoài đời và qua một số văn bản đã học ( Gió lạnh đầu mùa , Trong lòng mẹ , Bố của Xi- mông ) I/ Đọc và tìm hiểu chung : 1. Tác giả tác phẩm : a. Tác giả : - Tên thật là A- Lếch- xây- Mác Xi – Mô - Vích- Pê- Scốp ( 1868- 1936) Bút danh : Go- Ro – Ki ( Cay đắng ). - Sinh trưởng trong một gia đình lao động nghèo , trải qua tuổi thơ cay đắng tủi nhục . Thời niên thiếu tự kiếm sống tự học - Là đại văn hào Nga ,người mở đầu cho văn học cách mạng Nga thế kỉ XX . b. Tác phẩm . - Thời thơ ấu : gồm 13 chương , là cuốn đầu tiên của bộ ba tiểu thuyết tự thuật . Đoạn trích thuộc chương IX . 2/ Đọc : Cho học sinh đọc và kể 3. Bố cục - P1. ( Từ đầu đến “ cúi xuống ” ) : tình bạn tuổi thơ trong trắng . - P2 ( tiếp đến “ nhà tao ”): Tình bạn bị cấm đoán . - P3( còn lại ) : Tình bạn vẫn được duy trì . II/ Đọc và tìm hiểu chi tiết . 1. Tình bạn tuổi thơ trong trắng . - Chơi thân nhau : + thiếu tình thương của mẹ + Là láng giềng , từng giúp nhau ( cứu nhau ) => gắn bó chia sẻ tình cảm . - Đến với nhau : + sau một tuần + Đứa trên cây, đứa dưới sân , cùng chui vào xe trượt tuyết . => Luôn hướng về nhau , hiểu nhau , quan tâm nhau . - A-li ô sa : + các cậu có bị đòn không + nghĩ khó mà tin , thấy tức => quan tâm , thông cảm , muốn bênh vực . + Trèo lên cây bắt chim , kể chuyện cổ tích ( bà , mẹ , ông tiên.và chuyện đời thường ) => yêu quý ,an ủi , hi vọng , khát khao . - Ba đứa trẻ : mồ côi mẹ , cô độc , bị đánh đòn , như chú gà con => thiếu tình thương , yếu ớt , bất hạnh , đáng thương cần được che chở đùm bọc . - Kể đan xen hợp lí , quan sát nhận xét tinh tế . => Gắn bó yêu quý , đồng cảm – Tình cảm trong sáng . 2. Tình bạn bị cấm đoán . - Xuất hiện như những nhân vật thần tiên cứu người khổ hạnh . - Hành động : + Quát hỏi + Cấm , nắm chặt vai ,đẩy => Lạnh lùng , thô lỗ , tàn nhẫn ,độc đoán – Thái độ của kẻ có quyền . - Bọn trẻ : Lặng lẽ đi vào nhà hệt như những chú ngỗng ngoan ngoãn . - A-li ô sa : phát khóc => sợ bị đánh và cảm thấy cô độc . - Do đẳng cấp xã hội đã ăn sâu vào tiềm thức của người lớn mà khiến bọn trẻ bị cấm đoán . 3.Tình bạn vẫn tiếp diễn . - Tiếp tục chơi : + Khoét lỗ hổng ở hàng rào + Nói chuyện khe khẽ + Đứng canh phòng =>bí mật , có tổ chức - Đáng thương . - Kể : +Cuộc sống buồn tẻ + Về bố , mẹ , bà và chuyện cổ tích - Thái độ : Buồn bã thở dài , chăm chú . = > âm thầm , cô độc , thiếu tình thương và niềm vui - Đồng cảm chia sẻ nâng đỡ . - A-li ô sa : Tin yêu và muốn làm chúng vui thích . => Nhân ái – một tình bạn xuất phát từ nhu cầu sẻ chia . - Nghệ thuật : Tự sự kết hợp với biểu cảm . => A- li ô sa : hiểu biết , chân thành ,nhân ái III. Tổng kết 1. Nghệ thuật . - Kể chuyện giàu hình ảnh , đan xen giữa chuyện cổ tích với chuyện đời thường . 2. Nội dung . - Tình bạn thân thiết giữa A-li ô sa và những đứa trẻ sống thiếu tình thương . IV . Luyện tập . Sức mạnh gắn bó thuỷ chung bù đắp sẻ chia yêu thương . Nhu cầu : có bạn , vui chơi cùng bạn bè , sống trong tình thương . Hoạt động4: Hướng dẫn về nhà . Chuẩn bị chương trình học kì 2. Soạn bài : Bàn về đọc sách . Rút kinh nghiệm .. Thứ 5 ngày 24 tháng 12năm 2009. Tiết 90 Trả bài kiểm tra học kì ( Chữa bài khảo sát chất lượng học kì 1 ) A. Mục tiêu cần đạt . - Giúp HS nắm được yêu cầu của đề và có kĩ năng nhận biết và làm bài . - Đánh giá đúng năng lực của HS qua từng bài làm . - Rèn luyện kĩ năng tự kiểm tra đánh giá . B . Chuẩn bị . Đề thi và đáp án thi của Phòng GD và ĐT . C. Các hoạt động dạy học . * Tổ chức . * Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị dàn ý ở nhà của HS Hoạt động 1. Tìm hiểu đề và yêu cầu đề thi . GV cho HS đọc đề và tìm hiểu những yêu cầu của đề Đề ra : Câu 1 ( 2 diểm ) Phân tích nét nghệ thuật độc đáo mà phép tu từ đem lại trong những trường hợp sau : a. Trăng vào cửa sổ đòi thơ ( Hồ Chí Minh ) b. áo nấu liền với áo xanh Nông thôn cùng với thị thành đứng lên ( Tố Hữu ) c. Trăng bao nhiêu tuổi trăng già Núi bao nhiêu tuổi gọi là núi non ( Ca dao ) d. Gươm mài đá , đá núi cũng mòn Voi uống nước , nước sông phải cạn ( Nguyễn Trãi ) Câu 2 ( 3,0 điểm ) Viết một đoạn văn khoảng từ 12-15 câu nêu lên những cảm nhận về một nhân vật mà em thích nhất trong văn bản Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long . Câu 3 ( 5,0 điểm ) Kể một câu chuyện với đề tài : Lòng mẹ . Hoạt động 2 .HS trình bày dàn ý bài làm .( Hình thành đáp án ) GV cho một số HS trình bày dàn ý làm bài đã chuẩn bị ở nhà . GV nhận xét và bổ sung , sau đó nêu đáp án Câu1 ( 3 điểm ) Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ ,em nằm trên lưng . Hai câu thơ trên trích từ văn bản nào ? Tên tác giả của văn bản ? Thể thơ của văn bản ? Phương thức biểu đạt chính của văn bản ? Từ “ Mặt trời ,, trong câu thơ thứ hai được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? Câu thơ thứ hai đã sử dụng phép tu từ đặc sắc nào ? Câu 2 ( 2 điểm ) Hãy viết thành đoạn văn ngắn trình bày cảm nghĩ của em về hai câu thơ trên . Câu 3 ( 5 điểm ) “ Trong cái lặng im của Sa Pa () Sa Pa mà chỉ nghe tên , người ta chỉ nghỉ đến chuyện nghỉ ngơi , có những con người làm việc và lo nghĩ như vậy cho đất nước .” ( Lặng lẽ Sa Pa , Nguyễn Thành Long ) Hãy làm sáng tỏ chủ đề của truyện nêu ở trên . Hoạt động 2 .HS trình bày dàn ý bài làm .( Hình thành đáp án ) GV cho một số HS trình bày dàn ý làm bài đã chuẩn bị ở nhà . GV nhận xét và bổ sung , sau đó nêu đáp án Câu Kĩ năng Kiến thức Điểm 1 1. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ . 2. Nguyễn Khoa Điềm 3. Thơ tự do ( 8 chữ ) 4.Biểu cảm . 5. Nghĩa chuyển . 6 .ẩn dụ 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 2 - Biết viết thành đoạn văn phát biểu cảm nghĩ . - Không mắc lối về dùng từ đặt câu , chính tả , diễn đạt . - Giới thiệu tác giả , tác phẩm , hai câu thơ và cảm xúc chung về tình mẫu tử . - Cảm nhận được : + Tình mẹ yêu con tha thiết ,cảm động : Con là mặt trời của mẹ . Con là nguồn hạnh phúc ấm nóng , gần gũi , thiêng liêng của đời mẹ .Con thắp sáng , sưởi ấm và không thể thiếu được đối với cuộc đời mẹ ( Giống như mặt trời đối với cây bắp ). + Liên hệ , liên tưởng hoặc suy ngẫm về tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp trong cuộc sống . + Thể thơ tám chữ , lời thơ bình dị , giọng điệu thiết tah , sử dụng phép tu từ so sánh , điệp ngữ ẩn dụ 0,5 0,5 0,5 0,5 3 - Làm đúng kiểu bài chứng minh . - Bố cục rõ ràng đâyd đủ ba phần , không mắc lỗi dùng từ , đặt câu , chính tả , diễn đạt - Giới thiệu tác giả tác phẩm , vấn đề cần chứng minh :Vẻ đẹp của những con người làm việc lo nghĩ cho đất nước . - Phân tích dẫn chứng từ các nhân vật : anh thanh niên khí tượng , ông kĩ sư vườn rau Sa Pa , anh cán bộ nghiên cứu sét + Anh thanh niên : Hoàn cảnh sống Những suy nghĩ , lời nói , việc làm lặng lẽ , cao đẹp mang lại lợi ích chung cho đất nước . + Ông kĩ sư vườn rau Sa Pa : những việc làm , những đóng góp có ích cho nhân dân + Anh cán bộ nghiên cứu sét : những việc làm , sự hi sinh thầm lặng, những đóng góp lớn lao . -Khái quát tổng hợp : + Họ là những con người sống và lao động thầm lặng trên mảnh đất Sa Pa đóng góp quênmình cho đất nước. + Vẻ đẹp những con người ấy có sức lan toả và góp phần làm nên chủ đề truyện . 0,5 0,5 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 Hoạt động 3. Hướng dẫn về nhà . Chuẩn bị sách học kì 2. Soạn bài mới .
Tài liệu đính kèm: