Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 14

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 14

Tiết 66 LẶNG L Ẽ SA PA

 ( Nguyễn Thành Long )

A. Mục tiêu cần đạt.

Giúp HS :

- Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện, nhất là nhân vật anh thanh niên. Từ đó thấu hiểu tư tưởng của tác phẩm : công việc đem ý nghĩa trong cuộc sống và niềm vui cho con người, dù trong hoàn cảnh đơn độc. Phân tích được những đặc sắc trong NT truyện : xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự và trữ tình.

- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, bức tranh thiên nhiên.

- Giáo dục HS tình yêu lao động.

 * Trọng tâm: Đọc, tóm tắt, nét đẹp nhân vật anh thanh niên.

B. Chuẩn bị:

 * GV: Đọc , nghiên cứu văn bản.

 * HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.

C. Tiến trình bài dạy:

1. ổn định tổ chức.

2. KTBC : +Tóm tắt văn bản “ Làng” và phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai ? Nhân vật ông Hai trong truyện “ Làng” gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến ?

 3. Bài mới :

 

doc 10 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 890Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 01/12/2009
Ngày giảng : 02/12/2009
Tiết 66 Lặng l ẽ sa pa
 ( Nguyễn Thành Long )
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện, nhất là nhân vật anh thanh niên. Từ đó thấu hiểu tư tưởng của tác phẩm : công việc đem ý nghĩa trong cuộc sống và niềm vui cho con người, dù trong hoàn cảnh đơn độc. Phân tích được những đặc sắc trong NT truyện : xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự và trữ tình.
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, bức tranh thiên nhiên.
- Giáo dục HS tình yêu lao động. 
 * Trọng tâm : Đọc, tóm tắt, nét đẹp nhân vật anh thanh niên.
B. Chuẩn bị :
 * GV : Đọc , nghiên cứu văn bản.
 * HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình bài dạy:
ổn định tổ chức.
KTBC : +Tóm tắt văn bản “ Làng” và phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai ? Nhân vật ông Hai trong truyện “ Làng” gợi cho em những suy nghĩ gì về người nông dân Việt Nam trong kháng chiến ? 
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
I. Đọc tìm hiểu chung.
- Hướng dẫn HS đọc từ đầu đến “.những người khác đáng cho bác vẽ hơn”.
H: Thuyết minh về tác giả Nguyễn Thành Long ?
H: Nêu hoàn cảnh sáng tác của văn bản ?
H dẫn HS tóm tắt VB?
Nêu phương thức biểu đạt chính?
Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản.
H: Em có nhận xét gì về cốt truyện và tình huống truyện ?
H: Tác phẩm này, theo lời tg là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai ? hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào ?
H: Vị trí của nhân vật anh thanh niên trong truyện ? Hãy nhận xét cách miêu tả của tác giả về nhân vật này ? ( dụng ý ntn ? )
H: Nhân vật chính xuất hiện ntn ( qua lời kể của ai ) ? Tác dụng của cách giới thiệu đó ? 
H: Qua lời giới thiệu của bác lái xe, anh thanh niên có hoàn cảnh sống và làm việc ntn ?
H: Em nhận xét ntn về hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên ?
H: Điều gì đã giúp anh vượt qua được hoàn cảnh ấy ?
H: Em đánh giá như thế nào về cách sống và làm việc của anh thanh niên ?
H: Trong đoạn trích, em còn thấy được những nét tính cách và phẩm chất đáng mến nào của anh thanh niên? Chi tiết ?
H: Khi ông hoạ sĩ vẽ anh , anh thể hiện thái độ như thế nào ? Thái độ đó thể hiện đức tính nào ?
H: Qua phân tích , hãy nêu những suy nghĩ của mình về anh thanh niên ?
* Giữa thiên nhiên im ắng, hiu hắt, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn vang lên những âm thanh trong sáng, vẫn ánh lên những sắc màu lung linh, lan toả hơi ấm tình người và sự sống của những con người lao động như anh thanh niên -> Vẻ đẹp giản dị, thiêng liêng với những khát vọng háo hức của người lao động mới.
- 2 HS đọc -> nhận xét. 
- HS tóm tắt -> nhận xét .
- Giới thiệu về tác giả .
- Dựa vào sgk, trả lời.
- Phát biểu, bổ sung.
- Cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ của những người khách trên chuyến xe với anh thanh niên-> tạo tình huống ấy để nhân vật chính xuất hiện tự nhiên.
- HS phát hiện 
-> chân dung anh thanh niên hiện ra qua cái nhìn của bác hoạ sĩ, cô kĩ sư.
- Thảo luận, trả lời : nhân vật chính được miêu tả trong cuộc gặp gỡ chốc lát nhưng đủ để các nhân vật khác kịp nghi ấn tượng về chân dung -> cảm nhận về con người đất Sa Pa : có những con người làm việc và lo nghĩ cho đất nước.
-> Qua lời kể của bác lái xe -> tình huống gặp gỡ làm quen bất ngờ, gây ấn tượng.
- HS phát hiện.
- HS nhận xét .
- Thảo luận, trả lời :
+ ý thức về công việc và lòng yêu nghề, thấy được công việc thầm lặng là có ích cho cuộc sống, cho mọi người.
+ Có suy nghĩ đúng về công việc đối với cuộc sống con người.
+ Tìm thấy niềm vui trong công việc, niềm vui đọc sách.
+ Tổ chưc sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động.
- Nêu suy nghĩ của mình.
- HS phát hiện .
- Phát hiện , đánh giá.
-> Anh thanh niên có những nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống, những suy nghĩ về cuộc sống, ý nghĩa của công việc.
1. Đọc.
2. Chú thích.
3. Tác giả .
- Nguyễn Thành Long ( 1925-1991) quê Quảng Nam.
4. Tác phẩm.
- Được viết năm 1970.
5. Tóm tắt:
6. PTBĐ : Tự sự
II. Đọc, tìm hiểu chi tiết .
1. Nhân vật anh thanh niên.
- Sống trên đỉnh Yên Sơn 2600m.
- Người cô độc nhất thế gian.
- Làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu.
- Một mình bốn bề chỉ có cây cỏ, mây mù.
- Đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo thời tiết phục vụ sản xuất , chiến đấu
- Báo về nhà bằng máy bộ đàm lúc 4 giờ, 11 giờ, bảy giờ tối, 1 giờ sáng
( công việc cần chính xác )
-> Cô đơn, vất vả, gian khó.
-> Sống có mục đích, có lí tưởng, làm việc nghiêm túc, tận tâm, tận lực, có ý thức trách nhiệm và kỉ luật cao.
- Gửi gói thuốc làm qùa cho vợ bác lái xe.
- mừng quýnh, cầm quyển sách
- tặng hoa cho cô gái.
- pha trà mời khách
- thèm nghe chuyện dưới xuôi.
-> chân thành, cởi mở, quý trọng tình cảm. 
- Bác đừng vẽ cháucháu giới thiệu với bác những người khác đáng vẽ hơn.
-> khiêm tốn, thành thực, cảm thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.
4. Củng cố: 
 Tóm tắt lại truyện, phân tích nhân vật anh thanh niên.
5. Hướng dẫn về nhà.
 - Tóm tắt , nắm vững nội dung.
 - Soan tiếp phần còn lại.
-------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 02/12/2009
Ngày giảng : 03/12/2009
Tiết 67 Lặng l ẽ sa pa ( Tiếp)
 ( Nguyễn Thành Long )
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
- Cảm nhận được vẻ đẹp bình dị của các nhân vật trong truyện, nhất là nhân vật anh thanh niên. Từ đó thấu hiểu tư tưởng của tác phẩm : công việc đem ý nghĩa trong cuộc sống và niềm vui cho con người, dù trong hoàn cảnh đơn độc. Phân tích được những đặc sắc trong NT truyện : xây dựng tình huống truyện, miêu tả nhân vật từ nhiều điểm nhìn, kết hợp tự sự và trữ tình.
- Rèn kĩ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện : miêu tả nhân vật, bức tranh thiên nhiên.
- Giáo dục HS tình yêu lao động. 
 * Trọng tâm : Các nhân vật khác, chủ đề tác phẩm.
B. Chuẩn bị :
 * GV : Đọc , nghiên cứu văn bản.
 * HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
C. Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức.
KTBC : Tóm tắt truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, nêu những nét đẹp về nhân vật anh thanh niên ?
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức cần đạt
H: Nêu vị trí của nhân vật hoạ sĩ trong truyện ?
H: Nhân vật hoạ sĩ đã bộc lộ quan điểm về con người và NT như thế nào ? Chủ đề của truyện bộc lộ qua cái nhìn của nhân vật này ra sao ?
H: Vì sao ông cảm thấy “ nhọc quá” khi kí hoạ và suy nghĩ về những điều anh thanh niên nói ?
H: Những cảm xúc và suy tư của ông hoạ sĩ có tác dụng gì ?
H: Qua phân tích , em có cảm nhận gì về ông ?
H: Những điều gì khiến cô kĩ sư “ bàng hoàng” ? Cô đã hiểu thêm những gì sau cuộc gặp gỡ với anh thanh niên ?
H: Suy nghĩ của cô gái trẻ để lại cho người đọc ấn tượng gì ?
H: Vì sao nhà văn đưa nhân vật cô kĩ sư vào trong tác phẩm ?
H: Nhân vật bác lái xe hiện lên như thế nào ?
H: Nhân vật bác lái xe được đưa vào tác phẩm có tác dụng gì ?
* Qua những cảm xúc, suy nghĩ của những nhân vật phụ, nhân vật chính được hiện ra rõ nét 
=> chủ đề của tác phẩm được mở rộng thêm. Đây là thủ pháp NT mà tác giả sử dụng thành công trong việc xây dựng nhân vật chính của truyện.
H: Trong tác phẩm còn có những nhân vật nào không xuất hiện trực tiếp ? Vai trò của nhân vật ấy 
H: Nhan đề của tác phẩm là “ Lặng lẽ Sa Pa” giúp em hiểu gì ?
H: Tại sao tất cả các nhân vật trong văn bản đều không được gọi tên cụ thể ?
H: Trong truyện ngắn có sự kết hợp giữa các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình và nêu tác dụng ?
H: Hãy nêu chủ đề của tác phẩm ?
H: Nêu những nét NT đặc sắc của văn bản ?
Hướng dẫn HS luyện tập.
H: Tóm tắt lại văn bản ?
H: Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật chính ?
Phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật anh thanh niên?
-> Tuy không dùng cách kể từ ngôi thứ nhất, nhưng hầu như người kể chuyện đã nhập vào cái nhìn của ông hoạ sĩ để quan sát và miêu tả. 
* Phát hiện , phân tích .
- Bằng sự từng trải của nghệ nghiệp và niềm khát khao của người nghệ sĩ đi tìm đối tượng nghệ thuật, ông cảm nhận anh thanh niên chính là đối tượng ông cần tìm. -> Đó là niềm say mê lao động và vẻ hồn nhiên của anh ( người lao động mới ).
- Thảo luận, trả lời.
-> Ông cảm thấy “ nhọc” vì những điều anh nói thổi bùng ngọn lửa đam mê công việc như thời trai trẻ và ý tưởng đưa anh vào sáng tác cần nhọc công rất nhiều.
-> Làm cho chân dung nhân vật chính thêm sáng đẹp và chứa chiều sâu tư tưởng.
- HS tự bộc lộ.
- HS trả lời.
-> Tự bộc lộ, đánh giá.
-> Góp phần làm nổi bật nhân vật chính.
- Phát hiện chi tiết.
-> Đây là người trung gian, tạo ra sự gặp gỡ giữa các nhân vật.
Làm nổi bật nhân vật chính.
- Phát hiện , phân tích .
- Thảo luận, trả lời.
-> Những con người sống và làm việc lặng lẽ nhưng không hề cô độc bởi họ gắn bó với đất nước, với con người.
- Các nhân vật chỉ gọi chung chung -> khắc hoạ chủ đề của truyện : Họ là những con người bình thường, giản dị, không tên tuổihọ cống hiến thầm lặng cho đất nước.
- Phát hiện , đánh giá.
-> chất trữ tình : bức tranh thiên nhiên Sa Pa và vẻ đẹp của những con người thầm lặng, cuộc gặp gỡ giữa 3 nhân vật
- HS khái quát kiến thức.
- HS đọc ghi nhớ.
- HS thực hiện.
HS phát biểu
2. Các nhân vật khác
a. Nhân vật ông hoạ sĩ.
- Ngòi bút của ông bất lực trên từng chặng đường đi của ông nhưng nó như là quả tim nữa của ông .do đó mà ông khao khát.yêu thêm cuộc sống
- Vị hoạ sĩ đã bắt gặp 1 điều thật ra ông vẫn ao ước được biết .một nét thôi cũng đủ khẳng định 1 tâm hồn, khơi gợi 1 ý sáng tác.
- Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông ngạc nhiên quá.
-> Khát khao NT chân chính.
b. Nhân vật cô kĩ sư.
-> Cuộc gặp gỡ với anh thanh niên khiến cô bàng hoàng. Cô đã hiểu được : 
- Cuộc sống tuyệt đẹp, dũng cảm của anh và thế giới những con người như anh.
- Hiểu về con đường cô đã lựa chọn.
- Sự bừng dậy của những tình cảm lớn lao, cao đẹp.
c. Nhân vật bác lái xe.
- sôi nổi, nhiều năm công tác..
- 32 năm chạy trên tuyến đường, hiểu tường tận Sa Pa.
d. Nhân vật ông kĩ sư vườn rau., Anh cán bộ nghiên cứu sét.
=> Những con người Sa Pa đang say mê lao động, thầm lặng cống hiếngóp phần xây dựng đất nước.
III/ Tổng kết:
NT: Chất trữ tình, kết hợp tự sự, miêu tả.
ND:
* Ghi nhớ : sgk / 189.
IV. Luyện tập.
4.Củng cố:
 Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
HDVN: Học bài, nắm vững nội dung, nghệ thuật.
 - Chuẩn bị: Cố hương (Lỗ Tấn )
------------------------------------------------------------------
Ngày soạn : 03/12/2009
Ngày giảng : 04/12/2009
 Tiết 68, 69 : viết bài tập làm văn số 3.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
- Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
- Rèn kĩ năng diễn đạt, trình bày khoa học.
- Giáo dục HS ý thức sáng tạo khi tạo lập văn bản.
 * Trọng tâm: Văn bản tự sự kết hợp miêu tả nội tâm, nghị luận.
B. Chuẩn bị:
*GV: Ra đề, đáp án chấm.
* HS: Ôn tập kiến thức về văn tự sự kết hợp yếu tố miêu tả nọi tâm và nghị luận.
C. Tiến trình bài dạy: 
 1. ổn định tổ chức.
 2. KTBC :
 3. Bài mới : - GV đọc đề, chép đề lên bảng.
 * Đề bài : 
 Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
 - HS làm bài, hết giờ GV thu bài.
 * Đáp án và biểu điểm : 
A. Yêu cầu.
- Thể loại : tự sự ( có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận ).
- Nội dung : Cuộc trò truyện giữa em và anh bộ đội lái xe trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”.
B. Dàn ý.
I. Mở bài : 
 - Giới tiệu tình huống gặp gỡ ( thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật )
II. Thân bài : Diễn biến của cuộc gặp gỡ.
 1. Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe sau nhiều năm khi chiến tranh kết thúc.
Giọng nói : khoẻ, vang
Tiếng cười : sảng khoái 
Khuôn mặt : thể hiện vẻ già dặn, từng trải nhưng vẫn có nét hóm hỉnh, yêu đời. ( Yếu tố miêu tả nội tâm : miêu tả những suy nghĩ tình cảm của em khi gặp gỡ người chiến sĩ )
2. Cuộc trò truyện giữa em với người chiến sĩ.
Người lính Trường Sơn kể lại cuộc sống chiến đấu, những năm tháng đánh Mĩ gian khổ ác liệt. ( Dựa vào nội dung bài “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khắc hoạ hình tượng người chiến sĩ lái xe : tình cảm, những đặc điểm phẩm chất của anh bộ đội trong chiến tranh. )
Bày tỏ những suy nghĩ của em về chiến tranh, về quá khứ hào hùng của cha anh là trang sử vẻ vang chói lọi ( yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận ).
Trách nhiệm gìn giữ hoà bình ( yếu tố nghị luận ).
III. Kết bài : 
Cuộc chia tay và ấn tượng của em về người lính và ước mơ của mình.
Ngày soạn : 03/12/2009
Ngày giảng : 04/12/2009
 Tiết 70 : người kể chuyện trong văn bản tự sự.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp HS : 
- Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
- Rèn kĩ năng nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc cũng như khi viết văn.
- Giáo dục HS ý thức sáng tạo khi tạo lập văn bản .
 * Trọng tâm: Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị:
 - GV : Bảng phụ.
 - HS : Đọc, chuẩn bị trước bài ở nhà.
C. Tiến trình bài dạy:
ổn định tổ chức. 
KTBC : - Ngôi kể là gì ? Trong truyện “ Lặng lẽ Sa Pa” ngôi kể là ngôi thứ mấy ? Tác giả nhìn sự việc ở góc độ nào ? Người kể và ngôi kể có quan hệ gì không ? 
 3. Bài mới :
 * Giới thiệu bài.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt.
: Hướng dẫn HS tìm hiểu vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
* Đọc VD ( bảng phụ ).
H: Đoạn trích kể về ai và sự việc gì ?
H: Ai là người kể câu chuyện trên ?
H: Những dấu hiệu nào cho ta biết ở đây các nhân vật không phải là người kể chuyện ?
H: Những câu “ giọng cười nhưng đầy tiếc rẻ” và “ những người con gái.như vậy” là nhận xét của người nào ? về ai ?
H: Hãy nêu những căn cứ để có thể nhận xét : người kể chuyện hầu như thấy hết và biết tất cả mọi việc, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật ?
H: Qua việc tìm hiểu đoạn văn trên, em có nhận xét gì về người kể chuyện và vai trò của người kể chuyện trong văn tự sự ?
* Y/c HS đọc ghi nhớ
Hướng dẫn HS luyện tập.
H: Cách kể ở đoạn trích này có gì khác với đoạn trích ở mục I ?
H: Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì so với đoạn trích trên ?
- Chia lớp làm 3 nhóm : mỗi nhóm đặt mình là một nhân vật, kể chuyện.
H: Những ưu điểm và hạn chế trong cách kể này với cách kể ở mục I ?
H ( củng cố ) : Nêu vai trò của người kể trong văn bản tự sự ?
- Đọc
- Kể về cuộc chia tay giữa những người hoạ sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
-> Người kể về phút chia tay đó không xuất hiện, không phải là một trong ba nhân vật đã nói tới.
- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ 3.
- Nếu người kể là một trong 3 nhân vật thì lời văn phải thay đổi.
- Trả lời:
+ nhận xét thứ nhất của người kể chuyện về anh thanh niên.
+ nhận xét thứ 2, người kể chuyện nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ tâm tư, tình cảm của anh.
- Thảo luận, phát biểu.
-> Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn.
- Khái quát, rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu BT 1a.
- Làm miệng, nhận xét .
- Đọc yêu cầu BT 1b.
- Nhóm 1 : nhân vật anh thanh niên.
- Nhóm 2 : n/v ông hoạ sĩ 
- Nhóm 3 : nhân vật cô kĩ sư.
-> Thảo luận, trình bày, nhận xét .
- HS nhắc kại kiến thức.
I. Vai trò của người kể trong văn bản tự sự.
* Ví dụ : 
* Ghi nhớ : sgk / 193.
II. Luyện tập.
Bài tập 1 / 193.
a. Người kể là nhân vật “ tôi” – bé Hồng ( ngôi thứ nhất ).
- Ưu điểm : đi sâu vào tâm tư , tình cảm, miêu tả được diễn biến tâm lí tinh vi, phức tạp của nhân vật.
- Nhược điểm : không miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều.
b. Những ưu điểm và hạn chế.
4. Củng cố: Nhắc lại những nội dung chính: Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự?
5.Hướng dẫn về nhà.
Học ghi nhớ / sgk.
Làm BT / b ( những phần còn lại ).
Xác định trong các văn bản “ Làng”, “ Chiếc lược ngà”, “ chuyện người con gái Nam Xương”, người kể thường được đứng ở vị trí nào ? Vai trò ?
--------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 14.doc