Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm học 2009

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm học 2009

Tuần :8 Soạn:12/10/2009

Tiết:36 Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH Dạy:

 (Trích Truyện Kiều của nguyễn Du)

I. Mục tiêu: Giúp HS

- Hiểu được tâm trạng cô đơn buồn tủi, lòng thuỷ chung hiếu thảo của nàng thông qua nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, tả cảnh ngụ tình. Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn du qua đoạn trích.

- Rèn kĩ năng làm văn tự sự có sử dụng ngôn ngữ độc thoại, miêu tả nội tâm.

- Bồi dưỡng hs biết cảm thông trước nỗi khổ người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.

II. Chuẩn bị:

1. GV: -Tranh , hình ảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích. Một số lời bình về đoạn trích.

 - Bảng phụ , đèn chiếu , máy phóng

 2. HS: Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích.

III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.

1. Ổn định.

2. Kiểm tra: (3')

Nối khái niệm ở cột A với biện pháp nghệ thuật ở cột B cho phù hợp

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 610Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần 7 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :8 Soạn:12/10/2009
Tiết:36 Văn bản KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH Dạy:
 (Trích Truyện Kiều của nguyễn Du)
I. Mục tiêu: Giúp HS
- Hiểu được tâm trạng cô đơn buồn tủi, lòng thuỷ chung hiếu thảo của nàng thông qua nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật, tả cảnh ngụ tình. Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn du qua đoạn trích.
- Rèn kĩ năng làm văn tự sự có sử dụng ngôn ngữ độc thoại, miêu tả nội tâm.
- Bồi dưỡng hs biết cảm thông trước nỗi khổ người phụ nữ dưới chế độ phong kiến.
II. Chuẩn bị:
1. GV: -Tranh , hình ảnh Kiều ở lầu Ngưng Bích. Một số lời bình về đoạn trích.
 - Bảng phụ , đèn chiếu , máy phóng
	2. HS: Soạn bài. Giải thích các từ Hán việt, điển tích.
III. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
1. Ổn định.
2. Kiểm tra: (3')
vNối khái niệm ở cột A với biện pháp nghệ thuật ở cột B cho phù hợp
A- KHÁI NIỆM
B- BIỆN PHÁP
 NGHỆ THUẬT
1- Lấy vẽ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẽ đẹp của con người
a- Tả cảnh ngụ tình
2- Dùng từ ngữ giàu chất tạo hình để tả và gợi về cảnh
b-Ngôn ngữ độc thoại 
3- Mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng
c- Ước lệ
4-Lời nói thầm bên trong, nhân vật tự nói với chính mình hoặc nói với ai đó trong tưởng tượng
d- Miêu tả cảnh thiên nhiên
vĐáp án: 1-c ; 2-d; 3-a ; 4- b
 3. Dạy học bài mới:
Hoạt Động 
Nội dung chính
 HĐ1. Giới thiệu bài mới: 2/
- Giới thiệu tranh Kiều ở lầu Ngưng Bích. 
 HĐ2.Tìm hiểu vị trí đoạn trích.(3')
- Yêu cầu hs đọc chú thích SGK.
- Tóm tắt tác phẩm từ đầu đến đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích? 
- Nêu vị trí đoạn trích, dẫn vào bà
HĐ3. Đọc, tìm hiểu chung(5').
- HD đọc: Giọng trầm lắng phù hợp với tâm trạng nhân vật, chú ý nhấn mạnh các điển tích, các từ ngữ miêu tả nội tâm.
- Đọc đoạn trích.
- Nhận xét HS đọc.
- Giải thích một số điển tích: quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc tử...
- Đoạn trích có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
-Nhận xét, chốt bố cục.
HĐ4. Hướng dẫn phân tích (25')
1. Hoàn cảnh của Kiều.
- Đọc 6 câu đầu.
- Giải thích từ khoá xuân.(Kiều bị giam lỏng)
- Cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích được tác giả miêu tả thông qua những hình ảnh nào? 
- Giải thích hình ảnh non xa, trăng gần...Bình giảng vẻ đẹp của cảnh vật.
- Qua đó em có nhận xét gì về cảnh vật trước lầu Ngưng Bích?
- Nhận xét, chốt nội dung .
- Cảnh vật trước lầu Ngưng Bích gợi lên hoàn cảnh nàng như thế nào? Tâm trạng Kiều lúc này như thế nào?
- Giảng, chốt nội dung 1.
2. Nỗi nhớ của Kiều.
- Yêu cầu hs đọc 8 câu tiếp.
- Trong cảnh ngộ ấy Kiều nhớ đến ai?
- Giới thiệu phần này có thể chia làm 2 phần.
- Đọc 4 câu phần 2.
- Tác giả miêu tả nỗi nhớ của Kiều đối với Kim Trọng bằng những hình ảnh nào? Nhận xét về nghệ thuật miêu tả của tác giả? 
- Giải thích các chi tiết hình ảnh: dưới nguyệt chén đồng, tấm son gột rửa.
- Bình giảng nỗi nhớ mong của Kiều.
- Yêu cầu hs đọc 4 câu tiếp của phần 2.
- So sánh với nỗi nhớ Kim trọng thì Kiều nhớ cha mẹ khác nhau như thế nào?
- Nhận xét, bình giảng hình ảnh, điển tích để làm nổi bật tâm trạng nhớ cha mẹ của Kiều.
- Em có nhận xét gì về tấm lòng của Kiều qua nỗi nhớ mong của nàng?
- Giảng, chốt ý 2.
.3.Tm trạng của Kiều.? Tám câu thơ cuối nói lên tâm trạng gì của Thuý Kiều? (buồn)
? Nỗi buồn ấy được tập trung thể hiện qua từ ngữ nào?g Buồn trông.
? Nàng trông thấy những gì và cảm nhận nó ra sao?
? Hãy diễn giải những cảnh ấy?
g Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển, những cánh hoa trôi dạt trên sóng nước, bãi cỏ đơn điệu kéo dài tới tận chân trời, sóng và gió biển ầm vang quanh lầu Ngưng Bích.
? Nhận xét biện pháp nghệ thuật trong những câu thơ cuối?
? Lời độc thoại “buồn trông” được lặp đi lặp lại có tác dụng gì?
g - Diễn tả nổi buồn chồng chất kéo dài, triền miên không dứt.
 - Gợi day dứt về nỗi bất hạnh trong tâm hồn con người.
 - Tạo thành ca khúc nội tâm có sức vang vọng vào lòng người đọc.
? Em hình dung đến thân phận và nỗi buồn riêng của Thuý Kiều như thế nào từ những chi tiết trên?
- Hình ảnh một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa bể chiều hôm gợi nỗi buồn da diết vì thương nhớ quê hương và gia đình, không biết đến ngày nào nàng mới được trở về sum họp. (Cánh buồm xa xa gợi sự chia li)
- Hình ảnh một cánh hoa trôi lênh đênh trên ngọn nước mới sa gợi nỗi buồn man mác về số phận lênh đênh của nàng.
- Hình ảnh nội cỏ rầu rầu trải dài nơi chân mây mặt đất thể hiện cuộc sống phong trần của một người con gái bất hạnh.
- Cuối cùng là ầm ầm tiếng sóng như bao vây, làm cho nàng lo lắng cho những tai hoạ như sắp phủ chụp xuống cuộc đời mình. Đó là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng vọng với thiên nhiên
HĐ 5. Tổng kết. (3')
- Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích? Thông qua nghệ thuật ấy nhằm làm nổi bật nội dung gì?
vBài tập trắc nghiệm:
1- Nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn trích là:
A- Ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
B- Tả cảnh để ngụ tình
C- Cả A và B đều đúng.
=> Đáp án C
2- Thái độ , tình cảm của Nguyễn Du qua doạn trích là:
A- Cảm thương cho số phận cô đơn buồn tủi của Kiều.
B- Ngợi ca vẽ đẹp thủy chung, hiếu thảo , vị tha của Thúy Kiều.
C- Cả A và B đều đúng .
=> Đáp án C
I. Vị trí đoạn trích.
Đoạn trích thuộc phần thứ 2, Kiều bán mình bị lừa rơi vào lầu xanh rồi giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
 II.Đọc, tìm hiểu văn bản
1. Đọc.
2. Chú thích.
( 12 chú thích)
3. Bố cục: 3 phần
- 6 câu đầu: Nêu hoàn cảnh của Kiều.
- 8 câu tiếp: Nỗi nhớ của Kiều.
- 8 câu cuối: Tâm trạng của Kiều.
4- Đại ý: Miêu tả tâm trạng Thúy Kiều trong cảng bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích
III- Phân tích. 
1.Hoàn cảnh của Kiều.
a- Cảnh:
-Vẻ non xa, tấm trăng gần, bốn bề bát ngát
-Cát vàng, cồn nọ, bụi hồng.
-Mây sớm đèn khuya
→Hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu → Mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp, khép kín
 b-Tâm trạng
-Bẽ bàng 
-Nửa tình nửa cảnh
→Cô đơn, tội nghiệp, buồn tủi
2. Nỗi nhớ của Kiều.
a. Nhớ Kim Trọng.
- Hình ảnh Tưởng người dưới nguyệt chén đồng gắn với kỉ niệm, lời nguyền.
- Tấm son gột rửa bao giờ cho phai gợi tâm trạng đau đớn xót xa.
b. Nhớ cha mẹ;
- Hình ảnh: Xót người tựa cửa, quạt nồng ấp lạnh, sân Lai, gốc tử. Điển tích thể hiện nỗi nhớ thương và lòng hiếu thảo của nàng.
- Kiều nhớ về cha mẹ nơi quê nhà không ai phụng dưỡng, chăm sóc.
ŽThuý Kiều thuỷ chung, hiếu thảo, vị tha.
3. Tâm trạng của Kiều.
- Cửa bể g Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
 - Nước g Hoa trôi man mác biết là về đâu.
 - Cỏ g Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
 - Gió g Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
g - Dùng điệp từ, 
 - Tả cảnh ngụ tình, 
 - Ẩn dụ (Tả thực cảnh vật với cửa bể chiều hôm, cánh buồm, bụi cỏ, chân mây, màu xanh, tiếng sóng  nhưng lại chứa đựng nghĩa ẩn dụ, gợi mở, liên tưởng phản ánh tâm trạng Kiều)
 - Từ láy tượng hình, tượng thanh.
- Điệp từ buồn trông gơi tả cảnh vật qua cái nhìn tâm trạng.
g Bốn cảnh vật khác nhau gợi lên tâm trạng cô đơn, buồn tủi, nhớ nhung, lo lắng, sợ hãi của nàng.
g Moät taâm hoàn bò haønh haï; Moät soá phaän bô vô, laïc loõng, bò ñe doaï 
IV. Tổng kết.
 1. Nghệ thuật:Miêu tả nội tâm qua ngôn ngữ độ thoại, tả cảnh ngụ tình
 2. Nội dung: 
- Cảm thương cho số phận cô đơn buồn tủi của Kiều.
-Ngợi ca vẽ đẹp thủy chung, hiếu thảo , vị tha của Thúy Kiều
4. Củng cố, dặn dò (4')
-Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm SGK. 
Trao đổi và rút ra nhận xét về nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả trong đoạn trích.
- Hướng dẫn học sinh thực hiện phần Luyện tập ở nhà:Phân tích nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du qua đoạn trích.
- Soạn bài Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
vRÚT KINH NGHIỆM:
Tuần:7 Soạn:
Tiết: 33 MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ Dạy:
I/MỤC TIÊUCẦN ĐẠT: Giúp HS :
-	Thấy được vai trò của miêu tả hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong tự sự.
-	Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
Trọng tâm : Luyện tập.
Đồ dùng thiết bị :bảng phụ
II/TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
1/. ỔN ĐỊNH LỚP 
2/- KIỂM TRA BÀI CŨ
	* Kiểm tra : 	- Văn tự sự ? Văn miêu tả ?
	- Yêu cầu : Nêu đúng đặc điểm mỗi kiểu văn bản (mỗi ý 5đ)
3/BÀI MỚI.: Yếu tố miêu tả, biểu cảm có vai trò như thế nào trong câu chuyện kể? 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự: (14')
*GV treo bảng phụ ghi đoạn văn.
- HS đọc.
1. Ngữ liệu: Đoạn trích (SGK).
2. Phân tích:
? Đoạn trích trên kể về trận đánh nào?
*Đó là 1 đoạn văn tự sự: Kể truyện vua Quang Trung đánh đòn Ngọc Hồi.
? Trong đoạn trích đó vua Quang Trung làm gì, xuất hiện như thế nào?
- Trong trận đánh đó vua Quang Trung là người trực tiếp chỉ huy, ông cưỡi voi đi đốc thúc quân lính.
? Chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn trích?
*Các chi tiết miêu tả: (Tả cách đánh, diễn biến trận đánh, kết quả trận đánh).
? Các chi tiết miêu tả ấy nhằm thể hiện những đối tượng nào?
BS: - Nhân có gió bắc... tự làm hại mình.
- HS nêu các chi tiết.
- GV gạch chân ở bảng phụ.
- Yêu cầu HS gạch trong SGK.
- Cứ ghép liền 3 tấm... phủ kín.
- Dàn thành trận chữ "nhất", vua Quang Trung... Ngọc Hồi.
- Khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì.
- Đội khiêng ván vừa che... xông tới mà đánh.
- Bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết.
- Chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối.
--> Trận đánh trở lên sinh động, cụ thể như hiện ra trước mắt người đọc; vưa Quang Trung và các nhân vật tham gia trận đánh được thể hiện ra và nổi bật.
*1 HS đọc 5 sự việc (SGK- mục c).
? Nếu chỉ kẻ những sự việc diễn ra như thé thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao?
*Các sự vật diễn ra đã đầy đủ. Nhưng chỉ có những sự việc ấy thì nhân vật vua Quang Trung không nổi bật, trận đánh cũng không sinh động vì: Chỉ đơn giản kể lại các sự việc (chỉ trả lời cho câu hỏi: "việc gì?" chứ chưa trả lời được câu hỏi "việc đó diễn ra như thế nàp?)
?So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích và rút ra nhận xét: yếuntố miêu tả có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
3. Nhận xét:
- Trong van bản tự sự, người kể cần kết hợp miêu tả cụ thể, chi tiết về cảnh vật, nhân vật, sự việc -->Tác dụng làm cho câu chuyện trở nên sinh động, gợi cảm, hấp dẫn.
*HS đọc SGK.
II. Ghi nhớ: SGK - Tr. 92 (3')
- GV khái quát và lưu ý cho HS:
(Vận dụng cho bài viết số 2 sắp tới).
*Lưu ý: - Yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự là những chi tiết cụ thể, hữu hình, xác thực (màu sắc, hình dáng, đường nét, âm thanh, hương vị..._
- Yếu tố miêu tả trong tự sự chỉ là yếu tố phụ trợ, không nên lạm dụng mà lấn áp yếu tố tự sự.
B- LUYỆN TẬP: (22')
? HS nêu yêu cầu của bài tập 1?
*Bài tập 1 (Tr. 92): Tìm và phân tích giá trị miêu tả trong các đoạn trích:
*HS xem lại 2 văn bản đã học (chị em Thuý Kiều + cảnh ngày xuân).
Gợi ý: ? Phát hiện theo bố cục 3 phần của mỗi văn bản.
a) :"CHị em Thuý Kiều":
- Vẻ đẹp 2 chị em: "Mai cốt cách... vẹn mười".
- Vẻ đẹp Thuý Vân: "Vân xem... màu da".
- Vẻ đẹp Thuý Kiều: Sắc sảo, mặn mà, 
"Làn thu thuỷ... kém xanh" ... một trương".
- HS trả lời đồng thời phát hiện chi tiết --> phân tích tác dụng.
- HS khác nhận xét , bổ sung.
- GV chữa bài tập.
=> Giá trị của yếu tố miêu tả: Nhận rõ vẻ đẹp chung của chị em Kiều song mỗi người vẫn có nét riêng; vẻ đẹp của Thuý Vân trang trọng, quý phái, yêu kiều... vẻ đẹp của Kiều sắc sảo, toàn thiện, toàn mỹ...
b) "Cảnh ngày xuân":
- Cảnh ngày xuân: "Ngày xuân... bông hoa".
--> Nét đặc trưng của mùa xuân: xanh, tươi sáng, giàu sức sống...
- Cảnh lễ hội: "Gần xa... yến anh" ; "Dập dìu... giấy bay". --> nhộn nhịp, đông đúc.
- Cảnh qua tâm trạng: "Tà tà... về tây", "Chị em thơ thẩn, phong cảnh có bề thanh thanh; nai nai... bắc ngang".
--> Cảnh buồn lòng người bâng khuâng, vương vấn.
? Dựa vào đoạn trích "Cảnh ngày xuân", hãy viết 1 đoạn văn kể về chị em Thuý Kiều đi chơi trong buổi chiều thanh minh (có vận dụng yếu tố miêu tả để tả cảnh ngày xuân).
+ GV gợi ý làm.
+ HS viết bài (5 -7 phút) 
--> Gọi trình bày (hoặc thu bài, đọc + chấm).
+ HS khác nhậnk xét --> GV nhận xét và sửa lỗi, rút kinh nghiệm cho HS.
*Bài tập 2 (Tr. 92):
Trời tháng 3 thật đẹp, bầu trời trong sáng với những cánh chim én chao liệng như đưa thoi. Dưới mặt đất cỏ non xanh tươi tràn ngập cả không gian, trải dài ngút tầm mắt. Lác đác 1 vài bông hoa li trắng như tuyết còn trên cành. Trong không khí ấy, bao nhiêu người gần xa đổ về lễ hội thật đông vui, tập nập, nhộn nhịp, rộn ràng. Những trai tài, gái sắc dập dìu bên nhau. Ngựa xe đông như nước chảy, người người chen nhau chật như nêm. Người ta đổ dồn hết lên gò đống để rắc vàng thoi, đốt tiền giấy, thắp hương cho ngững ngôi mộ. Chị em Kiều cũng hoà trong dòng người đó. Khi trời đã xế chiều chị em Kiều mới thơ thẩn ra về. Họ lần bước chầm chậm theo 1 dòng suối nhỏ. Dòng nước uốn quanh, luồn dưới 1 cây cầu nho nhỏ. Cảnh vật nhuốm buồn khiến lòng người cũng thấy nao nao.
? Giới thiệu trước lớp về vẻ đẹp của 2 chị em Thuý Kiều:
*Gợi ý: 
Vẻ đẹp 2 chị em--> vẻ đẹp của Thuý Vân --> vẻ đẹp của Thuý Kiều.
+ GV giới thiệu mẫu đoạn đầu.
? 1 HS giới thiệu về vẻ đẹp của Thuý Vân?
*Bài tập 3 (Tr. 92):
+Ví dụ: Thuý Kiều và Tuý Vân là những thiếu nữ xinh đẹp, con gái của gia đình họ Vương. Cả 2 đều có vẻ đẹp thanh tao, trong rtắng, duyên dáng đến độ "mười phân vẹn mười" nhưng mỗi người lại có vẻ riêng. Vẻ đẹp của Thuý Vân thật trang trọng khác vời, đó là vẻ đẹp kiều diễm của 1 giai nhân: Khuôn mặt đầy đặn, ngời sáng như mặt trăng rằm, lông mày sắc nét, nở nang như con ngài, miệng cười tươi thắm như hoa, tiếng nói nhỏ nhẹ, thanh, trong êm ái như ngọc, mái tóc đen óng nhẹ hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Chân dung của Thuý Vân là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp của Vân tạo sự hoà hợp, êm đềm với xung quanh khiến thiên nhiên phải "thua" phải "nhường" nên nàng sẽ có 1 cuộc đời bình lặng, suôn sẻ...
+ HS khác tiếp tục giới thiệu vẻ đẹp của Thuý Kiều...
+HS nhận xét, rút kinh nghiệm.
4. Củng cố: (1')
- Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự và cách vận dụng đưa yếu tố miêu tả vào văn bản tự sự.
5. Hướng dẫn về nhà: (3')
- Học bài giảng vận dụng kiến thức để viết bài văn số 2 về văn tự sự (có yếu tố miêu tả).
- Làm tiếp hoàn chỉnh bài số 3.
- Ôn lại kiến thức về tạo lập văn bản tự sự, chuẩn bị bài vở và nghiên cứu (tự lập dàn ý) để viết bài tập làm văn số 2. 
E- RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần:8 Soạn:12/10
Tiết:39 TRAU DỒI VỐN TỪ Dạy:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
B. CHUẨN BỊ :
Giáo viên : giáo án, bảng phụ.
Học sinh : soạn bài, bảng thảo luận nhóm.
C. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY :
I. Ổn định lớp:
II. Kiểm tra bài cũ : 
Làm thế nào để tăng thêm về số lượng các từ ngữ? Ví dụ? (Cấu tạo thêm từ mới. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài)
III. Bài mới : Từ là chất liệu để tạo nên câu nói. Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của mình. Người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú. Do đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kỹ năng diễn đạt.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: 
Rèn luyện để nắm rõ nghĩa của từ và cách dùng từ.
? Tìm hiểu ý kiến của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng? Tác giả muốn nói gì qua đoạn văn trên ?
- Tiếng Việt là một ngôn ngữ giàu đẹp có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu nhận thức, giao tiếp của người Việt.
- Muốn phát huy khả năng của tiếng Việt, mỗi cá nhân phải không ngừng trau dồi vốn từ của mình, biết vận dụng vốn từ một cách nhuần nhuyễn
? Xác định lỗi diễn đạt trong các câu sau ? Câu a : Thừa từ “đẹp”.
Câu b : Dùng sai từ “ dự đoán”vì dự đoán là đoán trước tình hình sự việc nào đó diễn ra trong tương lai .Phải dùng “phỏng đoán” hoặc “ước đoán”
Câu c: Dùng sai từ “ đẩy mạnh” – thúc đẩy cho phát triển nhanh lên . Nói về qui mô thì phải dùng “mở rộng”
Nhận xét cách dùng từ ngữ trong các câu sau : Ví dụ : Nói dối là một trong những yếu điểm của bà ấy.
Tôi sẽ trao đổi với giám đốc đề xuất anh lên một vị trí cao hơn.
- các từ “ yếu điểm, đề xuất” dùng sai nghĩa .
® Phải hiểu đầy đủ chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Phải thay bằmg các từ : “khuyết điểm, đề bạt”.
* Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức.
? Muốn vận dụng tốt vốn từ của mình thì trước hết phải làm gì?
- Học sinh đọc lớn phần ghi nhớ 1.
- HS đọc đoạn văn Sgk trang 100 . Em hiểu về ý kiến trên như thế nào ?
- Nhà văn phân tích quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời nói của nhân dân .
? Cách trau dồi vốn từ của Nguyễn Du có gì khác với cách trau dồi vốn từ em đã học ở trên ?
* Hoạt động 3 :
Bài tập 1 : HS dùng bảng con ghi kết quả chọn của mình Bài tập 2 : HS chọn từ theo các nghĩa đã cho. ( Dùng bảng con )
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài tập trả lời miệng .
Bài tập 4 :Hãy bình luận ý kiến của Chế Lan Viên ( nội dung của đoạn văn )
Bài 6/105: 
Bài 5,7,8,9 /103 : Cho về nhà.
Gợi ý làm bài 7 :
a. Nhuận bút : tiền trả cho người viết một tác phẩm.
Thù lao : Trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (động từ) hoặc “khoản tiền trả công để bù đắp vào lao động đã bỏ ra (danh từ)
® Nghĩa của thù lao rộng hơn nghĩa của nhuận bút.
b. Tiêu chí : Tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại.
Tiêu chuẩn : Điều quy định làm căn cứ để đánh giá.
c. Tay trắng : không có chút vốn liếng, của cải gì.
Trắng tay : Bị mất hết tất cả tiền bạc, của cải khác vỡ nợ.
d. Kiểm điểm : xem xét đánh giá lại từng cái hoặc từng việc để có được một nhận định chung.
Kiểm kê : kiểm lại từng cái để xác định số lượng và chất lượng của chúng.
e. Lược khảo: nghiên cứu một cách khái quát về những cái chính không đi vào chi tiết .
- Lược thuật :kể , trình bày tóm tắt .
* Hoạt động 4: Củng cố ,dặn dò :
 Về nhà làm các bài tập còn lại .
 Chuẩn bị : Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
I. Bài học :
1- Muốn sử dụng tốt tiếng Việt trước hết cần trau dồi vốn từ. Rèn luyện để nắm được đầy đủ, chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ là việc rất quan trọng để trau dồi vốn từ .
2- Rèn luyện để biết thêm từ chưa biết, làm tăng vốn từ là viêc thường xuyên phải làm để trau dồi vốn từ .
III. Luyện tập :
1/101 : Chọn cách giải thích đúng :
- Hậu quả : kết quả xấu .
- Đoạt: chiếm phần thắng.
- Tinh tú : Sao trên trời.
2. Hiện tượng đồng nghĩa (một ý nhưng có nhiều nghĩa diễn tả)
chết : mất, đi rồi, qua đời, từ trần, bán muối.
Bài tập 2//101 : Xác định nghĩa của yếu tố Hán Việt.
a. Tuyệt :
- Không có gì, dứt : tuyệt chủng, tuyệt giao, tuyệt tự.
- Nhất, cực kỳ : tuyệt vời, tuyệt đỉnh, tuyệt trần.
b. Đồng :
- Cùng nhau : đồng âm, đồng lòng, đồng bào.
- Trẻ em : đồng ấu, đồng dao, đồng thoại.
- Chất kim loại : đồng hồ.
Bài 3/102 : sủa lỗi dùng từ :
a. Im lặng à vắng lặng .
b. Thành lập à thiết lập 
c. Cảm xúc à cảm động hoặc xúc động .
Bài 4/103 :Bình luận ý kiến của Chế Lan Viên :Tiếng Việt của ghúng ta là một ngôn ngữ trong sáng và giàu đẹp . Điều đó được thể hiện trước hết qua ngôn ngữ của những người nông dân . Muốn gìn giữ sự trong sáng và giàu đẹp của ngôn ngữ dân tộc phải học tập lời ăn tiếng nói của họ . 
Bài 5/102 : 
1. Chú ý quan sát lắng nghe tiếng nói của hằng ngày của người xung quanh, trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Đọc sách báo, nhất là những tác phẩm văn học mẫu mực của những nhà văn nổi tiếng.
3. Ghi chép lại những từ ngữ mới đã nghe đọc. Gặp những từ ngữ khó không tự giải thích được thì tra cứu lại tự điển hoặc hỏi người khác.
4. Tập sử dụng từ ngữ nói trong những hoàn cảnh giao tiếp.
Bài 6/103:
- Cứu cánh = mục đích cuối cùng.
- Nhược điểm = điểm yếu.
- Trình bày ý kiến, nguyện vọng lên cấp trên là đề đạt.
- Nhanh nhảu mà thiếu chín chắn là láu táu.
- Hoảng đến mức có những biểu hiện mất trí là hoảng loạn.
-“Kiến tha lâu đầy tổ” = “tích tiểu thành đại”
.D- RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 7 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 - VĂN TỰ SỰ
Tiết 34, 35 
I/MỤC TIÊUCẦN ĐẠT: Giúp học sinh :
-	Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả cảnh vật, con người, hành động.
-	Rèn luyện kỹ năng diễn đạt trình bày.
·	Trọng tâm : HS viết về 1 văn bản tự sự.
.II/TIẾN TRÌNH VIẾT BÀI:
1/. ỔN ĐỊNH LỚP :
2/TỔ CHỨC VIẾT BÀI
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
¶ HOẠT ĐỘNG 1 : GV chép đề lên bảng HS chuẩn bị giấy, ghi đề.
I. ĐỀ BÀI ( Chọn 1 trong 4 đề)
 Đề 1 : Tưởng tượng mình là nhân vật Vũ Nương trong “ Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,kể lại cuộc đời mình có sử dụng yếu tố miêu tả 
 Đề 2: Dựa vào hồi thứ 14 – Hoàng lê nhất thống chí , Em hãy đóng vai vua Quang Trung kể lại chiến công đại thắng quân Thanh có sử dụng yếu tố MT
	Đề 3: Kết hợp yếu tố miêu tả , biểu cảm giới thiệuC vê vẽ đẹp, tính cach của Chị em Thúy Kiều theo quan điểm của Nguyễn Du.
Đ Đề 4: Kết hợp yếu tố miêu tả , biểu cảm kể về việc chị em Thuý Kiều đi du xuân theo quan điểm của Nguyễn Du 
¶ HOẠT ĐỘNG 2 : Hướng dẫn HS làm bài.
	Yêu cầu (xác định) tìm hiểu đề, xác định thể loại.
II. HƯỚNG DẪN HS LÀM BÀI
+ Xác định thể loại : kể có kết hợp miêu tả, b. cảm
 + Giới hạn yêu cầu đề: kể chuyện theo quan điểm của tác giả phản ánh trong tác phẩm
Xác định nội dung viết là gì ?
¶ HOẠT ĐỘNG 3 : HS làm bài 
HS trật tự, GV quan sát HS làm. 
III. HS LÀM BÀI 
¶ HOẠT ĐỘNG 4 : Thu bài theo thứ tự 
IV. THU BÀI
4. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ - Chuẩn bị : Đọc và soạn: Kiều ở lầu Ngưng Bích

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 7 theo chuan kien thuc ki nang.doc