Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 2

Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 2

ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH

I/ Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

-Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong VB: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.

-Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ xác thực, cụ thể, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.

II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu, tranh ảnh liên quan.

 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.

III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:

1.Ổn định lớp.

2.Kiểm tra bài cũ:

 Em học được gì từ bài phong cách Hồ Chí Minh ?

 Đọc vài câu thơ hoặc kể một câu chuyện nói về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 700Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn lớp 9 - Tuần thứ 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2
Tiết 6-7
Bài 2
ĐẤU TRANH CHO MỘT THẾ GIỚI HOÀ BÌNH
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
-Hiểu được nội dung vấn đề đặt ra trong VB: Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đe doạ sự sống trên trái đất; nhiệm vụ cấp bách của nhân loại là ngăn chặn nguy cơ đó, là đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
-Thấy được nghệ thuật nghị luận của tác giả: chứng cứ xác thực, cụ thể, cách so sánh rõ ràng, giàu sức thuyết phục, lập luận chặt chẽ.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu, tranh ảnh liên quan.
	 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi SGK.
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: 
 Em học được gì từ bài phong cách Hồ Chí Minh ?
	Đọc vài câu thơ hoặc kể một câu chuyện nói về lối sống giản dị mà cao đẹp của Bác Hồ.
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1:Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
Nêu những hiểu biết của em về tác giả, hoàn cảnh ra đời, thể loại VB .
HĐ2: Hướng dẫn HS đọc- hiểu VB
GV đọc mẫu đoạn 1.
Hướng dẫn đọc.
Gọi HS lần lượt đọc hết văn bản.
Nêu luận điểm của VB?
Luận điểm trên được triển khai qua các luận cứ nào?
-Đọc thầm lại đoạn1.
 ? Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ loài người và toàn bộ sự sống trên trái đất đã được tác giả chỉ rõ ra như thế nào?
 ? Bằng cách lập luận như thế nào mà tác giả làm cho người đọc hiểu rõ nguy cơ khủng khiếp ấy?
 - GV bình cho xem tranh hoặc màn hình chiếu hình ành bom nguyên tử
-Đọc lại phần 2. Nêu luận cứ 2.
Sự tốn kém và tính chất vô lí của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân đã được tác giả chỉ ra bằng những chứng cứ nào?
Tác dụng của nghệ thuật lập luận ở phần này là gì? (người đọc phải ngạc nhiên, bất ngờ trước những sự thật hiển nhiên mà phi lí).
? Tác giả đã cảnh báo điều gì về chiến tranh hạt nhân?
-Gọi HS đọc lại đoạn 3.
? Để làm rõ luận cứ này, tác giả đã đưa ra những lập luận ra sao?
(GV giải thích khái niệm “lí trí của tự nhiên”).
? Nêu suy nghĩ của em về lời cảnh báo của nhà văn (HS thảo luận).
? Trước những tai hoạ do chiến tranh gây ra, tác giả đưa ra lời đề nghị gì? Ý nghĩa của lời đề nghị đó là gì?
*Bài văn đặt ra cho mọi người trên Trái Đất nhiệm vụ gì?
è Tích hợp nội dung môi trường
 X Giải thích đầu đề văn bản.
 (Luận đề, chủ đích của thông điệp)
HĐ3:Tổng kết:
Bài viết đã sử dụng những cách thức diễn đạt nào?
Nội dung tác giả muốn chuyển đến chúng ta qua văn bản này là gì?
HĐ4: Luyện tập.
Phát biểu cảm nghĩ của em sau khi học xong văn bản này.
I/ Giới thiệu tác giả, tác phẩm:
 Xem SGK tr.19.
II/ Đọc- hiểu VB. * Luận điểm: Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
+ LC1: Vũ khí hạt nhân có khả năng huỷ diệt trái đất và các hành tinh.
+ LC2: Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng cải thiện đời sống con người.
+ LC3: Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí loài người, lí trí tự nhiên.
 + LC4: Ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, đấu tranh cho một thế giới hoà bình.
1)Nguy cơ chi ến tranh hạt nhân:
 - Hôm nay 8-8-1986: thời gian cụ thể
 - 50000 đầu đạn hạt nhân
 - 4 tấn thuốc nổ/người 
 - xóa sach 12 lần mọi dấu vết của sự sống trên trái đất
 - tiêu diệt các hành tinh xoay quanh mặt trời, cộng 4 hành tinh nữa và phá huỷ à chính xác
è Vào đề trực tiếp, chứng cứ rõ ràng, xác thực đã gây ấn tượng mạnh mẽ về tính chất hệ trọng của vấn đề. 
2)Cuộc chạy đua vũ trang gây nhiều tốn kém, phi lí
Đầu tư cho nước nghèo 
-500triệutrẻ em nghèo-.>giấc mơ
- 1tỉ người /14năm phòng bệnh
-Ca lo cho 575triệu người thiếu dinh dưỡng
-Nông cụ cho nước nghèo.
- xoá nạn mù chữ cả TG
àChỉ là giấc mơ
Đầu tư cho vũ khí:
100 tỉđô =100máy bay,
7000 tên lửa
=10/15 tàu sân bay
=149 tên lửa MX
=27 tên lửa MX
=2 tầu ngầm vũ khí hạt nhân
à Đã và đang thực hiện
Dẫn chứng với những so sánh thuyếtphục
tính chất phi lý, tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang.
3)Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người và phản lại sự tiến hoá của tự nhiên:
 - 380 triệu năm-bướm biết bay.
 - 180 triệu năm -hồng nở.
 - 4 kỷ địa chất – con người biết yêu và hát hay.
- Chỉ cần bấm nút  trở lại xuất phát điểm của nó”
èLập luận chặt chẽ,vạch rõ tác hại chiến tranh
 Phản tự nhiên ,phản tiến hoá.
4)Nhiệm vụ của loài người:
-Đấu tranh ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, cho một thế giới hoà bình “Chúng ta...công bằng”
-Cần lập ra “một nhà băng lưu trữ...hạt nhân”
*Nhân loại cần giữ gìn kí ức của mình, lịch sử sẽ lên án những thế lực hiếu chiến, đẩy nhân loại vào thảm hoạ hạt nhân.
III/Tổng kết:
Ghi nhớ SGK tr.21.
(Đề cập v/đ cấp thiết, với sức thuyết phục cao bởi lập luận chặt chẽ, chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể và còn bởi nhiệt tình của tác giả).
IV/ Củng cố:
Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của VB “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”.
V/ Dặn dò: 
Học thuộc Ghi nhớ SGK tr.21.
	Hoàn chỉnh phần Luyện tập.
Chuẩn bị bài mới: “Tuyên bố thế giới về sự sống còn ... phát triển của trẻ em”.
	Tiết 8: TV: Các phương châm hội thoại (t.t).
VI / Rút kinh nghiệm:
Tuần 2
Tiết 8
CÁC PHƯƠNG CHÂM HỘI THOẠI (t.t)
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
-Nắm được nội dung phương châm quan hệ, cách thức và lịch sự.
-Biết vận dụng những phương châm này trong giao tiếp.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ và tài liệu liên quan
	 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi và bài tập SGK
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
Phân biệt phương châm về lượng, phương châm về chất. Cho ví dụ.
Giải thích thành ngữ: ăn ốc nói mò; hứa hươu hứa vượn.
Các thành ngữ này có liên quan đến phương châm hội thoại nào?
3.Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung và ghi bảng
HĐ1: Tìm hiểu PC quan hệ.
? Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ tình huống hội thoại ntn?
? Điều gì sẽ xảy ra nếu xuất hiện tình huống hội thoại như vậy? (xã hội sẽ rối loạn.)
? Vậy trong giao tiếp, chúng ta cần nói như thế nào?
HĐ2: Tìm hiểu PC cách thức.
? Thành ngữ “dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị” để chỉ những cách nói như thế nào?
? Những cách nói đó ảnh hưởng như thế nào đến giao tiếp?
? Qua đó có thể rút ra bài học gì trong giao tiếp?
 ? Xác định những cách hiểu khác nhau đối với câu “Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn của ông ấy”.--> Dùng bảng phụ
? Để người nghe không hiểu lầm, khi giao tiếp, cần nói như thế nào?
HĐ3: Tìm hiểu PC lịch sự.
 * Gọi HS đọc truyện “Người ăn xin”
? Vì sao ông lão ăn xin và cậu bé trong truyện đều cảm thấy như mình đã nhận được từ người kia một cái gì đó?
? Có thể rút ra bài học gì từ câu chuyện này?
* Hệ thống kiến thức ba Ghi nhớ.
HĐ4:Hướng dẫn HS làm bài tập.
1.Điều cha ông khuyên dạy chúng ta qua những câu tục ngữ, ca dao.
2.Phép tu từ từ vựng có liên quan trực tiếp với phương châm lịch sự.
3.Chọn từ ngữ thích hợp với mỗi chỗ trống – PC hội thoại liên quan.
4.Lí giải các cách nói của người nói đôi khi phải dùng ở a, b, c.
5.Giải thích nghĩa các thành ngữ.
nói băm nói bổ/ nói như đấm vào tai/ điều nặng tiếng nhẹ
Phương châm hội thoại liên quan.
-nửa úp nửa mở
-mồm loa mép giải
-đánh trống lảng
-nói như dùi đục chấm mắm cáy
I/ Phương châm quan hệ:
*VD: Thành ngữ “Ông nói gà, bà nói vịt” chỉ tình huống mỗi người nói một đằng, không khớp với nhau, không hiểu nhau.
-Con người sẽ không giao tiếp với nhau được, những hoạt động của xã hội sẽ rối loạn.
è cần nói đúng vào đề tài, tránh nói lạc đề.
II/ Phương châm cách thức:
* VD 1: Thành ngữ “dây cà ra dây muống, lúng búng như ngậm hột thị” để chỉ những cách nói dài dòng, ấp úng, không thành lời
à Người nghe khó tiếp nhận hoặc tiếp nhận không đúng nội dung 
à Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch.
* VD 2:
-Tôi đồng ý với những nhận định của ông ấy về truyện ngắn.
-Tôi đồng ý với những nhận định của một người nào đó về truyện ngắn của ông ấy.
-Tôi đồng ý với những nhận định về truyện ngắn.của ông ấy về truyện ngắn.
à Khi giao tiếp, tránh cách nói mơ hồ.
III/ Phương châm lịch sự:
* VD : VB “Người ăn xin”
- Cả hai đều cảm nhận được tình cảm mà người kia đã dành cho mình thật chân tình 
à Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.
* Ghi nhớ : SGK
IV/ Luyện tập:
Trong giao tiếp nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn (khẳng định vai trò ngôn ngữ trong đời sống)
Bài2. Phép tu từ nói giảm, nói tránh.
Bài3.Liên quan đến PC lịch sự: a, b, c, d.
PC cách thức: e.
Bài4a)Tránh để người nghe hiểu là mình không tuân thủ PC quan hệ. 
 - 4b)Xuất phát từ việc chú ý tuân thủ PC lịch sự. 
 - 4c)Báo hiệu cho người đối thoại biết là người đó đã không tuân thủ PC lịch sự và phải chấm dứt sự không tuân thủ đó.
Bài5 +.Nói bốp chát, xỉa xói, thô bạo/ nói mạnh, trái ý người khác, khó tiếp thu/ nói trách móc, chì chiết (PC lịch sự) 
 + nói mập mờ, ỡm ờ, không nói ra hết ý PC cách thức)
 + lắm lời, đanh đá, nói át người khác (PC lịch sự)
 + lảng ra, né tránh, không muốn tham dự một việc nào đó, vấn đề nào đó mà người đối thoại đang trao đổi (PC quan hệ)
-nói không khéo, thô cộc, thiếu tế nhị (PC lịch sự)
IV/ Củng cố:
	Khi giao tiếp, cần tuân thủ những phương châm hội thoại nào?
	Nêu cách hiểu của em về phương châm quan hệ, cách thức và lịch sự.
V/ Dặn dò: 
Học thuộc Ghi nhớ SGK.
	Hoàn chỉnh các bài tập vào vở soạn.
	Chuẩn bị bài mới: Các phương châm hội thoại (t.t).
	Tiết 9:TLV: Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh. 
VI / Rút kinh nghiệm:
Tuần 2
Tiết 9
SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ
 TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp HS hiểu được VBTM có khi phải kết hợp với yếu tố miêu tả thì VB mới hay.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Bảng phụ ghi các đoạn văn có liên quan.
	 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi và bài tập SGK
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ: Muốn cho VBTM được sinh động, hấp dẫn, người ta vận dụng thêm một số biện pháp nghệ thuật nào? Tác dụng của nó?
3.Giới thiệu bài mới:
HĐ1:Đọc và tìm hiểu bài: Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh:
Cho HS đọc VB “Cây chuối trong đời sống Việt Nam”. Giải thích nhan đề văn bản
-Chỉ ra các câu TM về đặc điểm tiêu biểu của cây chuối? 
(Đoạn 1: “Đi khắp ... núi rừng” và hai câu cuối đoạn. 
Đoạn 2: “Cây chuối là thức ăn ... hoa, quả!” 
 Đoạn 3: Giới thiệu quả chuối và các công dụng. Cách dùng, cách nấu món ăn, thờ cúng).
HĐ2: Chỉ ra những câu văn có tính miêu tả về cây chuối.
(đoạn đầu, đoạn tả chuối trứng cuốc, tả các cách ăn chuối xanh)
Vai trò, ý nghĩa của yếu tố miêu tả trong việc thuyết minh về cây chuối?
*Để TM cho cụ thể, sinh động, hấp dẫn, bài TM có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả; có tác dụng làm cho đối tượng TM được nổi bật, gây ấn tượng.
HĐ3: Nêu câu hỏi về tính hoàn chỉnh của bài.
Theo yêu cầu chung của VBTM, bài này có thể bổ sung những gì?
(đây là đoạn trích nên không thể thuyết minh toàn diện các mặt).
Cho biết thêm công dụng của thân cây chuối, lá chuối tươi và khô, nõn, bắp chuối.
HĐ4: Luyện tập:
1)Bổ sung yếu tố miêu tả vào các chi tiết TM về cây chuối.
(Chú ý yếu tố miêu tả điền vào chỗ trống. Lớp nhận xét, sửa chữa. GV hoàn chỉnh. HS ghi vở) 
2)Chỉ ra yếu tố miêu tả trong đoạn văn “Một lần...dễ sạch”.
(Tách...nó có tai. /Chén của ta không có tai. /Khi mời ai...rất nóng.).
3)Đọc và chỉ ra các câu miêu tả trong văn bản “Trò chơi ngày xuân”.
(Qua sông Hồng...mượt mà/ Lân được trang trí...hoạ tiết đẹp/ Múa lân...chạy quanh/ Kéo co...mỗi người/ Bàn cờ...quân cờ/ Hai tướng...che lọng/ Với khoảng... cháy, khê/ Sau hiệu lệnh...bờ sông).
IV/ Củng cố - Dặn dò:
Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong VBTM.	
Hoàn chỉnh ba bài tập vừa làm.
Chuẩn bị bài mới (thực hiện tốt phần chuẩn bị ở nhà của bài học) cho tiết 10: 
Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh.
VI / Rút kinh nghiệm:
Tuần 2
Tiết 10
LUYỆN TẬP SỬ DỤNG YẾU TỐ MIÊU TẢ 
TRONG VĂN BẢN THUYẾT MINH
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh rèn luyện kĩ năng sử dụng yếu tố miêu tả trong VBTM.
II/ Chuẩn bị: Giáo viên: Tham khảo tài liệu để xây dựng văn bản hoàn chỉnh.
	 Học sinh: Đọc bài mới, trả lời câu hỏi và bài tập SGK
III/ Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy - học:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
	Nêu tác dụng của yếu tố miêu tả trong VBTM.
	(HS kiểm tra chéo việc chuẩn bị bài ở nhà)
	GV nhận xét chung và nhận xét về trường hợp cá biệt.
3.Luyện tập:
HĐ1: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý:
Bước 1: Tìm hiểu đề:
	Gọi HS đọc đề bài, GV chép lên bảng và nêu câu hỏi:
Đề yêu cầu trình bày vấn đề gì? 
Cụm từ “Con trâu ở làng quê Việt Nam” bao gồm những ý gì? 
Có thể hiểu đề bài muốn trình bày con trâu trong đời sống làng quê Việt Nam không?
Nếu hiểu như vậy thì phải trình bày vị trí, vai trò của con trâu trong đời sống của người nông dân, trong nghề nông của người Việt Nam.
Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý:
	(GV nêu câu hỏi và gợi ý để HS trả lời và lập dàn ý theo bố cục).
-Mở bài: Giới thiệu chung về con trâu trên đồng ruộng Việt Nam.
-Thân bài:
+Con trâu trong nghề làm ruộng: sức kéo để cày bừa, kéo xe...
+Con trâu trong lễ hội, đình đám.
+Con trâu - nguồn cung cấp thịt, da để thuột, sừng để làm đồ mĩ nghệ.
+Con trâu là tài sản lớn của người nông dân Việt Nam.
+Con trâu và trẻ chăn trâu, việc chăn nuôi trâu.
-Kết bài: Con trâu trong tình cảm của người nông dân.
(GV hướng dẫn HS nêu dàn ý chi tiết cho từng nội dung để dễ lựa chọn và viết).
HĐ2: Thực hiện bài làm bằng các hoạt động của HS trên lớp.
Bước 1: Xây dựng đoạn mở bài:
	GV nêu câu hỏi để HS trình bày đoạn mở bài theo yêu cầu vừa có nội dung thuyết minh vừa có yếu tố miêu tả.
	Nội dung cần TM trong mở bài là gì? Yếu tố cần miêu tả là gì?
(GV yêu cầu tất cả HS làm vào vở, gọi một số em đọc và phân tích, đánh giá).
Bước 2: Giới thiệu con trâu trong việc làm ruộng.
	Những ý phải thuyết minh: trâu cày, bừa ruộng, kéo xe, chở lúa, trục lúa.
Cần phải giới thiệu từng loại việc và có sự miêu tả con trâu trong từng việc đó (vận dụng tri thức về sức cày, sức kéo ở bài TM khoa học về con trâu đã cho ở I.2)
*GV nêu câu hỏi về từng việc, yêu cầu HS viết nháp, gọi đọc và bổ sung, sửa chữa
Nếu thời gian hạn chế thì tập trung vào một, hai việc.
Bước 3: Giới thiệu con trâu trong một số lễ hội.
	(Phần này không cần đi sâu, chỉ giới thiệu qua một vài câu là được).
Bước 4: Con trâu với tuổi thơ ở nông thôn.
	(GV cho HS nhận thấy cảnh chăn trâu, con trâu ung dung gặm cỏ là một hình ảnh đẹp của cuộc sống thanh bình ở làng quê Việt Nam).
Cần miêu tả cảnh trẻ em chăn trâu, hình ảnh những con trâu cần cù gặm cỏ...
Bước 5: Viết đoạn kết bài:
	Kết thúc phần thuyết minh cần nêu ý gì? Cần miêu tả hình ảnh nào?
(HS tập diễn đạt thành câu).
IV/ Củng cố:
	Tác dụng của yếu tố miêu tả trong VBTM?
V/ Dặn dò:
	Hoàn chỉnh dàn ý vừa mới Luyện tập.
	Chuẩn bị viết bài TLV số 1: Văn thuyết minh.
	Tiết 11-12:VH: Bài 3:
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.
VI / Rút kinh nghiệm:
.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ngu van 9 Tuan 2.doc