Kiến thức.
- Hiểu được ý nghĩa cắm hoa trang trí đối với đời sống, sinh hoạt.
- Biết lựa chọn dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí.
- Hiểu được nguyên tắc cắm hoa cơ bản.
2. Kĩ năng.
- Vận dụng được kiến thức đã học để cắm hoa trang trí theo chủ đề.
3. Thái độ.
- Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở.
Ngày soạn: 23/11/2010 Ngày giảng: Tiết 28 – Bài 13 Cắm hoa trang trí A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Hiểu được ý nghĩa cắm hoa trang trí đối với đời sống, sinh hoạt. - Biết lựa chọn dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí. - Hiểu được nguyên tắc cắm hoa cơ bản. 2. Kĩ năng. - Vận dụng được kiến thức đã học để cắm hoa trang trí theo chủ đề. 3. Thái độ. - Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. B. Đồ dùng dạy học. 1. Giáo viên. - lọ hoa, bàn chông, kéo, dao nhỏ. 2. Học sinh. - Bài cũ, đồ dùng học tập. C. Tổ chức giờ học. * Khởi động (5 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. ? Em hãy kể một số loại hoa và cây cảnh thông dụng. Có thể trang trí hoa, cây cảnh ở những vị trí nào? ? Em thích trang trí nhà mình bằng hoa tươi, hoa giả hay hoa khô. Vì sao? 2. Giới thiệu bài: Để có một lọ hoa đẹp thì các em không thể thiếu dụng cụ và vật liệu. Cùng các nguyên tắc cơ bản. Trong tiết học này các em sẽ tìm hiểu về các dụng cụ và vật liệu và nguyên tắc cắm hoa. Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ1: Tìm hiểu dụng cụ và vật liệu cắm hoa. ( 20 phút) - Mục tiêu: + Hiểu được ý nghĩa cắm hoa trang trí đối với đời sống, sinh hoạt. + Biết lựa chọn dụng cụ, vật liệu để cắm hoa trang trí. - Đồ dùng: bàn chông, lọ hoa, bàn chông, kéo, dao nhỏ. - Cách tiến hành. ? Gia đình em thường cắm hoa vào cái gì? HS: cá nhân phát biểu. ? Các bình hoa thường có hình dạng như thế nào? HS: cao, thấp, to, nhỏ ? Các bình hoa thường làm bằng vật liệu gì? HS: sành, sứ, thuỷ tinh GV: kết luận GV: giới thiệu một số loại bình và hướng dẫn HS dùng các vật liệu cắm hoa như chai, lọ, vỏ lon bia Yêu cầu HS quan sát hình 2.19 ? Khi cắm hoa ngoài các bình cắm cần sử dụng các dụng cụ nào? HS: lắng nghe, quan sát và cá nhân liên hệ trả lời. GV: kết luận và giới thiệu một số bàn chông cho HS quan sát. ? Em hãy kể tên các loại hoa mà em biết? HS: hoa hồng, hoa đồng tiền.. ? ở gia đình em thường cắm những loại hoa nào? HS: trả lời câu hỏi GV: có nhiều loại hoa để cắm nhưng nên chọn những bông còn tươi và đẹp. Kết luận GV: trong lọ hoa khi cắm thường có thêm những cành, lá cây. ? kể tên các loại cành, lá thường dùng để trang trí kèm trong lọ hoa? HS: lá lưỡi hổ, lá thông, lá măng, cành tươi, cành khô như cành trúc, cành mai GV: kết luận HĐ2: Tìm hiểu nguyên tắc cắm hoa (15 phút) - Mục tiêu: Biết nguyên tắc lựa chọn hoa và bình cắm hoa - Đồ dùng: - Cách tiến hành. GV: hướng dẫn và yêu cầu HS quan sát H 2.20 ? nếu có một bó hoa lay ơn thì các em sẽ chọn bình cao hay bình thấp để cắm hoa. Vì sao? HS: quan sát và cá nhân trả lời GV: kết luận GV: giới thiệu sự tương phản về màu sắc giữa lá, hoa và màu bình HS: cá nhân trả lời. I. Dụng cụ và vật liệu cắm hoa 1. Dụng cụ cắm hoa. a. Bình cắm - các dạng bình: cao, thấp, to, nhỏ khác nhau - Chất liệu: thuỷ tinh, gốm, sứ, tre, trúc, nhựa b. Các dụng cụ khác - Dụng cụ để cắt: dao, kéo - Dụng cụ để giữ hoa trong bình (khi cần) mút xốp, bàn chông. 2. Vật liệu cắm hoa a. Các loại hoa - Hoa hồng, hoa cúc hoa đồng tiền. b. Các loại cành, loại lá. - Các loại lá như lưỡi hổ, lá thông, lá măng - Các loại cành tươI, khô như cành mai, trúc, thuỷ trúc II. Nguyên tắc cắm hoa 1. Lựa chọn hoa và bình cắm phù hợp về hình dạng, màu sắc - chọn hoa và bình phải hài hoà với nhau - Sự tương phản màu sắc giữa lá, hoa, trong bình sẽ làm nổi bật hoa chính và tạo cảm giác dễ chịu - Bình có màu nâu, đen, trắngsẽ thích hợp với nhiều loại hoa. * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: ? Khi cắm hoa cần dùng những dụng cụ và vật liệu cắm hoa nào? ? Khi cắm hoa cần lựa chọn hình dáng hoa và bình cắm như thế nào? Cắm hoa trang trí Nguyên tắc cắm hoa Dụng cụ và vật liệu cắm hoa 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học bài theo nội dung đã ghi vở. - Đọc trước bài 13 phần II. 2, 3, III. Ngày soạn: 24/11/2010 Ngày giảng: Tiết 29 – Bài 13 Cắm hoa trang trí (t2) A. Mục tiêu. 1. Kiến thức. - Biết được nguyên tắc cơ bản và quy trình cắm hoa 2. Kĩ năng. - Chuẩn bị cắm hoa theo quy trình và nguyên tắc 3. Thái độ. - Hứng thú làm các công việc trang trí nhà ở. B. Đồ dùng dạy học. 1. GV: Tranh nguyên tắc cắm hoa. Lọ hoa 2. HS: C. Tổ chức giờ học. * Khởi động ( 7 phút) 1. Kiểm tra đầu giờ. H: khi cắm hoa cần dùng những dụng cụ và vật liệu cắm hoa nào? H: khi cắm hoa cần lựa chọn hình dáng hoa và bình cắm như thế nào? 2. Giới thiệu bài: Để cắm được một lọ hoa đẹp chúng ta thường phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản và quy trình cắm hoa. Khi vận dụng các nguyên tắc cơ bản linh hoạt sẽ tạo nên những mẫu “ biến kiểu” độc đáo. Trong tiết học này các em sẽ tìm hiểu các nguyên tắc và quy trình cắm hoa Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng HĐ2.1: Tìm hiểu nguyên tắc cơ bản cắm hoa. (15 phút) - Mục tiêu: Biết nguyên tắc cơ bản cắm hoa - Đồ dùng: lọ hoa - GV: Khi cắm hoa vào bình phải có độ dài ngắn khác nhau như trong thiên nhiên cũng có các cành dài ngắn khác nhau. Treo tranh nguyên tắc cắm hoa và yêu cầu HS quan sát H 2.21 và GV hướng dẫn HS xác định D, h của bình cắm. - HS: lắng nghe giới thiệu, hướng dẫn và quan sát tranh, hình. - GV: phát cho mỗi nhóm 1 bình cắm và yêu cầu HS hoạt động nhóm xác định D, h ( 5 phút). - HS: hoạt động nhóm thục hiện yêu cầu, đại diện nhóm báo cáo - GV: quan sát HS xác định, sửa và nhận xét, kết luận - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.22 và trả lời câu hỏi SGK. - HS: quan sát và cá nhân trả lời. - GVH: em sẽ chọn hoa như thế nào khi dùng để trang trí trên tường? - HS: cá nhân phát biểu, HS khác bổ sung. - GVH: nếu cắm hoa trang trí ở bàn uống nước, giá sách cần chọn bình cao hay thấp để cắm? - HS: bàn uống nước chọn bình thấp, giá sách bình cao - GV: kết luận HĐ2.2: Tìm hiểu quy trình cắm hoa (20 phút) - Mục tiêu: Biết quy trình cắm hoa - Đồ dùng: - GVH: em hãy kể lại những dụng cụ và vật liệu cần thiết để cắm hoa? - HS: Bình cắm, bàn chông, kéo, hoa... - GV: nhận xét và kết luận - GVH: em thường cắt hoa hay chọn mua hoa vào lúc nào, như thế nào? - HS: trả lời câu hỏi. - GV: yêu cầu HS quan sát H 2.23 SGK. GV giới thiệu cách tỉa lá và cắt cuống hoa. Kết luận - GVH: khi cắm hoa em thường làm những công việc gì? - HS: trả lời câu hỏi - GVH: để hoa tươi lâu em thường làm cách nào? - HS: cá nhân phát biểu ý kiến - GV: kết luận II. Nguyên tắc cắm hoa 2. Sự cân đối về kích thước giữa cành hoa và bình cắm * Xác định chiều dài các cành chính (SGK- Tr 55) 3. Sự phù hợp giữa bình hoa và vị trí cần trang trí - Hoa treo trên tường có độ rủ - Để bàn: bình thấp, cắm toả tròn - Đặt trên giá sách: lọ cao, cắm dạng thẳng một hướng nhìn chính 2. III. Quy trình cắm hoa 1. Chuẩn bị - Bình cắm hoa: bình thấp, bình cao, vỏ chai, vỏ lon bia. - Dụng cụ cắm hoa: dao, kéo, mút xốp giữ nước. - Hoa: +. Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc mua hoa tươi +. Tỉa bớt lá vàng, lá sâu, cắt vát cuống hoa cách dấu cũ khoảng 0,5 cm. +. Ngâm hoa vào xô, đổ nước sạch đến nửa thân cành hoa. Để xô đựng hoa chỗ mát mẻ trước khi cắm 2. Quy trình thực hiện a. Lựa chon bình, hoa , lá, dạng cắm cho phù hợp. b. Cắt cành và cắm các cành chính trước. c. Cắt các cành phụ có độ dài khác nhau, cắm xen vào cành chính và điểm thêm hoa, lá. d. Đặt bình vào vị trí cần trang trí * Củng cố và hướng dẫn học bài ( 5 phút). 1. Củng cố: - Gọi HS đọc ghi nhớ. H: em hãy nêu nguyên tắc cơ bản của việc cắm hoa? H: khi cắm hoa cần tuân theo quy trình nào? 2. Hướng dẫn học bài: - Về nhà học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 14 và mỗi nhóm chuẩn bị dụng cụ và vật liệu: hoa, lá, dao, kéo, lọ cao và lọ thấp..
Tài liệu đính kèm: