Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 24: Nói với con (Y Phương ) - Tiết 122: Đọc - Hiểu văn bản

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 24: Nói với con (Y Phương ) - Tiết 122: Đọc - Hiểu văn bản

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

- Giúp học sinh hiểu được những điều mà nhà thơ Y Phương muốn bày tỏ ở bài thơ Nói với con ( tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tinh yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình) và thấy được cách bày tỏ mang đậm cách nói của người Tày ở Cao Bằng.

 2.Kĩ năng.

- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ tự do, thơ tiếng dân tộc ít người dịch ra tiếng Việt.

3.Thái độ.

- Học sinh thêm yêu thương cha mẹ mình, quê hương mình và có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

 

doc 5 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 704Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Bài 24: Nói với con (Y Phương ) - Tiết 122: Đọc - Hiểu văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 / 3 / 2008
Ngày dạy: 7 / 3 / 2008
Bài 24. Nói với con.
 ( Y Phương )
Tiết 122: Đọc - hiểu văn bản
A. Mục tiêu cần đạt: 
1.Kiến thức.
- Giúp học sinh hiểu được những điều mà nhà thơ Y Phương muốn bày tỏ ở bài thơ Nói với con ( tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái, tinh yêu quê hương sâu nặng cùng niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của dân tộc mình) và thấy được cách bày tỏ mang đậm cách nói của người Tày ở Cao Bằng.
 2.Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ, phân tích thơ tự do, thơ tiếng dân tộc ít người dịch ra tiếng Việt.
3.Thái độ.
- Học sinh thêm yêu thương cha mẹ mình, quê hương mình và có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Sưu tầm tài liệu chuẩn bị nội dung bài.
- Học sinh: Đọc bài trả lời các câu hỏi sách giáo khoa và gợi ý của giáo viên.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động.
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 6’)
? Đọc thuộc lòng bài thơ Sang thu của nhà thơ Hữu Thỉnh. Nêu cảm nhận của em về hai câu thơ mà em cho là hay nhất?
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. ( 1’)
Tình yêu thương con cái, mơ ước thê shệ sau nối tiếp thế hệ trước xứng đáng với tổ tiên cha ông vốn là tình cảm cao đẹp của con người Việt Nam ta suốt bao đời nay Nói với con của Y Phương- nhà thơ dân tộc Tày là một trong những bài thơ hay viết về đề tài này. Để hiểu được cảm xúc đó của nhà thơ chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3: Bài mới. ( 37’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động 
của h/s
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh theo dõi chú thích dấu * SGK.
? Nêu một vài nét chính về tác giả?
GV nêu khái quát.
GV nêu yêu cầu đọc: Giọng ấm áp, yêu thương, tự hào.
GV đọc, giáo viên yêu cầu H/S đọc.
? Giải thích các từ người đồng mình, lờ, ken, thung ?
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Em hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó?
? Bài thơ có bố cục mấy phần, nội dung của từng phần?
GV định hướng học sinh tìm hiểu văn bản.
GV yêu cầu học sinh đọc phần 1.
? Đọan thơ đã bày tỏ điều gì?
? Người cha đã nói với con điều gì?
? Bốn câu thơ sử dụng những h/ả , cách nói như thế nào? Em hiểu gì về ý nghĩa của các h/ả đó?
? Những hình ảnh đó gợi cho người đọc hình dung gì về không khí gia đình?
? Như vậy bốn câu thơ đầu tác giả đã nói với người đọc điều gì?
GV đọc các câu thơ tiếp.
?Người cha nói thêm với con điều gì?
?Người đồng mình, lờ, ken được hiểu như thế nào ?
? Có thể thay thế từ người đồng mình bằng từ nào khác ?
? Các h/ả đan lờ cài hoa, vách nhà ken câu hát... đã thể hiện cuộc sống ở quê hương như thế nào?
? Các động từ đan, ken ngoài ý nghĩa miêu tả còn mang ý nghĩa gì?
? H/ả rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng thể hiện điều gì?
? Như vậy ngoài vòng tay âu yếm của cha mẹ con lớn lên còn nhờ vào điều gì?
? ở phần một người cha đã nhắc nhở con điều gì ?
GV dẫn dắt chuyển ý.
GV yêu cầu h/s đọc phần 2.
? Người cha tiếp tục nói với con những gì?
? Người đồng mình nên hiểu như thế nào?
? Em hiểu gì về những h/ả Người đồng mình thương lắm, cao đo nỗi buòn, xa nuôi chí lớn?
? Câu thơ Sống trên đá không chê đá gập ghềnh đã thể hiện phẩm chất nào của người miền núi?
? H/ả so sánh Sống như sông như suối...không lo cực nhọc có ý nghĩa gì?
GV đọc các câu thơ tiếp.
? Người cha nói với con phẩm chất gì của dân tộc mình trong các câu thơ đó?
? Qua những lời người cha chúng ta cảm nhận được nét đẹp nào của người dân tộc miền núi?
? Khi nhắc tới những phẩm chất của người đồng mình với con người cha đã nhắc nhở con điều gì?
? Lời thơ đó đã thể hiện người cha mong muốn ở con điều gì?
? Qua những lời dặn dó của người cha ta thấy người cha miền núi này muốn truyền lại cho con điều mong muốn tha thiết gì của ông ?
? Đặt vào hoàn cảnh ra đời của bài thơ và đặt vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc miền núi thì bài thơ có ý nghĩa gì?
? Mượn lời của người cha nói với con nhà thơ Y Phương muốn bày tỏ điều gì với người đọc?
? Bài thơ có ý nghĩa gì với chúng ta?
? Cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
GV yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ SGK/30
GV nêu yêu cầu luyện tập
- Đọc
- Trình bày
-Nghe
-Đọc
-Giải thích
-Nhận xét
- Lí giải
- Đọc
- Phát hiện
- Lí giải
- Cảm nhận
-Phát hiện, phân tích.
- Nghe
- Trình bày
- Bộc lộ
- Cảm nhận
- Suy luận
-Phân tích
-Phân tích
- Phát hiện
- Suy luận
- Nghe
- Đọc
-Phát hiện
- Lí giải
- Cảm nhận
- Suy luận
- Suy luận
-Nghe
-Thảo luận
- Cảm nhận
- Phát hiện
- Suy luận
- Suy luận
- Khái quát
- Suy luận
- Khái quát
- Cảm nhận 
I. Đọc - tiếp xúc văn bản.
* Tác giả, tác phẩm.
- Nhà thơ Y Phương tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, dân tộc Tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánhm tỉnh Cao Bằng. Thơ ông có cách diễn tả độc đáo, giàu h/ả cụ thể của thơ ca miền núi.
-Bài thơ được viết theo thể thơ tự do .
* Đọc.
* Từ khó.
- Sách giáo khoa
* Cấu trúc văn bản.
- Bài thơ được viết theo thể thơ tự do . Các câu dài ngắn khác nhau không theo niêm luật nào qui định.
- Bố cục: bài thơ chia làm 2 phần.
+ Phần 1. từ đầu đến Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời Lời người cha nói với con : Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ và sự đùm bọc của núi rừng quê hương.
+ Phần 2: còn lại - Lòng tự hào về sức sống mạnh mẽ bền bỉ , về truyền thống tốt đẹp của quê hương và niềm mong ước con sẽ kế tục xứng đáng truyền thống ấy.
II. Đọc - Hiểu văn bản.
1. Lời người cha nói với con. 
- Người cha nói với con
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
+ H/ả cụ thể, chân thực. Cách nói của người dân tộc Tày ở Cao Bằng chân thật. Con chập chững bước đi trong vòng tay âu yếm của cha mẹ, cả nhà vang tiếng cười vui vẻ.
- Không khi gia đình ấm ấp quấn quýt bên nhau, từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười của con đều được cha mẹ nâng niu, chăm chút vui mừng đón nhận.
-> Con lớn lên từng ngày trong tình thương yêu, trong sự nâng đón và mong chờ của cha mẹ.
 Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài hoa
Vách nhà ken câu hát...đẹp nhất trên đời
- Thay thế bằng từ người bản( làng) mình.
- Cuộc sống người lao động cần cù, êm đềm vui vẻ, đoàn kết cùng với thiên nhiên núi rừng.
- Ken, đan : thể hiện sự gắn bó quấn quýt trong cuộc sống lao động của đồng bào quê mình.
- Thể hiện rừng núi quê hương thơ mộng và nghĩa tình: thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con người về tâm hồn và lối sống.
- Con lớn lên còn nhờ vào sự che chở đùm bọc của núi rừng quê hương.
- Con lớn lên nhờ vào cha mẹ, quê hương- con phải biết đến cội nguồn.
2. Những đức tính quý của người đồng mình và mơ ước của người cha về con.
Người đồng mình thương lắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn...
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh...
-Người đồng mình: người dân tộc mình
- Người đồng mình thương lắm: người miền núi từng vất vả gian nan và khổ cực Cao đo nỗi buồn.
- Xa nuôi chí lớn - họ không bao giờ chùn bước trước gian khó. 
- Họ tình nghĩa thủy chung không coi thường dân tộc mình nghèo đói, họ nâng niu, trân trọng cuộc sống.
-Họ biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách.
- Người đồng mình mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin vào cuộc sống. Họ tạo dựng cuộc sống bằng sức lao động bằng sự trân trọng quê hương của mình.
-> Họ là những con người có cuộc sống gian nan vất vả nhưng họ biết vượt qua vươn lên và luôn có niềm tin vào quê hương, tương lai. 
- Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương....
- Không bao gìơ được nhỏ bé đâu con
- Người cha mong muốn con mình tự hào về quê hương, về người đồng mình, sống xứng đáng như quê hương. hãy tự tin và vững vàng trên bước đường đời.
- Người cha miền núi muốn truyền cho con lòng tự hào về cội nguồn sinh ra mình, tự hào về người đồng mình.
- Người cha truyền cho con kinh nghiệm sống của mình để con vào đời có ý chí.
-> Bài thơ là niềm tự hào của các dân tộc miền núi, nó là lời động viên, là niềm khích lệ lòng tự tin của các con em dân tộc miền núi xa rời làng bản đi học tập ở những nơi đô thị.
Đồng thời là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đối với những ai quên quê hương, dân tọc mình.
- Nhà thơ tự hào về quê hương Cao Bằng của mình, tự hào về vẻ đẹp riêng của người dân tộc Tày nói riêng và các dân tộc miền núi nói chung.
- Chúng ta hiểu biết thêm về phẩm chất của người dân tộc miền núi, thêm yêu mến hơn người dân tộc miền núi. Là lời nhắc nhở chúng ta luôn tự hào yêu mến quê hương dân tộc mình.
III. Tổng kết.
- Bài thơ là lời tâm sự chân thành tha thiết của nhà thơ về quê hương, dân tộc mình...
- Giọng điệu tha thiết, trìu mến cách diễn đạt đặc trưng của người dân tộc miền núi mộc mạc, chân thành đáng yêu...
- H/ả cụ thể, bố cục mạch lạc...
* Ghi nhớ: SGK/
III.Luyện tập.
 Đặt mình vào tình huống của bài thơ, trong vai người con . Em hãy viết đoạn văn trả lời người cha.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. ( 1’)
- Về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- Tập phân tích bài thơ hoặc khổ thơ em cho là hay nhất.
- Chuẩn bị bài: Nghĩa tường minh và hàm ý.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 122 - VH.doc