Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý

Tiết 123. Nghĩa tường minh và hàm ý

A. Mục tiêu cần đạt :

1.Kiến thức.

Giúp học sinh xác định được nghĩa tườn minh và hàm ý.

2.Kĩ năng:

-Rèn luyện kĩ năng biết cách sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong tạo lập văn bản.

3.Thái độ:

-Học sinh luôn có ý thức sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý đúng và hiệu quả trong giao tiếp.

B. Chuẩn bị .

-Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Bảng phụ.

-Học sinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.

C. Tổ chức các hoạt động.

* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (2)

GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.

* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. (1)

Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ trong lời nói, đối lập với hàm ý là phần thông báo không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nói nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Vậy làm thế nào để phân biết được nghĩa tường minh và hàm ý chúng ta cùng tìm hiểu bài.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 718Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết 123: Nghĩa tường minh và hàm ý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6 / 3 /2008 
Ngày dạy: 8 / 3 /2008
Tiết 123. Nghĩa tường minh và hàm ý
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức.
Giúp học sinh xác định được nghĩa tườn minh và hàm ý.
2.Kĩ năng:
-Rèn luyện kĩ năng biết cách sử dụng hàm ý trong giao tiếp hàng ngày và trong tạo lập văn bản.
3.Thái độ:
-Học sinh luôn có ý thức sử dụng nghĩa tường minh, hàm ý đúng và hiệu quả trong giao tiếp.
B. Chuẩn bị .
-Giáo viên: Nghiên cứu tài liệu - Soạn bài - Bảng phụ.
-Học sinh: Đọc - Soạn bài theo câu hỏi hướng dẫn của giáo viên.
C. Tổ chức các hoạt động..
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. (2’)
GV kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài. (1’)
Nghĩa tường minh là nghĩa được diễn đạt trực tiếp bằng câu và từ ngữ trong lời nói, đối lập với hàm ý là phần thông báo không được nói ra bằng từ ngữ trong lời nói nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. Vậy làm thế nào để phân biết được nghĩa tường minh và hàm ý chúng ta cùng tìm hiểu bài.
* Hoạt động 3: Bài mới. (40’)
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
GV yêu cầu học sinh đọc bài tập 1 SGK.
GV nêu yêu cầu bài tập.
? Hãy cho biết có những cách hiểu nào về câu Trời ơi chỉ còn 5 phút nữa?
? Trong số những cách hiểu trên cách hiểu nào mang tính phổ biến? 
? Em có nhận xét gì về cách hiểu đó?
? Cách hiểu đó gọi là hiểu theo nghĩa tường minh. Thế nào là nghĩa tường minh?
? Cách hiểu nào không mang tính phổ biến? Em có nhận xét gì về cách hiểu đó?
? Cách hiểu đó được gọi là hàm ý. Thế nào là hàm ý?
? Câu Ô! Cô còn quên chiếc mùi soa đây này có hàm ý không? Vì sao?
GV khái quát phần ghi nhớ chuyển ý.
GV yêu cầu h/s đọc ghi nhớ.
GV yêu cầu h/s làm bài tập nhanh.
? Hãy tìm hàm ý trong lời nói của anh thanh niên? Trong đoạn văn trích Truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa?
GV nêu yêu cầu bài tập.
GV yêu cầu đọc đoạn văn.
? Câu nào thể hiện ý ông họa sĩ cũng chưa muốn chia tay với anh thanh niên?
? Từ ngữ nào giúp ta nhận ra điều ấy?
? Tìm những từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái trong câu cuối đoạn văn?
? Thái độ ấy giúp em đoán ra điều gì liên quan tới chiếc mùi sao?
GV yêu cầu h/s đọc câu văn.
? Tìm hàm ý của câu văn in đậm?
GV nêu yêu cầu bài tập 3.
GV hướng dẫn học sinh làm bài tập 4 ở nhà.
GV khái quát các bài tập.
- Đọc bài tập.
- Trao đổi.
- Lí giải
- Nhận xét.
-Khái quát
- Khái quát 
-Vận dụng
-Đọc
-Nhận xét
-Phát hiện
-Khái quát
-Nghe
-Khái quát
- Phát hiện
- Phát hiện
-Khái quát
- Trao đổi
-Độc lập
-Nhận xét
-Nghe, ghi
I. Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý.
* Bài tập 1.
- Chỉ còn 5 phút nữa là phải chia tay.
- Tiếc quá không còn đủ thời gian để trò chuyện, tâm tình.
- Thế là tôi lại thui thủi một mình....
- Cách hiểu 1 mang tính phổ biến ( nhiều người cùng cùng hiểu)
-> Diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.
- Các cách còn lại không mang tính phổ biến ( chỉ một số người hiểu)
->Không diễn đạt bằng từ ngữ trực tiếp trong câu.
- Hàm ý là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy.
-Câu văn không có hàm ý .
Vì: ý nghĩa được diễn đạt trực tiếp thông qua từ ngữ trong câu.
*.Ghi nhớ: SGK
- Đoạn văn: Để khỏi vô lễ, ngwoif con trai vẫn ngồi yên cho ông vẽ, nhưng cho là mình không xứng với thử thách ấy, anh vẫn nói:
-Không , bác đừng mất công vẽ cháu ! Cháu giới thiệu với bác ông kĩ sư ở vườn rau dưới Sa Pa !
 (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
-Hàm ý: Cháu không xứng đáng để bác vẽ, ông kĩ sư ở dưới vườn rau dưới Sa Pa mới xứng đáng.
II. Luyện tập.
1.Bài tập 1
- Nhà họa sĩ tặc lưỡi đứng dậy.
-Từ: Tặc lưỡi.
- Từ ngữ miêu tả thái độ của cô gái liên quan đến chiếc mùi soa mặt đỏ ửng (ngượng), nhận lại chiếc khăn mùi soa ( không tránh được), quay vội đi ( quá ngượng)
- Cô gái bối rối đến vụng về vì ngượng. Cô ngượng vì định kín đáo để lại khăn mùi soa làm kỉ niệm cho người thanh niên, thế mà anh lại quá thật thà tưởng cô để quên nên gọi cô để trả lại.
2.Bài tập 2.
-Câu văn: Tuổi già cần nước chè: ở Lào Cai đi sớm quá !
-Hàm ý: Ông họa sĩ già chưa kịp uống nước chè đây.
3.Bài tập 3.
-Câu văn chứa hàm ý: Cơm chín rồi ->Ông vô ăn cơm đi.
4.Bài tập 4.
-Câu "hà nắng gớm về nào." không có hàm ý mà chỉ là câu văn chống lảng.
-Câu " Tôi thấy người ta đồn." không có hàm ý mà chỉ là câu nói bỏ lửng.
 * Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà. (2’)
- Nắm được đặc điểm của hàm ý, tường minh.
- Hoàn thành các bài tập vào vở viết.
- Chuẩn bị bài Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 123 - TLV.doc