Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết học 131 + 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết học 131 + 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức.

Giúp học sinh:

- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.

2.Kĩ năng.

- Nắm được 1 số điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.

3.Thái độ.

 - Có ý thức vận dụng trong đời sống hàng ngày.

B. Chuẩn bị.

- Giáo viên: Hệ thống hóa bảng tổng hợp. Soạn bài theo yêu cầu.

- Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tiết học 131 + 132: Tổng kết phần văn bản nhật dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17 / 3 /2008 
Ngày dạy: 19 / 3 /2008 
Tiết 131 + 132 
Tổng kết phần văn bản nhật dụng
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức.
Giúp học sinh:
- Trên cơ sở nhận thức tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung, hệ thống hóa được chủ đề của các văn bản nhật dụng trong chương trình ngữ văn THCS.
2.Kĩ năng.
- Nắm được 1 số điểm cần lưu ý trong cách thức tiếp cận văn bản nhật dụng.
3.Thái độ.
	- Có ý thức vận dụng trong đời sống hàng ngày.
B. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Hệ thống hóa bảng tổng hợp. Soạn bài theo yêu cầu.
- Học sinh: Chuẩn bị theo yêu cầu.
C. Tổ chức các hoạt động. 
* Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. ( 6’)
Giáo viên kiểm tra việc chuẩn bị bảng thống kê các văn bản nhật dụng của của học sinh.
* Hoạt động 2: Giới thiệu bài ( 1’)
- Gv : Nêu yêu cầu và mục tiêu của tiết học.
* Hoạt động 3: Bài mới ( 37’)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của H/S
Nội dung cần đạt
? Kể tên ba văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ?
? Trong ba văn bản vừa nêu có sử dụng phương thức biểu đạt nào ? 
? Tại sao các văn bản trên có sử dụng một trong sáu kiểu văn bản đã học nhưng lại có tên gọi là văn bản nhật dụng?
? Từ đặc điểm trên , rút ra khái niệm về văn bản nhật dụng ?
? Hiểu thế nào là tính cập nhật ?
? Theo em , trong văn bản nhật dụng , tính cập nhật thể hiện trong phần nào của văn bản ? Lấy ví dụ làm rõ ?
? Nhận xét gì về vai trò tính cập nhật trong văn bản nhật dụng ?
- Chốt : Đặc điểm này là để ta phân biệt với các văn bản khác.
? tại sao vấn đề này không được coi là bài học của môn giáo dục công dân mà lại được coi là một bộ phận của bộ môn ngữ văn ?
- Văn bản nhật dụng tồn tại như một tác phẩm văn chương đích thực, thể hiện rõ trong nội dung, hình thức , tiết sau học.
- Khái quát phần I, chuyển phần II.
? Qua hệ thống văn bản đã học, văn bản nhật dụng đề cập đến vấn đề gì ?
? Căn cứ vào vấn đề trên, thống kê lại các văn bản theo mẫu : số thứ tự, đề tài, tên văn bản, lớp , chủ đề tư tưởng ?
- thu kết quả các nhóm – chiếu lên máy chiếu.
- đưa bảng thống kê hoàn chỉnh.
? Phân tích tính cập nhật được đề cập trong các văn bản trên ?
? Qua đây rút ra kết luận , nhận xét gì về nội dung phản ánh trong các văn bản nhật dụng này ?
- Chốt : nội dung văn bản nhật dụng 
? qua học tập các văn bản nhật dụng có tác động như thế nào đến bản thân em ?
? theo em, nhờ đâu mà em biết các văn bản ấy mang tính bức thiết ?
? lấy ví dụ về văn bản nhật dụng mang tính bức thiết ?
- khái quát nội dung tiết học.
* Tiết 2.
? Trong đoạn văn trên ngoài yếu tố thuyết minh đoạn văn còn sử dụng các yếu tố nào?
? Em hãy phân tích tác dụng của các yếu tố trên?
? Cách đặt đề mục của 2 văn bản "Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử", "Ôn dịch thuốc lá" có điểm gì giống và khác nhau?
? Từ đó em có nhận xét gì về hình thức của văn bản nhật dụng?
GV: Từ các đặc điểm trên các văn bản nhật dụng hoàn toàn có thể tuyển chọn để dậy các văn bản nhật dụng có giá trị như 1 tác phẩm văn học và hoàn toàn phù hợp với các loại văn học đã học.
VD: Lớp 8 học thể loại TM ta có "Ôn dịch thuốc lá" Lớp 7 "tự sự, miêu tả (cuộc chia tay của những..."). Qua đó ta vẫn có thể vận dụng và củng cố những kiến thức kĩ năng đã học ở phân môn TLV và TV.
? Vậy khi phân tích 1 văn bản nhật dụng chúng ta phải lưu ý điều gì?
? Trong văn bản "Tuyên bố thế giới về sự sống còn..." em hiểu gì về hội nhập cấp cap về quyền trẻ em?
? Em hiểu thế nào về chế độ A Pác Thai?
? Trong văn bản: "Đấu tranh cho 1 thế giới hòa bình". Em hiểu gì về sự kiện ngày 8.8.1986 mà tác giả nói đến trong văn bản?
? Em có nhận xét gì về các chú thích trên? Tác dụng của chúng?
? Theo em ngoài tìm hiểu các chú thích và nghĩa của từ khi học các văn bản nhật dụng chúng ta cần chú ý điều gì?
? Thông qua các văn bản "Ôn dịch thuốc lá", "Bức thư của..." em rút ra bài học gì cho bản thân?
? Qua văn bản "Cầu Long Biên..." em có suy nghĩ gì về mảnh đất Điện Biên em đang sống?
? Từ đó thấy học văn bản nhật dụng có tác dụng gì?
? Để thấy được điều đó khi học các vấn đề nhật dụng chúng ta phải thực hiện được điều gì?
? Từ việc "Liên hệ thực tế" các em có những cách giải quyết nào cho các vấn đề xẩy ra?
? Đó chính là phương pháp học văn bản nhật dụng tiếp theo em đó là gì?
? Căn cứ và nội dung văn bản nhật dụng đã học em thấy những nội dung ấy được học những môn nào?
 ? Em hãy lấy ví dụ minh họa?
? Để đạt được hiệu quả cao trong quá trình học các văn bản nhật dụng chúng ta cần chú ý điểm gì?
? Qua tìm hiểu em hãy khái quát những nét chính về đặc điểm nội dung hình thức và phương pháp học các văn bản nhật dụng?
- Kể tên.
- xác định.
- Giải thích.
- Nêu khái niệm – ghi.
- Giải thích .
- xác định.
- Nhận xét – ghi.
- nghe.
- Thảo luận – giải thích.
- nghe.
- Khái quát – ghi.
- thảo luận (7’).
- nhận xét – bổ sụng.
- quan sát.
- phân tích.
- rút ra nhận xét.
- ghi nhớ kiến thức.
- tự bộc lộ.
- giải thích.
- nêu ví dụ.
- nghe.
- xác định.
- phân tích.
- so sánh.
- rút ra kết luận.
- nghe.
- nêu ý kiến.
- Học sinh nêu ý hiểu.
- giải thích.
- trả lời.
- nhận xét.
- kết luận.
- bộc lộ.
- liên hệ.
- khái quát.
- tự bộc lộ.
- kết luận.
- phát hiện trả lời.
- lấy ví dụ.
- nêu ý kiến.
- Khái quát 
I. Khái niệm về văn bản nhật dụng.
- Ví dụ : cuộc chia tay của những con búp bê, Ôn dịch thuốc lá, Tuyên bố về sự sống còn của thế giới
- Miêu tả, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh, tự sự
- Khái niệm văn bản nhật dụng : SGK/ 94.
- Là tính thời sự kịp thời , đáp ứng yêu cầu của cuộc sống hàng ngày 
- Phần tên văn bản .
- Ví dụ : bài toán dân số, thông tin về trái đất năm 2000 
- Là tiêu chuẩn đầu tiên và chủ yếu .
- văn bản nhật dụng là một bộ phận của môn ngữ vă, văn bản được chọn lọc vẫn phải đáp ứng yêu cầu bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng môn ngữ văn.
II. Nội dung của văn bản nhật dụng.
- Nhiều vấn đề : di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh , môi trường, quyền sống con người, giữ gìn bản sắc dân tộc, hoà bình đấu tranh, vai trò người phụ nữ, dân số tương lai loài người
- bảng hệ thống nội dung các văn bản nhật dụng. 
- vắn đề bức thiết đề cập đến vấn đề hàng ngày : môi trường, dân số, quyền trẻ em, chiến tranh
- vấn đề cơ bản của cộng đồng, mang tính lâu dài, gắn liền sự phát triển của loài người 
- ghi nhớ 1/ sgk.
- thông tin đại chúng , chỉ thị của Đảng, nhà nước, trong quá trình học tập rút ra được vấn đề bức thiết của xã hội.
-ví dụ : công ước về quyền trẻ em, nghị quyết trung ương 5 – khoá 8 đưa ra nghị quyết giữ gìn , phát triển văn hoá dân tộc Việt Nam.
III. Đặc điểm hình thức văn bản nhật dụng.
- Đoạn văn có yếu tố biểu đạt.
- Phép lập luận phản bác.
- Các yếu tố biểu cảm được thể hiện ở các từ ngữ: "Nghĩ đến mà kinh", ngoài ra còn được thể hiện ở các dấu câu tu từ ở đề mục "Ôn dịch thuốc lá". Những yếu tố đó có tác dụng làm cho người đọc ghê tởm hãi những tác hại không lường do thuốc lá gây ra.
- Đoạn văn 2 mang phép lập luận phản bác "Có người bảo tôi hút, tôi bị bệnh mặc tôi! Xui đáp lại... ý thức lập luận làm cho tác hại của thuốc lá càng mang tính thuyết phục.
- Giống: Nêu được vấn đề.
- Khác: + Văn bản 1 mang tính biểu cảm.
 + Văn bản 2 văn bản thiên nhiên.
- Văn bản nhật dụng cũng giống như các tác phẩm văn học nó không những chỉ dùng 1 phương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức biểu đạt khác để tăng sức thuyết phục.
=> Cần căn cứ và đặc điểm hình thức văn bản cụ thể, thể loại và phương thức biểu đạt để phân tích.
IV. Phương pháp học văn bản nhật dụng.
- Đây là hội nghị cấp cao về quyền trẻ em họp ngày 30.9.1990 ở Niu Oc.
- Là chế độ phân biệt chủng tộc cực đoan và tàn bạo có từ năm 1952 ở Nam Phi. Ngày 7.6.1991 chính quyền Nam Phi buộc phải hủy bỏ chính sách phân biệt chủng tộc này.
- Đó là sự kiện tháng 8.1986 nguyên thủ 6 nước ấn Độ, Mê Hi Cô, Thụy Điển, Ac Hen Ti Na, Hi Lạp, Tan Da Ni A họp lần thứ hai tại Mê Hi Cô đã ra 1 bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để đảm bảo an ninh thế giới.
- Đó là những sự kiện lịch sử xã hội - chính trị liên qua đến vấn đề cần trình bày.
- Cần chú ý đặc biệt đến loại - chú thích về các sự kiện lịch sử xã hội, chính trị xã hội có liên quan đến vấn đề.
- Không nên tham gia vào các tệ nạn xã hội. Hãy hành động thiết thực để bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Điện Biên Phủ là 1 mảnh đất lịch sử anh hùng có rất nhiều những di tích lịch sử chứng kiến cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc như đồi A1, khu di tích Mường Phăng, Hầm Đờ Cát. Chúng ta hãy ra sức trùng tu, tôn tạo và bảo vệ nó.
- Các vấn đề trong văn bản nhật dung đều có liên quan đến những vấn đề của địa phương. Học văn bản nhật dụng giúp chúng ta hòa nhập với địa bàn sinh hoạt của địa phương em sinh sống.
- Đó là phải liên hệ vấn đề đặt ra trong cuộc sống bản thân cũng như tình hình cuộc sống cộng đồng. Từ cuộc sống cộng đồng nhỏ gần gũi đến cộng đồng lớn trước hết là cộng đồng nhỏ.
- Trước vấn đề cần phải có những kiến giải riêng, quyết định riêng ở 1 số trường hợp cụ thể còn có thì đề cập đến những kiến nghị và giải pháp cụ thể.
- Những nội dung ấy còn được học ở những môn học: Địa lí, giáo dục công dân, sinh học.
- VD về môi trường: Là vấn đề được đặt ra trong các văn bản nhật dụng đó cũng là vấn đề được hầu hết các môn học đề cập đến, đặc biệt là 1 số chương về "Sinh vật và môi trường" ở SGK lớp 9
- Vấn đề về quyền trẻ em là vấn đề được đề cập trong 1 số văn bản nhật dụng là 1 trong những chủ đề pháp luật của môn giáo dục công dân 6, 7 và quyền trẻ em, quyền được bảo vệ chăm sóc và gia đình của trẻ em.
- Vấn đề ma túy và thuốc lá là nội dung môn học GDCD lớp 8 phong chống tệ nạn xã hội.
- Trong khi học văn bản nhật dụng cần phải vận dụng những kiến thức các môn học khác để làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong văn bản nhật dụng.
* Ghi nhớ :SGK/ 96.
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh học ở nhà ( 1’)
- Nắm vững nội dung của các văn bản nhật dụng.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 132 - VH.doc