Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 24 đến tuần 29 - Trường THCS Đại Ân 1

Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 24 đến tuần 29 - Trường THCS Đại Ân 1

CON CÒ

I - Mục tiêu

1/. Kiến thức: Giúp học sinh:

- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng Con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.

- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.

2/. Rèn luyện kỹ năng

- Cảm thụ và phân tích thơ, đặc điểm là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.

3/. Giáo dục

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu dân ca và tình mẹ bao la qua lời ru có cánh cò bay la.

II - Chuẩn bị

- Các tư liệu về tác giả, tác phẩm.

III - Tiến trình trên lớp

1/. ổn định tổ chức.

2/. Kiểm tra bài cũ

? Em cảm nhận như thế nào về hình tượng Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La PhôngTen qua ngòi bút của tác giả Hi - Pô - LítTen?

 

doc 54 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 721Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ lớp 9 - Tuần 24 đến tuần 29 - Trường THCS Đại Ân 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24
Tiết 111+112
Ngày soạn20/01/2010
CON CÒ
I - Mục tiêu
1/. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng Con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu hát ru xưa để ngợi ca tình mẹ và những lời ru.
- Thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
2/. Rèn luyện kỹ năng
- Cảm thụ và phân tích thơ, đặc điểm là những hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
3/. Giáo dục
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu dân ca và tình mẹ bao la qua lời ru có cánh cò bay la.
II - Chuẩn bị
- Các tư liệu về tác giả, tác phẩm.
III - Tiến trình trên lớp
1/. ổn định tổ chức.
2/. Kiểm tra bài cũ
? Em cảm nhận như thế nào về hình tượng Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La PhôngTen qua ngòi bút của tác giả Hi - Pô - LítTen?
3/. Dạy bài mới.
a) Giới thiệu bài
- Trong cuộc đời của mỗi con người hành trang luôn mang nặng cánh cò trong lời ru ngọt ngào của mẹ. Xúc động biết ơn trước tình cảm dạt dào đó nhà thơ Chế Lan Viên đã viết lên văn bản "Con cò" đầy tha thiết mà hôn nay chúng ta sẽ được học.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Họat động 1: Tìm hiểu chung
? Đọc chú thích sao?
? Trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Chế Lan Viên?
? Nêu các chặng đường thơ (Các tác phẩm nổi tiếng của tác giả)
- GV bổ sung them
? Dựa vào chú thích nêu xuất xứ của bài thơ "Con cò"?
? Đọc hoặc ngâm văn bản?
? Nhận xét? Nêu cảm nhận ban đầu của em?
? Nêu bố cục và chỉ ra nội dung của từng phần?
? Hình tượng bao trùm toàn bài thơ là gì?
- GV chốt rồi chuyển
- Chế Lan Viên nổi tiếng từ phong trào thơ mới và là 1 nhà thơ lớn của thơ ca VN thế kỷ XX. Thơ ông giàu tính triết lí (Trí tuệ) và sự tìm tòi sáng tạo.
- Các chặng đường thơ "Điêu tàn" (1937), "Gửi các anh" (1955), "Ánh sáng và pù sa" (1955 - 1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc ( 1972), Đối thoại mới (1973), Ngày vĩ đại (1975), Hái theo mùa (1977) và Hoa trên đá (1984), Ta gửi cho mình (1986)
- Sáng tác 1962 trong tập Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967).
- 2 ® 3 HS đọc hoặc ngâm thơ
+ Đoạn 1: Hình ảnh con cò (suy ngẫm) qua lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
+ Đoạn 2: Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức tuổi thơ trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng đường đời
+ Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lí về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.
I /Tìm hiểu chung
1/. Tác giả
Chế Lan Viên (1920 - 1989). Một nhà thơ lớn của dân tộc với hồn thơ giàu tính triết lí suy tưởng
2/. Tác phẩm
- Xuất xứ
3.Đọc
4. Bố cục
Họat động 2: Tìm hiểu văn bản
? Đọc và nêu cảm nhận về đoạn thơ đầu?
? Hình ảnh con cò xuất hiện gắn với thời điểm nào của mỗi con người?
? Hình ảnh con cò trong đoạn I gợi ra những câu ca dao nào?
? Phân tích ý nghĩa biểu tượng của con cò trong các câu ca dao đó?
? Hình ảnh con cò trong đoạn này có ý nghĩa như thế nào đối với đứa trẻ?
? Đọc và nêu nội dung của đoạn 2?
? Con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ như thế nào?
? Em có nhận xét gì về cách xây dựng hình tượng cò trong đoạn 2?
? Hình tượng cò có tác dụng gì đối với trẻ thơ và cuộc đời mỗi con người?
? Như vậy hình tượng cò đã tượng trưng cho điều gì?
? Đọc đoạn 3 và cho biết sự phát triển của hình tượng con cò được thể hiện ở đây như thế nào?
? Qua hình ảnh cò ta hiểu về lòng mẹ như thế nào? Từ đó tác giả đã khái quát lên điều gì?
? Có ý kiến cho rằng đây là đoạn thơ giàu tính triết lí ý kiến của em như thế nào?
? Đoạn cuối "Một con cò thôi ... qua nôi" là đoạn có ý nghĩa khái quát? Em có đồng ý vậy không? Vì sao?
? Những câu thơ cuối cho em cảm nhận gì?
? Em có nhận xét gì về đặc điểm nghệ thuật của văn bản?
? Cũng bắt nguồn từ dân ca các em đã được học văn bản nào? (Tích hợp đọc)
? Em có nhận xét gì về tính liên kết câu và liên kết đoạn trong VB (tích hợp TV)
? Đọc ghi nhớ trong SGK.
GV chốt rồi chuyển
- Khi mới ra đời con cò đã xuất hiện trong lời ru của mẹ dù trẻ chưa hiểu.
- HS nêu các câu ca dao.
+ Gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc đời sống xưa ® gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên.
+ Là hình ảnh người phụ nữ, người mẹ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống.
- Con cò đến với tâm hồn trẻ 1 cách vô thức ® tạo sự khởi đầu cho thế giới tâm hồn của trẻ tạo điệu hồn dân tộc (nền móng). Tuy chưa hiểu về con cò nhưng với những đứa trẻ đó là những gì ngọt ngào, dịu dàng nhất gắn liền với tình yêu và sự che chở của mẹ, đứa trẻ ngủ chẳng phân vân.
- Cò đi vào giấc ngủ, cò trở thành người bạn trở nên gần gũi thân thiết tiếp tục sống trong tâm thức con người
- XD hình ảnh cò bằn sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú cánh cò như bay ra từ những câu ca dao để sống trong tâm hồn con người theo cùng và nâng đỡ con người trong mỗi chặng đường.
- Cò có ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt nâng đỡ dụi dàng và bền bỉ của người mẹ: Từ giấc ngủ trong nôi đến tuổi đến trường, lúc trưởng thành.
- Hình ảnh cò được nhấn mạnh ở ý nghĩa biểu tượng cho tấm lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con suốt cuộc đời "Dù ở gần ... yêu con"
- Từ sự thấu hiểu lòng mẹ nhà thơ khái quát 1 quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững rộng lớn, sâu chắc "Con dù lớn ... lòng mẹ vẫn theo con"
- Phần cuối đúc kết ý nghĩa phong phú của hình tượng con cò, con cò cũng là mẹ, cũng là cuộc đời, cũng là câu hát đậm hồn dân tộc nuôi dưỡng ta và tình cảm đó là mãi mãi trường tồn...
- Sự lặp lại của câu hát như 1 quy luật lặp lại của đời người lại vừa là biểu tượng rộng lớn hơn "Cả sắc trời" ® là tất cả.
- Thể thơ tự do ® bộc lộ cảm xúc 1 cách linh hoạt nhiều chỗ lặp lại ® gợi âm điệu lời ru. Giọng thơ êm ái, đều đặn nhẹ nhàng mà thấm thía.
- Sáng tạo hình ảnh quen thuộc cụ thể nhưng đày ý nghĩa biểu tượng và chất chứa giá trị biểu cảm.
II - Tìm hiểu văn bản
1/. Hình ảnh con cò qua lời ru đến với tuổi ấu thơ.
- Khi mới ra đời cánh cò đã đến với trẻ qua lời ru ngọt ngào của mẹ
- Tuy chưa hiểu nhưng cò đã đi vào tièm thức tạo hồn dân tộc và gắn liền với tình yêu và sự săn sóc của mẹ.
2/. Hình ảnh con cò gắn liền với tuổi thơ và các chặng đường 
đời
- Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con người trên suốt đường đời từ ấu thơ đến khi trưởng thành
3/. Con cò mang ý nghĩa 
- Con cò biểu tượng cho tấm lòng mẹ lúc nào cũng ở bên con.
- Sự suy tưởng thành quy luật mang ý nghĩa triết lí về sự bền chặt vĩnh hằng của tình mẹ.
- Nghệ thuật
*Hoạt động 3: Tổ chức cho học sinh luyện tập
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng cho học sinh.
- Giáo viên cho học sinh làm bài tập 1 trong SGK.
+ Ở bài "Khúc hát ru .... lưng mẹ" Nguyễn Khoa Điềm với giọng điệu có những lời ru trực tiếp. Khúc ca biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, yêu nước và ý chí chiến đấu.
+ "Con cò" của Chế Lan Viên gợi lại điệu hát ru tác giả muốn nói về ý nghĩa của lời ru và gợi ca tình mẹ đối với đời sống mỗi con người.
5/. Hướng dẫn về nhà
- Nắm được nội dung bài học.
- Làm các bài tập 2 vào vở bài tập.
- Đọc, soạn bài mới: Mùa xuân nho nhỏ.
Tuần 24
Tiết 113+114
Ngày soạn20/01/2010
CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I - Mục tiêu
1/. Kiến thức
- Giúp học sinh nắm được cách làm bài nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lí.
2/. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng làm văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý.
II - Chuẩn bị
- Đọc và nghiên cứu bài trước ở nhà.
III - Tiến trình trên lớp
1/. Ổn định tổ chức lớp
2/. Kiểm tra bài cũ
? Thế nào là bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý?
3/. Dạy bàimới
a) Giới thiệu bài
Ở bài trước các em đã được tìm hiểu về bài văn nghị luận về 1 vấn đề tư tưởng đạo lý. Vậy cách làm bài văn nghị luận này như thế nào? Chúng ta hãy vào bài hôm nay.
b) Tiến trình tổ chức các hoạt động
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Họat động 1: Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
? Đọc các đề trong SGK?
? Các đề bài trên có điểm gì giống nhau? Chỉ ra sự giống nhau đó?
? Các đề bày có gì khác nhau? Chỉ ra những điểm khác nhau đó?
? Những đề không có mệnh lệnh cần hiểu như thế nào?
? Dựa vào các đề bài trong SGK hãy tự ra 1 đề bài?
- Giáo viên gọi các học sinh khác nhận xét.
- Giáo viên tổng hợp đánh giá.
- Đưa những tư tưởng đạo lý, những quan điểm, quan niệm.
- Đề 1, 3, 10 có mệnh lệnh còn các đề còn lại là đề mở không có mệnh lệnh.
- Đây là đề nghị luận là bàn bạc, nhận định, đánh giá, bày tỏ ý kiến đúng sai, xấu tốt, lợi hại, .. có lập luận thuyết phục có nhận định đánh giá.
- Học sinh tự ra đề và nhận xét đề của bạn.
VD: - Từ thức là vốn quý
- Suy nghĩ về tình bạn...
I - Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
a) Các dạng đề bài.
b) Cách ra đề.
Họat động 2: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
? Đọc đề bài trong SGK?
? Nêu yêu cầu của đề bài?
? Thể loại?
? Nội dung?
? Cần có tri thức gì để làm bài?
? Để tìm ý cho bài văn chúng ta cần làm gì?
? Tìm ý cho đề bài trên?
- GV gợi nhiều học sinh tìm ý để bổ sung cho nhau.
? Dựa vào những ý tìm được trên hãy lập dàn ý chi tiết?
Giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào dàn ý trong SGK để lập dàn ý đại cương rồi chuyển thành dàn ý chi tiết.
- Giáo viên có thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm: mỗi nhóm lập dàn ý 1 phần.
Nhóm 1: Mở bài
Nhóm 2: TB: Giải thích câu tục ngữ
Nhóm 3: Nhận định đánh giá
Nhóm 4: Kết bài
- Giáo viên tổng hợp đánh giá
? Khi có dàn ý ta cần viết bài như thế nào?
? Qua đó em rút ra kết luận gì về cách làm bài?
? Đọc ghi nhớ trong SGK?
- Học sinh đọc đề bài.
- Thể loại: Nghị luận
- Nội dung: Suy nghĩ về câu TN
+ Nghĩa đen, nghĩa bóng (Hiểu biết, đánh giá ý nghĩa của lòng biết ơn).
- Tri thức về tục ngữ VN và tri thức về đời sống.
- Giải thích câu tục ngữ
NC: Thành quả: V/c, tinh thần nguồn: Người làm ra thành quả đó là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình..
- Đạo lý: "Uống ,, người". Là đạo lý người hưởng thụ.
+ Nhớ nguồn: Là lương tâm trách nhiệm đối với người.
+ Nhớ người: Biết ơn, giữ gìn, tiếp nối sáng tạo.
+ NN: Là không vong ân bội nghĩa
+ NN là học nguồn sáng tạo những thành quả mới.
- Đạo lý là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc.
- Là nguyên tắc làm người của VN
- Dàn ý
1/. Mở bài (N1)
- Giới thiệu ND câu TN: Đạo lý làm người
2/. Thân bài (N2,3)
a) Giải thích câu tục ngữ (N2)
- Nước là gì? Nguồn là gì?
- Uống nước có ý nghĩa gì? Nhớ nguồn là thế nào? Cụ thể những nội dung đó.
b) Nhận định đánh giá (N3)
- Câu tục ngữ nên đạo lí làm người.
- Truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
- Nền tảng tự duy trì và phát triển XH.
- Nhắc nhở những người vô ơn
- Khích lệ mọi người cống hiến
3/. Kết bài
- 1 nét đẹp truyền thống của con người VN.
- Viết bài: triển khai các ý
+ Đọc và sửa chữa lại
+ Học sinh đọc ghi nhớ trong SGK
II - Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
1/. T ... hương thức biểu đạt mà kết hợp nhiều phương thức để tăng sức thuyết phục
VD: Kết hợp giữa thuyết minh và miêu tả: 
Vb Động Phong Nha
Kết hợp giưa thuyết minh, nghị luận và biểu cảm: Ôn dịch, thuốc lá
Những câu văn biểu cảm:
Nghĩ đến mà kinh
Yừu tố biểu cảm còn thể hiện ở cách dùng dấu chấm tu từ ở đề mục vb,
Tác dụng: những yếu tố đó có tác dụng làm người đọc ghê tởm những tác hại khôn lường do khói thuốc gây ra.
Giúp củng cố kiến thức đã học về kiểu vb nghị luận và thuyết minh. Thậm chí bổ sung những phép lập luận của văn nghị luận.
HS đọc
Tóm tắt những điểm cần chú ý
HS lấy vd chứng minh:
Môi trường là vấn đề mà 3 nội dung vb nhật dụng đề cập đến 
Đó cũng là vấn đề mà nhiều môn khác đề cập đến như: môn Địa, môn Sinh
I/ Đặc điểm của vb nhật dụng:
Khái niệm: SGK
II/ Nội dung các vb nhật dụng đã học:
III/Hình thức vb nhật dụng
IV/Phương pháp học vb nhật dụng:
3.Dặn dò
Soạn bài : Bến quê
Tuần 28
Tiết 133
Ngày soạn10/03/2010
Chương trình địa phương phần tiếng việt
I/ Mục tiêu cần đạt:
Khong chỉ giúp học sinh nhận biết 1 số từ ngữ địa phưongmà không kém phần quan trọng là hướng dẫn thái độ đối với việc sử dụng từ ngữ địa phươngtrong đời sống cũng như nhận xét về thái độ sử dụng từ ngữ địa phương trong vb
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên : giáo án sgk
2.Học bài sgk
II. Các bước tiến hành:	
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
Điều kiện để sử dụng thành công hàm ý trong câu nói? Cho vd minh hoạ?
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Họat động 1: Bài tập 1
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1
Gv chia nhóm để hs thực hiện
Từng nhóm thực hiện các yêu cầu
Hs nêu yêu cầu: Tìm từ ngữ địa phương trong đoạn trích sau? Tìm từ ngữ toàn dân tương ứng?
Đoạn trích a:
Từ ngữ địa phương, từ ngữ toàn dân tương ứng:
Thẹo- sẹo
Lặp bặp- lắp bắp
Ba- bố, cha
Đoạn trích b:
má- mẹ
Kêu-gọi
đâm- trở thành
đũa bếp- đũa cả
trổng- trống không
vô- vào
Đoạn trích c:
lui cui- lúi húi
nắp- vung
nhắm- cho là
Bài tập 1
Họat động 2: Bài tập 2
Gv gọi hs đọc yêu cầu
Hs đọc yêu cầu và thực hiện 
a/ từ toàn dân có thể thay bằng nói to
b/ kêu từ địa phương tương đương từ toàn dân là gọi
Bài tập 2
Họat động 3: Bài tập 3
Gọi hs nêu yêu cầu của bài tập
Gọi hs lên bảng thực hiện nhanh bài tập
yêu cầu : xác định từ địa phương? tìm từ toàn dân tương ứng?
Các từ địa phương trong 2 câu đố là:
Trái- quả
Chi- gì
Kêu- gọi
Trống hổng trống hảng- trống huếch, trống hoác
Bài tập 3
Họat động 4 Bài tập 4
Gv yêu cầu hs điền các từ địa phương đã tìm được ở các bài tập 1, 2,3 vào bảng thống kê
Hs điền vào bảng thống kê
Bài tập 4
Họat động 5 Bài tập 5
H? Theo em , có nên để nv Thu trong truyện “ chiếc lược ngà “ dùng từ ngữ toàn dân không? Vì sao?
H?Tại sao trong lời kể chuyện của tg cũng có những từ ngữ địa phưong?
Không vì bé Thu chia có dịp giao tiếp rộng rãi ngoà địa phương mình
Để nêu sắc thái địa phương. Tuy nhiên tg có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phưong để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phuơng đó
Bài tập 5
3.Dặn dò
Hoàn thành các bài tập còn lại
Chuẩn bị :Ôn tập phần Tv
Tuần 28
Tiết 134+135
Ngày soạn10/03/2010
Viết bài tập làm văn số 7, nghị luận văn học
I/ Mục tiêu cần đạt: nhằm đánh giá học sinh ở các phương diện sau:
 1/ Biết cách vận dụng kiến thức và kỹ năng khi làm bài nghị luận 1 TP thơ
 2/ Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt các phép lập luận trong quá trình làm bài
 3/ Có kỹ năng làm bài TLV nói chung 
II/ Các bước tiến hành:
 ổn định tổ chức lớp học
 Gv chép đề bài lên bảng
 Đề văn: Cảm nhận của em về tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con ngườiqua bài thơ “ Con cò” của chế Lan Viên
 Dàn bài tham khảo:
 1/ MB: Giới thiệu tg, tp
 Nêu vấn đề cần nghị luận.
 2/ TB: 
 LĐ cơ bản: Tình mẹ và ýnghĩa lời ru đối với cuộc đời mỗi con người
 LĐ được triển khai qua từng đoạn thơ
 Đoạn 1: người mẹ bế con trên tay và cất lời ru
 Cần chỉ ra những nét đặc sắc nghệ thuật:
 Vận dụng sáng tạo hả cánh cò trong ca dao
 Nêu ý nghía hình ảnh cánh cò trong ca dao
 Tình mẹ dành cho con thể hiện qua 1 loạt hình ảnh hoán dụ. Lời ru thấm vào đưa trẻ một cách vô thức
 Đoạn 2: Hình ảnh cánh cò dõi theo bước trưởng thành của người con
 Đoạn 3 Nâng lên thành triết lý, quy luật muôn đời của tình cảm
 Chú ý cách sử dụng điệp từ, câu mang tính khẳng định
 3/ KB: khẳng định vấn đề nghị luận
 Liên hệ, suy nghĩ với bản thân
Biểu điểm:
 Điểm 9, 10: Đúng phương pháp văn nghị luận
 Bố cục rõ ràng, mạch lạc
 Biết xây dựng, triển khai luận điểm
 Biết liên kết giữa các đoạn văn trong vb
 Biết thể hiệnn các nhận xét, đánh giá, cảm nhận của em về vấn đề nghị luận
 Diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác
 Điểm 7,8 : đạt các yêu cầu trên . Tuy nhiên:
 mắc 2, 3 lỗi về diễn đạt dùng từ
 liên kết có thể chưa chặt chẽ
 Điểm 5, 6 Đạt các yêu cầu trên ở mức trung bình
 Điểm 3, 4: Chưa nắm được phương pháp làm bài
 Điểm 1, 2: Sai yêu cầu
Cuối giờ, gv thu bài của hs
Dặn dò : Bến quê.
Tuần 29
Tiết 136+137
Ngày soạn 10/3/2010
Bến quê
Tuần 29
Tiết 138+139
Ngày soạn
Ôn tập phần Tiếng Vịêt
 I/ Mục tiêu cần đạt: 
Thông qua tiết ôn tập, giúp học sinh hệ thống hoá 1 số kiến thức đã học: khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên : giáo án sgk
2.Học bài sgk
II. Các bước tiến hành:	
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
yêu cầu hs nhắc lại các đơn vị kiến thức đã học
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Họat động 1: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1
Chia 4 nhóm thực hiện 4 phần và điền vào bảng tổng kết
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 2
Gv gợi ý cách làm cho hs 
VD những câu văn nêu nhận định, đánh giá về tác phẩm Bến quê.
Gv trực tiếp chữa bài cho hs
Các đơn vị kiến thức đã học là:
Khởi ngữ và các thành phần biệt lập
Liên kết câu và liên kết đoạn
Nghĩa tường minh và hàm ý
a/ xây cái lăng ấy: khởi ngữ
b/ dường như: tình thái
c/ những người con gái sắp xá ta............:thành phần phụ chú
d/ thưa ông: thành phần gọi đáp
 vất vả quá:thành phần cảm thán.
I/ Khởi ngữ và các thành phần biệt lập:
1/ Bài 1: Xác định các từ in đậm là những thành phần gì của câu?
2/ Bài 2: viết đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “ Bến quê” của Nguyễn Minh Châu , trong đó ít nhất có 1 câu chưa khởi ngữ và một câu chứa thành phần tình thái
Họat động 2: Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1
GV yêu cầu hs thực hiện bài tập
GV kẻ bảng tổng kết các phép liên kết đã học vào bảng phụ
Hs đọc yêu cầu bài tập 3
Hs đọc yêu cầu bài tập 1
a/ nhưng, nhưng rồi, và thuộc phép nối
b/ cô bé thuộc phép lặp
côbé- nó thuộc phép thế
c/ thế thuộc phép thế
hs điền vào bảng phụ
hs thực hiện chỉ rõ liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn đã viết ở phần I
II/ Liên kết câu và liên kết đoạn văn
1/ Bài tập 1: Hãy cho biết mỗi từ ngữ in đậm trong các đoạn trích dưới đây thể hiện phép liên kết nào?
2/ Bài tập 2
3/ Bài tập 3: Chỉ rõ sự liên kết về nội dung và hình thức giữa các câu trong đoạn văn em viết về truyện ngắn “ Bến quê” 
Họat động 3: Nghĩa tường minh và hàm ý
H? Phân biệt giữa nghĩa tường minh và hàm ý
H? Theo em , hàm ý đựoc ẩn chứa trong câu nói in đâm cuối câu chuyện là gì?
Gv yêu cầu hs đọc bài tập 2
Hs phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý
Trong câu in đậm, người ăn mày muốn nói với người nhà giàu rằng : địa ngục là chỗ của các ông.
Hs thực hiện
a/ Từ câu in đậm có thể hiểu: 
- Đội bóng huyện chơi không hay
- Tôi không muốn bình luận về việc này
Người nói cố ý vi phậm phương châm quan hệ
b/ Hàm ý của câu in đậm là: 
Tớ chưa bào cho Nam và Tuấn
Người nói cố ý vi phậm phừon châm về lượng.
III/ Nghĩa tường minh và hàm ý
1/ Bài tập 1: Đọc truyện cười sau và cho biết người ăn mày muốn nói điều gì với người nhà giàu qua câu nói được in đậm ở cuối truyện:
Chiếm hết chỗ
2/ Bài tập 2:Tìm hàm ý của cấc câu in đậm? Cho biết trong mỗi trường hợp, hàm ý được tạo ra bằng cách cố ý vi phậm phuơng châm hội thoại nào?
3.Dặn dò
Xem lại các kiến thức đã học
Chuẩn bị bài luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Tuần 29
Tiết 140
Ngày soạn
Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
I/ Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1/ Có kỹ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
 2/ Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
II.Chuẩn bị: 
1.Giáo viên : giáo án sgk
2.Học bài sgk
II. Các bước tiến hành:	
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
gv kiểm tra việc lập dàn ý của hs về đề văn sgk
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
Họat động1: Lập dàn ý cho đề văn
Trên cơ sở hs chuẩn bị bài ở nhà , gv xây dựng dàn ý cơ bản cho hs để giứp cho tiết luyện nói thành công.
H? MB, cần giới thiệu những ý gì?
H? Theo em, thân bài cần xây dựng những hệ thông luận điểm nào?
H? Để triển khai Lđ 1, em cần trình bày những luận cứ nào?
H? Khi triển khai Lđ 2, em cần thể hiện cảm nhận cua rmình về những hình ảnh thơ nào?
H? Phần kb , em sẽ dự định trình bày những ý gì?
HS trình bày dàn ý
Trên cơ sở hướng dẫn của gv, hs sửa chữa dàn ý:
I/ MB: 
1/ Giói thiệu tg, tp
2/ Nêu vấn đề nghị luận: 
Qua hình tượng bếp lửa, người cháu muốn ca ngợi đức hy sinh, sự tần tảo và tình yêu thương bao la của bà , đồng thời nói lên lòng biết ơn, thương nhớ bà khôn nguôi.
II/ TB:
LĐ 1: Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn hồi tưởng cảm xúc về bà: ( 3 dòng thơ đầu)
Hình ảnh bếp lửa chờn vờn 
Hình ảnh bếp lửa ấp iu
LĐ2: Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên vvà hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa( 4 khổ tiếp theo)
Kỷ niệm những năm tuổi thơ
Với khói hun nhèm mắt cháu, với những năm cả nước ngập trong nạn đói
Kỷ niệm 8 năm sống bên bà: âm thanh khắc khoải của tiếng tu hú, những việc làm , lời dạy bảo ân cần của bà dành cho cháu
LĐ3: Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà
Bà đã nhen nhóm, nuôi dường trong lòng cháu bao niềm yêu thương, bao hoài bão ước mơ
Người cháu chợt nhận ra điều thiêng liêng, kỳ lạ trong ngọn lửa, bếp lửa
LĐ4: Lòng kính yêu, biết ơn của ngưòi chau với bà
KB: 
Khẳng định vấn đề cần nghị luận
ý nghĩa gd đối với mỗi người về tình cảm bà cháu, tình cảm gia đình thiêng liêng qua bài thơ
I/ Lập dàn ý cho đề văn:
Bếp lửa sưởi ấm một đời- bàn về bài thơ bếp lửa của Bằng Việt
Mở bài:
Thân bài:
Lđ 1: 
Lđ2 
LĐ3
Kết bài
Họat động2: Luyện nói trên lớp
Gv nêu yêu cầu của tiết luyện nói:
Đúng nội dung đề yêu cầu
Có cách nói truyền cảm, tránh học thuộc lòng
Gv chia nhóm, cử đại diện hs từng nhóm lên trình bày
Hs nhận xét theo yêu cầu đã nêu
GV nhận xét phần luyện nói của hs
Khuyến khích cho điểm hs
Gv nghe yêu cầu
Phân nhóm chuẩn bị bài luyện nói
Trình bày bài trước lớp
II/ Luyện nói trên lớp
3.Dặn dò
Trình bày đề luyện nói thành bài văn
Soạn bài

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 24-29 van 9.doc