Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 7

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 7

 Trả bài tập làm văn số 1.

I. Mục tiêu cần đạt :

 * Giúp HS:

1. Củng cố kiến thức về văn thuyết minh.

2. Nhận ra ư¬u điểm, như¬ợc điểm trong bài tập làm văn số 1 và biết sửa các lỗi về diễn đạt và chính tả.

3. Giáo dục HS ý thức tự giác.

II. Chuẩn bị :

 *Thầy: Chấm chữa bài chi tiết

 -Soạn bài mẫu

 *Trò: Lập dàn ý,xem lại đề

III. Các bước lên lớp :

1. Ổn định lớp : (1 phút)

2. Kiểm tra bài cũ : Không

3. Dạy bài mới :

 

doc 12 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 488Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Chuẩn kiến thức kỹ năng - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7 Ngày soạn : 13/09/2011
Tiết : 31 Ngày dạy : 
 Trả bài tập làm văn số 1.
I. Mục tiêu cần đạt :
 * Giúp HS:
1. Củng cố kiến thức về văn thuyết minh.
2. Nhận ra ưu điểm, nhược điểm trong bài tập làm văn số 1 và biết sửa các lỗi về diễn đạt và chính tả.
3. Giáo dục HS ý thức tự giác.
II. Chuẩn bị :
 *Thầy: Chấm chữa bài chi tiết
 -Soạn bài mẫu
 *Trò: Lập dàn ý,xem lại đề
III. Các bước lên lớp :
Ổn định lớp : (1 phút)
Kiểm tra bài cũ : Không 
Dạy bài mới :
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề và lập dàn ý cho đề văn.
GV chép đề bài lên bảng.
H: Hãy xác định kiểu văn bản phải làm ?
H: Nêu những yêu cầu của bài văn thuyết minh trên ?
H: Hãy lập dàn ý cho đề văn ?
* Hoạt động 2: Hướng dẫn HS sửa lỗi.
 Nhận xét. (chung và riêng từng bài
* Ưu điểm : Đa số HS nắm được yêu cầu của đề, biết vận dụng yêu tố miêu tả, sử dụng một số biện pháp nghệ thuật vào bài.
- Một số bài văn có nội dung phong phú, rõ bố cục ba phần, văn viết có cảm xúc ( VD: 
* Nhược điểm : Một số bài làm còn lan man, diễn đạt câu, ý chưa rõ ràng. Chưa biết sử dụng biện pháp NT khi thuyết minh (VD ) 
* Yêu cầu HS phát hiện lỗi và sửa.
y/c hs lên bảng tự sửa những lỗi sai về chính tả,cách viết hoa,cách dùng từ đặt câu(mỗi lần 6 hs lên) –hs khác nhận xét
- Đọc đề bài.
- Văn thuyết minh.
+ Yêu cầu về nội dung: Giới thiệu về con trâu ở làng quê VN.
+ Vận dụng được một số biện pháp ngh/th và yêu tố miêu tả vào bài văn.
- Một HS lên bảng (HS còn lại làm ra giấy nháp).
-> Nhận xét.
-> Bổ sung tạo thành dàn ý hoàn chỉnh.
- HS nghe
- Phát hiện lỗi -> Sửa.
- Phát hiện lỗi -> Sửa.
A.Tìm hiểu chung
* Đề bài: Con trâu ở làng quê Việt Nam.
1. Tìm hiểu yêu cầu của đề.
-Thể loại: TM
-ND: 
-Giới hạn: 
2/ Dàn ý:
 I. Mở bài: .
 II. Thân bài 
 III. Kết bài : 
B. Nhận xét và sửa lỗi.
1.Nhận xét.(ND+diễn đạt)
2. Sửa lỗi.
a. Lỗi chính tả:
b. Lỗi diễn đạt.
- Lỗi dùng từ không chính xác.
- Đặt câu viết đoạn còn dài, lan man.
- Dựng đoạn chưa hợp lí.
3/Đánh giá kết quả
Điểm K,G :
Điểm TB :
Điểm Y :
Điểm Kém :
4. Củng cố : (2 )
 - Đọc tham khảo 2,3 bài làm tốt 
 - Đọc 1 bài yếu nhất –yêu cầu chỉ ra lỗi điển hình –cách sửa
 - Trao đổi bài cho nhau-nhận xét
5. Hướng dẫn : (3)
 - chú ý những thiếu sót của bài làm và có ý thức khắc phục trong những bài sau
 - Ôn lại kiến thức về văn thuyết minh.
 -Về nhà viết tiếp bài văn theo đề bổ sung và gợi ý sau
IV. Rút kinh nghiệm:
GV :
 - HS :
 ************************************************************
Tuần : 7 Ngày soạn : 14/09/2011
Tiết : 32 +33 Ngày dạy : 
 Mã Giám Sinh mua Kiều 
I. Mục tiêu cần đạt :
 1. Kiến thức: 
 - Hiểu được tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du: khinh bỉ và căm phẫn sâu sắc bọn buôn người, đau đớn xót xa trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
 - Thấy được nghệ thuật miêu tả nhân vật của tác giả: khắc hoạ tính cách qua diện mạo, cử chỉ.
 2. Kĩ năng: Đọc diễn cảm; chọn lọc phân tích chi tiết.
 3. Thái độ: Thái độ trân trọng, yêu quý đồng cảm với thân phận Kiều.
trong chế độ pk
II. Chuẩn bị :
1. Thầy : Nghiên cứu TLTK, bảng phụ.
 2. Trò : Học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Các bước lên lớp :
Ổn định lớp : ( 1 )
Kiểm tra bài cũ : (6 )
 * Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
 * Qua đoạn trích em cảm nhận được tâm trạng Kiều ntn?
Dạy bài mới :
 * Giới thiệu bài.
Trong toàn tác phẩm nhân vật Mã Giám Sinh xuất hiện không nhiều nhưng gã trở thành một điển hình sống động,một loại lưu manh đê tiện với tất cả mọi chi tiết từ ngoại hình đến tâm tính ,từ ngôn ngữ đến hành động,hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu đoạn trích...
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
* HĐ 1 :
- GV hướng dẫn HS đọc.
Đoạn trích giàu tính TS giàu ngôn ngữ kể.Đọc chú ý thể hiện thái độ tâm trạng nv
gv đọc-gọi hs đọc
H: Nêu vị trí đoạn trích ?
?Đoạn trích này có thể chia thành mấy phần?
GV :chúng ta có thể không phân tích theo đoạn mà phân tích theo tuyến nhân vật
* HĐ 2 : Tìm hiểu văn bản
? Tác giả giới thiệu về Mã Giám Sinh qua các phương diện nào ?Hãy đọc những câu thơ tương ứng?
?Những chi tiết về dáng vẻ cho biết MGS là người ntn?
?Khi ra mắt trong buổi vấn danh MGS có những cử chỉ ntn? Nhận xét?
? “ngồi tót” là ngồi ntn?
?Lao xao là loại từ gì? giải nghĩa?
?Qua phân tích giúp ta hiểu gì về MGS?
GV: Những cử chỉ của MGS có thể so sánh với việc t/g tả Kim Trọng “Nẻo xa mới tỏ mặt người/Khách đà xuống ngựa tới nơi tự tình”-là cử chỉ của một trang quân tử.-ở đây với chỉ một từ ta thấy đầy đủ thần sắc của con người này 
?Hãy đọc lên những lời nói của gã?ND trả lời có chính xác không?Lí lịch của một người mang danh đi hỏi vợ có rõ ràng không?
?Qua những lời này lộ ra đặc điểm nào trong tính cách của y?
Hãy khái quát lại những bản chất của MGS được bộc lộ qua các chi tiết MT ngoại hình trên?Cách dùng từ ngữ ntn?
?Có gì đặc biệt trong cách nói của MGS trong cuộc mua bán “Rằng mua ngọc...”
?Tính cách nào của gã lại được bộc lộ ?
Lệnh : Đọc lại những câu kể về MGS trong cuộc mua bán 
?t/g sử dụng nhiều từ loại gì?Tác dụng gì trong việc tả cách chọn hàng?
?Em thấy trong thực tế có ai đi hỏi vợ lại hỏi giá bao nhiêu không?có ai cò kè trả giá vợ không?Điều đó cho thấy bản chất thật của MGS và mụ mối là những kẻ ntn?
Lệnh: Hãy đọc những câu thơ “Nỗi mình thêm tức ...như mai”
?Hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?Phân tích hiệu quả NT?
H: Em cảm nhận được gì về hình ảnh của Kiều qua đoạn thơ trên ?
H: Tại sao Kiều chấp nhận bán mình chuộc cha mà lúc này không giấu được nổi nỗi buồn đau tê tái?
H: Em hiểu gì về tâm trạng Thuý Kiều?
?Câu cuối đoạn trích viết dưới dạng câu khẳng định,nó khẳng định điều gì?
GV: Trong tp có 17 lần t/g nói đến thế lực đồng tiền (Trong tay sẵn có...Một ngày lạ thói...)
H: Qua đoạn trích em hiểu gì về tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Du ?
H: Hãy nêu những thành công về nghệ thuật của đoạn trích ? 
Gọi 1 em đọc ghi nhớ 
* H Đ3:Hướng dẫn về nhà
- Hiểu nội dung, nghệ thuật của văn bản vừa học.
 - Phân tích nhân vật MGS bằng một bài văn ngắn.
-Miêu tả MGS :Nhấn giọng ở từ ngữ MT
-Đoạn tả Kiều:giọng sâu lắng xót xa
-Đoạn kể về cuộc mua bán:giọng linh họat
->2 hs đọc theo yêu cầu
-HS nêu 
-hs nêu 
2 phần : -MGS đến nhà Kiều
 -Công việc mua bán
hs phát hiện-đọc
+/Dáng vẻ: - Tuổi tác : Quá niên trạc ngoại tứ tuần.
 - Diện mạo : Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
-hs nhận xét
+/cử chỉ :
 “Ghế trên ngồi tót sỗ sàng”
 (ĐT-Bổ tố)-ngồi nhanh,mạnh vào ghế trên thường dành cho người lớn tuổi trong gia đình
 “Trước thầy sau tớ lao xao”
 từ láy tượng thanh 
-> nhốn nháo ồn ào mất lịch sự
 -HS nhận xét
- HS nghe
-1 em đọc: “Hỏi tên rằng...” “Rằng:mua ngọc...”
-nhận xét:
 Cách trả lời cộc lốc,hỏi tên thì nói họ (MGS có thể hiểu theo 2 cách), hỏi quê ở Lâm Truy lại nói ở Lâm Thanh (dối trá-mập mờ )
- Cộc lốc ,giả dối,mập mờ lai lịch
-hs so sánh với cách nói khi mới ra mắt: khi tiêu tiền thì noí năng mềm mỏng,lịch sự.
-1 em đọc “Đắn đo cân ...”
-Dùng 1 loạt ĐT liên tiếp->tả trực tiếp ,kĩ lưỡng tỉ mỉ cách chọn mặt hàng cân đong đo đếm 
-hs nhận xét
Cuộc mua bán diễn ra căng thẳng-bớt 1 ,thêm 2 ->giá cả bị giảm từ )nghìn vàng chỉ còn 400
-hs đọc
-Dùng điệp từ,số từ tăng tiến,ẩn dụ(buồn như cúc,gầy như mai..) ->vẻ đẹp héo hon ủ rũ
- Hoàn cảnh tội nghiệp vì nàng là món hàng đem bán -> Nỗi đau đớn tái tê.
-> Là người ý thức được nhân phẩm trước cảnh đời ngang trái khi nghĩ tới tình duyên dang dở và gia cảnh tai bay vạ gió
- HS nhận xét.
-Khẳng định thế lực của đồng tiền trong XH
- Nhận xét.
-> Thái độ khinh bỉ, căm phẫn bọn buôn người, tố cáo thế lực đồng tiền, chà đạp lên con người.
- Niềm cảm thương trước thực trạng con người bị chà đạp.
- HS tổng kết.
- 1 em đọc ghi nhớ
I. Tìm hiểu chung
1. Đọc
2. Chú thích
-Vị trí: nằm ở phần II từ câu 618-652
II. Phân tích văn bản
1. Nội dung
1.1. Chân dung Mã Giám Sinh
+ Dáng vẻ -> Đứng tuổi nhưng ăn chơi,thiếu đứng đắn
+ cử chỉ : -> là kẻ vô văn hoá,mất lịch sự
+ Lời nói : -> là người thô lỗ trịch thượng dùng nhiều từ láy tượng hình,tượng thanh ->MGS là kẻ ăn chơi,phóng đãng trâng tráo
Giả dối xảo quyệt kiểu con buôn
-Bộc lộ bản chất buôn thịt bán người
1.2. Tâm trạng Thuý Kiều.
. -Dùng điệp từ,số từ tăng tiến,ẩn dụ,so sánh
->Nỗi Đau đớn tủi nhục ê chề
-Kiều là nạn nhân của thế lực đồng tiền.
2. Nghệ thuật
- Miêu tả nhân vật Mã Giám sinh: diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa.
- Sử dụng từ ngữ kể lại cuộc mua bán.
3. Ý nghĩa : Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thương, xót xa trước thực trạng con người bị trà đạp; lên án hành vi, bản chất xấu xa của những kẻ buôn người.
4. Củng cố : ( 3 phút)
 ?Nếu để đặt lại tên cho đoạn trích em sẽ đặt ntn?
 - Một cuộc mua bán kì lạ.
 - Chân dung bọn buôn thịt bán người.
 - “Hỏi vợ”...
 ?So sánh bút pháp miêu tả nhân vật của t/g đối với 2 tuyến nv : thiện -ác
 H: Qua hai văn bản vừa học em hiểu gì về số phận của Kiều cũng như số phận của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến?
IV. Rút kinh nghiệm:
GV :
 - HS :
******************************************************************
Tuần : 7 Ngày soạn : 14/09/2011
Tiết : 34 Ngày dạy : 
MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
I. Mục tiêu cần đạt : 
 1. kiến thức:
	- Thấy được vai trèo của yếu tố hành động, sự việc, cảnh vật và con người trong văn bản tự sự.
	- Biết cách viết bài văn tự sự kết hợp sử dụng
 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng vận dụng các phương thức biểu đạt trong VB.
 3. Thái độ: Hiểu biết thêm về các phương thức biểu đạt trong một văn bản.
II. Chuẩn bị :
1. Thầy : bảng phụ ghi mẫu 1
 Đọc kĩ những lưu ý sgv T92
2. Trò : học bài cũ, chuẩn bị bài mới.
III. Các bước lên lớp :
Ổn định lớp : (1’)
Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
 * Văn tự sự là gì ? Văn tự sự có những đặc điểm gì ?
* Nêu vai trò của yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự ? ( ở lớp 8 đã học ).
Dạy bài mới : (35’)
Như vậy với vai trò làm cho việc kể chuyện được sinh động,hấp dẫn,sâu sắc yếu tố miêu tả trong văn tự sự là không thể thiếu,để khắc sâu hơn phần kiến thức đã học ở lớp 8 này hôm nay chúng ta đi vào tìm hiểu bài...
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:(15’) 
Hướng dẫn HS tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
GV treo bảng phụ ghi ví dụ
H: Đoạn trích kể về trận đánh nào ?
H: Trong trận đánh đó vua Quang Trung đã xuất hiện như thế nào, để làm gì?
H: Hãy chỉ ra các chi tiết miêu tả trong đoạn văn ?
H: Kể lại nội dung đoạn trích ? Có bạn đã nêu các sự việc trên, hãy nhận xét xem sự việc bãn đã nêu đầy đủ chưa?
H: Nối các sự việc ấy thành một đoạn văn và cho biết câu chuyện có sinh động không? Tại sao?
H: So sánh đoạn văn vừa dựng với đoạn trích, đoạn nào thể hiện trận đánh một cách sinh động ? Vì sao ?
H: Từ ví dụ vừa phân tích hãy nêu vai trò của yếu tố miêu tả và cách thể hiện yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự ?
* Hoạt động 2: (19’)
Hướng dẫn HS luyện tập.
- GV: Chia lớp thành ba nhóm, mỗi nhóm thực hiện một bài tập.
- Gọi HS thực hiện yêu cầu từng bài tâp.
H: (Bài 1): Tìm yếu tố tả người và tả cảnh trong đoạn trích “Chị em Thuý Kiều” và “Cảnh ngày xuân” ?
H: Viết đoạn văn kể về chị em TK đi chơi Thanh minh ?
H: Giới thiệu vẻ đẹp của chị em T.Kiều bằng lời ?
H ( củng cố ) : Vai trò của yếu tố miêu tả trong văn tự sự ? Cách thể hiện yếu tố miêu tả trong văn tự sự ?
- Đọc ví dụ (bảng phụ)
- Phát hiện:
-> Vua Quang Trung đánh đồn Ngọc Hồi.
* Phát hiện.
- Quang Trung truyền
- Quang Trung cỡi voi đi đốc thúc
- Quang Trung sai
-> Quang Trung xuất hiện để chỉ huy trận đánh.
- Phát hiện.
->bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kíndàn thành trận chữ “nhất”khói toả mù trờithân nằm đầy đồng, máu chảy thành suối
- Quan sát bảng phụ có ghi các sự việc
-> Nhận xét : Sự việc chính đầy đủ.
- Nhận xét:
-> Không sinh động vì chỉ đơn giản nêu các sự việc chứ chưa cho biết việc đó diễn ra như thế nào.
- So sánh.
- HS rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu bài tập 1, 2, 3/92
- Nhóm 1(bt1) ; Nhóm 2( bt2) ; Nhóm 3( bt3).
- Thảo luận -> Làm bài.
- Nhóm 1 trình bày
- Nhận xét.
- Nhóm hai trình bày
- Nhận xét.
- Nhóm 3 thực hiện -> Nhận xét.
- HS nhắc lại kiến thức trong bài.
I. Tìm hiểu yếu tố miêu tả trong văn bản tự sự.
->yếu tố miêu tả làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn sinh động
* Ghi nhớ/sgk.
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Yếu tố tả người trong “Chị em Thuý Kiều”:
Khuôn trăngnét ngài
Mâytóc, tuyếtda
-> Bút pháp nghệ thuật ước lệ -> vẻ đẹp phúc hậu của Thuý Vân.
- Tả người : Làn thu thuỷ nét xuân sơn
-> Biện pháp ước lệ -> đôi mắt trong sáng long lanh như làn nước mua thu, đôi lông mày thanh tú
- Yếu tố tả cảnh trong “Cảnh ngày xuân” : Cỏ non xanhbông hoa
+ Tả cảnh lễ hội : Gần xa nô nức
Bài tập 2: Viết đoạn văn.
Bài tập 3
4. Củng cố : (2’)
?Trong VBTS khi muốn làm cho các hành động sự việc cảnh vật trở nên sinh động cần kết hợp các yếu tố nào?
5. Hướng dẫn : (2’)
- Học ghi nhớ, chuẩn bị " Trau dồi vốn từ" : tìm hiểu các VD trong sgk.
-Làm tiếp các bài tập 
IV. Rút kinh nghiệm:
GV :
 - HS :
******************************************************************
Tuần : 7 Ngày soạn : 14/9/2011
Tiết : 35 Ngày dạy : 
 TRAU DỒI VỐN TỪ.
I. Mục tiêu cần đạt :
 1.Kiến thức: hiểu được tầm quan trọng của việc trau dồi vốn từ. Muốn trau dồi vốn từ trước hết phải rèn luyện để biết được đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng của từ. Ngoài ra muốn trau dồi vốn từ còn phải tăng vốn từ.
 2. Kĩ năng: phát hiện, phân tích, vận dụng
 3. Thái độ: Tạo ý thức thường xuyên trau dồi vốn từ để nâng cao hiệu quả GT.
II. Chuẩn bị :
1. Thầy : Bảng phụ.
 Lấy thêm,lựa chọn mẫu khác
2. Trò : - Học, làm bài cũ, chuẩn bị bài mới.
 - Ôn lại những tiết chữa lỗi dùng từ lớp 6
III. Các bước lên lớp :
Ổn định lớp : (1’)
Kiểm tra bài cũ : (3’)
Tại sao ta phải tìm ra các lỗi dùng từ trong diễn đạt?
Dạy bài mới :
* Giới thiệu bài.
Từ là chất liệu để tạo nên câu.Muốn diễn tả chính xác và sinh động những suy nghĩ,tình cảm,cảm xúc của con người,người nói phải biết rõ những từ mà mình dùng và có vốn từ phong phú.Từ đó trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng để phát triển kĩ năng diễn đạt
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG
* Hoạt động 1:(10’)
Hướng dẫn HS tìm hiểu việc rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
Lệnh:1 em đọc to rõ lời nói của PVĐ 
?Khi nói “1 chữ có thể dùng để diễn đạt nhiều ý”là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng ?
?Khi nói “1 ý nhưng có bao nhiêu chữ để diễn tả”là nói đến hiện tượng gì trong từ vựng ?
?Như vậy TV có khả năng đáp ứng nhu cầu giao tiếp của ta không?Vì sao?
?Vậy muốn phát huy tốt khả năng của TV mỗi chúng ta phải làm gì?
GV khái quát ý
* đọc mẫu a,b,c/2
H: Xác định lỗi diễn đạt trong những câu trên ?
H: Giải thích vì sao có những lỗi này, vì “tiếng ta nghèo” hay vì người viết “không biết dùng tiếng ta” ?
H: Từ ví dụ vừa phân tích, hãy cho biết muốn sử dụng tốt tiếng Việt ta cần làm gì ?
* Hoạt động 2: (10’)
Hướng dẫn HS tìm hiểu việc rèn luyện để làm tăng vốn từ.
Lệnh:đọc toàn đoạn trích
H: Em hiểu ý kiến trên như thế nào?nhà văn Tô Hoài nói về vấn đề gì có liên quan đến trau dồi vốn từ?
H: So sánh hình thức trau dồi vốn từ đã nêu ở phần 1 với hình thức trau dồi vốn từ của Nguyễn Du qua đoạn văn phân tích của Tô Hoài ?
H: Từ VD vừa phân tích có thể trau dồi vốn từ bằng cách nào ?
* Hoạt động 3: (15’)
Hướng dẫn HS luyện tập.
H: Hãy chọn cách giải thích đúng ?
H: Sửa lỗi dùng từ ở những câu trong bài tập 3 ?
H: Dựa theo ý kiến của Hồ Chí Minh em hãy nêu cách thực hiện để làm tăng vốn từ ?
- GV chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện yêu cầu một bài tập.
- Đọc ví dụ (Bảng phụ)
-Cả lớp theo dõi
- Suy nghĩ -> trả lời.
A.Từ nhiều nghĩa
B.Từ đồng âm
C.Từ đồng nghĩa
D.Từ trái nghĩa
-Chọn ý C
-hs trả lời : -> Tiếng Việt là một ngôn ngữ có khả năng rất lớn để đáp ứng nhu cầu diễn đạt của 
người Việt.TV rất giàu và đẹp
-Biết vận dụng nhuần nhuyễn TV trong nói và viết
- Đọc ví dụ 2.
* Phát hiện lỗi.
- VD a :dùng thừa từ “đẹp”.
- VD b: dùng sai từ “dự đoán” -> cần thay bằng từ “ước tính”.
- VD c: Dùng sai từ “đẩy mạnh” -> cần thay bằng từ “mở rộng”.
- Rút ra nhận xét.
-> Vì người viết không biết chính xác nghĩa và cách dùng của từ mà mình sử dụng.
- Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
- Đọc ví dụ.
- Thảo luận.
-> Nhà văn Tô Hoài phân tích : quá trình trau dồi vốn từ của đại thi hào Nguyễn Du bằng cách học lời ăn tiếng nói của nhân dân.
-> Phần 1 đề cập đến việc trau dồi vốn từ thông qua quá trình rèn luyện(trên cơ sở đã biết nhưng có thể chưa biết rõ). Còn về trau dồi vốn từ mà Tô Hoài đề cập đến được thực hiện theo hình thức học hỏi.
- Rút ra ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
- Đọc yêu cầu bài tập 1
- Làm miệng -> nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập 3 
- HS lên bảng làm bài.
-> Nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập 5.
- 2 HS lên bảng làm bài.
-> Nhận xét.
- Đọc yêu cầu bài tập 8, 9
- Nhóm 1: BT8.
- Nhóm 2 : BT9.
-> Trình bày
-> Nhận xét – cho điểm.
I. Rèn luyện để nắm vững nghĩa của từ và cách dùng từ.
->Mỗi cá nhân cần trau dồi ngôn ngữ của mình mà trước hết là trau dồi vốn từ.
-Phải nắm được chính xác đầy đủ nghĩa của từ
* Ghi nhớ : sgk / 100.
II. Rèn luyện làm tăng vốn từ.
* Ví dụ:
-Phải rèn luyện để biết thêm những từ chưa biết
* Ghi nhớ: sgk
III. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Hậu quả: kết quả xấu.
- Đoạt : Chiếm được phần thắng.
Bài tập 3/102:
a. Dùng sai từ “im lặng” 
-> sửa : “yên tĩnh”, “vắng lặng”.
b. Dùng sai từ “thành lập” -> sửa: “thiết lập quan hệ ngoại giao”.
c. Dùng sai từ “cảm xúc” -> sửa: “cảm động”, “cảm phục”.
Bài tập 5/`03
a. Nhuận bút : Tiền trả cho một tác phẩm.
b. Thù lao : Trả công để bù đắp và lao động đã bỏ ra.
Bài tập 8/104
- Năm từ ghép : bảo đảm - đảm bảo, đấu tranh - tranh đấu ; đợi chờ – chờ đợi
- Từ láy : dạt dào – dào dạt ; đau đớn - đớn đau
Bài tập 9/104
- Bất : bất biến, bất công, bất diệt 
4. Củng cố : (4’)Làm bài tập trắc nghiệm: 1/Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng.
 Muốn sử dụng tốt vốn từ của mình, trước hết chúng ta phải biết làm gì ?	
A. Phải hiểu đầy đủ và chính xác nghĩa và cách dùng từ.
B. Phải biết sử dụng thành thạo câu chia theo mục đích nói.
C. Phải nắm được các từ có nét chung nét nghĩa.
D. Phải nắm chắc các kiểu cấu tạo ngữ pháp của câu.
2/Nối từ thích hợp ở cột A với ND thích hợp ở cột B để có các cách giải thích đúng về nội dung các từ
A
B
1/Đồng âm
a,Là những lời hát truyền miệng của trẻ em
2/Đồng giao
b,Là những người cùng học một thầy
3/Đồng môn
c,Là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau
5. Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà.(2’)
- Hiểu nội dung bài học.
- Bài tập về nhà : 2, 4, 6 / 102, 103.
- Chuẩn bị : Viết bài TLV số 2 ( Lập dàn ý các đề trong sgk / 105 ) 
IV. Rút kinh nghiệm:
GV :
 - HS :
KÍ DUYỆT CỦA BGH TUẦN 7
LÂM VĂN THÔNG
 ******************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_chuan_kien_thuc_ky_nang_tuan_7.doc