Đồng Chí
( Chính Hữu)
A- Mục tiêu bài học: Giúp HS
- Cảm nhận được hình ảnh những người lính cách mạng và tình đồng chí, đồng đội của họ trong chiến đấu.
- Những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ: tả thực, hình ảnh gợi cảm , giàu ý nghĩa biểu tượng
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm
* Trọng tâm: Vẽ đẹp của tình đồng chí ,đồng đội của người lính
B- Chuẩn bị:
- Giáo viên: Soạn giáo án – chuẩn bị tranh ảnh ,bài hát
- HS: học bài – làm bài tập, soạn bài
C/- Lên lớp:
1- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS:
- Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong đoạn trích “ Luc Vân Tiên gặp nạn” mà em tâm đắc nhất và cho biết vì sao
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài
2- Giới thiệu:
Đã từ lâu hình tượng ngừơi chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế và tính cách đẹp đẽ. Chính Hữu là một người chiến sĩ bằng cảm xúc thật trong cuộc kháng chiến ông đã viết thành công bài thơ Đồng Chí, cũng như những bài thơ khác của ông
Rách tả tơi đôi giày vạn dặm
Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa
Đồng Chí ( Chính Hữu) A- Mục tiêu bài học: Giúp HS - Cảm nhận được hình ảnh những người lính cách mạng và tình đồng chí, đồng đội của họ trong chiến đấu. - Những hình ảnh nghệ thuật trong bài thơ: tả thực, hình ảnh gợi cảm , giàu ý nghĩa biểu tượng - Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích tác phẩm * Trọng tâm: Vẽ đẹp của tình đồng chí ,đồng đội của người lính B- Chuẩn bị: Giáo viên: Soạn giáo án – chuẩn bị tranh ảnh ,bài hát HS: học bài – làm bài tập, soạn bài C/- Lên lớp: 1- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS: - Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong đoạn trích “ Luc Vân Tiên gặp nạn” mà em tâm đắc nhất và cho biết vì sao - Kiểm tra việc chuẩn bị bài 2- Giới thiệu: Đã từ lâu hình tượng ngừơi chiến sĩ quân đội đã đi vào lòng dân và văn chương với những tư thế và tính cách đẹp đẽ. Chính Hữu là một người chiến sĩ bằng cảm xúc thật trong cuộc kháng chiến ông đã viết thành công bài thơ Đồng Chí, cũng như những bài thơ khác của ông Rách tả tơi đôi giày vạn dặm Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa ( Ngày về- Chính Hữu) 3- Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả - tác phẩm Gọi HS đọc phần chú thích dấu * - Tóm tắt tiểu sử tác giả? - Điều đặc biệt ở tác giả Chính Hữu là gì? ( Là chiến sỹ tham gia cả 2 cuộc kháng chiến) - Gv nói thêm: Oâng nguyên là đại tá phó cục trưởng cục tuyên huấn thuộc tổng cục chính trị QĐNDVN, nguyên phó tổng thư kí hôi nhà văn Việt Nam - Hoàn cảnh ra đời của bài thơ? - Tác phẩm được rút từ tập thơ nào của tác giả? Hoạt động 2: Hướng dẫn đoc - Đọc hơi chậm để diễn tả những tình cảm cảm xúc được lắng lại, dồn nén - Bài thơ thuộc thể thơ gì? ( thơ tự do) - Được chia thành mấy đoạn, nội dung của từng đoạn? ( chia làm 3 đoạn) 7 câu đầu: cơ sở của tình đồng chí 10 câu tiếp theo:Những biểu hiện cụ thể của tình đồng chí 3 câu còn lại:Biểu tượng của tình đồng chí Hoạt động 2: Phân tích Gọi HS đọc 7 dòng đầu - Nhà thơ đã lý giải tình đồng chí ntn? Tìm những ý thể hiện điều đó? Quê hương anh Làng tôi - Em có nhận xét gì về cách xưng hô? Nó có tác dụng biểu hiện tình cảm ntn? ( gần gủi, thân mật) Giữa anh và tôi có chung đặc điểm gì? (Hai câu thơ sóng đôi cùng với thành ngữ “ nước măn đồng chua cho chúng ta biết họ cùng chung giai cấp xuất thân nghèo khó) - Ngoài ra họ cùng có chung điều gì nữa? (Như vậy họ là những người xa lạ chưa từng biết nhau nhưng họ lạ cùng chung lí tưởng ( súng bên súng) là chiến đấu chống lại kẻ thù cho nên họ trở thành những người bạn tri kỉ của nhau đó chính là cơ sở để họ trở thành đồng chí của nhau) - Em hiểu như thế nào là tri kỉ ? - Từ đó em hiểu ntn là tình đồng chí? ( Là những người cùng chung chí hướng. Sau câu thơ này tác giả sử dụng một câu thơ chỉ có 2 chữ “ Đồng chí” và dấu chấm than) - Vậy dụng ý của tác giả khi dùng câu thơ thứ 7 chỉ có hai chữ “ Đồng Chí !” ? ( Dùng câu đặc biệt và dấu chấm than đã tạo nên một nốt nhấn nó vang lên như một phát hiện mới một lời khẳng định về tình đồng chí cùng chung lý tưởng, cùng chung sống và cùng chiến đấu, rất sâu sắc và thiêng liêng và nó đồng thời như một cái bản lề kết nối với đoạn sau) - Từ đó em thấy tình đồng chí được phát triển theo trình tự nào? ( Xa lạ – quen – tri kỷ- đồng chí ) GV bình phẩm thêm về hoàn cảnh đất nước -( Trên cơ sở ấy chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem họ có những biểu hiện gì nữa , ta sang đoạn 2) Hoạt động 3: Gọi HS đọc tiếp phần còn lại - Hãy tìm những chi tiết thể hiện tình đồng chí của họ có sự cảm thông và hiểu hết nổi lòng của nhau? Ruộng nương anh Giếng nước góc đa ( Rõ ràng ở đây họ đã thường xuyên trao đổi những tâm tư tình cảm cho nhau nên mới hiểu rõ nhau như thế) ( Từ việc hiểu hoàn cảnh của nhau như thế ,nên họ mới quan tâm cho nhau, họ chia sẻ cùng nhau nhũng gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính) Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ước mồ hôi - Em hãy tìm những chi tiết , những hình ảnh thể hiện sự gắn bó và đồng cảm sâu sắc giữa những người đồng đội ? Aùo anh rách vai, quần tôi Miệng cười chân không giày - Phân tích hình ảnh “ thương nhau nắm lấy bàn tay” ? ( Vừa nói lên tình cảm gắn bó sâu nặng giữa những người lính vừa gián tiếp thể hiện sức mạnh của tình cảm ấy – chỉ cần một cái năm bàn tay của nhau mà những người lính như đươc tiếp thêm sức mạnh để vượt qua mọi khó khăn gian khổ) Gọi HS đọc 3 câu cuối Đêm nay rừng hoang sương muối - Em có nhận xét gì về hoàn cảnh? ( Hiện thực khắc nghiệt của cuộc kháng chiến-môt hiện tương rất khắc nghiệt của thơi tiết) - Mặc dù thế họ vẫn làm gì? Đứng cạnh ben nhau chờ giặc tới ( Họ vẫn kề vai sát cánh cùng nhau, Chứng tỏ tinh thần chiến đấu của họ rất cao) * Thảo luận: Em hãy phân tích vẻ đẹp của hình ảnh “súng trăng treo” ? GV bình: súng – trăng, gần – xa, hiện thực- trữ tình, chiến sỹ – thi sỹ Súng là người bạn của chiến sỹ trăng là bạn của thi sỹ, súng tượng trưng cho chiến tranh, trăng tượng trưng cho hòa bình. Hoạt động 4: Thảo luận - Em có nhận xét gì về ngôn ngữ và hình ảnh của bài thơ? - Qua đó thể hiện nội dung gì? Hoạt động 5: Làm BT I/- Giới thiệu tác giả – tác phẩm: - Tác giả: Chính Hữu tên thật Trần Đình Đắc sinh 15 – 12 1926 mất ngày 27-11-2007 quê ở Hà Tĩnh. - Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000 - Tác phẩm: Bài thơ viết năm 1946 được rút từ tập thơ “ Đầu súng trăng treo” II. Đọc ,hiểu văn bản II/- Phân tích: 1/- Cơ sở của tình Đồng Chí: - Quê hương anh: nước mặn, đồng chua - Làng tôi: nghèo, đất cày lên sỏi đá - Cùng quê nghèo quen nhau khi ra trận - Chung lý tưởng: súng bên súng, chung chăn è Tình đồng chí gắn bó sâu sắc và thiêng liêng 2/- Sự gắn bó sâu sắc của tình đồng chí:: - Sẽ chia những thiếu thốn gian khổ của Đất nước - Truyền cho hơi ấm nơi chiến trường è Tình đồng chí cụ thể giản dị, sâu sắc “ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đàu súng trăng treo” è Biểu tượng cap đẹp của tình đồng đội vừa hiện thực vừa lãng mạn. III/- Tổng kết: - Nghệ thuật: hình ảnh gần gủi , giản dị, tả thực, ngôn ngữ đời thường - Nội dung: khắc họa hình ảnh người lính, vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội trong kháng chiến. IV/- Luyện tập: 4- Hướng dẫn học tập ở nhà: - Học thuộc bài thơ – làm bài tập - Soạn bài: Tiểu đội xe không kính IV/- Rút kinh nghiệm:
Tài liệu đính kèm: