Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 24

Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 24

Tiết :116 Tuần 24- Bài 23

 Mùa xuân nho nhỏ

 Thanh Hải

A. Mục tiêu cần đạt .

 Học sinh cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên , đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời . Từ đó mở ra một suy nghĩ về về ý ngiã , giá trị của cuộc sống , của cá nhân là sống có ích , sống để cống hiến cho cuộc đời chung

 Rèn luyện kĩ năng đọc cảm thụ , phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ

 Giáo dục học sinh tình yuê quê hương đất nước và khát vọng dâng hiến cho cuộc đời

B . Chuẩn bị :

1 . Giáo viên : Bài soạn – các tàig liệu co liên quan

2 . Học sinh : Bài soạn – SGK

C . Các bước lên lớp .

1 . Tổ chức .

2 . Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài Con cò ? nêu nội dung nghệ thuật bài thơ

3 . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .

 

doc 17 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 652Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Ngữ văn 9 - Học kì II - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :116
 Tuần 24- Bài 23
 Mùa xuân nho nhỏ 
 Thanh Hải 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh cảm nhận được cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên , đất nước và khát vọng đẹp đẽ muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời . Từ đó mở ra một suy nghĩ về về ý ngiã , giá trị của cuộc sống , của cá nhân là sống có ích , sống để cống hiến cho cuộc đời chung 
 Rèn luyện kĩ năng đọc cảm thụ , phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ 
 Giáo dục học sinh tình yuê quê hương đất nước và khát vọng dâng hiến cho cuộc đời 
B . Chuẩn bị : 
1 . Giáo viên : Bài soạn – các tàig liệu co liên quan 
2 . Học sinh : Bài soạn – SGK 
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Đọc thuộc lòng một đoạn thơ trong bài Con cò ? nêu nội dung nghệ thuật bài thơ 
3 . Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Mỗi năm đều khởi đầu bằng mùa xuân và mùa xuân là khởi đầu cho tuổi đời mới . Vậy trong phút giao hoà khởi đầu cho vạn vật sinh sôI nảy lộc căng đầy sức xuân đó, nhà thơ Thanh Hải đã say đắm , gửi và gửi gắm những khát vọng lớn lao cao cả như thế nào ? Nắm bắt được xúc cảm này , ta cóthể tìm hiểu qua văn bản : Mùa xuân nho nhỏ của ông 
Hoạt động 2 : Đọc tìm hiểu văn bản 
Gv hướng dẫn học sinh đọc 
- 6 câu đầu giọng chậm sâu lắng 
- 2 khổ thơ tiếp theo : nhanh dồn dập tươi vui 
- Còn lại : thiết tha sâu lắng 
? Dựa vào chú thích sao SGK nêu vài nét cơ bản về tác giả ?
Gv giới thiệu : Thanh Hải có sở trường về thơ ngũ ngôn . Tác phẩm tiêu biểu :
Những đồng chí trung kiên , Huế mùa xuân , Dờu võng trường sơn , Mồ anh hoa nở . Bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ là một kiệt tác làm vẻ vang một hồn thơ xứ Huế . Bài thơ được phổ nhạc thành một ca khúc và đã trở thành quen thuộc với mỗi người 
? Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào ? Nêu thể loại bài thơ ? 
? Bài thơ chia làm mấy phần ? Nội dung của mỗi phần ? 
Học sinh đọc 6 câu đầu 
? Mùa xuân của thiên nhiên được thể hiên qua những hình ảnh thơ nào ? 
Học sinh chỉ ra những hình ảnh thơ 
? Em nhận xét gì về việc sử dụng từ ngữ hình ảnh trong khổ thơ ? chúng góp phần làm nổi bật cảm xúc của nhà thơ như thế nào ? 
Gv bình : Bức tranh mùa xuân với đường nét hài hoà . Trên nền xanh của dòng sông nổi bật bông hoa với sắc tím biếc mang nét đẹp riêng , thơ mộng của xứ Huế . Ngẩng nhìn bầu trời nhà thơ ngây ngất với tiếng hót trong trẻo của chú chim chiền chiện . Sự giao thoa biến đổi trong cảm giác tạo dựng hình khối thẩm mĩ âm thanh , làm bức tranh mùa xuân thêm xinh đẹp , ssống động và thật đáng yêu 
? Mùa xuân của đất nước con người được gắn liền với hình ảnh cụ thể nào ? 
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng 
? Hãy chỉ ra vẻ đẹp của hình ảnh thơ trong cách sử dụng ngôn ngữ và nhịp điệu ?
? Từ mùa xuân gắn với hai nhiệm vụ quan trọng của con người , nhà thơ nói lên những suy tư của mình về mùa xuân đất nước như thế nào ? thông qua biện pháp nghệ thuật gì ? 
Giáo viên bình : Câu thơ gợi hình ảnh mang suy tưởng sâu sắc .Sự chiêm nghiệm về quá khứ lich sử của dân tộc . Nhà thơ thầy vui sướng tự hào biết bao . Hình ảnh đất nước bốn nghìn năm chính là những khó khăn , thử thách mà nhân Việt Nam phải trải qua . Giờ đây khi chiến tranh đã lùi xa , hoà bình mang lại hạnh phúc , no ấm cho con người thì chúng ta phải khẩn trương đi vào ổn định và xây dựng đất nước . Bảo vệ và xây dựng quê hương là việc làm cấp thiết .
? Em thấy cảm xúc của tác giả có gì biến đổi so với khổ thơ đầu ? 
? Với sức xuân tràn đầy , tác giả ước nguyện điều gì ? 
? Điệp từ “ta” bộc lộ điều gì ? Từ láy sử dụng trong đoạn thơ có tác dụng như thế nào ? 
? Em có suy nghĩ gì về cách xưng hô “ Tôi” ở đầu bài thơ và xưng “Ta” ở cuối bài thơ ? 
? Bài thơ kết thúc như thế nào ? cách gieo vần phối âm trong đoạn thơ cuối có gì đáng chú ý ? 
Hai câu đầu cuối kết thúc bằng vần trắc ( hát –Huế) 
Ba câu giữa kết thúc bằng vần bằng ( bình, minh , tình ) liên tiếp 
-> Thể hiện rõ chất nhạc dân ca xứ Huế , giai điệu Nam Ai , Nam Bình tha thiết .
Như vậy ở đầu bài thơ tác giả vẽ ra khung cảnh thiên nhiên xứ Huế , với màu sắc đường nét hài hoà thì ở khổ cuối , một lần nữa tác giả khẳng định nét đẹp thanh xuân của xứ Huế còn ở giai điệu Nam Ai Nam Bình tha thiết . Đó là âm thanh mùa xuân xứ huế nói riêng cũng là âm thanh mùa xuân của đất nước nói chung làm tha thiết và say đắm lòng người 
Hoạt động 3 : Tổng kết ghi nhớ 
? Em hãy chỉ ra những nét đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ , nhịp điệu và nghệ thuật trong bài thơ ? 
? Từ đó giúp em hiểu nhan dề của bài thơ ? 
+ Ngôn ngữ trong sáng , nhịp điêuh tha thiết , gần gũi chất dân ca . Nghệ thuật so sánh mang tính biểu tượng cao , kết hợp điệp từ linh hạot , biến hoá sáng tạo 
+ Bìa thơ mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết yêu mến gắn bó với đất nước cuộc dời thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả được đóng góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân lớn của đất nước của dân tộc 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
Gv hướng dẫn học sinh về nhà làm 
I . Đọc- tìm hiểu chú thích 
1 . Đọc 
2 . Tìm hiểu chú thích 
a. Tác giả : Thanh Hải – quê ở Huế . là cây bút sắc xảo của nền văn học Việt Nam 
Ngôn ngữ thơ trong sáng , giàu nhạc điệu , cảm xúc tha thiết chân thành 
b . Tác phẩm .
Sáng tác 11.1980 khi nhà thơ nằm trên giường bệnh 
Thể thơ: ngũ ngôn 
II . Bố cục : 3 phần 
- Phần 1 : 6 câu đầu –Mùa xuân của thiên nhiên 
- Phần 2 : 10 câu tiếp – Mùa xuân của đất nước .
- Phần 3 : Còn lại – Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đật nước 
III. Tìm hiểu văn bản .
1 . Mùa xuân của thiên nhiên .
- Bằng cách sử dụng các động từ , từ láy , sự chuyển đổi cảm giác ( thính giác – thị giác ) khi cảm nhận âm thanh . Từ ngữ giàu hình ảnh , giàu sức biểu cảm 
=> Bộc lộ cảm xúc say sưa , ngây ngất trước vẻ đẹp thiên nhiên lúc vào xuân 
2 . Mùa xuân của đất nước con người .
- Điệp từ , điệp ngữ , nhịp thơ sóng đôi đối nhau -> Nhằm nhấn mạnh vào hai nhiệm vụ chính : Bảo vệ và xây dựng tổ quốc trong không khí náo nức khẩn trương 
- Nghệ thuật so sánh mang tính hình tượng cao 
-> Bộc lộ niềm tự hào , tin tưởng vào cuộc sống bền bỉ mạnh mẽ của đất nước 
* Cảm xúc trào dâng mãnh liệt 
3 . Suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ trước mùa xuân đất nước 
Làm con chim 
Một nhành hoa 
Nhập vào hoà ca, một nốt trầm 
- Điệp từ “ta” và từ láy bộc lộ khát vọng sống tha thiết , mãnh liệt . Ước muốn được sống có ích , được cống hiến cho cuộc đời , cho dù là những cống hiến bé nhỏ nhưng thật sâu sắc và giàu ý nghĩa 
- Xưng hô “tôi” –“ta” mang sắc thái trang trọng , kiêu hãnh . Ước vọng của tôi( cá nhân) là ước vọng của cái ta ( hoà chung) trong cuộc đời mỗi người , của mọi lứa tuổi 
IV. Ghi nhớ (SGK)
V . Luyện tập 
4 Củng cố : Nêu rõ bố cục bài thơ ?
? Mùa xuân của thiên nhiên , mùa xuân của đất nước của con người được tác giả thể hiện như thế nào ? Ước nguyện giản gị và sâu sắc của tác giả là gf ? 
5 . Hướng dẫn học bài .
 Học ghi nhớ , xem kại nội dung bài học 
 Làm bài tập học thuộc lòng bài thơ 
 Chuẩn bị bài Viếng lăng Bác 
 Đọc kĩ bài thơ - tìm hiểu phần đọc hiểu văn bản 
 --------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :117
 Tuần 24- Bài 23
 Viếng lăng Bác 
 Viễn Phương 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng , tấm lòng tha thiết thành kính vừa tự hào vừa đau xót của tác giả khi ra thăm lăng bác 
 Thấy được đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : giọng điệu trang trọng tha thiết , nhiều hình ảnh ẩn dụ , mang sức biểu tượng và gợi hình cao 
 Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình . Phân tích hình ảnh âne dụ , giọng điệu trong bài thơ .
 Giáo dục thái độ trân trọngk yêu kính Bác 
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Các tài liệu có liên quan 
2 . Học sinh : Bài soạn – SGK 
C . Các bước lên lớp .
1 Tổ chức . 
2 Kiểm tra bài cũ .: Đọc thuộc lòng bài thơ : Mùa xuân nho nhỏ và cho biết nội dung của bài thơ ? 
3 . Tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Khi nghe tin bác mất hàng trăm triệu vạn trái tim cả nước đều nghẹn ngào xúc động thương tiếc Bác . Là một người con Miền Nam – người con đát Việt – Viễn Phương cũng không thyể nén lòng . Tình cảm sâu sắc thành kính thiêng liêng ấy được thể hiện qua bài thơ : Viếng lăng Bác của ông mà chúng ta sẽ học trong bài hôm nay 
Hoạt động 2 : Đọc – hiểu văn bản 
Đọc diễn cảm , giọng tha thiết trầm lắng xuyên suốt bài thơ
Giáo viên đọc một lần , gọi từ 2 đến 3 học sinh đọc 
? Dựa vào chú thích sao , nêu những nét cơ bản về tác giả ? 
? Bài thơ được sáng tác trong thời gian nào ? Em hiểu gì về thời gian tác giả sángtác bài thơ ? 
Học sinh đọc khổ thơ thứ nhất 
? Nhận xét về cách xưng hô của tác giả ? 
? Tác giả đứng ở vị trí nào để miêu tả cảnh thiên nhiên quanh lăng ? 
Miêu tả từ xa , nét đẹp bình dị của hàng tre gợi một cảm giác thân thương , ấm áp mà gần gũi 
Học sinh đọc khổ thơ thứ hai .
? Em thấy biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng triệt để trong khổ thơ ? tác dụng của biện pháp nghệ thuật ấy ? 
Giáo viên bình : Hoà vào dòng người đến lăng viếng Bác , nhà thơ ngỡ đó chính là một tràng hoa muôn ngàn hương sắc từ mọi miền đất nước đến ba Đình lịch sử viếng Người . Với cáh lựa chọn ngôn từ thật tinh tế , biểu cảm và hình tượng , tác giả thể hiện lòng thành kính thiêng liêng dành cho Bác : 79 mùa xuân chứ không phải 79 tuổi đời . Đúng vậy cuộc đời Bác đẹp tựa những mùa xuân . Đó là cách nói thật hay , thật thơ và thật đẹp .
Học sinh đọc khổ thơ thứ ba 
? Hình ảnh : Bác nằm trong giấc ngủ bình yên là cách nói như thế nào ?
? Hình ảnh : Vầng trăng sáng dịu hiền là cách nói ẩn dụ ,nhân hoá . Em hãy chỉ rõ cái hay , đẹp trong biện pháp nghệ thuật đó ? 
Học sinh đọc khổ thơ thứ 4 
? Tình cảm của tác giả muốn được hoá thân và ước nguyện gì trong khổ thơ cuối ? 
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong khổ thơ này ? tác dụng của biện pháp nghệ thuật trên ? 
Hoạt động 3 : Tổng kết ghi nhớ 
? Nhận xét về cách sử dụng ngôn ngữ , giọng thơ và biện pháp nghệ thuật ? 
+ Ngôn ngữ thơ giản dị , trong sáng .
+ Giọng thơ ấm áp , chân tình , hình ảnh ẩn dụ giàu sức biểu cảm .
? Cảm xúc chủ đạo của toàn bài thơ là gì ? 
Bài thơ thể hiện sâu sắc tình cảm của tác giả khi đến viếng lăng Bác , qua đó thể hiện tình cảm của nhân dân Việt Nam dành cho Bác . Điều đó được chuyển hoá thành ca khúc bất tử với cuộc dời , với lòng người 
Hoạt động 4 : Hướng dẫn luyện tập 
Gv hướng dẫn học sinh luyện tập 
I . Đọc – tìm hiểu chú thích .
1 . Đọc .
2 . Tìm hiểu chú thích .
a. Tác giả : Viễn Phương , quê ở An Giang . Ông là cây bút có mặt sớm nhất trong lực lượng văn nghệ giải phóng Miền Nam .
 Giọng thơ nhỏ nhẹ , giàu tình cảm và rất  ... I
( Nêu LĐ)
 KB( Kết thúc vấn đề )
II. Luyện tập 
- Vấn đề nghị luận : Tình thế lựa chọn nghiệt ngã ( sự sống cái chết ) của lão Hạc và vẻ đẹp tâm hồn nhân vật .
- Hai ý kiến :
+ Suy nghĩ lựa chon sự sống hay cái chết 
+ Chọn cái chết – phẩm chất cao đẹp của nhân vật được bộc lộ 
- Bằng những phân tích cụ thể nội tâm , hành động của nhân vật : bài viết làm sáng tỏ một nhân cách đáng kính trọng , một tấm lòng hi sinh cao cả 
 4. Củng cố : Hiểu thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện ? 
 Yêu cầu về luận điểm , luận cứ , lập luận ? bố cục ? 
5. Hướng dẫn học bài : 
 Học kĩ bài – Làm bài tập 
 Chuẩn bị bài : Cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
 --------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :11
 Tuần 24- Bài 23
 Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 
 ( hoặc đoạn trích ) 
A. Mục tiêu cần đạt .
 Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cho đúng với yêu cầu của đề bài . 
 Rèn luyện kĩ năng thực hành các bước khi làm bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích , cách tổ chức triển khai luận điểm . Rèn luyện kĩ năng tư duy tổng hợp và phân tích khi viết văn nghị luận .
 Có ý thức nhận diện vấn đề đúng đắn sâu sắc .
B . Chuẩn bị .
1 Giáo viên : bài soạn – các tài liệu tham khảo 
2 . Học sinh : Bài soạn – SGK
C . Các bước lên lớp .
1 .Tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ : thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ? Những yêu câu cơ bản về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 
3 . Tiến trình tổ các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : Khởi động 
Gv nhắc lại ccác yêu cầu cơ bản của bài văn nghị luận
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức mới 
Học sinh đọc các đề bài trong SGK 
?Các đề bài nêu nên những vấn đề nghị luận gì ?
? Các từ : Suy nghĩ , Phân tích cho ta biết giữa các đề bài có sự giống và khác nhau như thế nào ? 
Học sinh tìm hiểu đề bài trong SGK 
? Nêu các bước thông thường trong bài văn nghị luận ? 
? Xác định yêu cầu của đề bài ? 
? Phạm vi kiến thức sử dụng để viết bài 
? Cần khai thác ý nào khi nghị luận về nhân vật ông Hai ? 
? Phẩm chất tốt đẹp được thể hiện qua chi tiết nào ? 
? Nhiệm vụ phần mở bài ? Trong đề bài này phần mở bài cần êu những gì ? 
Học sinh sẽ thảo luận dàný cho phần thân bài , theo định hướng của giáo viên 
Học sinh sẽ báo cáo kết quả 
Gv nhận xét đánh giá - kết luận 
? Phần kết cần phải làm như thế nào ? 
Dựa vào dàn ý viết phần mở , kết bài , một ý phần thân bài 
Gv chia làm ba dãy bàn , mỗi dãy viết một nội dung 
Học sinh trình bày – Gv sửa lỗi cho học sinh 
? Nêu các bước cần làm trong bài văn nghị luận ? 
? Bố cục bài văn nghị luận cần đảm bảo những yêu cầu gì ? 
Học sinh đọc ghi nhớ SGK 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn luyện tập 
Học sinh viết phầnmở bài 
Học sinh viết đoạn văn phần thân bài 
I . Đề bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích .
1 . Các đề bài 
+ Nghị luận về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến 
+ Về diễn biến cốt truyện 
+ Về thân phận Thuý Kiều 
+ Về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh 
2 . Nhận xét .
- Giống nhau : đều là kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 
- Khác nhau : 
+ Suy nghĩ : xuất phát từ sự cảm , hiểu để đưa ra nhận xét đánh giá tác phẩm 
+ Phân tích : xuất phát từ tác phẩm cốt truyện , nhân vật sự việc , tình tiết để lập luận và nêu nhận xét đánh giá tác phẩm 
II . Các bước làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích 
1. Tìm hiểu đề , tìm ý
a. Tìm hiểu đề 
- Yêu cầu : Nghị luận về nhân vật trong tác phẩm 
- Kiến thức sử dụng : nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng cua Kim Lân 
b . Tìm ý :
- Phẩm chất của ông Hai 
 Tình yêu làng hoà quyện với tình yêu đất nước sâu sắc : 
+ Khi nghe tin làng theo giặc 
+ khi nghê tin làng được cải chính .
+ Nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm : tâm trạng , lời nói , cử chỉ , hành động 
- ý nghĩa của tình cảm đó 
2. Lập dàn ý 
a. Mở bài : Giới thiệu truyện ngắn làng và nhân vật ông Hai . Đánh gí ngắn gọn thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật ông Hai .
b . Thân bài .
- Tình yêu làng gắn bó hoà quyện với tình yêu nước 
+ Khi tản cư : luôn nhớ đến làng , những hoạt động cách mạng sôi nổi ở làng 
+ Khi nghe tin làng theo giặc : sững sờ , ngẹn ngào , hổ thẹn , tủi nhục 
+ Khi nghe làng được cải chính : nét rạng rỡ hào hứng khi kể về làng 
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật : 
+ Miêu tả hành động của nhân vật thật chính xác tinh tế : nét mặt tâm trạng , hành động của nhân vật 
+ Miêu tả nội tâm nhân vật : qua đối thoại ,độc thoại .
- ý nghĩa phẩm chất đó : là nhân vật tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám : giản dị , chân chát đáng yêu , đáng trân trọng 
c . Kết bài 
- Khẳng định vẻ dẹp tâm hồn ông Hai 
- Khẳng đinh thành công của tác giả khi xây dựng nhân vật 
3 . Viết bài 
4 . Kiểm tra , sửa chữa 
*II Ghi nhớ (SGK) 
III. Luyện tập 
1 . Mở bài : Truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao đã để lại cho em những suy nghĩ sâu sắc về số phận người nông dân trong xã hội cũ . Lão Hạc không chỉ là người nông dân bị bần cùng hoá vì nghèo đói , tối tăm như bao người nông dân khác , mà có lẽ lão còn là một kiểu “nạn nhân” của bổn phận làm cha . Đây chính là tấn bi kịch tinh thần đầy nước mắt của người nông dân nghèo nhưng giàu lòng tự trọng và luôn tự vấn lương tâm mình một cách nghiêm khắc 
2. Thân bài 
 Ngay ở phần đầu truyện ngắn , ta thấy Lão Hạc nhắc lại một câu nói : “ Có lẽ tôi bán con chó đấy ông giáo ầim nhân vật “tôi” cảm thấy “ thật ra thì trong lòng tôi rấtdửng dưng . Tôi nghe câu ấy đã nhàm rồi . Tôi lại biết rằng : lão nói là để nói đấy thôi , chẳng bao giờ lão bán đâu” nhưng không ai có thể ngờ được rằng câu nói “nhàm chán” chủa lão Hạc lại chính là ngòi nổ bi thảm cho một kiếp người . Càng không ai có thể nghĩ rằng chó chết thì người cũng phải chết theo . Tại sao vậy ? chúng ta sẽ đI tìm hiểu diễn biến của tấn kịch bi thương này ! 
4 . Củng cố : Học sinh nắm bắt kiến thức cơ bản về cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện 
5 . Hướng dẫn học bài .
 Học sinh học kĩ bài 
 Chuẩn bị phần luyện tập
 --------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 
Ngày giảng :
Tiết :120
 Tuần 24- Bài 23
Luyện tậpbài nghị luận 
 về tác phẩm truyện 
 ( hoặc đoạn trích ) 
A . Mục tiêu cần đạt .
 Ôn lại kiến thức đã học về lí thuyết của kiểu bài nghị luận về tác phẩm truyện , đoạn trích 
 Rèn luyện kĩ năng tìm hiểu đề , tìm ý và viết bài .
 Giáo dục học sinh tư tưởng yêu qíu trân trọng cái đẹp trong mỗi tác phẩm nghệ thuật 
B . Chuẩn bị .
1 . Giáo viên : Bài soạn – Sgk
2 . Học sinh : Chuẩn bị đoạn văn , nội dung ôn tập 
C . Các bước lên lớp .
1 . Tổ chức .
2 . Kiểm tra bài cũ : Nêu các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện 
3 . Tổ chức các hoạt động dạy học .
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 : khởi động 
Gv nhắc lại các bước làm bài văn nghị luận 
Hoạt động 2 : ôn tập lí thuyết 
? Thế nào là nghị luận về tác phẩm truyện hoặc đoạn trích ? 
? Những nhận xét đánh giá phải xuất phát từ đâu ? 
? Bố cục bài văn nghị luận phải đảm bảo những yêu cầu gì ? 
? Nhiệm vụ cụ thể của mỗi phần : MB , TB , KB ? 
? Giữa các phần M-T-K và các đoạn trong văn bản phải đảm bảo sự thống nhất ra sao ? 
Xác định yêu cầu của đề bài ? 
? Cần triển khai những ý cơ bản nào ? 
? Khi cảm nhận về hình ảnh bé Thu thì phải triển khai những luận điểm chính nào ? Tìm những dẫn chứng trong đoạn trích .
I . Lí thuyết .
1 . Là trình bày những nhận xét đánh giá của mình về nhân vật , ssự kiện , chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể 
2 . Những nhận xét đánh giá phải xuất phát từ cốt truyện , tính cách số phận và nghệ thuật của tác phẩm 
3 . Bố cục phải rõ ràng mạch lạc , gồm ba phần : mở bài , thân bài , kết bài .
4 . Nhiệm vụ cụ thể .
a. Mở bài : Giới thiệu tác giả tác phẩm , nhân vật và ý kiến đánh giá ban đầu về tác phẩm 
b . Thân bài : Nêu các luận điểm chính về nội dung , nghệ thuật của tác phẩm : có phân tích , chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu xác thực 
c. Kết bài : Nêu nhận định đánh giá chung của mình về tác phẩm hay nhân vật 
= > Giữa các phần các đoạn , phải được liên kết chặt chẽ , thống nhất về nội dung và hình thức 
II . Luyện tập .
* Đề bài 
1 . Tìm hiểu đề , tìm ý : 
a. Tìm hiểu đề: 
- Kiểu đề : nghị luận về một đoạn trích trong tác phẩm 
- Nghị luận về một vấn đề: Nhận xét về nội dung – nghệ thuật của một đoạn trích 
- Phạm vi kiến thức : đoạn trích văn bản : Chiếc lược ngà 
b . Tìm ý 
** Nhân vật bé Thu 
+ Thái độ và tình cảm của Thu trong hai ngày đầu : không nhận ra anh Sáu là ba: 
Dẫn chứng : “ nghe gọi , con bé giật mình , tròn mắt nhìn . Nó ngơ ngác lạ lùng Con bé thấy lạ quá , nó không chớp mắt mặt nó bỗng tái đi , rồi vụt chạy và thét lên Má ! Má! 
+ Thái đọ tình cảm của bé Thu trong những ngày tiếp sau : không nhận anh Sáu : dẫn chứng 
+ Thái độ và hành động bé Thu trong buổi chia tay: nhận anh Sáu là cha mình . Tình cảm cha con thật xúc động : 
Dẫn chứng 
** Nhân vật anh Sáu 
+ Trong đợt nghỉ phép 
- Ban đầu hụt hẫng , buồn khi con sợ mình rồi bỏ chạy 
- Tiếp sau : kiên nhẫn cảm hoá vỗ về để con nhận ra mình là cha 
- Đến phút chia tay buồn và thấy bất lực 
- Khi con nhận ra mình là cha thì hạnh phúc tột đỉnh 
+ Sau đợt nghỉ phép 
- Say sưa , tỉ mẩn làm cây lược trên có khắc dòng chữ : “ yêu nhớ tặng Thu con của ba” 
- Trước khi chút hơI thở cuối cùng “ hình như tình cha con là không thể chết được”trong trái tim của nhân vật anh Sáu 
** Nhận xét đấnh giá 
+ Về nội dung : truyện mang đậm nét văn hoá trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam . Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng , cao quí ,là “ phụ tử tình thâm” 
Như vậy với các tình tiết thật giản dị , tác giả đã tô đậm và ngợi ca tình phụ tử như một lẽ sống ở đời . Vì nó mà con người có thể bình thản hi sinh cho lí tưởng sống cao đẹp 
+ Về nghệ thuật 
- Cốt truyện chặt chẽ , tình huống bất ngờ nhưng thuyết phục người đọc 
- Lời kể chuyện hấp dẫn tự nhiên ( ngôi thứ nhất ) vừa là nhân chứng vừa là người tham gia vào sự việc trong câu truyện , do đó người kể có thể chủ động điều chỉnh cảm xúc của mình .
- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí phù hợp , chính xác ( nhất là với trẻ thơ ) yêu ghét rõ ràng thể hiện tình cảm nhân vật 
- Ngôn ngữ giản dị , mang đậm chất Nam Bộ rất đáng yêu , đáng nhớ 
*Ra đề và bài tập về nhà ( bài viết số 6) 
Dựa vào các bước tìm hiểu đề , tìm ý và trong đề bài trên , em hãy lập dàn ý chi tiết và viết một bài văn hoàn chỉnh 
Thời gian nộp : vào tiết văn sau 
4 . Củng cố : Gv hệ thống lại nội dung kiến thức cơ bản 
5 . Hướng dẫn học bài . 
 - Lập dàn ý theo bố cục ba phần 
 - Viết bài hàon chỉnh ,liên kết các phần các đoạn các ý 
 -------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_hoc_ki_ii_tuan_24.doc