Giáo án môn Ngữ văn 9 - Một số đề văn nghị luận

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Một số đề văn nghị luận

Đề 1: (Trang 22-VH&TT số 12 năm 2008)

Tôi hỏi đất, đất sống với nhau như thế nào?

Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước, nước sống với nhau như thề nào?

Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ, cỏ sống với nhau như thế nào?

Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?

 (Hỏi, Hữu Thỉnh)

Những bài học về lối sống mà bài thơ trên mang lại cho em?

Gợi ý:

Về nội dung:

Từ bài thơ rút ra những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người. Hợp lý và sâu sắc hơn cả là lối sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi, đố kị, bon chen, hướng tới lối sống khoan dung độ lượng; biết ước mơ, vươn tới; biết hòa nhập với cộng đồng, cống hiến cho xã hội, góp phần làm đẹp cuộc sống xã hội. Từ đó khẳng định, biểu dương và chỉ ra những yêu cầu về việc bồi dưỡng lối sống đẹp cho mỗi người, cho cả cộng đồng; phê phánlối sống vị kỷ, vô trách nhiệm, của một bộ phận thanh niên trong cuộc sống hôm nay.

Về phương pháp:

Vận dụng thành thạo các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận, để viết bài nghị luận xã hội có bố cục mạch lạc, các luận điểm hợp lý, lôgic có sức thuyết phục cao. Phải biết liên hệ với thực tế, chọn những tấm gương sống đẹp hoặc những biểu hiện của lối sống đẹp, hoặc những biểu hiện của lối sống không đẹptrong cuộc sống hôm nay để minh họa cho từng luận điểm. Không sa đà phân tích bài thơ Hữu Thỉnh.

 

doc 18 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1074Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Một số đề văn nghị luận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề 1: (Trang 22-VH&TT số 12 năm 2008)
Tôi hỏi đất, đất sống với nhau như thế nào?
Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước, nước sống với nhau như thề nào?
Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ, cỏ sống với nhau như thế nào?
Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?
Tôi hỏi người, người sống với nhau như thế nào?
	(Hỏi, Hữu Thỉnh)
Những bài học về lối sống mà bài thơ trên mang lại cho em?
Gợi ý:
Về nội dung:
Từ bài thơ rút ra những bài học về lối sống đẹp cho mình, cho mọi người. Hợp lý và sâu sắc hơn cả là lối sống vượt ra khỏi chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, hẹp hòi, đố kị, bon chen,hướng tới lối sống khoan dung độ lượng; biết ước mơ, vươn tới; biết hòa nhập với cộng đồng, cống hiến cho xã hội,góp phần làm đẹp cuộc sống xã hội. Từ đó khẳng định, biểu dương và chỉ ra những yêu cầu về việc bồi dưỡng lối sống đẹp cho mỗi người, cho cả cộng đồng; phê phánlối sống vị kỷ, vô trách nhiệm,của một bộ phận thanh niên trong cuộc sống hôm nay.
Về phương pháp:
Vận dụng thành thạo các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh, bình luận,để viết bài nghị luận xã hội có bố cục mạch lạc, các luận điểm hợp lý, lôgic có sức thuyết phục cao. Phải biết liên hệ với thực tế, chọn những tấm gương sống đẹp hoặc những biểu hiện của lối sống đẹp, hoặc những biểu hiện của lối sống không đẹptrong cuộc sống hôm nay để minh họa cho từng luận điểm. Không sa đà phân tích bài thơ Hữu Thỉnh.
Đề 2: (Trang 26-VH&TT số 1 năm 2009)
Trong bài thơ “Một khúc ca xuân”, nhà thơ Tố Hữu viết:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả?
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình
Cùng quan điểm đó, Nguyễn Thành Long đã xây dựng thành công nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ SaPa” (Ngữ Văn 9, tập một). Từ một vẻ đẹp của nhân vật này, em có suy nghĩ gì về lý tưởng sống của thanh niên?
Gợi ý làm bài:
- Đây là dạng đề mở. Từ một vấn đề trong tác phẩm, yêu cầu viết bài nghị luận về vấn đề lối sống của thanh niên: sống có lý tưởng.
- Học sinh có thể thoải mái bày tỏ quan điểm của mình về lý tưởng sống, nhưng bài viết cần có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn cần chính xác sinh động.
- Nên vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp một cách nhuần nhuyễn.
Gợi ý cụ thể:
MB:
Nêu được vấn đề cần nghị luận thanh niên sống phải có lý tưởng.
TB:
- Thế nào là sống có lý tưởng? Lý tưởng chính là mục đích sống cao đẹp. Sống đẹp là lối sống mình vì mọi người, thể hiện bằng sự cống hiến hết mình trong học tập, trong công việc, để xây dựng quê hương, đất nước,
- Vì sao thanh niên phải sống có lý tưởng? Vì: “nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được việc gì vĩ đại nếu như mục đích bình thường” (nhà văn Pháp Đ.Đi-đơ-rô)
- Lý tưởng sống của thanh niên Việt Nam trong quá khứ (trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ). Dùng dẫn chứng, lý lẽ trong các tác phẩm văn học, trong lịch sử.
- Lý tưởng sống của than niên trong hiện tại (thời kỳ hội nhập của thế kỷ XXI). Dẫn chứng từ thực tế
- Liên hệ bản thân
KB:
Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân và nâng lên tầm khái quát vấn đề sống có lý tưởng.
Đề 3: (Trang 27-VH&TT số 1 năm 2009)
Anh (chị) hãy bình luận câu nói sau:
“Trong mắt người khác bạn có thể thất bại vài ba lần, nhưng với bản thân bạn không được phép trở nên mềm yếu, vì đấy là sự thất bại thảm hại nhất”
(Trích “Lời cỏ cây”-Bàn về thân phận con người trong cuộc đời, Marai Sador)
Gợi ý cách làm bài:
Nắm vững kỹ năng nghị luận xã hội: một vấn đề tư tưởng thuộc về quan điểm rèn luyện phẩm chất ý chí của con người. Bố cục mạch lạc, xác định rõ luận đề, hệ thống luận điểm logic, diễn đạt mạch lạc.
Nội dung câu nói:
- Thất bại là khó tránh khỏi vì có nhiều trở ngại khách quan, chủ quan.
- Điều quan trọng là phải biết chấp nhận thất bại bằng mọi cách rút ra kinh nghiệm, có nghị lực, ý chí vươn lên sau mỗi thất bại.
- Sự thất bại với chính bản thân mình là thảm hại nhất vì nó thể hiện sự yếu mềm của những người thiếu ý chí; không chiến thắng được bản thân thì con người không thể thành công trong bất cứ công việc nào.
- Học sinh có thề có những kiến giải khác nhau, quan trọng là có tính thuyết phục, thể hiện sự suy nghĩ độc lập, có tính tích cực.
Đề 4: (Trang 27-VH&TT số 1 năm 2009)
Trước khi chết, Dế Choắt đã nói với Dế Mèn:
“Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết suy nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy” (Bài học đường đời đầu tiên-trích Dế Mèn phiêu lưu ký, Tô Hoài)
Lời trăng trối đó của Dế Choắt khiến em có những suy nghĩ gì?
Gợi ý cách làm:
- Đây là kiểu bài nghị luận xã hội (dạng nghị luận về một ý kiến, một tư tưởng), nhưng vấn đề nghị luận lại được rút ra từ lời của một nhân vật trong tác phẩm văn học mà học sinh đã học ở lớp 6 (văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”)
- Vì vậy học sinh cần nắm được nội dung của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” mới có thể rút ra vấn đề nghị luận một cách chính xác: hậu quả của thói hung hăng và sự xốc nổi.
- Xác định được điều đó, học sinh sẽ không nhầm sang kiểu bài phân tích nhân vật trong tác phẩm văn học. Khi làm bài, học sinh có thể lấy những sự việc, hiện tượng trong thực tế cuộc sống và trong các tác phẩm văn học để làm sáng tỏ ý kiến, tư tưởng đó, mà hậu quả của việc Dế Mèn trêu chị Cóc trong “Bài học đường đời đầu tiên” chỉ là một trong những dẫn chứng để họcs inh có thể tham khảo.
- Khi làm bài nghị luận, học sinh cũng có thể liên hệ với những hiện tượng trong các trường học: những chàng “Dế Mèn” đã gây nên hậu quả như thế nào cho mọi người và cho chính mình. Qua đó, các em cũng có thể rút ra bài học cho bản thân.
Đề 5: (Trang 28-VH&TT số 1 năm 2009)
Chuẩn bị cho hồ sơ thi Đại học, Học hỏi Sinh: cậu chọn nghề gì?
Sinh: tất nhiên là chọn nghề có nhiều tiền. Còn cậu?
Học: tớ muốn chọn nghề mình yêu thích.
Anh (chị) hãy viết một bài trao đổi cùng hai bạn Học và Sinh về quan điểm chọn nghề.
Gợi ý làm bài:
- Đây là dạng đề mở. Từ câu chuyện của hai học sinh trên, yêu cầu viết bài nghị luận về vấn đề chọn nghề của học sinh: chọn nghề có nhiều tiền hay chọn nghề mình yêu thích.
- Học sinh có thể thoải mái bày tỏ quan điểm của mình về việc chọn nghề nghiệp tương lai, nhưng bài viết cần có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lời văn cần chính xác sinh động.
- Nên vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp một cách nhuần nhuyễn.
Gợi ý cụ thể:
MB:
Nêu được vấn đề cần nghị luận của học sinh là chọn nghề như thế nào? (chọn nghề có nhiều tiền hay chọn nghề mình yêu thích)
TB:
- Nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với mỗi người?
- Cần làm sáng tỏ một số vấn đề liên quan đến việc chọn nghề: nghề đó sẽ phù hợp với bản thân, hoàn cảnh gia đình, tình hình xã hội,?
- Nếu chọn nghề có nhiều tiền thì cuộc sống của người đó như thế nào?
- Nếu chọn nghề mình yêu thích thì cuộc sống của người đó sẽ ra sao?
- Mỗi học sinh cần suy nghĩ chính chắn trước khi đưa ra quyết định chọn nghề nghiệp, nếu không lúc chọn sai rồi quay lại cũng sẽ không kịp.
KB:
Khẳng định lại suy nghĩ của bản thân và nâng lên tầm khái quát vấn đề chọn nghề nghiệp của học sinh hiện nay.
Đề 6: (Trang 23-VH&TT số 2 năm 2009)
“Sứ mạng của người mẹ không phải là làm chỗ dựa cho con cái mà là chỗ dựa đó trở nên không cần thiết” (B.Babbles)
Em có suy nghĩ gì về cách giáo dục con cái qua câu nói trên?
Gợi ý cách làm:
- Nội dung nghị luận: về quan điểm, phương cách giáo dục của cha mẹ với con cí.
- Phân tích được tầm quan trọng của việc giáo dục con cái biết sống chủ động, tích cực, không dựa dẫm ỷ lại, biết tự đứng bằng đôi chân của mình.
- Dẫn chứng cách giáo dục con cái tích cực của người Nhật Bản, người Do Thái, thực tế em được chứng kiến,
- Dẫn chứng thực tế một số con cái chỉ biết dựa vào cha mẹ dẫn tới những hậu quả xấu,
Đề 7: (Trang 23-VH&TT số 2 năm 2009)
Đọc bài thơ “Quán hàng phù thủy” (K.Bađajađro Prađip-Ấn Độ) sau:
Một phù thủy
Mở quán hàng nho nhỏ
Mời vào đây
Ai muốn mua gì cũng có!
Tôi là khách đầu tiên
Từ bên trong
Phù thủy ló ra nhìn
Anh muốn gì?
Tôi muốn mua tình yêu,
Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn
Hàng chúng tôi chỉ bán những cây non
Còn quả chính, anh phải trồng,
Không bán!
	(Thái Bá Tân dịch)
	Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa triết lý của bài thơ trên trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy bình luận.
Gợi ý cách làm:
Yêu cầu về kỹ năng:
	- Học sinh biết cách làm một bài nghị luận xã hội, vấn đề rút ra từ một tác phẩm văn học. Cụ thể: trước khi đi vào bàn bạc ý nghĩa triết lý nhân sinh trong tác phẩm, học sinh cần phân tích sơ qua bài thơ, những hình ảnh biểu tượng,để xác định được vần đề cần nghị luận.
	- Biết phối hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận; giải thích, chứng minh, bình luận.
- Văn viết chặt chẽ, sắc sảo, lập luận thuyết phục, có sáng tạo.
Yêu cầu về kiến thức:
	- Học sinh cần nhận thức được: đây là một bài nghị luận xã hội dạng mở. Học sinh cần phân tích bài thơ để đọc được ý nghĩa triết lý trong đó, sau đó bình luận triết lý nhân sinh ấy.
- Cần thấy: bằng việc dựng lên một tình huống đối đáp giựa phù thủy (đại diện cho sức mạnh quyền năng biến hóa) và nhân vật (người mua hàng đầu tiên, người khao khát kiếm tiềm hạnh phúc, tình yêu, tình bạn,), nhà thơ Ấn Độ muốn gởi gắm triết lỳ sâu sắc về đời sống nhân sinh:
	+ Tất cả những gì cao đẹp nhất trong cuộc sống của chúng ta (như hạnh phúc, tình yêu,) đều do chính chúng ta tự tay làm ra. Muốn đạt tới những giá trị ấy, không còn cách nào khác, chúng ta phải ra sức vun trồng, xây đắp, nuôi dưỡng,mới trở nên vững bền, có ý nghĩa.
	+ Có những thứ giá trị trên đời này không một quyền lực nào, một sức mạnh nào, một của cải nào có thể làm ra, có thể mua được, đó là: tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn,Tất cả những thứ đó có được đều cần đến thời gian, đều xuất phát từ tình cảm chân thành, không vụ lợi,
Đề 8: (Trang 22-VH&TT số 3 năm 2009)
	Với nhan đề: “Hoa hậu nhặt rác và dòng nước thải từ Vê-đan”. Báo Tuổi Trẻ Online (thứ hai ngày 15/09/2008) có đoạn:
	“Ngẫu nhiên hay trùng hợp, thời điểm các dòng nước thải, tác nhân đầu độc sông Thị Vải đổ thẳng ra sông cũng là lúc hoa hậu Trái đất 2007 và hai hoa hậu Trái đất Singapore và Phillippines đang nhặt rác ở biển Cần Giờ”.
Dòng tin trên gợi cho anh (chị) suy nghĩ gì? (Bài viết không quá ba trang giấy)
Gợi ý:
- Yêu cầu: kiểm tra kỹ năng viết nghị luận xã hội, cụ thể là nghị luận về một hiện tượng đời sống; biết sử dụng hợp lý các thao tác lập luận và kết hợp các thao tác này để viết bài; bố cục bài viết sáng rõ; lập luận chặt chẽ,
- Bài làm cần có các ý chính sau:
	+ Dẫn dắt để giới thiệu dòng tin mà đề bài đưa ra, trích dòng tin.
+ Nêu hiện tượng đời sống mà bản tin đề cập đến: hai cách ứng xử đối lập nhau của con người đối với môi trường ... ho những người tri thức.
3. Suy nghĩ về con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay:
- Con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay rộng mở hơn, không chỉ giới hạn ở việc thi đỗ đại học ra làm “thầy”, mà có thể học làm “thợ”, thành những thợ lành nghề trong các lĩnh ực khoa học, công nghệ mà nước ta đang rất thiếu.
- Nếu không được đến trường, bạn vẫn có thể tự học hoặc vừa học vừa làm, học cách lao động tự kiếm sống và vượn lên làm giàu. “Trường đời là trường học lớn nhất” (lấy một vài dẫn chứng thực tế để minh họa về việc nhiều cá nhân đã đi lên làm giàu bằng con đường tự học, tự lao động kiếm sống),
- Từ bài “sa hành đoản ca”, từ thực tế đời sống, thanh niên có thể thay đổi cách học “từ chương, giáo điều”; “nhai văn nhá chữ”, coi trọng học đi đôi với hành, phát huy sáng tạo của người học (liên hệ đến thực tế nhiều người không có bằng cấp mà vẫn sáng chế, sáng tạo ra nhiều công trình, công cụ lao động khoa học),
- Học không chỉ để mưu cầu danh lợi cho bản thân mà còn phải gắn với yêu cầu của gia đình, xã hội và quê hương, đất nước.
*Cách thức nghị luận:
Phân tích được những nội dung cơ bản trên, gắn tư tưởng, ý nghĩa của bài thơ với thực tế học hành thi cử, lập thân của thanh niên hiện nay, có thể đưa dẫn chứng thực tế kết hợp với dẫn chứng văn học khi nghị luận.
Đề 18: (Trang 23-VH&TT số 8 năm 2009)
Cuộc đời luôn tồn tại những kẻ “cá lớn nuốt cá bé”, “mạnh ai nấy sống”, “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”. Song nhà văn Nam Cao lại quan niệm: “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đội vai mình”. (trích: “Đời thừa”-Nam Cao).
Anh (chị) có suy nghĩ gì về câu nói trên?
Gợi ý làm bài:
1. Về kỹ năng:
- HS biết vận dụng thành thạo các thao tác lập luận đã học như: giải thích, phân tích, chứng minh, phản bác, bình luận để làm bài nghị luận xã hội bàn về một tư tưởng đạo lý: “sức mạnh của lòng nhân ái” được rút từ tác phẩm “Đời thừa” của nhà văn Nam Cao.
- Bài viết có bố cục, lập luận rõ ràng, chặt chẽ; dẫn chứng phù hợp, sinh động; văn viết truyền cảm, thuyết phục.
2. Về kiến thức:
Nội dung bài viết cần đảm bảo các nội dung chính sau:
a. Giải thích, chứng minh vấn đề:
- Giải thích các khái niệm: kẻ mạnh, kẻ giẫm lên vai kẻ khác, kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.
- Giải thích toàn bộ vấn đề: hs cần làm rõ tại sao Nam Cao lại quan niệm như thế. Từ đó thấy ý nghĩa của câu nói: đề cao chủ nghĩa nhân đạo, nhân cách cao thượng, đức hy sinh, tình thương yêu giữa con người với con người trong cuộ sống.
- Vận dụng một số dẫn chứng trong thực tế và sách báo để làm sáng tỏ vấn đề (dẫn chứng trong học tập, trong đời sống cộng đồng, trong mối quan hệ giữa các quốc gia).
b. Bình luận vấn đề:
- Trình bày ý kiến, quan điểm về câu nói của Nam Cao: đó là triết lý nhân sinh cần thấy hai mặt của vấn đề: phủ định “kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ” và khẳng định “kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”.
- Nêu một số biểu hiện trái với vấn đề được bàn:
+ Sống coi trọng vật chất, dùng sức mạnh vật chất để áp đảo, lấn lướt chân lý theo triết lý “mạnh vì gạo, bạo vì tiền”.
+ Sống “giẫm lên vai người khác để thỏa mãn lòng ích kỷ”, vụ lợi, thạm vọng tầm thường, sẵn sàng chà đạp, hủy diệt đồng loại vì lợi ích cá nhân, “cá lớn nuốt cá bé”.
+ Sống chỉ biết bản thân, không quan tâm đến người khác, “mạnh ai nấy sống”.
+ Sống ươn hèn, dựa dẫm, thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí vươn lên,những thái độ sống đó cần phê phán.
c. Rút ra bài học cho bản thân: rèn luyện để có kiến thức, sức khỏe, nhân cách tốt, có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác trong cuộc sống. Đó chính là cội nguồn của sức mạnh chân chính.
Đề 19: (Trang 21-VH&TT số 9 năm 2009)
“Sự thành đạt của tôi không phải ở các dãy số trong tài khoản ngân hàng, mà chính là lúc tôi biết cho đi, san sẻ những gì mình có với những người cần được giúp đỡ. Tôi có học cao đến mấy cũng chưa đủ, chỉ khi nào tôi dùng sự hiểu biết của mình để hỗ trợ, nâng đỡ người khác, thì lúc đó tôi mới thực sự thành đạy”.
(Trích trả lời phỏng vấn của nhà văn nữ Phụng Lệ Lý trên Báo Phụ Nữ chủ nhật, số 18, ngày 17.05.2009)
Anh (chị) có suy nghĩ gì về sự thành đạt trong câu nói trên? Liệu nó có mâu thuẩn với khái niệm thành đạt nói chung mà chúng ta vẫn thường quan niệm trong cuộc sống ngày nay?
Gợi ý làm bài:
Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh cần biết đây là một dạng đề mở của kiểu bài NLXH, bàn về một quan niệm sống: sự thành đạt.
- Cần phối hợp các thao tác: giải thích, chứng minh, so sánh và bình luận.
- Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng, văn phong trong sáng, giàu sức thuyết phục.
Yêu cầu về kiến thức:
*MB: nêu được vấn đề cần nghị luận: một cách hiểu khác về sự thành đạt.
*TB:
- Giải thích khái niệm: thế nào là sự thành đạt?
+ Thành đạt là đạt kết quả tốt đẹp, đạt mục đích về sự nghiêp, làm nên (từ điển tiếng Việt)
+ Dẫn chứng: lấy từ thực tế đời sống
- Thành đạt trong ý kiến trên được hiểu hiểu như thế nào?
	+ Giải thích những từ “cho đi”, “san sẻ”, “hỗ trợ”, “nâng đỡ” để hiểu thành đạt ở đây chính là sự đồng cảm, chia sẻ. Đó là tình thương đồng loại.
	+ Xét về mặt tinh thần, khi chúng ta biết cho đi, ấy là lúc chúng ta sẽ nhận lại hạnh phúc. Thành đạt chính là sự thỏa mãn với hạnh phúc có khi mình có được khi thể hiện tính nhân đạo.
- So sánh: quan niệm về sự thành đạt nói chung trong thời đại ngày nay với quan niệm thành đạt của nhà văn Phùng Lệ Lý:
	+ Quan niệm chung cho rằng: thành đạt gắn liền với sự nghiệp vẻ cang, một tiền đồ hứa hẹn, sự iaù có về tiền bạc, đỉnh cao của vinh quang.
	+ Quan niệm của nhà văn Phùng Lệ Lý: thành đạt là niềm vui gặt hái được từ tấm lòng vụ tha, từ việc làm ý nghĩa, sự giàu có về mặt tinh thần.
	+ Khẳng định: quan niệm của nhà văn Phùng Lệ Lý không mâu thuẫn mà bổ sung cho quan niệm truyền thống mà thôi.
- Bình luận: 
	+ Đó là quan niệm sống tích cực, tiến bộ, một lối sống đẹp trong cuộc sống ngày nay mà thanh niên cần học tập.
	+ Đã có nhiều người cùng có quan niệm sống trên.
	+ Dẫn chứng thực tế đời sống: những tấm gương thành đạt làm nhân đạo, từ thiện.
Liên hệ bản thân.
*KB: khẳng định đây là một quan niệm sống đẹp, cần phát huy, kết hợp bày tỏ thái độ, suy nghĩ bản thân.
Đề 20: (Trang 25-VH&TT số 10 năm 2009)
Trong bài tấu: “luận học pháp” gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723-1804) đã viết: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo. Đạo đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa người mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy”. (Ngữ Văn 8, tập hai)
Em hiểu gì về lời dạy trên của La Sơn Phu Tử, hãy trình bày suy nghĩ về mục đích học của mình bằng một bài văn.
Gới ý làm bài:
Thể loại: NLXH
Về phương pháp: vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.
Về hình thức: bài viết có bố cục ba phần, rõ ràng, mạch lạc, có luận điểm đúng đắn sáng tỏ, có luận cứ, lập luận phù hợp, thuyết phục, lời văn chính xác, sinh động.
Về nội dung:
a. Suy nghĩ về lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp:
- Câu nói: “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” được tác giả dùng phép so sánh ngắn gọn, dễ hiểu.
- Khái niệm “đạo” vốn trừu tượng khó hiểu cũng được tác giả giải thích đơn giản, rõ ràng: “đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”.
- Như vậy từ thế kỷ XVIII Nguyễn Thiếp đã xác định rõ mục đích chân chính của việc học là để làm người, một con người có kiến thức và nhân cách.
b. Suy nghĩ về mục đích học tập của mình:
- Thế nào là mục đích học tập? Và thế nào là mục đích học tập đúng đắn?
- Tầm quan trọng của mục đích học tập đúng đắn.
- Nêu biểu hiện của những học sinh không xác định đúng mục đích học tập. Phân tích nguyên nhân và tác hại.
- Suy nghĩ về mục đích học tập chân chính của bản thân.
- Đề ra những giải pháp để có thể đạt được mục đích học tập đúng đắn đó.
Đề 21: (Trang 23-VH&TT số 11 năm 2009)
Kết thúc văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ Văn 7, tập một), nhà văn Lý Lan đã để cho người mẹ nói với con: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
	Từ việc cảm nhận về “thế giới kỳ diệu” ấy, em hãy trình bày những suy nghĩ của mình về vai trò của nhà trường.
Gợi ý làm bài:
Yêu cầu về kỹ năng: bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sáng tạo; lý lẽ sắc bén, giàu sức thuyết phục.
Yêu cầu về nội dung:
Khẳng định nhà trường là một thế giới kỳ diệu: thế giới tri thức, thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương, lòng nhân hậu, sự quan tâm, giúp đỡ, sẻ chia,thế giới của ý chí, nghị lực, khát vọng và niềm tin,
Suy nghĩ về vai trò của giáo dục nhà trường hiện nay:
- Đảng, nhà nước ta đã xác định “giáo dục là quốc sách hàng đầu”, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển”. Giáo dục trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.
- Kỷ cương, nề nếp, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Nhà trường trở thành một môi trường tốt đẹp, trong sáng, thân thiện nhất đối với tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em,
3. Mở rộng, liên hệ:
- Ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời đại, và đối với mỗi quốc gia đều có những quyết sách về giáo dục phù hợp với điều kiện hoàn cảnh và nhu cầu xây dựng phát triển đất nước. Song dù đường lối chính sách giáo dục như thế nào đi chăng nữa thì giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng,
- Giáo dục nhà trường sẽ đào tạo ra một thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, tạo nền tảng vững chắc cho tương lai,
- Cũng cần thấy rằng: “mỗi sai lầm trong giáo dục s4 ảnh hưởng đến cả thế hệ mai sau,”
*HS có thể lấy dẫn chứng từ thực tế đời sống, lịch sử, văn học,
Đề 22: (Trang 29-VH&TT số 12 năm 2009)
“Nhiều người trẻ tuổi cho rằng sành điệu là ăn mặc đúng mốt và đi trước mốt, là dùng đồ vật đắt tiền và khác người,nhưng những người từng trải thì bảo rằng: sành điệu nhất chính là biết chấp nhân thử thách và dấn thân vào thử thách cuộc đời”. (Theo 24h.com.vn)
	Còn em, em cho rằng thế nào là sành điệu? Hãy viết một bài nghị luận với nhan đề sành điệu?
Gợi ý làm bài:
1. Về kỹ năng:
- Đây là dạng đề mở, HS có thể sáng tạo theo nhiều cách nghĩ và nhân định của mình.
- Vận dụng các kỹ năng gải thích, phân tích, chứng minh, tổng hợp,để nghị luận về một vấn đề xã hội.
2. Về kiến thức:
- XH đang phát triển con người sống trong xã hội ấy nếu không học hỏi, cập nhật để hiểu biết thì sẽ lạc hậu,
- Ăn mặc đúng mốt, đi trước mốt, dùng đồ vật đắt tiền cũng là sành điệu, tuy nhiên cái sành điệu ấy chỉ là cái hào nhoáng bên ngoài.
- Con người quan trọng cần có sự hiểu biết, mà muốn có hiểu biết thì phải biết học hỏi.
- Con đường học hỏi nhiều khi không bằng phẳng mà lắm chông gai vì thế người ta phải biết chấp nhận thử thách và dấn thân vào thử thách,
(Đây chỉ là những định hướng của riêng của người ra đề. Các em có thể có những suy nghĩ và những cách hiểu khác, hợp lý, thuyết phục hơn)

Tài liệu đính kèm:

  • docde van nghi luan.doc