Giáo án môn Ngữ văn 9 - Phần 2

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Phần 2

Bài 10 - Tiết 46 - Văn bản : ĐỒNG CHÍ

Soạn : . ( Chính Hữu)

Dạy : .

A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS cóa thể :

 -Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ

 - Nắm được đặc sắc NT của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng

 -.Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng

B/ Chuẩn bị :

 - GV: Ảnh chân dung tác giả Chính Hữu ; Bảng phụ.

 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.

C/ Hoạt động trên lớp :

1) Ổn định tổ chức: (1 phút) : KT sĩ số: 9: 9: 9:

2) KT bài cũ: (4 phút)

 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm những câu thơ mà em cho là hay nhất trong

 VB " LVT gặp nạn".

 - Trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả

 biểu cảm trong những câu thơ ấy.

3) Bài mới : (35 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút

doc 65 trang Người đăng duyphuonghn Lượt xem 692Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Phần 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10: &
Bài 10 - Tiết 46 - Văn bản : Đồng chí 
Soạn : .......................... ( Chính Hữu)
Dạy : ...........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS cóa thể :
 -Cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, giản dị của tình đồng chí, đồng đội và hình ảnh người lính cách mạng được thể hiện trong bài thơ
 - Nắm được đặc sắc NT của bài thơ: chi tiết chân thực, hình ảnh gợi cảm, cô đúc, giàu ý nghĩa biểu tượng
 -.Rèn luyện năng lực cảm thụ và phân tích các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh trong một tác phẩm thơ giàu cảm hứng hiện thực mà không thiếu sức bay bổng
B/ Chuẩn bị :
 - GV: ảnh chân dung tác giả Chính Hữu ; Bảng phụ.
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Hoạt động trên lớp :
1) ổn định tổ chức: (1 phút) : KT sĩ số:	9:	9:	9:
2) KT bài cũ: (4 phút)
 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm những câu thơ mà em cho là hay nhất trong 
 VB " LVT gặp nạn".
 - Trình bày cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả
 biểu cảm trong những câu thơ ấy.
3) Bài mới : (35 phút) - GV giới thiệu bài (1 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I) Tìm hiểu chung : ( 4 phút)
 - Qua phần tìm hiểu ở nhà, em hãy nêu vài nét khái quát về tác giả
 - Cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, bổ sung thêm một số thông tin.
 ộ GV chốt lại :
 1- Tác giả :
 Tên thật: Trần Đình Đắc, sinh năm 1926 là nhà thơ quân đội, quê ở Can Lộc- Hà Tĩnh.
 Đề tài viết chủ yếu về người lính và hai cuộc kháng chiến.
 ? Bài thơ " Đồng chí " được sáng tác vào thời điểm nào ?
 ộ GV chốt lại :
 2- Tác phẩm:
 Bài thơ sáng tác vào đầu năm 1948 trong tập " Đầu súng trăng treo" đã được Minh Quốc phổ nhạc
 II) Đọc- hiểu VB : (30 phút)
 1- Đọc- tìm hiểu chú thích :
 - GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn: giọng chậm, tình cảm; 3 câu cuối nhịp chậm hơn, lên giọng để khắc hoạ rõ hình ảnh vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa biểu tượng.
 - GV nhận xét phần đọc của HS sau đó hướng dẫn tìm hiểu chú thích nhất là chú thích (1)
 2- Bố cục :
 ? Bài thơ có thể chia làm mấy phần ? Nêu nội dung từng phần ?
 * GV nhận xét, chốt lại: Chia 2 phần
 - 6 dòng đầu: Cơ sở của tình đồng chí.
 - Phần còn lại: Những biểu hiện của tình đồng chí.
 - GV cho HS nhận xét về bố cục nhất là vai trò của câu thơ thứ bảy trong bài.
 - GV bổ sung, làm rõ kết cấu đặc biệt của bài thơ: Kết cấu hình " bó mạ" với vai trò đặc biệt của câu thơ thứ 7.
 3- Tìm hiểu VB :
 a) Cơ sở hình thành tình đồng chí:
 ? Theo nhà thơ, tình đồng chí đồng đội giữa những người lính bắt nguồn đầu tiên từ cơ sở nào ? Những hình ảnh " nước mặn đồng chua", " đất cày lên sỏi đá" nói lên điều gì về nguồn gốc xuất thân của những người lính ?
 ? Vì sao từ những người xa lạ ở khắp nơi của Tổ quốc, họ lại trở nên thân thiết ? 
 ? Tình đồng chí còn được nảy sinh từ cơ sở nào nữa ?
 ? Như vậy có gì đặc sắc trong nghệ thuật diễn tả cơ sỏ của tình đồng chí ở 6 câu thơ đầu ?
 (Ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật)
 ộ GV bổ sung, chốt lại:
 Bằng một ngôn ngữ giản dị, chân thật, tác giả cho ta cảm nhận được cội nguồn của tình đồng chí. Đó là tình cảm được xây cất từ tình cảm của giai cấp cần lao. Đó là thứ tình cảm gắn bó tự nguyện, rộng lớn, mới mẻ nhưng cũng thật gần gũi. Tình đồng chí tạo thành sức mạnh của đội ngũ trong đấu tranh.
 - GV nhắc lại giá trị đặc biệt của dòng thơ thứ 7 và chuyển ý phân tích.
 b) Những biểu hiện của tình đồng chí:
 ? Những người đồng chí biết gì về hoàn cảnh của nhau ? 
 ? Em có nhận xét gì về những hình ảnh mà tác giả sử dụng ?
 ? Thế mà họ lại" mặc kệ ", em hiểu đó là thái độ như thế nào ?
 ? Như vậy 3 câu thơ đầu của phần 2 gợi cho em thấy những biểu hiện gì của tình đông chí ?
 ộ GV bổ sung, chốt lại:
 - Đồng chí, đó là sự cảm thông sâu xa những tâm tư, nỗi lòng cùng nhau.
 ? Những câu thơ tiếp theo vẫn nói về tình đồng chí một cách cụ thể. Theo em những câu thơ nào thể hiện rõ nhất điều đó ?
 ? Có gì đặc sắc trong nghệ thuật thể hiện những câu thơ đó?
 ? Như vậy tình đồng chí còn được biểu hiện ở những phương diện nào ?
ộ GV bổ sung và chốt lại:
 Bằng những chi tiết chân thật, giản dị; xây dựng những câu thơ sóng đôi đối xứng nhau, tác giả làm nổi bật một dặc điểm quan trọng của tình đồng chí- đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao thiếu thốn của cuộc đời người lính.
 ’ GV mở rộng:
 Cũng như trong một bài thơ khác- bài thơ” Giá từng thước đất”- Chính Hữu viết: “ Đồng đội ta là hớp nước uống chung, bát cơm sẻ nửa, là chia nhau một mảnh tin nhà, chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết...”
 GV cho HS đọc ba câu thơ cuối bài và yêu cầu HS thảo luận, nhận xét về cách xây dựng hình ảnh ở 3 câu thơ đó có gì đặc sắc.
 ộ GV bổ sung và chốt lại:
 Ba câu cuối với hình ảnh cô đọng, gợi cảm, nổi bật biểu tượng vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội. Đó là cùng tin cậy, cùng chung lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ sự hi sinh và ước mơ về cuộc sống thanh bình
- GV bình kĩ về hình ảnh kết thúc bài thơ- hình ảnh” Đầu súng trăng treo”
 4- Tổng kết: ( ghi nhớ: SGK - )
 ? So với nhiều bài thơ khác, em nhận thấy bài thơ này có giá trị ở những dấu hiệu nghệ thuật riêng biệt nào ?
 ? Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp ?
 - GV chỉ định 1 HS đọc mục ghi nhớ- SGK
 III) Luyện tập:
 - GV cho HS thực hiện phần LT trong SGK ở nhà, giờ sau kiểm tra .
* HS dựa vào phần chú thích (ộ) trả lời:
* HS quan sát, nghe.
* HS tự ghi những thông tin cơ bản.
* HS dựa vào phần chú thích để trả lời:
* HS nghe.
* 2 HS đọc tiếp đến hết bài.
* HS tìm hiểu chú thích theo yêu cầu của GV
* HS thảo luận, phát biểu:
Có thể chia làm 3 phần hoặc 2 phần .
’ HS nêu cụ thể cách chia từng phần
* HS thảo luận, phát biểu:
Đó là câu thơ quan trọng nhất của bài, được lấy làm nhan đề biểu hiện chủ đề của bài. Nó đứng giữa hai đoạn thơ thể hiện 2 ý cơ bản của bố cục.
* HS đọc lại diễn cảm 6 câu thơ đầu.
* HS phát hiện qua 2 câu thơ đầu:
 - Quê hương anh
 - Làng tôi..
’ Hoàn cảnh xuất thân: đều là những người nông dân lao đông nghèo khổ
* HS thảo luận, trả lời:
Vì họ cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu, chung giai cấp xuất thân
* HS phát hiện qua 2 câu thơ:
 - Súng bên súng.
 - Đêm rét chung chăn.
’ cùng chung nhiệm vụ, sát cánh bên nhau trong chiến đấu, trong sự chia sẻ những thiếu thốn, gian lao.
* HS khái quát lại:
- Ngôn ngữ giản dị, chân thực; sử dụng các thành ngữ dân gian.
- NT đối.
* HS nghe kết hợp tự ghi.
* HS đọc tiếp phần còn lại của VB.
* HS phát hiện:
Ruộng nươngra lính.
* HS rút ra nhận xét:
Những hình ảnh gần gũi, thân quen, gắn bó với người dân không dễ gì từ bỏ được
* HS thảo luận trả lời:
Thái độ ra đi một cách dứt khoát, không vướng bận, thể hiện một sự hi sinh lớn, trách nhiệm lớn với non sông đất nước
* HS khái quát, phát biểu:
Hiểu tâm tư, tình cảm, nỗi lòng của nhau.
* HS phát hiện :
Anh với tôi..ớn lạnh
.....
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
* HS thảo luận, phát hiện:
 - Chi tiết chân thật, giản dị
 - Xây dựng những câu thơ sóng đôi, đối ứng với nhau.
* HS phát biểu:
Tình đồng chí được biểu hiện ở việc cùng chia sẻ những khó khăn, gian lao của cuộc đời người lính trong những năm đầu kháng chiến
* HS nghe, tự ghi:
* HS nghe:
* HS đọc 3 câu cuối bài, quan sát bức tranh minh hoạ trong SGK.
* HS thảo luận nhóm, phát biểu và bổ sung cho nhau.
Có 3 hình ảnh: người lính, súng và trăng
đó là những hình ảnh thực và giàu chất lãng mạn ’ HS nêu cụ thể.
* HS nghe, tự ghi:
* HS tổng kết lại về NT và nội dung của bài thơ.
* HS đọc mục (ghi nhớ)
* HS về nhà thực hiện phần LT- SGK
4) Củng cố: (3 phút) 
 ? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ này là “Đồng chí”? 
5) HD về nhà: ( 2 phút)
 - Học thuộc lòng bài thơ, nắm nội dung và nghệ thuật của bài
 - Làm bài tập 2- phần LT trong SGK và bài tập bổ sung- SBT
 ’ Soạn VB: “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật.
 ..................................................................................
Bài 10 - Tiết 47 - Văn bản: 
Soạn : ....................... Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Dạy : ........................ ( Phạm Tiến Duật)
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể :
 - Cảm nhận được nét độc đáo của hình tượng những chiếc xe không kính cùng hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn hiên ngang, dũng cảm, sôi nổi trong bài thơ
 - Thấy được những nét riêng của giọng điệu, ngôn ngữ bài thơ
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích hình ảnh, ngôn ngữ thơ
B/ Chuẩn bị:
 - GV: ảnh chân dung tác giả Phạm Tiến Duật ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ văn bản và soạn bài theo hệ thống câu hỏi ở SGK.
C/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: (1 phút): KT sĩ số:	9: 	9:	9:
2) KT bài cũ: (4 phút)
 - Đọc thuộc lòng, diễn cảm bài thơ “ Đồng chí” của Chính Hữu
 ? Hình ảnh thơ “ Đầu súng trăng treo” đã gợi cho em cảm xúc và suy nghĩ gì ?
3) Bài mới : (35 phút) - GV giới thiệu bài : (1 phút )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 I) Tìm hiểu chung : (4 phút)
 - Qua phần tìm hiểu ở nhà, hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả ?
 - GV cho HS quan sát ảnh chân dung tác giả, bổ sung thêm một số thông tin.
 ộ GV chốt lại:
 1) Tác giả:
 - Sinh năm 1941, quê ở Phú Thọ.
 - Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
 - Phong cách: sôi nổi, hồn nhiên, tinh nghịch.
 ? Bài thơ “ Bài thơ ...không kính” ra đời trong hoàn cảnh nào ?
 ộ GV chốt lại:
 2) Tác phẩm:
 Bài thơ sáng tác năm 1969, in trong tập thơ “Vầng trăng- quầng lửa ”.
 II) Đọc- hiểu VB : (30 phút)
 1) Đọc- tìm hiểu chú thích:
 - GV hướng dẫn đọc và đọc 1 đoạn: giọng đọc vui tươi, sôi nổi, thể hiện tinh thần lạc quan, tư thế ung dung, tinh thần dũng cảm của tuổi trẻ.
- GV nhận xét phần đọc của HS sau đó hướng dẫn tìm hiểu chú thích, bổ sung các từ: “ tiểu đội”, “ chông chênh”
 2) Tìm hiểu văn bản:
 - GV cho HS xác định thể thơ của bài thơ, so sánh với bài thơ “Đồng chí ” của Chính Hữu.
 ? Có gì khác lạ trong nhan đề bài thơ này ?
 ộ GV bổ sung, chốt lại:
 Nhan đề: nói về những chiếc xe không kính để ca ngợi những người chiến sĩ lái xe vận tải Trường Sơn kiên cường, dũng cảm, sôi nổi, trẻ trung thời chống Mĩ
’ thu hút người đọc ở vẻ khác lạ, độc đáo. Đó là chất thơ của hiện thực chiến tranh.
 a) Hình ảnh những chiếc xe không kính:
 ? Nguyên nhân nào khiến những chiếc xe không kính ?
 ? Hãy nhận xét về từ ngữ được tác giả sử dụng trong câu thơ ?
 ? Trải qua chiến tranh, những chiếc xe ấy còn bị biến dạng như thế nào ?
? Việc dùng một loạt các từ phủ định
 “không ” ở hai câu thơ có tác dụng gì ?
 ộ GV chốt lại :
 Tác giả dùng nhiều động từ mạnh và các từ phủ định; cách tả thực, câu thơ gần gũi với văn xuôi; giọng điệu thản nhiên ngang tàng diễn tả một hình ảnh độc đáo- những chiếc xe không kính- hiện lên thực tới mức trần trụi, gợi sự khốc liệt của chiến tranh trong những năm chống Mĩ gay go, khốc liệt.
 ? Tác giả sáng tạo ra một hình ảnh độc đáo “những chiếc xe không kính ” để nhằm mục đích gì ?
 b) Hình ảnh người ... - Thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm tận lực, có ý thức trách nhiệm và kỉ luật cao.
 ? Vì sao anh có thể vượt qua những khó khăn, thử thách ấy ?
? Khi người hoạ sĩ muốn vẽ anh, anh đã thể hiện thái độ gì ? thái độ đó thể hiện đức tính nào của anh thanh niên ?
ộ GV chốt:
- Đức tính : Khiêm tốn, luôn hoà mình vào đội ngũ những người tri thức.
? Thái độ của anh khi kể chuyện ra sao ?
? Nét đẹp trong tính cách của anh còn được thể hiện ngay cả trong những suy nghĩ và quan niệm . Đó là những suy nghĩ, quan niệm gì ? 
? Em đánh giá gì về những suy nghĩ này ?
? Qua đó em có ấn tượng ntn về anh thanh niên ?
ộ GV chốt:
- Tác giả đã khắc hoạ khá chân thực và sinh động bức chân dung đẹp đẽ về anh thanh niên sống có lí tưởng, vui vẻ, thích giao tiếp, chu đáo với mọi người. Đó là những vẻ đẹp thật giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng với những khát vọng háo hức của con người lao động mới.
* HS dựa vào phần chú thích (ộ) trả lời:
* HS quan sát, nghe:
* HS tự ghi những thông tin cơ bản.
* HS dựa phần chú thích (ộ) để trả lời:
* HS đọc tiếp những đoạn quan trọng để tìm hiểu.
* Các HS khác nghe, nhận xét bổ sung.
* HS thảo luận, xác định : 3 đoạn.
- Đoạn 1 : Từ đầu ... ’ Kìa anh ta kia.
’ Giới thiệu cuộc gặp gỡ.
- Đoạn 2 : Tiếp ... Không có việc gì như thế
’ Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Đoạn 3 : Còn lại 
’ Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên với cô gái và ông hoạ sĩ.
* HS thảo luận - phát biểu:
- Cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng.
- Có nhiều nhân vật, nhân vật chính là anh thanh niên. Các n/vật khác góp phần tô đậm n/vật chính và bộc lộ chủ đề của truyện.
* HS nghe và tự ghi những ý chính.
* HS thảo luận, trả lời:
- Qua lời kể của bác lái xe.
Hai mươi bảy tuổi, làm trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m , là người cô độc nhất thế gian, làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu, tình huống gặp gỡ làm quen bất ngờ, thú vị.
’ Gây ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ hấp dẫn.
* HS phát hiện qua các chi tiết :
- Tầm vóc bé nhỏ.
- Nét mặt rạng rỡ.
- Gói thuốc làm quà cho vợ bác lái xe.
- Mừng quýnh vì sách.
- Tặng hoa cho cô gái.
- Pha trà ngon mời khách.
’ Sự cởi mở, ân cần, chu đáo với mọi người.
* HS thảo luận - trả lời :
- Vì ông thấy:
+ Một vườn hoa tươi
+ Một căn nhà sạch sẽ ...
+ Cuộc đời riêng của anh ...quá
+ Nuôi gà, trồng hoa, thuốc quý.
* HS nêu ý kiến và cảm nhận của mình.
- Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu nghị lực và trách nhiệm lớn.
* HS thảo luận - phát biểu :
- Thái độ làm việc say sưa , nghiêm túc...
* HS tự ghi những thông tin chính.
* HS thảo luận - trả lời :
- Vì anh xác định rõ mục đích công việc mình làm, tìm thấy niềm vui trong công việc, cuộc sống.
- Anh từ chối, giới thệu những người khác.
’ anh là người khiêm tốn.
* HS phát hiện:
- Kể chuyện 1 cách say sưa, hồn nhiên, chân thành.
- Nói to những điều người ta chỉ nghĩ hay ít nghĩ.
* HS thảo luận - phát hiện những suy nghĩ, quan niệm của anh thanh niên ở đoạn văn đầu trang 185.
’ Suy nghĩ đẹp của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống.
* HS nêu cảm nhận.
4) Củng cố : (3’ ) ’ GV dùng bảng phụ: 
 ? Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào ?
 A. Tự giới thiệu về mình	 C. Hiện ra qua sự nhìn nhận đánh giá của các n/vật.
 B. Được tác giả m/tả trực tiếp. D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già.
 ’ HS lựa chọn đáp án đúng là : ( C )
 5) HD về nhà : (2’ )
 - Nắm chắc những đặc điểm cơ bản của nhân vật anh thanh niên.
 - Tập tóm tắt lại VB cho mạch lạc.
 ’ Xem lại VB, tìm hiểu về các nhân vật còn lại để giờ sau học .
 ..................................................................................
Bài 14 - Tiết 66 - Văn bản: Lặng lẽ sa pa ( tiếp )
Soạn : ....................... ( Trích) - Nguyễn Thành Long 
Dạy :.........................
A/ Mục tiêu: Qua tiết học, HS có thể :
 - Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật khác trong truyện thể hiện trong công việc, trong cách sống và những suy nghĩ , tình cảm.
 - Phát hiện đúng chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
 - Rèn kĩ năng cảm thụ, phân tích các yếu tố của tác phẩm truyện .
B/ Chuẩn bị:
 - GV: Nội dung tiết dạy ; Bảng phụ. 
 - HS: Đọc kĩ lại văn bản , tìm hiểu về các nhân vật khác của truyện.
C/ Hoạt động trên lớp:
1) ổn định tổ chức: (1’ ): KT sĩ số:	9:	9:	9:
2) KT bài cũ: (5‘ ) 
 ? Kể tóm tắt nội dung truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa ” . Hãy nêu những đức tính, phẩm chất đáng quý ở nhân vật anh thanh niên ?
3) Bài mới : (35 ‘ ) - GV giới thiệu vào bài bằng cách nêu vị trí, vai trò của các nhân vật khác trong việc khắc hoạ nhân vật và làm nổi bật chủ đề của truyện.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 4) Tìm hiểu văn bản : 
 b) Các nhân vật khác.
- GV : Có thể xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua lời kể của các nhân vật khác.
b1: Nhân vật uất hiện trực tiếp.
* ) Bác lái xe :
 ? Em có nhận xét gì về bác lái xe ?
ộ GV chốt:
 - Là người sôi nổi, có nhiều năm công tác, kinh nghiệm.
’ Làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
*) Ông hoạ sĩ già :
? Nhân vật ông hoạ sĩ đóng vai trò gì trong truyện ?
A. ( vừa ) là nhân vật trong truyện.
B. Là điểm nhìn trần thuật của tác giả để quan sát miêu tả nhân vật chính và cảnh thiên nhiên.
C. Là người thể hiện những suy nghĩ, tình cảm của tác giả.
D. Cả A , B , C đều đúng.
? Ông có thái độ và tình cảm gì khi tiếp xúc và trò chuyện với anh thanh niên ? Vì sao ông có những biểu hiện nội tâm đó ?
? Ông hoạ sĩ già đã có những suy nghĩ về nghệ thuật và con người ?
? Từ những chi tiết về ông hoạ sĩ già , em hãy nêu cảm nhận về ông ?
ộ GV chốt:
 - Là người từng trải trong cuộc sống và am hiểu nghệ thuật. Lời nói , cử chỉ, suy nghĩ của ông làm cho nhân vật chính hiện ra rõ nét, đồng thời lại khơi gợi thêm nhiều khía cạnh, ý nghĩa về cuộc sống nghệ thuật.
? Trong cuộc gặp gỡ trực tiếp anh thanh niên được tả và kể qua những chi tiết nào ?
? Những cử chỉ, hành động đó thể hiện tính cách gì ở anh thanh niên ?
ộ GV chốt:
- Tính cách: cởi mở, chân thành, ân cần, chu đáo (của anh thanh niên) với mọi người.
? Vì sao ông hạo sĩ lại rất ngạc nhiên khi bước lên cầu thang đất ?
? Thông qua lời kể của anh thanh niên, em hiểu công việc của anh như thế nào ?
? Thái độ làm việc của anh ra sao ? Thông qua lời kể, tâm sự về công việc, chứng tỏ anh thanh niên là người ntn ?
ộ GV bổ sung, chốt lại : 
 - Thái độ làm việc nghiêm túc, tận tâm tận lực, có ý thức trách nhiệm và kỉ luật cao.
 ? Vì sao anh có thể vượt qua những khó khăn, thử thách ấy ?
? Khi người hoạ sĩ muốn vẽ anh, anh đã thể hiện thái độ gì ? thái độ đó thể hiện đức tính nào của anh thanh niên ?
ộ GV chốt:
- Đức tính : Khiêm tốn, luôn hoà mình vào đội ngũ những người tri thức.
? Thái độ của anh khi kể chuyện ra sao ?
? Nét đẹp trong tính cách của anh còn được thể hiện ngay cả trong những suy nghĩ và quan niệm . Đó là những suy nghĩ, quan niệm gì ? 
? Em đánh giá gì về những suy nghĩ này ?
? Qua đó em có ấn tượng ntn về anh thanh niên ?
ộ GV chốt:
- Tác giả đã khắc hoạ khá chân thực và sinh động bức chân dung đẹp đẽ về anh thanh niên sống có lí tưởng, vui vẻ, thích giao tiếp, chu đáo với mọi người. Đó là những vẻ đẹp thật giản dị nhưng cũng thật thiêng liêng với những khát vọng háo hức của con người lao động mới.
* HS kể tên : ông hoạ sĩ, bác lái xe, cô kĩ sư.
* HS thảo luận - trả lời :
- Là người sôi nổi, vui tính, có nhiều năm công tác, kinh nghiệm.
- Là người trung gian tạo ra sự gặp gỡ giữa các nhân vật trong truyện.
* HS thảo luận - lựa chọn đáp án đúng là ( D ).
* HS phát hiện - trả lời :
- Xúc động mạnh
- Bối rối.
’ Vì người hoạ sĩ đã cảm nhận được những điều tốt đẹp từ người thanh niên phát hiện được cái đẹp hiển hiện trước mắt mình trong hành trình đi tìm kiếm.
* HS phát hiện qua các đoạn văn và phát biểu :
- “ Vẽ bao giờ cũng là một việc khó nặng nhọc và gian nan ” ... 
- “ Người con trai ấy đáng yêu thật nhưng làm cho ông nhọc quá ” ...
- “ Gặp 1 con người như anh thanh niên là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác.
* HS nêu cảm nhận :
- Là người từng trải, am hiểu nghệ thuật có tâm hồn thiết tha với vẻ đẹp của cuộc đời.
* HS đọc tiếp những đoạn quan trọng để tìm hiểu.
* Các HS khác nghe, nhận xét bổ sung.
* HS thảo luận, xác định : 3 đoạn.
- Đoạn 1 : Từ đầu ... ’ Kìa anh ta kia.
’ Giới thiệu cuộc gặp gỡ.
- Đoạn 2 : Tiếp ... Không có việc gì như thế
’ Diễn biến cuộc gặp gỡ.
- Đoạn 3 : Còn lại 
’ Cuộc chia tay cảm động giữa anh thanh niên với cô gái và ông hoạ sĩ.
* HS thảo luận - phát biểu:
- Cốt truyện đơn giản, chỉ tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chuyến xe với người thanh niên làm công tác khí tượng.
- Có nhiều nhân vật, nhân vật chính là anh thanh niên. Các n/vật khác góp phần tô đậm n/vật chính và bộc lộ chủ đề của truyện.
* HS nghe và tự ghi những ý chính.
* HS thảo luận, trả lời:
- Qua lời kể của bác lái xe.
Hai mươi bảy tuổi, làm trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m , là người cô độc nhất thế gian, làm nghề khí tượng kiêm vật lí địa cầu, tình huống gặp gỡ làm quen bất ngờ, thú vị.
’ Gây ấn tượng đầu tiên mạnh mẽ hấp dẫn.
* HS phát hiện qua các chi tiết :
- Tầm vóc bé nhỏ.
- Nét mặt rạng rỡ.
- Gói thuốc làm quà cho vợ bác lái xe.
- Mừng quýnh vì sách.
- Tặng hoa cho cô gái.
- Pha trà ngon mời khách.
’ Sự cởi mở, ân cần, chu đáo với mọi người.
* HS thảo luận - trả lời :
- Vì ông thấy:
+ Một vườn hoa tươi
+ Một căn nhà sạch sẽ ...
+ Cuộc đời riêng của anh ...quá
+ Nuôi gà, trồng hoa, thuốc quý.
* HS nêu ý kiến và cảm nhận của mình.
- Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu nghị lực và trách nhiệm lớn.
* HS thảo luận - phát biểu :
- Thái độ làm việc say sưa , nghiêm túc...
* HS tự ghi những thông tin chính.
* HS thảo luận - trả lời :
- Vì anh xác định rõ mục đích công việc mình làm, tìm thấy niềm vui trong công việc, cuộc sống.
- Anh từ chối, giới thệu những người khác.
’ anh là người khiêm tốn.
* HS phát hiện:
- Kể chuyện 1 cách say sưa, hồn nhiên, chân thành.
- Nói to những điều người ta chỉ nghĩ hay ít nghĩ.
* HS thảo luận - phát hiện những suy nghĩ, quan niệm của anh thanh niên ở đoạn văn đầu trang 185.
’ Suy nghĩ đẹp của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống.
* HS nêu cảm nhận.
4) Củng cố : (3’ ) ’ GV dùng bảng phụ: 
 ? Nhân vật anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào ?
 A. Tự giới thiệu về mình	 C. Hiện ra qua sự nhìn nhận đánh giá của các n/vật.
 B. Được tác giả m/tả trực tiếp. D. Được giới thiệu qua lời kể của ông hoạ sĩ già.
 ’ HS lựa chọn đáp án đúng là : ( C )
 5) HD về nhà : (2’ )
 - Nắm chắc những đặc điểm cơ bản của nhân vật anh thanh niên.
 - Tập tóm tắt lại VB cho mạch lạc.
 ’ Xem lại VB, tìm hiểu về các nhân vật còn lại để giờ sau học .
 ..................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_9_phan_2.doc