Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 113: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 113: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

II. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Giáo án.

Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi theo SGK.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 ?: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? Yêu cầu về nội dung và hình

thức của bài nghị luận về. tư tưởng, đạo lí?

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1305Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 113: Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày soạn:.
Ngày dạy:.......................
 Tiết 113 Bài 20 + 21
CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN 
VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh biết làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: Giáo án.
Học sinh: Đọc, trả lời câu hỏi theo SGK.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 ?: Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? Yêu cầu về nội dung và hình 
thức của bài nghị luận về... tư tưởng, đạo lí?
3. Bài giảng:
Hoạt động 1: Gv giới thiệu bài mới:
Hoạt động của Giáo viên - Học sinh
Nội dung kiến thức
HĐ2: Hd tìm hiểu đề bài
 + Bước 1: HS đọc các đề bài.
? Các đề bài trên có điềm gì giống nhau? chỉ ra sự giống nhau đó. 
 (HS thảo luận, trình bày).
 + Bước 2: Yêu cầu HS đặt một đề tương tự (HS ghi đề ra giấy, có em ghi lên bảng. GV cho HS thảo luận, nhận xét).
HĐ3: Hd cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 + Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý.
 (GV lưu ý HS ý nghĩa 2 chữ "suy nghĩ" (đánh giá ý nghĩa) của đạo lí "Uống nước nhớ nguồn").
Hướng dẫn HS tìm ý theo gợi ý ở SGK.
(Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng).
Nội dung của câu TN. Nội dung câu TN thể hiện truyền thống đạo lí gì của người Việt? Ngày nay đạo lí ấy có ý nghĩa như thế nào?
 + Bước 2: HS lập dàn bài chi tiết trên cơ sở các ý đã tìm (dựa vào dàn bài sơ lược ở SGK) sắp xếp các ý cho bài làm (theo 3 phần).
 (Giáo viên nhận xét, bổ sung)
 + Bước 3, 4: Hướng dẫn HS viết bài (theo gợi ý SGK) xong đọc lại bài.
HĐ4: yêu cầu HS đọc ghi nhớ, kiểm tra kiến mức độ hiểu của HS.
HĐ5: Hd luyện tập theo SGK – Tr 55 (làm ra giấy ) trao đổi thảo luận.
- GV gợi mở cho HS biết giải thích, phân tích để tìm ý.
HĐ6: HĐ học ở nhà:
 + Nắm chắc cách làm bài nghị luận...đạo lí.
I. Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.
 a/- Các đề 1, 3, 10 là đề có mệnh lệnh (có yêu cầu riêng).
 - Các đề còn lại là đề mở, không có mệnh lệnh (không có yêu cầu riêng).
 - Đề có yêu cầu riêng thường có các lệnh: suy nghĩ, bình luận, giải thích, chứng minh.
 - Đề mở khi làm bài tự học sinh phải vận dụng giải thích, chứng minh hoặc bình luận (nhận định, đánh giá, bàn bạc).
 => Giống nhau: Đều vận dụng các phép lập luận để giải thích, chứng minh, bình luận.
 b/- Đặt ra một vài đề bài tương tự.
II. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí:
 Cho đề bài: Suy nghĩ về đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".
1- Tìm hiểu đề, tìm ý:
 - Yêu cầu: Nêu suy nghĩ (đánh giá ý nghĩa) của đạo lí "Uống nước nhớ nguồn".
* Tìm ý:
 - Giải thích nghĩa bóng.
 + "Nước": Mọi thành quả mà con người được hưởng thụ từ giá trị của đời sống vật chất (cơm áo, nhà ở, nước dùng...) đến giá trị tinh thần (văn hoá, phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật).
 + "Nguồn": Những người làm ra thành quả, là lịch sử, truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả, "nguồn" là tổ tiên, xã hội, dân tộc, gia đình...
 + Đạo lí "Uống nước nhớ nguồn" là đạo lí của người hưởng thụ thành quả đối với "nguồn" của thành quả...
2- Lập dàn bài (chi tiết)
 a/- MB: Giới thiệu câu TN và nội dung đạo lí: đạo lí làm người, đạo lí cho toàn xã hội.
 b/- TB:
 * Giải thích câu thành ngữ:
- "Nước" ở đây là gì? cụ thể hoá ý nghĩa của "nước".
- "Uống nước" nghĩa là gì?
- "Nguồn" ở đây là gì? cụ thể hoá ý nghĩa của "nguồn".
-"Nhớ nguồn" ở đây là thế nào? cụ thể hoá những nội dung "nhớ nguồn".
 * Nhận định đánh giá (tức bình luận)
- Câu TN nêu đạo lí làm người.
- Câu TN nêu truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Câu TN nêu một nền tảng tự duy trì và phát triển của xã hội.
- Câu TN là lời nhắc nhở đối với những ai vô ơn.
- Câu TN khích lệ mọi người cống hiến cho xã hội, dân tộc.
 c/- KB:
Câu TN thể hiện một nét đẹp của truyền thống và con người Việt Nam.
Viết bài: (theo gợi ý ở SGK – Tr 53)
Đọc lại bài viết và sửa chữa.
* Ghi nhớ: (SGK - Tr 54)
II. Luyện tập:
Lập dàn bài cho đề 7: "Tinh thần tự học".
VD: Học là hoạt động nhận thức và thành kĩ năng của một người nào đó. Do đó mọi sự học luôn luôn là tự học. Ai học thì người ấy có kiến thức. Không có chuyện ai học hộ cho ai được. Bởi vậy chỉ có thể nêu cao tinh thần tự học mới có thể nâng cao chất lượng học tập của mỗi người.
Nêu một số tấm gương tự học.....
IV. Củng cố: 
Hs nhắc lại ghi nhớ trong SGK.
Gv hướng dẫn Hs hoàn thiện nội dung bài tập trong SGK.
V. Dặn dò:
Hs về nhà xem lại cách làm bài văn nghị luận về vấn đề t ưởng đạo lí.

Tài liệu đính kèm:

  • docngu van 9 tiet 113.doc