Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 72

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 72

Bài 14

 Tiết 66, 67 LẶNG LẼ SAPA

 - Nguyễn Thành Long-

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

 Giúp HS :

 - Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tính cảm quan hệ với con người; Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được một niềm hạnh phúc của con người trong lao động.

 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể truyện ngắn giàu chất trữ tình, phân tích lời kể, giọng kể từ điểm nhìn của nhân vật.

 - Thái độ: GD HS tình yêu lao động, có những nhận thức đúng dắn trong cuộc sống.

B. CHUẨN BỊ.

 GV: Soạn bài, SGK, SGV, tranh chân dung tác giả, tập truyện "Giữa trong xanh"

 HS : Học bài cũ, đọc, tóm tắt đoạn trích, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu văn bản.

C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.

 - Tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo. Hãy chứng minh điều đó.

 

doc 7 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 860Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 66 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:..........................
Ngày day: ..........................
 Tuần 14 Bài 14 
 Tiết 66, 67 lặng lẽ sapa
	 - Nguyễn Thành Long-
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS :
 - Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của các nhân vật trong truyện chủ yếu là nhân vật anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ , tính cảm quan hệ với con người; Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện từ đó hiểu được một niềm hạnh phúc của con người trong lao động.
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kể truyện ngắn giàu chất trữ tình, phân tích lời kể, giọng kể từ điểm nhìn của nhân vật.
 - Thái độ: GD HS tình yêu lao động, có những nhận thức đúng dắn trong cuộc sống.
B. Chuẩn bị. 
 GV: Soạn bài, SGK, SGV, tranh chân dung tác giả, tập truyện "Giữa trong xanh"
 HS : Học bài cũ, đọc, tóm tắt đoạn trích, trả lời câu hỏi Đọc-hiểu văn bản.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Tâm trạng ông Hai trong truyện ngắn “Làng” là một tâm trạng diễn biến khá phức tạp và độc đáo. Hãy chứng minh điều đó.
Hoạt động 2. Dẫn vào bài ( ... )
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
Hoạt động 3. Tìm hiểu chung văn bản 
- GV gọi 1 HS đọc chú thích*
? Nêu những nét khái quát về tác giả?
? Tác phẩm được sáng tác trong thời điểm nào?
- GV hướng dẫn HS đọc: giọng chậm, cảm xúc sâu lắng; GV đọc 1 đoạn 3 HS đọc nối.
- HS kể tóm tắt; nhận xét
- GV kiểm tra một vài từ khó trong chú thích
? Em có nhận xét gì về cốt truyện và chủ đề của tác phẩm?
? Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Điểm nhìn trần thuật được đặt vào nhân vật nào? 
? Trong các nhân vật tác giả tập trung sự miêu tả vào nhân vật nào?
- Anh thanh niên (ATN) và người hoạ sỹ
? Lựa chọn cách phân tích tác phẩm?
Hoạt động 4. Tìm hiểu chi tiết văn bản. 
- HS theo dõi vào phần đầu của văn bản.
? Trong những chi tiết giới thiệu nhân vật ATN đâu là chi tiết bình thường về con người này?
? Hoàn cảnh sống và làm việc được miêu tả ntn: 
? Với em chi tiết nào là đặc biệt nhất vì sao?
?Qua các chi tiết đó, nổi bật lên đặc điểm nào trong cách sống của nhân vật ATN?
? Em có nhận xét gì về miêu tả nhân vật trong đoạn truyện này?
Hết tiết 1 chuyển tiết 2
- HS theo dõi phần tiếp theo của văn bản.
? Nơi ở của ATN được tác giả giới thiệu có gì bình thường, khác thường?
? Điều đặc biệt nào trong cử chỉ và lời nói của ATN khi tặng hoa cho cô kĩ sư? 
? Đặc điểm nào về cách sống của ATN được bộc lộ?
? Em có nhận xét gì về lời tự giới thiệu công việc của mình của ATN?
? Anh đã nói những gian khổ trong công việc của mình như thế nào?
? Điều gì đã giúp anh vượt lên những khó khăn trong công việc?
? Từ đó đặc điểm nào trong cách sống của ATN được bộc lộ?
? Ngoài công việc của mình anh còn quan tâm đến những con người và những công việc như thế nào?
? Thái độ của anh khi quan tâm đến những người, những việc đó là gì? Từ đó đặc điểm nào trong cách sống của anh được bộc lộ?
? Rút ra nhận xét về cách sống ATN?
? Dưới cái nhìn của hoạ sỹ, cảnh đẹp SaPa được thể hiện trong nắng như thế nào?
? Tình cảm và thái độ của ông như thế khi tiếp xúc và trò chuyện với ATN?
? Ông hoạ sỹ đã suy nghĩ về nghề nghiệp, nghệ thuật, về cuộc sống con người như thế nào?
- GV: Ngoài ATN và hoạ sỹ già, truyện còn có các nhân vật: cô kỹ sư, bác lái xe... 
? Cảm giác của cô như thế nào sau cuộc gặp gỡ bất ngờ với ATN?
? Em có nhận xét gì về các nhân vật còn lại?
? Nhận xét về cách gọi tên các nhân vật trong truyện?
Hoạt động 5 Tổng kết
? Những điểm mới mẻ trong hình thức kể chuyện?
? Giá trị nội dung của tác phẩm?
I. Tìm hiểu chung.
 1. Sơ lược về tác giả, tác phẩm.
- Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) Quê ở tỉnh Quảng Nam.
- Là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và bút ký.
- Phong cách văn xuôi nhẹ nhàng, tình cảm, giàu chất thơ.
- Tác phẩm: viết vào tháng 7/1970 trong chuyến đi Lào Cai in trong tập “Giữa trong xanh” (1972)
 2. Đọc, kể tóm tắt, giải thích từ khó.
a, Đọc
b, Kể tóm tắt
c, Giải thích từ khó
 3. Cấu trúc văn bản:
 * Cốt truyện: Đơn giản chỉ là câu chuyện sinh hoạt và lao động bình thường.
- Truyện kể theo ngôi thứ ba đặt điểm trần thuật vào ông hoạ sỹ già
* Bố cục: theo nhân vật của truyện
- Nhân vật anh thanh niên.
- Nhân vật ông hoạ sỹ.
- Các nhân vật khác.
II. Tìm hiểu chi tiết.
 1. Nhân vật anh thanh niên.
- Bình thường:
+ "Một ATN 27 tuổi, làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu, tầm vóc bé nhỏ, nét mặt rạng rỡ."
- Khác lạ:
+ Sống một mình trên đỉnh núi, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo, kiếm cớ dừng xe lại để gặp người.
=> Đó là một người trẻ tuổi rất quý người, tận tụy với mọi người và công việc.
- Nghệ thuật: Miêu tả nhân vật theo cách gián tiếp (qua nhân vật bác lái xe, hoạ sĩ), vừa trực tiếp (qua ngôn ngữ đối thoại của nhân vật).
- Nơi ở:
+ Căn nhà giản dị, đồ đạc sơ sài.
+ Trong vườn rất nhiều hoa: Hoa dơn, hoa thược dược....
+ Cử chỉ: tự nhiên như một người bạn đã quen thân, trao hoa đã cắt cho người con gái.
=> Sống giản dị, tinh tươm, chu đáo với mọi người, tình cảm nồng hậu, lạc quan yêu đời.
- Công việc: Giới thiệu tỉ mỉ, rõ ràng, cho thấy anh rất hiểu, thành thạo và chính xác trong công việc.
+ "Rét, mưa, tuyết, nửa đêm đang nằm trong chăn......ném vứt lung tung".
+ “ Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi”.
+ “ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc....?”
-> Suy nghĩ nghiêm túc của người yêu công việc, yêu cuộc sống có ý nghĩa của mình trong cộng đồng
=> ý thức về công việc của mình, rất yêu nghề, suy nghĩ đúng và sâu sắc về công việc đối với cuộc sống con người.
-> Tìm thấy niềm vui trong công việc, có trách nhiệm với cuộc sống bản thân và cộng động.
- Anh quan tâm đến những con người thầm lặng đang miệt mài sáng tạo để phục vụ nhân dân ( ông kỹ sư, đồng chí suốt ngày chờ sét)
-> Ngợi ca, ngưỡng mộ, cho thấy anh rất khiêm nhường.
=> Đó là một con người chân thật, tận tuỵ trong công việc, đầy lòng tin yêu cuộc sống, là một cách sống tích cực, tốt đẹp và mới mẻ đáng được noi theo.
 2. Nhân vật người hoạ sỹ già.
- Dưới con mắt của hoạ sỹ: Sa Pa hiện lên đẹp một kỳ lạ “ Nắng bây giờ len tới ... xanh của rừng”
=> Năng lực quan sát kết hợp với trí tưởng tượng đầy cảm xúc, tha thiết với vẻ đẹp của Sa Pa.
- Khi gặp ATN ông đã xúc động và ông đã bối rối vì ông đã bắt gặp một điều ông đã ao ước được biết.
=> Vẽ được một tác phẩm nghệ thuật phải thực sự đi vào đời sống, khám phá và rung động trước vẻ đẹp xa xăm âm thầm, cách sống cao đẹp của ATN chính là nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
 3. Các nhân vật khác.
* Nhân vật cô kỹ sư:
- Cô bàng hoàng, cô hiểu thêm cuộc sống của mình, dũng cảm, tuyệt đẹp của ATN về thế giới của những con người như anh và quan trọng hơn nữa là con đường cô đang chọn, đang đi tới.
* Nhân vật bác lái xe.
- Bác lái xe hồ hởi, vui tính, nhân vật làm cho câu chuyện thêm sinh động, hấp dẫn.
* Nhân vật anh bạn trên đỉnh núi Phanxipăng, ông kĩ sư vườn rau, đ/c nghiên cứu bản đồ sét ... là những con người lặng lẽ cống hiến cuộc đời mình trong cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- NT: Nhân vật mang tên chung chung, đại diện cho những lứa tuổi, công việc nhưng tất cả đều say mê với công việc.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản.
- Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ độc thoại nvật.
- Chọn điểm nhìn trần thuật hợp lí.
 2. Nội dung
 Câu chuyện khắc hoạ thành công hình ảnh người lao động bình thường mà tiêu biểu là ATN qua đó truyện khẳng định vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng
Hoạt động 6 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối 
 - GV củng cố khắc sâu kiến thức về nội dung và nghệ thuật của văn bản. 
 - Yêu cầu HS về nhà học bài và làm bài phần luyện tập.
 - Chuẩn bị cho bài viết số 3.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy: ...........................
 Tiết 68, 69 bài viết tập làm văn số 3 – văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS: 
 - Kiến thức: Biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả về nội tâm và nghị luận.
 - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng diễn đạt trình bày.
 - Thái độ: GD HS ý thức nghiêm túc khi làm bài.
B. Chuẩn bị. 
 GV: Ra đề bài viết, gợi ý đáp án, biểu điểm
 HS : Ôn lại kiến thức về văn tự sự, các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2. Dẫn vào bài ( ... )
Hoạt động 3. Ra đề:
 1. Đề bài: 
 Học sinh chọn một trong hai đề:
 Đề 1: Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy cô giáo cũ.
 Đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó.
 2. Yêu cầu, gợi ý đáp án, biểu điểm:
a, Yêu cầu:
Viết đúng thể loại văn tự sự, có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
Đảm bảo bài viết có bố cục 3 phần.
Câu chuyện phải có tính trung thực, có tính giáo dục, có sức thuyết phục(đề 1); tưởng tượng hợp lí phù hợp diễn biến câu chuyện (đề 2)
b, Đáp án, biểu điểm:
 Đề 1
* Mở bài: (1 điểm)
 Giới thiệu tình huống nảy sinh câu chuyện, kỉ niệm đáng nhớ, có ý nghĩa nhất.
* Thân bài:
 - Kể được nội dung câu chuyện: (4 điểm)
 + Thời gian, địa điểm, hoàn cảnh nảy sinh kỉ niệm?
 + Kỉ niệm về việc gì? Tại sao đáng nhớ?
 + Bài học về tình cảm đạo lí (miêu tả nội tâm).
 + Vai trò của đạo lí thầy trò trong cuộc sống (nghị luận).
 - Kết hợp các yếu tố miêu tả nội tâm, nghị luận: (3điểm)
* Kết bài: 1điểm
 - ý nghĩa của kỉ niệm ấy trong cuộc đời học sinh của mình.
 - Cảm xúc, suy nghĩ của bản thân.
* Văn phong, chính tả: (1điểm)
 Đề 2
* Mở bài: (1điểm)
 - Giới thiệu hoàn cảnh cuộc gặp gỡ
* Thân bài:
 - Miêu tả ngoại hình người chiến sĩ, chiếc xe (1 điểm)
 - Diễn biến cuộc gặp gỡ, trò chuyện (2 điểm)
 - Nội dung câu chuyện nói về: chiến tranh, hi sinh, mơ ước hoà bình, lời nhắn nhủ(2 điểm)
 - Suy nghĩ, tình cảm của người viết đối với anh chiến sĩ, về cuộc chiến tranh, về tương lai đất nước. (2 điểm)
* Kết bài: (1điểm)
 - Chia tay người chiến sĩ
 - Bài học về lẽ sống, niềm tin, tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi
* Văn phong, chính tả: (1điểm)
Hoạt động 4. Theo dõi làm bài.
Hoạt động 5. Thu bài, kiểm tra số lượng
Hoạt động 6 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - Nhận xét về ý thức làm bài của HS. 
	- GV yêu cầu HS về soạn bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự.
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy: ...........................
 Tiết 70 Người kể chuyện trong văn bản tự sự
A. Mục tiêu cần đạt.
 Giúp HS :
 - Kiến thức: Hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò của mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
 - Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận diện và tập hợp kết hợp các yếu tố này trong khi đọc văn bản cũng như khi viết văn. 
 - Thái độ: GD HS có ý thức vận dụng đúng trong tạo lập văn bản.
B. Chuẩn bị. 
 GV: Nghiên cứu tài liệu, soạn bài, bảng phụ, .....
 HS : Học bài, chuẩn bị theo nội dung SGK
C. hoạt động dạy - học.
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ.
 - Trong văn bản tự sự thường có những ngôi kể nào? 
 - Trong văn bản “Lặng lẽ SaPa” tác giả đã kể và miêu tả dưới điểm nhìn của nhân vật nào? 
Hoạt động 2. Dẫn vào bài ( ... )
Hoạt động 3. Nội dung bài học:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt.
- HS đọc đoạn văn trích trong văn bản “Lặng lẽ SaPa”.
? Chuyện kể về ai và những việc gì?
? Trong đoạn trích, ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên?
? Những dấu hiệu nào cho ta biết là các nhân vật không phải là người kể chuyện?
? Trong văn bản tự sự có những hình thức kể chuyện nào?
- HS trả lời- rút ra một ý trong ghi nhớ.
? Những câu: “Giọng cười như đầy tiếc rẻ”; “ Những người con gái sắp xa ta không bao giờ ta gặp nữa ......như vậy” là nhận xét của người nào, về ai? 
? Căn cứ vào đâu để có thể nhận xét: Người kể chuyện ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, hoạt động, tâm tư, tình cảm 
của các nhân vật?
? Vậy người kể chuyện có vai trò như thế nào trong văn bản tự sự?
- GV gọi HS đọc to phần ghi nhớ, GV nhấn mạnh.
- Yêu cầu HS đọc trích trong BT1.
- HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi.
? So với đoạn trích ở mục I có gì khác? Người kể chuyện ở đây là ai? Ngôi kể này có ưu điểm và hạn chế gì?
- Yêu cầu HS chọn 1 trong 3 nhân vật (người hoạ sỹ già, anh thanh niên, cô kỹ sư nông nghiệp) là người kể chuyện. Chuyển đoạn văn trích mục I thành 1 đoạn khác.
I. Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự
 1. Phân tích mẫu.
- Đoạn trích kể về phút chia tay giữa người họa sỹ già, cô gái và anh thanh niên.
- Người kể giấu mặt (vô nhân xưng) không xuất hiện trong câu chuyện. Cả 3 nhân vật đều là đối tượng miêu tả.
- Dấu hiệu: Ngôi kể thứ 3, nếu người kể là 1 trong 3 nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi( VD: xưng tôi hoặc xưng tên trong cả 3 nhân vật)
- Những câu: 
+ “ Giọng cười như đầy tiếc rẻ”
+ “ Những người con gái sắp xa ta....như vậy” 
-> Là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta.
- Những căn cứ:
+ Người kể chuyện không xuất hiện trong văn bản.
+ Các đối tượng được miêu tả một cách khách quan.
=> Người kể có vai trò dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện giới thiệu nhân vật, tả người và tả cảnh.
 2. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK ( Tr.193)
II. Luyện tập.
Bài tập 1:
- Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “tôi” (ngôi thứ nhất) trong cuộc gặp gỡ cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
- Ưu điểm: Miêu tả những diễn biến tâm lý sâu sắc, phức tạp, những tình cảm tinh tế, sinh động của nhân vật “tôi”.
- Hạn chế: Không miêu tả được diễn biến nội tâm của nhân vật “người mẹ”, tính khách quan không cao, lời văn trần thuật dễ nhàm chán, đơn điệu.
Bài tập 2: VD: Người kể chuyện là cô kỹ sư nông nghiệp.
- Nghe tiếng chàng trai kêu to: “Trời ơi chỉ còn có 5 phút” và sau đó là một giọng cười đầy tiếc rẻ, tôi cũng cảm thấy giật mình bâng khuâng .... Tôi chợt nhớ câu nói của ai đấy: “Cái gì đến sẽ đến!”. Cuộc chia tay của chúng tôi đã đến rồi đấy ư? Sao nhanh thế? Tôi và chàng trai đã nói được gì với nhau và cả nhà hoạ sỹ đáng kính nữa!
Hoạt động 6 Hướng dẫn hoạt động tiếp nối
 - GV củng cố lại những kiến thức cơ bản trong nội dung bài học. 
 - Yêu cầu HS học và làm bài tập 2 theo ngôi kể khác.
 - Soạn bài: "Chiếc lược ngà."
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:..........................
Ngày dạy: ...........................
Tuần 15 Bài 15
 Tiết 71, 72 chiếc lược ngà
 ( Trích) - Nguyễn Quang Sáng-
A. Mục tiêu cần đạt.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 tuan 14(1).doc