Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 83: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 83: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)

 Tiết83: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN

(tiếp theo)

Ngày soạn: 19/12/09

Ngày dạy: 22/12/09

A. MỤC TIÊU: Giống tiết 82

B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thực hành, thảo luận, tổng hợp.

C. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.

2. Học sinh: Lập đề cương các câu hỏi tiếp theo trong SGK.

D. TIẾN TRÌNH:

I. Ổn định: (1’)

II. Bài cũ: (3’)

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

III. Bài mới:

 1.Đặt vấn đề: (1’) GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập.

2.Triển khai:

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 83: Ôn tập tập làm văn (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 TUẦN 18
 Tiết83: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
(tiếp theo)
Ngày soạn: 19/12/09
Ngày dạy: 22/12/09
A. MỤC TIÊU: Giống tiết 82
B. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thực hành, thảo luận, tổng hợp.
C. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Hệ thống câu hỏi, bảng phụ.
2. Học sinh: Lập đề cương các câu hỏi tiếp theo trong SGK.
D. TIẾN TRÌNH:
I. Ổn định: (1’)
II. Bài cũ: (3’) 
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
III. Bài mới:
 1.Đặt vấn đề: (1’) GV nêu yêu cầu của tiết ôn tập.
2.Triển khai:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1: (10’) Hướng dẫn HS so sánh nội dung của VBTS của lớp 9 với các lớp 6,7,8.
* Cho HS thảo luận theo câu hỏi:
? Các nội dung văn bản tự sự đã học ở lớp 9 có gì giống và khác so với các nội dung về kiểu văn bản này đã học ở những lớp dưới?
* HS thảo luận, trả lời.
* GV nhận xét, chốt ý chính trên bảng phụ.
VII. So sánh nội dung VBTS của lớp 9 với các lớp 6,7,8:
1. Giống nhau:
- Nhân vật: chính và phụ.
- Cốt truyện: sự việc chính và sự việc phụ.
2. Khác: 
* ở lớp 9 có thêm:
- Sự kết hợp giữa tự sự với biểu cảm và miêu tả nội tâm, các yếu tố nghị luận, đối thoại, độc thoại nội tâm, người kể và vai trò của người kể chuyện.
Hoạt động 2: (11’) Hướng dẫn HS nhận diện văn bản. 
* Cho HS thảo luận câu hỏi:
? Giải thích tại sao trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự?
? Theo em, liệu có một văn bản nào chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất hay không?
* HS thảo luận, trả lời.
* GV nhận xét, bổ sung.
VIII. Nhận diện văn bản:
- Trong một văn bản có đủ các yếu tố miêu tả, biểu cảm, nghị luận mà vẫn gọi đó là văn bản tự sự. Vì các yếu tố này chỉ là những yếu tố bổ trợ nhằm làm nổi bật phương thức biểu đạt chính là phương thức tự sự.
- Khi gọi tên một văn bản, ngtười ta căn cứ vào phương thức biểu đạt chính của văn bản đó.
- Trong thực tế, khó có một văn bản nào đó chỉ vận dụng một phương thức biểu đạt duy nhất.
Hoạt động 3: (15’) Hướng dẫn HS ôn tập về khả năng kết hợp của các phương thức biểu đạt.
* GV yêu cầu HS lên bảng điền các phương thức biểu đạt có khả năng kết hợp vào bảng phụ mà GV đã chuẩn bị sẵn.
* HS làm.
* GV nhận xét, đánh giá.
IX. Khả năng kết hợp:
TT
Kiểu văn bản chính
Các yếu tố kết hợp với văn bản chính
Tự sự
Miêu tả
Nghị luận
Biểu cảm
Thuyết
minh
Điều hành
1
Tự sự
x
x
x
x
2
Miêu tả
x
x
x
3
Nghị luận
 x
x
x
x
4
Biểu cảm
x
x
x
5
Thuyết
minh
 x
x
x
6
Điều hành
IV. Củngcố: (2’)
GV lưu ý các yếu tố kết hợp trong một văn bản cụ thể 
V. Dặn dò: (2’)
Ôn tập kĩ về phần Tập làm văn vừa ôn tập.
- Tìm một số đoạn văn trong các tác phẩm để chứng minh.
- Chuẩn bị ôn tập Tập làm văn (tiếp theo)
+ Lập đề cương từ câu 10- 12 SGK trang 220.
E.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap tap lam van(1).doc