Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 164

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 164

Tiết 91 - 92 : BÀN VỀ ĐỌC SÁCH

 Ngày soạn :

 Ngày dạy :

I. Mục tiêu :

 - Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .

 - Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc thuyết phục của Chu Quang Tuyền .

II. Chuẩn bị :

 1. Ổn định :

 2. Bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .

 3. Bài mới :

 

doc 110 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 758Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tiết 91 đến tiết 164", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 91 - 92 :	Bàn về đọc sách 
 	Ngày soạn :	
	Ngày dạy :
I. Mục tiêu :
	- Giúp học sinh hiểu được sự cần thiết của việc đọc sách và phương pháp đọc sách .
	- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận qua việc thuyết phục của Chu Quang Tuyền .
II. Chuẩn bị :
 1. ổn định :
 2. Bài cũ :	 	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh .
 3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh 
Nội dung thống nhất ghi bảng 
? Nêu vài nét hiểu biết của em về tác giả và tác phẩm ?
- Giãi nghĩa từ khó : Trường chinh ,kinh ....
? Văn bản có bố cục mấy 
phần ? Nội dung chính của mỗi phần ?
- Giáo viên cho học sinh đọc kỹ phần 1 .
? ý nghĩa của sách trên con đường phát triển của nhân 
loại ?
? Đọc sách có tác dụng như thế nào ?
? Tại sao ngày nay việc chọn sách để đọc rất khó ?
- GV nhận xét ,chốt ý đúng .
? Vậy cần lựa chọn sách để đọc như thế nào ?
? Em có nhận xét gì về những ý kiến của tác giả ?
Tiết 2 : ( 92 ) :
- Giáo viên cho học sinh đọc lại phần 3 .
? Phương pháp đọc sách được tác giả đề cập như thế nào ?
? Nguyên nhân cơ bản tạo nên tính thuyết phục sức hấp dẫn cao của văn bản ?
? Phát biểu điều mà em cảm thấy thấm thía nhất khi đọc bài " Bàn về đọc sách "?
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
-1 HS giãi nghĩa .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
-Học sinh đọc .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- 1 em đọc , cả lớp theo dõi .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
I. đọc và tìm hiểu chú thích :
1. Tác giả :
- Chu Quang Tiềm (1897-1986 )
nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng của Trung Quốc .
2. Tác phẩm :
- Bài viết là kết quả của quá trình tích luỹ kinh nghiệm dày công suy nghĩ , là những lời bàn tâm sự tâm huyết của người đi trước muốn truyền lại cho thế hệ sau .
II. Tìm hiểu văn bản :
* Bố cục : 3 phần .
- Phần 1 :" Học vấn ... phát hiện thế giới mới ": Tầm quan trọng , ý nghĩa của việc đọc sách .
- Phần 2 : Tiếp theo ..". tự tiêu hao lực lượng ": Nêu khó khăn các thiên hướng sai lệch dễ mắc phải trong việc đọc sách trong tình hình hiện nay .
- Phần 3 : Còn lại : Bàn về phương pháp đọc sách .
1. Tầm quan trọng và ý nghĩa của việc đọc sách :
- Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại .
* Sách trở thành kho tàng quý báu của di sản tinh thần mà loài người thu lượm, suy ngẫm suốt mấy nghìn năm nay .
- Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn : Đọc sách là con đường tích luỹ và nâng cao vốn tri thức .
2. Cách lựa chọn sách khi đọc :
- Hiện nay sách vở ngày càng nhiều thì việc đọc sách cũng không dễ .
 + 2 thiên hướng sai lệch thường gặp.
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu .
- Sách nhiều khiến người ta khó lựa chọn đ Lãng phí thời gian về sức lực với những quyển sách không thật sự có ích .
- Chọn cho tinh, đọc cho kỹ những quyển nào thực sự có giá trị có lợi cho mình .
- Đọc kỹ các quyển sách thuộc chuyên môn của mình .
- Đọc thêm các loại sách liên quan đến chuyên môn của mình .
* Tác giả là 1 người có kinh nghiệm , có sự từng trải của 1 học giả lớn .
3. Bàn về phương pháp đọc sách :
- Không nên đọc lướt qua, vừa đọc vừa suy nghĩ " Trầm ngâm tích luỹ , tưởng tượng tự do ".
- Không nên đọc 1 cách tâm can theo kiểu hứng thú cá nhân mà cần đọc có kế hoạch và có hệ thống .
* Đọc sách là chuyện rèn luyện tính cách , chuyện học làm người .
4. Tính thuyết phục sức hấp dẫn của văn bản :
- Cách trình bày của tác giả vừa đạt lý vừa thấu tình .
- Các nhận xét đưa ra thật xác đáng, có lý lẽ với tư cách của 1 học giả có uy tín .
- Phân tích cụ thể bằng giọng chuyện trò tâm tình chia sẻ kinh nghiệm thành công và thất bại .
- Bố cục của bài viết chặt chẽ hợp lí, các ý kiến được dẫn dắt tự nhiên .
- Cách viết giàu hình ảnh , nhiều chỗ ví von cụ thể, sinh động .
* Luyện tập :
- Đọc sách phải lựa chọn sách phù hợp để đọc .
- Phương pháp đọc sách .
- ý nghĩa của việc đọc sách .
* Tổng kết :
	- Đọc sách để nâng cao học vấn .
	- Phải lựa chọn để đọc , đọc đúng phương pháp .
	- các ý kiến đã trình bày 1 cách sinh động có lý lẽ và dẫn chứng thuyết phục .
* Củng cố :
	- Rút kinh nghiệm cho bản thân khi đọc sách .
* Dặn dò :
	- Học bài : Tác dụng và ý nghĩa của việc đọc sách , lựa chọn sách để đọc . Phương pháp đọc sách .
	- Soạn bài : " Khởi ngữ " theo hệ thống câu hỏi SGK .
Tiết 93 :	Khởi Ngữ 
	Ngày soạn :
	Ngày dạy :
I. Mục tiêu cần đạt :
	- Giúp học sinh nhận biết khổi ngữ, phân biệt khởi ngữ với chủ ngữ của câu.
	- Nhận biết công dụng của khởi ngữ là (câu) nêu đề tài cua câu chứa nó .
	- Biết đặt những câu có khởi ngữ .
II. Chuẩn bị :
	- Giáo viên : Bảng phụ - Kiến thức về khởi ngữ .
	- Học sinh : Chuẩn bị bài mới .
III. Tiến trình bài dạy :
 1. ổn định :
 2. Bài cũ :	Kiểm tra lại sách vở của học sinh .
 3. Bài mới :
Hoạt đọng của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung thống nhất ghi bảng
- Giáo viên đưa bảng phụ lên bảng với các ví dụ 1 (a,b,c) . Phân biệt từ ngữ in đậm trong những câu sau .
? Xác định chủ ngữ trong những câu chứa những từ in đậm ?
? Phân biệt từ ngữ in đậm với chủ ngữ ?
? Trước các từ in đậm trên hoặc có thêm những quan hệ từ nào ?
- Học sinh đọc ghi nhớ SGK .
- Giáo viên cho học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 1 .
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, mỗi nhóm làm 1 ví dụ .
 - Học sinh nhóm khác bổ sung .
- Giáo viên chốt ý .
- Giáo viên cho học sinh đọc và nêu yêu cầu của bài tập 2 .
a) Anh ấy làm bài tập cẩn thận lắm .
b) Tôi hiểu rồi nhưng chưa giải thích được .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh so sánh .
- Học sinh suy nghĩ trả lời .
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu .
- Học sinh thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày .
- Học sinh đọc, nêu yêu cầu .
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu :
 1. Ví dụ :
- Câu a : Chủ ngữ ở câu cuối là từ " anh thứ 2 ".
- Câu b : Chủ ngữ là " Tôi ".
- Câu c : Chủ ngữ là " Chúng ta ".
- Về vị trí : Các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ .
- Về quan hệ với vị ngữ, các từ in đậm không có quan hệ CV với vị ngữ. Có thể thêm những quan hệ từ : Về, đối với .
2. Bài học:
- Khởi ngữ là thành phần câu, đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu .
Ghi nhớ ( SGK ).
II. Luyện tập :
 1. Bài tập 1 :
- Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích :
a) Điều này .
b) Đối với chúng mình .
c) Một mình .
d) Làm khí tượng .
đ) Đối với cháu .
2. Bài tập 2:
- Hãy viết lại câu chuyện sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì)
a) Làm bài tập thì anh ấy cẩn thận lắm .
b) Hiểu thì tôi hiểu rồi nhưng chua giải thích được .
Chủ ngữ
là
3. Củng cố :
- Khởi ngữ là thành phần câu để nêu lên đề tài được nói đến trong câu .
III. Dặn dò :
	- Hoàn thành bài tập .
	- Chuẩn bị bài : " Phép phân tích và tổng hợp " theo hệ thống câu hỏi SGK .
Tiết 94 : 	phép phân tích và tổng hợp
	Ngày soạn :
	Ngày dạy :
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích tổng hợp trong tập làm văn nghị luận .
B. Chuẩn bị :
- Giáo viên : Kiến thức về phân tích sự việc, tác phẩm văn học, tổng hợp lại những vấn đề riêng lẽ.
- Học sinh : Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung thống nhất ghi bảng
- GV cho học sinh đọc ví dụ trong sách giáo khoa "trang phục".
? Vì sao không ai làm cái điều phi lý như tác giả đã nêu lên?
? Dẫn chứng thứ nhất nêu lên vấn đề gì?
? Tác giả dùng phép lập luận nào để nêu ra các dẫn chứng?
? Để phân tích nội dung của sự vật người ta có thể sử dụng những biện pháp nào?
? Vậy em hiểu thế nào là phép phân tích ?
 - GV cho học sinh tìm hiểu tiếp.
?"Ăn mặc ra sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng của toàn xã hội" có phải là câu tổng hợp các ý trên không?
?Câu tổng hợp các ý trên được thể hiện ở câu nào?
?Vậy thế nào là tổng hợp?
? Tìm hiểu kĩ năng phân tích trong văn bản "Bàn về đọc sách"của Chu Quang Tiễm.Kĩ năng phân tích của tác giả?
- GV cho HS làm theo nhóm ,mỗi nhóm làm một câu 
 ( 4nhóm ).
* Cũng cố :- Phép phân tích .
 - Cách lập luận tổng hợp .
* Dặn dò : Học bài ,nắm được 
phép phân tích và tổng hợp .
* Hoàn thành BT ,chuẩn bị trước tiết luyện tập '' Phân tích tổng 
hợp .''
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh rút ra bài 
học .
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
I.Tìm hiểu phép lập luận phân tích và tổng hợp.
1. Ví dụ :
 "trang phục"
- Bái văn nêu về những dẫn chứng trang phục
 + Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh ,với công việc.
-Vì làm những việc đó ,nó không phù hợp ,nó trái với quy luật ,với đạo đức với môi trường .
-Dẫn chứng 1:
 +Ăn mặc phù hợp với hoàn cảnh,với công việc .
-Dẫn chứng 2:
 +Ăn mặc phải phù hợp văn hoá xã hội.
*Trình bày từng bộ phận của một vấn đề để chỉ ra nội dung của sự vật hiện tượng.
-Ăn mặc trong công việc.
-Ăn mặc trong quan hệ xã hội :đi đám cưới ,đám tang..
-Giả thiết,so sánh đối chiếu ,giải thích chứng minh.
*....Cô gái một mình trong hang sâu chắc khong váy xoè váy ngắn.
2. Bài học :
*Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận,phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung sự vật hiện tượng để phân tích nội dung của sự vật hiện tượng người ta có thể nêu lên các biện pháp giả thiết ,so sánh, đối chiếu...
*Câu cuối của ví dụ đã thâu tóm được các ý trong từng dẫn chứng cụ thể nêu ở trên.
*Thế mới biết ,trang phục hợp văn hoá ,hợp đạo đức,hợp mối trường mới là trang phục đẹp.
*Tổng hợp là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích , không có phân tích thì không có tổng hợp .Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài.
II-LUYệN TậP:
-Đọc sách rốt cuộc là một con đường của học vấn.
-Do sách nhiều chất lượng khác nhau nên phải chọn sáchotots mà đọc đừng lãng phí sức mình.
-Không đọc thì không có điểm xuất phát cao, đọc là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức .
-Phân tích là phép lập luận trình bày từng bộ phận
Tiết 95 :	Luyện tập phân tích 
	và tổng hợp
	Ngày soạn :20/1/08
	Ngày dạy :23/1/08
A. Mục đích cần đạt :
 	- Giúp học sinh có kỹ năng phân tích và tổng hợp trong lập luận.
B. Chuấn bị :
 	- GV: Kiến thức về phép phân tích và tổng hợp .
 	- HS : Kiến thức về phép phân tích và tổng hợp.
C. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định :
 2. Bài cũ :	? Thế nào là phép phân tích và tổng hợp?
 3. Bài mới : 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung thống nhất ghi bảng.
GV cho học sinh đọc ví dụ(a) .
GV :Đọc lại bài thơ.
?Em hãy chỉ ra tình tự phân tích của đoạn thơ?
? Tác giả đã dùng phép lập luận nào ?
- Giáo ... bộ máy cai trị của TD Pháp.
? Thơm được đặt trong tình huống như thế nào?
- Học sinh đọc lớp 2.
? Diễn biến tâm trạng của Thơm?
- Giáo viên: Không đời nào cô định bắt hai anh, chết thì chết chứ không đời nào cho giặc bắt các anh.
? Thơm đã quyết định hành dộng như thế nào?
? Hành động của Thơm đã chứng tỏ sự chuyển biến gì trong lòng cô?
- Giáo viên cho học sinh đọc lớp 3.
? Thơm đối đáp với chồng thể hiện Thơm đang trong tình trạng như thế nào?
? Qua sự chuyển biến của nhân vật Thơm, tác giả muốn khẳng định điều gì?
? Tại sao NHT miêu tả hình tượng nhân vật kẻ thù không hề đơn giản?
? Em có nhân xét gì về 2 chiến sĩ CM?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh tóm tắt.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
I. Đọc - Tìm hiểu chú thích :
1. Tác giả:
- Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê ở Hà Nội.
- Nguyễn Huy Tưởng có nhiều đóng góp trong việc phản ánh hiện thực về cách mạng và kháng chiến.
2. Tác phẩm:
- Kịch Bắc Sơn được sáng tác và đưa lên sân khấu đầu năm 1946.
- Đọc phân vai: GV phân các vai.
+ Yêu cầu các vai đọc đúng với giọng đối thoại tình huống và tâm trạng của nhân vật.
II. Tìm hiểu văn :
* Bố cục: 3 lớp
- Lớp 1: Đối thoại giữa vợ chồng Thơm và Ngọc: Mâu thuẫn giữa hai người.
- Lớp 2: Thơm-Thái-Cửu: Thái-Cửu là hai cán bộ cách mạng bị lùng bắt chạy vào nhà Thơm-Ngọc.
- Lớp3: Ngọc đột ngột về nhà, Thơm cố tình giấu chồng mong sao Ngọc không nghi ngờ.
- Kịch là một trong những loại hình văn học (Tự sự, trữ tình, kịch) thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu.
- Các thể loại trong kịch: ca kịch, kịch thơ, kịch nói, hài kịch, bi kịch.
- Cấu trúc: hồi, lớp(cảnh)
- Kịch Bắc Sơn xung đột giữa cách mạng và kẻ thù.
1. Diễn biến tâm trạng và hành động của nhân vật Thơm:
- Thơm được đặt trong hoàn cảnh căng thẳng đầy kịch tính. Thái và Cửu, 2 cán bộ chiến sĩ CM đang bị Pháp truy bắt chạy vào nhà Thơm. Trong khi Ngọc chồng cô đang đi lùng bắt các anh và có thể về lúc nào.
- Tình huống ấy buộc cô cố phải suy nghĩ gấp: Cứu người hay bỏ mặc. Bàng quang bỏ mặc để các anh rơi vào tay giặc thì không yên nhưng cứu hai anh thì vô cùng nguy hiểm.
- Đã 2 lần cô khẳng định dứt khoát không thể tiếp tay cho giặc.
- Tình thế cấp bách khi Ngọc về qua nhà. Cô đã nghĩ ra cách cứu Thái và Cửu, kéo 2 người vào buồng.
* Với hành động táo báo bất ngờ Thơm đã thoát khỏị sự day dứt, đứng về phía CM.
- Hành động không phải ngẫu nhiên và tuỳ hứng mà có nguyên nhân bên trong bên ngoài, do lòng thương người, do sự kính phục Thái và Cửu, do hoành cảnh gia đình.
- Ngọc bất chợt trở về đặt Thơm vào hoàn cảnh nguy hiểm. Thơm tìm cách che mắt chồng, đống kịch với chồng để Ngọc không nghi ngờ. Cách nói, cách trả lời của cô thật khôn khéo.
- Càng trò chuyện với Ngọc, cô nhận ra bộ mặt phản động của y, ham tiền, hàm quyền chức.
* Khi CM khó khăn bị kẻ thù đàn áp, CM vẫn không bị tiêu diệt, nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng có cả những người ở vị trí trung gian như Thơm.
2. Các nhân vật khác:
- Ngọc: Là 1 người chồng yêu nhiều vợ nhưng là 1 tên nho lạidầy tham vọng, ngoi lên thoả mãn lòng hâm muốn địa vị danh vọng tiền tài, y đã làm tay sai cho Pháp.
- Thái và Cửu:
 + Hai chiến sĩ CM dũng cảm trung thành, trong hoàn cảnh nguy hiểm bị giặc lùng bắt vẫn bình tĩnh tranh thủ sự chuyển biến thức tỉnh của quần chúng.
* Luyện tập :
- Nhận xét nghệ thuật đặc sắc của kịch.
 + Xây dựng xung đột mâu thuẫn địch ta, cuộc đối đầu gay gắt giữa CM và phản CM, xung đột nội tâm trong nhân vật Thơm.
III. Tổng kết :
- Ghi nhớ SGK.
 4. Dặn dò :
	- Học bài và nắm nội dung cơ bản.
	- Chuẩn bị bài: "Tổng kết phần TLV".
Tiết 163-164:	Tổng kết phần 
	Tập làm văn
	Ngày soạn:
	Ngày dạy:
A. Mục tiêu cần đạt :
- Giúp học sinh:
	+ Ôn lại để nắm vững các kiểu văn bản đã học từ lớp 6 đến lớp 9. Phân biệt các kiểu văn bản và nhận biết sự cần thiết phải phối hợp chúng trong thực tế bài làm.
	+ Phân biệt các kiểu văn bản và các thể loại văn học.
	+ Biết đọc các kiểu văn bản, theo đặc trưng kiểu văn bản. Nâng cao năng lực tích hợp đọc và viết các văn bản thông dụng.
B. Chuẩn bị :
	- Giáo viên: Kiến thức về các kiểu văn bản.
	- Học sinh: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên.
C. Tiến trình bài dạy :
 1. ổn định :
 2. Bài cũ :	Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 3. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung thống nhất ghi bảng
? Đọc bảng tổng kết phần Tập làm văn ở SGK. Kể tên các kiểu văn bản, cho biết các kiểu văn bản trên có thể thay thế cho nhau được không?
? Các phương thức biểu đạt trên có thể phối hợp với nhau trong mộ văn bản cụ thể không? Vì sao? Ví dụ?
? Các tác phẩm văn học như thơ, truyện, kịch có khi nào sử dụng yếu tố nghị luận không? Cho ví dụ và cho biết yếu tố nghị luận có đặc điểm gì?
? Kiểu văn bản tự sự và thể loại văn học tự sự khác nhau như thế nào?
? Kiểu văn bản biểu cảm và thể loại văn học trữ tình giống và khác nhau ở những điểm nào?
? Tác phẩm nghị luận có cần yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự không? Cần ở mức dộ nào?
? Phần đọc-hiểu văn bản và Tập làm văn có quan hệ với nhau như thế nào?
? Phần Tiếng việt có quan hệ như thế nào với phần đọc-hiểu văn bản và phần tập làm văn? Nêu ví dụ chứng minh?
? Các phương pháp, thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh có ‏‎ý nghĩa như thế nào đối với việc rèn luyện kĩ năng Tập làm văn?
? Nêu những điểm cơ bản về văn bản thuyết minh? 
? Nêu những điểm cơ bản về văn bản tự sự?
? Nêu những điểm cơ bản về văn bản nghị luận?
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Học sinh suy nghĩ trả lời.
- Có 6 kiểu văn bản: Văn bản tự sự, văn bản miểu tả, văn bản biểu cảm, văn bản thuyết minh, văn bản nghị luận, văn bản điều hành (hành chính - công vụ).
- Các kiểu văn bản trên không thể thay thế cho nhau, vì mỗi kiểu văn bản có một mục đích và phương thức biểu đạt khác nhau.
- Các phương thức biểu đạt trên có thể kết hợp với nhau trong một văn bản cụ thể. Khi một văn bản có nhiều mục đích, vừa muốn tái hiện sự vật, trình bày sự việc, biểu lộ cảm xúc thì dùng kết hợp cả 3 phương thức biểu đạt của các kiểu văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm.
- Có thể lấy bất cứ tác phẩm văn chương nào để làm ví dụ. Một tác phẩm văn học có thể kết hợp biểu cảm và nghị luận, miêu tả .... (ví dụ: Truyện "Bến quê").
- Các tác phẩm văn học cũng có khi sử dụng yếu tố nghị luậní dụ đoạn văn miêu tả suy ngẫm của nhân vật Nhĩ trong truyện "Bến quê" của Nguyễn Minh Châu "Con người ta trên đường đời khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng mình ...". Yếu tố nghị luận trong các tác phẩm văn chương thường có đặc điểm gắn với yếu tố biểu cảm.
- Thể loại văn học tự sự là một dạng của văn bản tự sự. Văn bản tự sự trình bày các sự kiện, chủ yếu dùng phương thức tự sự còn tác phẩm văn học tự sự kết hợp phương thức tự sự với miêu tả, biểu cảm. Nó có tính nghệ thuật.
- Tính nghệ thuật trong tác phẩm văn học tự sự thể hiện ở cách sử dụng ngôn từ, tạo tình huống, xây dựng đối thoại, miêu tả tính cách nhân vật ...
- Thể laọi văn học tữ tình dùng phương thức của văn bản biểu cảm là chủ yếu. Giống nhau: Bày tỏ tình cảm, cảm xúc ... Khác nhau: Tác phẩm văn học trữ tình ngoài phương thức biểu cảm còn dùng các yếu tố khấc như miêu tả, nghị luận.
- Đặc điểm của thể loại văn học trữu tình là biểu lộ cảm xúc thông qua các hình tượng văn học. 
- Tác phẩm nghị luận cũng cần kết hợp các yếu tố thuyết minh, miêu tả, tự sự để làm cho vấn đề nghị luận thêm sinh động, có sức thuyết phục. Nhưng các yếu tố tự sự, miêu tả, thuyết minh chỉ được vận dụng vừa phải không làm mất đị sự chặt chẽ, lô-gíc trong lập luận của văn bản nghị luận.
- Phần đọc-hiểu văn bản và Tập làm văn có quan hệ mật thiết với nhau. Đọc-hiểu văn bản giúp ta làm tốt phần Tập làm văn.
- Phần Tiếng việt giúp ta vận dụng tốt ngôn ngữ tiếng việt để đọc-hiểu văn bản và làm bài tập làm văn.
- Ví dụ: Học Tiếng việt phần liên kết câu và đoạn văn giúp ta có kiến thức tổ chức các câu trong đoạn, các đoạn trong bài văn, tác có thể diễn đạt được ‏‎ý của mình khi đọc hiểu văn bản và khi làm văn.
- Rèn luyện kĩ năng tập làm văn là rèn luyện các thao tác miêu tả, tự sự, nghị luận, biểu cảm, thuyết minh. Nắm chắc các phương pháp, thao tác trên là cách để làm tốt các kiểu bài tập làm văn.
- Văn bản thuyết minh có đích biểu đạt là giúp người đọc có tri thức khách quan và thái độ đúng đắn đối với sự vật, hiện tượng thông qua việc trình bày thuộc tính, cấu tạo ... của chúng.
- Muốn làm được văn bản thuyết minh cần tìm hiểu kĩ đối tượng thuyết minh, xác định rõ phạm vi tri thức về đối tượng đó, sử dụng các phương pháp trong văn bản để thuyết minh:
 + Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
 + Phương pháp liệt kê.
 + Phương pháp nêu thí dụ.
 + Phương pháp dùng số liệu.
 + Phương pháp so sánh.
- Ngôn ngữ của văn bản thuyết minh cần chính xác, dễ hiểu.
- Tự sự là trình bày các sự việc có quan hệ nhân quả dẫn đến 1 kết thúc biểu lộ 1 ý nghĩa nào đó.
- Văn bản tự sự có mục đích biểu hiện con người, quy luật, đời sống, bày tỏ tình cảm, thái độ. 
- Các yếu tố tạo thành văn bản tự sự là sự việc, nhân vật, lời kể.
- Văn bản tự sự thường kết hợp với các yếu tố miêu tả, nghị luận, biểu cảm để lời kể sinh động, lôi cuốn, sâu sắc, bộc lộ được tình cảm của người kể.
- Người kể có thể ở ngôi thứ 3 hoặc thứ nhất.
- Văn bản nghị luận có mục đích thuyết phục mọi người tin theo cái đúng, cái tốt, từ bỏ cái xấu qua việc trình bày tư tưởng, chủ trương quan điểm của người viết.
- Các yếu tố tạo thành văn bản nghị luận là: Luận điểm, luận cứ và lập luận:
 + Lập luận phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế.
 + Luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu.
 + Lập luận phải chặt chẽ, hợp lí.
- Dàn bài chung của bài nghị luận về 1 sự việc, hiện tượng đời sống là:
Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tuợng có vấn đề.
Thân bài: Liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá nhận định.
Kết bài: Kết luận, khẳng định, phủ định lời, khuyên.
- Dàn bài chung của bài nghị luận về 1 tác phẩm văn học là:
Mở bài: Giới thiệu t‏‎ác phẩm, vấn đề cần nghị luận (nhân vật, đoạn thơ). Nêu ‏‎ kiến đánh giá sơ bộ.
Thân bài: Lần lượt trình bày các luận điểm, phân tích chứng minh qua các luận cứ.
Kêt bài: Nêu nhân định chung, khái quát lại vấn đề nghị luận.
 4. Củng cố và dặn dò :
	- Về nhà xem lại bài, hoàn thành bài tập. Soạn bài: "Tôi và chúng ta".

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 9 ky 2.doc