Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 6

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 6

A. MTCĐ: Giúp HS:

 - Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.

 - Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truỵện Kiều.

 - Rèn luyện kĩ năng khái quát nộio dung, tóm tắt tác phẩm tự sự.

B. CHUẨN BỊ: + GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 78-79.

Sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều; Tranh về tác phẩm Truyện Kiều

+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài. Tìm hiểu nghệ thuật tả người trong văn bản.

 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)

- Ổn định lớp

- Bài cũ : + Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ?

 + Nét đặc trưng của thể loại Chí?

- Dẫn vào bài mới: Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không yêu mến và kính phục, có một truyện thơ mà hơn hai trăm năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đúng như lời thơ ngợi ca của Tố Hữu:

 Tiếng thơ ai động đất trời,

 Nghe như non nước vọng lời ngàn thu

 Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du

 Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.

 

doc 10 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 795Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Hàm Hiệp - Tuần 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“TRUYỆN KIỀU” CỦA NGUYỄN DU
TUẦN 6
 Tiết 26
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Du.
	- Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Truỵện Kiều.
	- Rèn luyện kĩ năng khái quát nộio dung, tóm tắt tác phẩm tự sự.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 78-79. 
Sưu tầm một số lời bình về Nguyễn Du và Truyện Kiều; Tranh về tác phẩm Truyện Kiều 
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài. Tìm hiểu nghệ thuật tả người trong văn bản.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ?
 + Nét đặc trưng của thể loại Chí?
Dẫn vào bài mới: Có một nhà thơ mà người Việt Nam không ai là không yêu mến và kính phục, có một truyện thơ mà hơn hai trăm năm qua không mấy người Việt Nam không thuộc lòng nhiều đoạn hay vài câu. Người ấy, thơ ấy đã trở thành niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Đúng như lời thơ ngợi ca của Tố Hữu:
 	 Tiếng thơ ai động đất trời,
	Nghe như non nước vọng lời ngàn thu
	Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du
	Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (20 phút)
I/ TÌM HIỂU TÁC GIẢ:
* HS đọc phần I:
+ Nêu những nét chính về cuộc đời,con người có ảnh hưởng tới sự nghiệp văn học của ông.
Thời đại xã hội mà Nguyễn Du sống là khoảng thời gian nào? Có đặc điểm gì và có ảnh hưởng đến cuộc đời và sự nghiệp văn học của ông hay không?
Tên tự, biệt hiệu, quê quán, gia đình Nguyễn Du có điều gì đáng lưu ý?
Cuộc đời của ông có gì cần lưu ý?
Những tác phẩm chính chữ Hán, chữ Nôm?
Định hướng:
- Xuất thân gia đình đại quí tộc nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.
 - Phong trào Tây Sơn thất bại, chế độ phong kiến triều Nguyễn thiết lập. Những thay đổi kinh thiên động địa ấy đã tác động mạnh tới tình cảm, nhận thức của Nguyễn Du để ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
 - Trong những biến động dữ dội của lịch sử, nhà thơ đã sống nhiều năm lưu lạc, tiếp xúc với nhiều cảnh đời, những con người, những số phận khác nhau Tất cả điều đó đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của nhà thơ.
II/ TÌM HIỂU TÁC PHẨM:
* HS đọc phần II, tìm hiểu trả lời:
+Nguồn gốc xuất xứ tác phẩm? Tên gọi khác của Truyện Kiều? Ý nghĩa của tên gọi đó? Thể loại?
+ Cho biết lý do từ một tác phẩm trung bình trở thành một kiệt tác vĩ đại?
--> chốt nội dung ghi bảng.
* HS lần lượt kể tóm tắt nội dung của truyện theo ba phần
 Định hướng:
1. Gặp gỡ:
- Thân thế và tài sắc chị em Thuý Kiều;
- Cảnh chơi hội đạp thanh và gặp gỡ Kim Trọng;
- Kiều- Kim chủ động gặp gỡ đính ước và thề nguyền;
- KimTrọng về Liêu Dương chịu tang chú.
 2. Gia biến và lưu lạc:
- Gia đình Kiều mắc oan, Kiều bán mình chuộc cha và em;
- Bị MGS lừa vào tay Tú Bà, ở lầu xanh; ở lầu Ngưng Bích, bị Sở Khanh lừa;
- Thúc Sinh cứu, rơi vào tay Hoạn Thư --> Sư Giác Duyên --> Bạc Bà - Bạc Hạnh -->lầu xanh;
- Được Từ Hải cứu và lấy làm vợ -->mắc lừa Hồ Tôn Hiến -->bị làm nhục, nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn, được Sư Giác Duyên cứu.
 3. Đoàn tụ:
- Kim Trọng biết tin, đau đớn, nghe theo lời dặn kết hôn với Thuý Vân nhưng vẫn cất công tìm Kiều, tình cờ gặp Sư Giác Duyên nên gặp lại Kiều.
- Chiều ý mọi người, Kiều nối lại duyên xưa với Kim Trọng
* GV giới thiệu giá trị Truyện Kiều (theo SGK) 
 a. Nội dung:
 - “ Đó là một bản án, một tiếng kêu thương, một ước mơ và một cái nhìn bế tắc.” (theo Hoài Thanh)
 b. Nghệ thuật:
 - Về ngôn ngữ: Tiếng Việt văn học trở nên giàu và đẹp với khả năng miêu tả, biểu cảm vô cùng phong phú.
 - Về thể loại:Thể lục bát đạt đỉnh cao, thành công trong nghệ kể chuyện, miêu tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh ngụ tình đặc biệt là miêu tả và phân tích tâm lý nhân vật.
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 80
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củngcố ( 5 phút)
* GV Giới thiệu minh họa một số câu thơ, đoạn thơ tiêu biểu
A/ Tìm hiểu bài:
I. Tác giả: 
NGUYỄN DU ( 1765 – 1820)
- Tên chữ: Tố Như, hiệu: Thanh Hiên; quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh; gia đình quí tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học.
-Sinh trưởng trong một thời đại có nhiều biến động dữ dội; xã hội phong kiến Việt Nam bứơc vào thời kì khủng hoảng sâu sắc, phong trào nông dân khởi nghĩa mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn Tây Sơn. 
- Nguyễn Du có hiểu biết sâu rộng, có vốn sống phong phú. - Là người có trái tim giàu yêu thương.
- Sự nghiệp sáng tác: chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tap ngâm; chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn
b- Tác phẩm: 
TRUYỆN KIỀU (Đoạn trường tân thanh: tiếng kêu đau đớn đứt ruột mới)
- Truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát, dài 3254 câu.
- Dựa vào cốt truyện từ tiểu thuyết văn xuôi chữ Hán: Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài Nhân (Trung Quốc).
Nhờ có sự sáng tạo, bằng nghệ thuật thiên tài Nguyễn Du đã làm cho Truyện Kiều trở thành một kiệt tác vĩ đại.
1. Tóm tắt tác phẩm:
- Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước
- Phần thứ hai: Gia biến và lưu lạc.
- Phần thứ ba: Đoàn tụ.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
 a- Nội dung:
- Giá trị hiện thực.
- Giá trị nhân đạo.
 b- Nghệ thuật:
 - Kết tinh thành tựu nghệ thuật văn học dân tộc trên các phương diện ngôn ngữ, thể loại.
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ: SGK/ 80)
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút)
 * Đọc lại Ghi nhớ SGK / 80
 * GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 5 phút) 
 * Tóm tắt tác phẩm; cuộc đời- thân thế- sự nghiệp Nguyễn Du. Soạn CHỊ EM THUÝ KIỀU- Tìm hiểu nghệ thuật tả người của tác giả.
* * *
CHỊ EM THUÝ KIỀU
 (Trích) * Nguyễn Du *
 Tiết 27
 VĂN HỌC
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Cảm nhận vẻ đẹp nhan sắc và tài hoa của chị em Thúy Kiều.
	- Nhận biết nghệ thuật ước lệ trong cách miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với miêu tả và biểu cảm.
	- Thái độ trân trọng vẻ đẹp của con người.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/ 81-82 
Văn bản Truyện Kiều; Tranh chân dung chị em Thuý Kiều 
+ HS: Đọc kĩ văn bản – Soạn bài.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Tác giả Nguyễn Du – Cuộc đời, thân thế và sự nghiệp?
 + Tóm tăt nôi dung ba phần của Truyện Kiều
Dẫn vào bài mới: Sau 6 câu triết lí về tài mệnh tương đố, sau 8 câu kể về gia thế nhà họ Vương, Nguyễn Du đã vẽ chân dung song đôi hai chị em ruột con gái đầu lòng ông bà Vuơng.Ở đây chúng ta sẽ thấy được nghệ thuật tả người đặc sắc với bút pháp ước lệ khá tiêu biểu.
 Hoạt động 2: Đọc – hiểu văn bản (20 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
* HS đọc phần Chú thích :
+ Cho biết vị trí của đoạn trích.
* HS đọc đoạn trích (giọng vui tươi, trân trọng, trong sáng, nhịp nhàng) – nhận xét cách đọc
 + Giải thích: tố nga, hồ cầm, nghiêng nước nghiêng thành
 +Bố cục đoạn trích? ( 4 phần), 
 + Có nhận xét gì bố cục đoạn trích? (chặt chẽ, hoàn chỉnh)
* HS đọc 4 câu đầu, trả lời câu hỏi:
+ Vẻ đẹp chung của chị em Thuý Kiều được miêu tả như thế nào? Nghệ thuật tả? 
Định hướng:
- Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
-> bút pháp ước lệ gợi tảà Cốt cách tao nhã, thanh khiết như cây mai, tinh thần trong trắng như tuyết 
* HS đọc 4 câu tiếp, suy nghĩ trả lời:
+ Chi tiết gợi tả vẻ đẹp Thuý Vân?Miêu tả bằng những hình tượng nghệ thuật gì?Em cảm nhận Thuý Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
Định hướng:
- “ trang trọng”: vẻ đẹp cao sang quí phái.
- Vẻ đẹp của Vân được so sánh với hình tượng thiên nhiên, với những thứ cao đẹp trên đời: trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc.
- Bút pháp ước lệ, biện pháp nghệ thuật so sánh, ẩn dụ.
- Thể hiện vẻ đẹp trung thực, phúc hậu mà quí phái của người thiếu nữ ( khuôn mặt tròng trịa, đầy đặn, như mặt trăng, lông mày sắc nét, đậm như con ngài, miệng cười tươi như hoa, giọng nóitrong trẻo, tóc đen mượt hơn mây, da trắng hơn tuyết)
- Chân dung Thuý Vân mang tính cách, số phận: cuộc đời suôn sẻ, bình lặng
* HS đọc 8 câu tiếp, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Khi gợi tả nhan săc Kiều, tác giả cũng sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em có điểm gì giống, khác so với tả Vân?
- Bên cạnh vẻ đẹp về sắc, ở Kiều còn có vẻ đẹp nào khác? Những nét đẹp ấy cho thấy Kiều là một người như thế nào?
Định hướng:
- Kiều “săc sảo” về trí tuệ, “mặn mà” về tâm hồn.
- Gợi tả vẻ đẹp Kiều, tác giả dùng hình tượng nghệ thuật ước lệ: “thu thuỷ”, “xuân sơn”, hoa, liễu tập trung tả vẻ đẹp về đôi mắt (mắt thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ). Vẻ đẹp mắt: trong sáng, long lanh, linh hoạt; lông mày thanh tú.
- Tài của Kiều đạt đến mức lí tưởng theo quan điểm thẩm mĩ phong kiến: Cầm, kì, thi, hoạ. Đặc biệt tài đánh đàn. Cung đàn “Bạc mệnh”chính là tiếng lòng của một trái tim đa sầu, đa cảm.
- Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp của cả sắc – tài – tình (nghiêng nước, nghiêng thành)
- Chân dung của Kiều cũng là chân dung mang tính cách số phận. Vẻ đẹp làm cho tạo hoá phải ghen ghét, đố kị nên số phận nàng sẽ éo le, đau khổ.
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
* HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Bút pháp nghệ thuật tiêu biểu của đoạn trích?Nội dung chính đoạn trích? Cảm hứng nhân đạo của tác giả?
à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 83
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 5 phút)
* HS đọc bài đọc thêm SGK/84
A/ Tìm hiểu bài:
I. Vị trí đoạn trích: Trích phần mở đầu tác phẩm
II/ Kết cấu:
+ 4 câu đầu: khái quát vẻ đẹp chị em Thuý Kiều.
+ 4 câu tiếp: Gợi tả vẻ đẹp của Thuý Vân. ... ä của nhũng người thân; đạp thanh: giẫm lên cỏ xanh -> đi chơi xuân ở đồng quê giẫm lên cỏ xanh.
- Sử dung một loạt từ gợi tả: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm sửa, dập dìu
- cách nói ẩn dụ “ nô nức yến anh”
à gợi tả sự đông vui, nhộn nhịp, rộn ràng, náo nhiệt.
à khắc hoạ một truyền thống văn hoá lễ hội xa xưa.
* HS đọc 6 câu cuối, suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Cảnh vật, không khí mùa xuân trong 6 câu thơ cuối có gì khác với cảnh ban đầu? Vì sao?
+ Những từ tà tà, thanh thanh, nao nao chỉ có tác dụng miêu tả cảnh vật hay còn bộc lộ tâm trạng con người? Vì sao?
+ Cảm nhận của em về khung cảnh thiên nhiên và tâm trạng con người trong 6 câu thơ cuối.
Định hướng:
- cảnh vật vẫn mang cái thanh, cái dịu của mùa xuân: nắng nhạt, khe nước nhỏ, một dịp cầu nhỏ bắc ngang. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng: mặt trời từ từ ngã bóng, bước chân người thơ thẩn, dòng nước uốn quanh.Tuy nhiên cái không khí nhộn nhịp rộn ràng không còn nữa, tất cả đang nhạt dần, lắng dần.
- Khác nhau về thời gian và không gian nhưng được cảm nhận qua tâm trạng. Tà tà, thanh thanh, nao nao còn bộc lộ tâm trạng con người: Cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà sự linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện. (sẽ gặp mộ Đạm Tiên và gặp chàng thư sinh Kim Trọng)
 Hoạt động 3 : Tổng kết (5phút)
* HS suy nghĩ trả lời câu hỏi:
+ Bút pháp nghệ thuật tả cảnh của tác giả?
à chốt nội dung Ghi nhớ
* HS đọc ghi nhớ SGK/ 87
 Hoạt động 4 : Luyện tập- củng cố ( 5 phút)
* HS so sánh cảnh mùa xuân trong câu thơ cổ Trung Quốc: 
 Phương thảo liên thiên bích Cỏ thơm liền với trời xanh
 Lê chi sổ điểm hoa Trên cành lê có mấy bông hoa
A/ Tìm hiểu bài:
I. Vị trí đoạn trích: Sau khi giới thiệu gia cảnh Vương viên ngoại, gợi tả chị em Thuý Kiều, đoạn trích tả cảnh ngày xuân chị em Thuý Kiều du xuân
II/ Kết cấu:
- 4 câu đầu: Khung cảnh ngày xuân
- 8 câu tiếp: Khung cảnh lễ hội
- 6 câu cuối: Cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về
III/ Phân tích:
1. Khung cảnh ngày xuân:
- Gợi vẻ đẹp riêng của mùa xuân: mới mẻ, tinh khôi, giàu sức sống, khóng đạt, trong trẻo, nhẹ nhàng thanh khiết
2. Cảnh lễ hội:
- Khung cảnh các lễ hội diễn ra hết sức đông vui, rộn ràng, nhộn nhịp
3. Khung cảnh chị em Thuý Kiều du xuân trở về:
Cảnh chiều xuân đẹp nhẹ nhàng nhưng buồn (mang tâm trạng)
III. Tổng kết:
 (Ghi nhớ: SGK/ 87)
B/ Luyện tập:
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 5 phút) 
 * Em cảm nhận được vẻ đẹp nào của cuộc sống đang diễn ra? 
 * Gv nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Dặn dò ( 5 phút) 
 * Học thuộc lòng đoạn trích; nắm nghệ thuật tả cảnh; Xem bài Thuật ngữ ( tìm ví dụ minh hoạ)
* * *
THUẬT NGỮ
 Tiết 29
 TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: Giúp HS:
	- Hiểu được khái niệm thuật ngữ và một số đặc điểm cơ bản của nó.
	- Biết sử dụng chính xác các thuật ngữ.
B. CHUẨN BỊ:	+ GV: Bài soạn- Những điều cần lưu ý SGV/88-89. Bảng phụ ghi ví dụ tìm hiểu bài
+ HS: Tìm hiểu các ví dụ trong SGK 
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (5phút)
Ổn định lớp
Bài cũ : + Các cách để phát triển từ vựng Tiếng Việt?
 + Kiểm tra vở bài tập ( 4 em).
Dẫn vào bài mới: Trong xu thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người, thuật ngữ đã trở thành những từ ngữ phổ biến trong giao tiếp hằng ngày và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có kiến thức mới để thích ứng với xu thế phát triển đó.
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (10 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
+ TÌM HIỂU KHÁI NIỆM THUẬT NGỮ
* HS đọc ví du 1 trong SGK/87, trao đổi, thảo luận trả lời câu hỏi:
+ So sánh hai cách giải thích về nứơc và muối. Cách giải thích nào mọi người dễ hiểu? Vì sao? Cách giải thich nào đòi hỏi phải có kiến thức mới có thể hiểu được?
 Định hướng:
- Cách giải thích 1 mọi người đều có thể hiểu được. Vì giải thích đặc rính bên ngoài, từ ngữ thông dụng.-> cách giải thích thông thường.
- Cách giải thích 2 giải thích các đặc tính bên trong, đòi hỏi phải có kiến thức bộ môn mới hiểu được. -> cách giải thích của thụât ngữ.
* HS đọc ví dụ 2/88, trả lời câu hỏi:
+ Xác định bộ môn của các định nghĩa. Từ đó cho biết cácthuật ngữ thường được dùng trong các bộ môn nào?
- Thach nhũ: địa lí; ba-dơ: hoá học; ẩn dụ: văn học; à thuộc các bộ môn khoa học , công nghệ 
 à Thế nào là thuật ngữ? -> chốt nội dung ghi nhớ 1
*Lưu ý : - Do trình độ văn hoá của nhân dân ngày càng cao, nhiều thuật ngữ nhanh chóng trở thành từ ngữ thông thường, được dùng phổ biếntrong giao tiếp hằng ngày như: com-pu-tơ, in-tơ-nét, năm tài chính.
 - Các ngành khoa học hiện đại có xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau, liên kết với nhau, vì vậy xuất hiện tình trang một thuật ngữ được dùng chung trong nhiều ngành: vi-rút, thị trường. 
+TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM THUẬT NGỮ
* HS đọc kĩ các câu thơ mục I.2, trao đổi, trả lời câu hỏi:
+ Trong vd I-2 các thuật ngữ có còn nghĩa nào kháckhông?
+ Trong vd II-2trường hợp muối nào có sắc thái biểu cảm?
+ Em rút ra đặc điểm gì của thuật ngữ?
THUẬT NGỮ CÓ CÒN NGHĨA NÀO KHÁC
Định hướng:
- Chỉ có một nghĩa như đã giải thích, không còn nghĩa nào khác;
- muối ở trường hợp (b) mang sắc thái biểu cảm (ẩn dụ)
- Thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệmvà ngược lại; không có tính biểu cảm
 Hoạt động 3: Tổng kết (3 phút)
 + Thuật ngữ? Đặc điểm?
* HS đọc Ghi nhớ 1,2 SGK/88-89
 Hoạt động 3: Luyện tập- củng cố (23 phút)
Yêu cầu chung: đọc văn bản, nêu yêu cầu bài tập, thảo luận, lần lượt thực hiện các bài tập:
BT1:- lực.xâm thực, phản ứng hoá học,
 BT2: HS thảo luận trả lời:
Điểm tựa (thuật ngữ): điểm cố định của một đòn bẩy, thông qua đó lực tác động được truyền tới lực cản.
“Điểm tựa” (thơ): nơi gởi gắm niềm tin và hi vọng của nhân loại tiến bộ.
 BT3: HS thực hiện theo nhóm (phiếu học tập)
- Nước tự nhiên ở sông, hồ,ao, biển  là một hỗn hợp.
à được dùng như thuật ngữ
 BT4,5: HS làm ở nhà 
 (đọc kĩ, nắm yêu cầu bài tập để thực hiện)
A/ Tìm hiểu bài:
I. Thuật ngữ là gì?
- Biểu thị các khái niệm khoa học công nghệ.
- Dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.
 II.Đặc điểm của thuật ngữ:
- Mỗi thuật ngữ chỉ biểu thị một khái niệm hoặc ngược lại.
- Không có tính biểu cảm.
 III. Tổng kết:
 Ghi nhớ: (SGK/ 88-89)
B/ Luyện tập
Bài tập1: Tìm thuật ngữ thích hợp
Bài tập 2: Tìm hiểu nghĩa của “điểm tựa”, cho biết nghĩa của thuật ngữ
 Bài tập 3: xác định các trường hợp được dùng như thuật ngữ
 Bài tập 4,5:
 Hoạt động 4: Đánh giá ( 2 phút)
 * Đọc lại Ghi nhớ SGK / 88-89
 * GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 5: Dặn dò ( 2 phút)
 * Nắm nội dung bài học; xem lại đề bài viết tập làm văn số 1( thuyết minh)
* * *
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1
 Tiết 30
 TIẾNG VIỆT 
A. MTCĐ: - Củng cố các kiến thức về văn bản thuyết minh
	 - Đánh giá rút kinh nghiệm làm bài ( về 2 ý tứ, bố cục, câu văn, chính tả, từ ngữ )
 B. CHUẨN BỊ:	+ GV:- Những điều cần lưu ý SGV/77. 
 - Kết quả bài làm của học sinh. Nội dung đánh giá, các bài làm tiêu biểu.
 C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động 1: Khởi động (2 phút)
Ổn định lớp
- Bài cũ : 
Dẫn vào bài mới: 
 Hoạt động 2: Trả và sửa bài (33 phút)
Hoạt động của gv và hs
Nội dung ghi bảng
*HS nhớ và đọc lại đề bài
- Chỉ ra các yêu cầu về nội dung , hình thức của bài viết.
- Xây dựng dàn ý cho bài viết.
 * HS tự nhận xét bài viết của mình qua đối chiếu với dàn ý vừa xây dựng.
* GV nhận xét, đánh giá về bài viết cuả học sinh, đọc một vài bài có điểm tốt, một số đoạn mắc lỗi cơ bản cần khắc phục.
+ Một số chưa nắm kiểu bài, sa vào kể chuyện (kể vật nuôi nhà mình)
+ Chưa nêu được các đặc điểm cơ bản của đối tượng thuyết minh, còn sơ sài, chưa tiêu biểu về họ loài – thuộc tính cơ bản của vật nuôi.
+ Chưa chú trọng vận dụng các biện pháp nghệ thuật và yếu tố miêu tả trong thuyết minh.
+ Các lỗi phổ biến: thiếu dấu chấm câu, viết hoa không đúng, 
dùng từ thiếu chuẩn xác, cách diễn đạt còn tối nghĩa, sai chính tả quá nhiều, bố cục chưa rõ ràng, khoa học.
* GV đánh giá kết quả- trả bài
 Hoạt động 4: Tổng kết ( 5 phút)
 Đề: Một loài động vật hay vật nuôi ở quê em.
I. Yêu cầu : 
- Kiểu bài thuyết minh.
- Kết hợp các biện pháp nghệ thuật và kết hợp yếu tố miêu tả.
 II. Nhận xét bài làm:
 - Về kiểu bài
- Về nội dung
- Về phương pháp
- Về hình thức trình bày
- Các lỗi phổ biến
III. Đánh giá kết quả:
 Hoạt động 5: Đánh giá ( 3 phút)
 * GV nhận xét tiết học.
 Hoạt động 6: Củng cố – dặên dò ( 2 phút)
 * Xem lại kiểu bài thuyết minh.
 * Soạn: Kiều ở lầu Ngưng Bích, tìm hiểu bút pháp nghệ thuật tả cảnh ngụ tình của tác giả Nguyễn Du.
* * *
	* Chuẩn bị nội dung chương trình Ngữ văn địa phương ( tuần 9) :
	 - HS: thực hiện sưu tầm các phẩmviết về địa phương, tác giả địa phương từ sau năm 1975 (không nhất thiết phải là trong huyện, tỉnh mà có thể mở rộng đến thành phố,vùng, miền có điểm gần gũi về địa lí, dân cư 
	 - Yều cầu: + Từng tổ học tập tập hợp thống kê các tác phẩm sưu tầm được.
 + Mỗi tổ chọn một bài viết giới thiệu hoặc cảm nghĩ về một tác phẩm viết về địa phương lên trình bày tại lớp
* * *
Trắc nghiệm
Nối các từ với phần giải thích nghĩa thích hợp:
1. Đạp thanh 	a- Tiết vào đầu tháng ba
2. Tài tử giai nhân	b- trai tài gái sắc
3. Đoan trang	c- nói sắc đẹp tuyệt vời của người phụ nữ có thể say mê đến nổi mất nước, mất thành.
4. Nghiêng nước,	d. nghiêm trang, đứng đắn (chỉ nói về người phụ nữ).
 nghiêng thành
5. Thanh minh	e- giẫm lên cỏ xanh

Tài liệu đính kèm:

  • doc6-VAN9-TUAN6.doc