Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 41, 42

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 41, 42

ND:23/10/12

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

 ( Phần Văn )

A Mức độ cần đạt:

 Giúp hs

 - Hiểu biết các tác giả ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau 1975.

 -Bước đầu biết thẩm bình, và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.

B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.

 1.Kiến thức

 -Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ địa phương.

 -Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.

 - Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.

 2. Kĩ năng

 -Sưu tầm tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương

 -Đọc hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.

 -So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.

 3. Thái độ

 Tự hào về địa phương mình.

 

doc 6 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 620Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Tiết 41, 42", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN9                                                                                                                        NS :20/10/12
TIEÁT 41                                                                                                                                  ND:23/10/12
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
 ( Phần Văn )
A Mức độ cần đạt:
        Giúp hs
       - Hiểu biết các  tác giả ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau 1975.
       -Bước đầu biết thẩm bình, và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học.
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
   1.Kiến thức
         -Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ địa  phương.
         -Sự hiểu biết về tác phẩm văn thơ viết về địa phương.
         - Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975.
    2. Kĩ năng
         -Sưu tầm tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương
         -Đọc hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương.
         -So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn.
     3. Thái độ
           Tự hào về địa phương mình.
C. Phương pháp :
    - Vấn đáp, nêu vấn đề, .
D. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định :      Lớp : 9a1    vắng: p,      kp .
                           Lớp: 9a2    vắng: p,       kp
  2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của HS
  3. Bài mới: 
* GV giới thiệu bài: Ai cũng có một miền quê để thương, để nhớ, để tự hào. Ở đó không chỉ có cảnh đẹp mà còn có những con người tài năng.Trong  số những con người tài năng ấy phải kể đến những người  nghệ sĩ nói chung nhà văn, nhả thơ nói riêng . Họ là những người hết lòng người ca về quê hương, đất nước mình .
* Bài học :
Hoạt động 1 Hướng dẫn HS trình bày các danh mục tác giả,tác phẩm của địa phương từ 1975 đến nay theo bảng
* HS thảo luận theo nhóm:
TT
HỌ VÀ TÊN
( Bút danh )
NĂM SINH
( Mất )
QUÊ QUÁN
TÊN TÁC PHẨM
NỘI DUNG NGHỆ THUẬT CHỦ YẾU
1
2
3
Lê Bá Cảnh
Trần Hoàng Vi
Hàn Mạc Tử
19/02/41
Lệ Thủy – Quảng Bình
Quy Nhơn
Giọt mưa xứ lạnh
Lại về thăm phố ngàn hoa
Lơì thơ giản dị nhưng giàu sức khái quát,thấm đượm tình người
* Lưu ý:
- Chú trọng đến các tác giả có tác phẩm từ 1975 đến nay quê ở địa phương ( giơí hạn trong tỉnh )
- Các tác phẩm hay viết về địa phương cuả các tác giả không phải quê ở địa phương cũng có thể tuyển chọn vào bảng hệ thống
- Thống kê theo trình tự thời gian xuất hiện của tác phẩm 
Hoạt động 2  Hướng dẫn HS trình bày,giới thiệu một tác phẩm tâm đắc về địa phương
1. - GV gọi đại diện từng nhóm lên trình bày và bổ sung lẫn nhau
- GV điều chỉnh những sai sót,nhầm lẫn để thành một bảng hệ thống tương đối hoàn chỉnh
2. Gọi HS lựa chọn tác phẩm mình yêu thích đứng dậy đọc và trình bày bài của mình
- HS có thể sưu tầm và kể lại những mẩu chuyện,chi tiết mà mình biết được chung quanh những tác giả,tác phẩm đã sưu tầm và hệ thống
Hoạt động 3 Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu văn học địa phương và tập sáng tác
* GV đọc thêm cho HS một vài tác phẩm của Lê Bá Cảnh và Hàn Mạc Tử
Hoạt động 4 
- GV thu thập những tác phẩm HS đã sưu tầm được và những sáng tác của các em,đóng lại thành 2 tập riêng.Ngoài giờ học HS chuyển cho nhau hai tập âý để đọc
III. Hướng dẫn tự học: -   Gv hướng dẫn HS chú ý lắng nghe.
- Về nhà tập viết bài về địa phương mình
- Soạn các câu hỏi ở bài tổng kết từ vựng bằng cách xem lại kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến nay
E.Rút kinh nghiệm:
TUẦN9                                                                                                                        NS :20/10/12
TIEÁT 42                                                                                                                                  ND:23/10/12
ÔN TẬP TRUYỆN TRUNG ĐẠI.
Hướng dẫn làm bài kiểm tra truyện trung đại
A. Mức độ cần đạt
GIÚP HS
    -Củng cố lại kiến thức đã học về truyện trung đại theo hệ thống:những thể loại chủ yếu, giá trị nội dung và nghệ thuật của những tác phẩm tiêu biểu.
    -Nắm được những kiến thức cơ bản các tác gia và tư tưởng về thời đại.
    -Nắm  bắt được những yêu cầu cơ bản để chuân bị làm bài kiểm tra về truyện trung đại. 
B.Trọng tâm kiến thức, kĩ năng, thái độ.
   1.Kiến thức
      - Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân pháp của dân tộc ta.
       -Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bó làm nên sức mạnh tinh thần  của những người chiến sĩ trong bài thơ.
      -Nắm được đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngôn ngữ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kĩ năng
     -đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
     -Bao quát toàn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
     - Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ đó thấy được giá trị nghệ thuật của bài thơ.
3. Thái độ
      -Tự hào về những trang sử vẻ vang của dân tộc.
C.Phương pháp
      -Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, thảo luận nhóm.
C. Phương pháp
       Nêu và giải quyết vấn đề, vấn đáp.
D  Tiến trình bài dạy
1. Ổn định                             Lớp : 9a1    vắng: p,      kp .
                                             Lớp: 9a2    vắng: p,       kp                 
2. Bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới: Để chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra văn, phần văn trung đại Các em sẽ được học một tiết tổng kết phần văn trung đại. 
Hoạt động của GV &HS
Nội dung bài dạy
Hoạt động 1  Hướng dẫn  lập bảng thống kê về tác giả tác phẩm đã học.
CHãy thống kê theo bảng những tác giả cùng tác phẩm đã học?
HS: Thực hiện.
Hoạt động 2:   Hướng dẫn ôn tập theo chủ đề.
  ? Qua việc tìm hiểu các tác phẩm truyện trung đại, ta có thể chia thành mấy chủ đề chính? Nêu nội dung từng chủ đề với từng tác phẩm cụ thể?
Hoạtđộng 3:   Hướng dẫn tìmhiểu về Truyện Kiều.? Nêu những hiểu biết về tác giả Nguyện Du?
CNêu tóm tắt về nội dung Truyện Kiều?
CNêu những giá trị mà Truyện Kiều đã mang lại?
HS: Trình bày.
GV: NHận xét bổ sung và khắc sâu cho HS hểu thêm về giá trị nghệ thuật.
Hoạtđộng4:Hướng dẫn tự học
 I. Lập bảng thống kê về tác giả và tác phẩm dã học:
STT
Tên văn bản
Tác giả
Nội dung chủ yếu 
Đặc sắc nghệ thuật
1
2
3   
4
5
Chuyện người con gái Nam Xương
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Hoàng lê nhấtthống chí
Truyện Kiều
Truyện Lục Vân Tiên
Nguyễn Dữ
Phạm Đình Hổ
Ngô gia văn phái
Nguyễn Du
NguyênĐình Chiểu
Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vủ Nương, « Chuyện người con gái Nam Xương » thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, Đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. 
Thấy được cuộc sống sa hoa của vua chúa, sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê - Trịnh
Vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệtrong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm hại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua tôi bán nước. 
Sự cảm thông, thương xót của Nguyễn Du đối với số phận và cuộc đời của con người, đặc biệt là người phụ nữ trong xã hội phong kiến.tố cáo xã hội xã hội phong kiến coi thường chà đạp lên số phận con ngườI. 
Vẻ đẹp phẩm chất của người anh hùng, nam nhi đại trượng phu trong xã hội phong kiến. Khát vọng giúp đời giúp người không màng danh lợi, trả ơn.niềm tin vào kết thúc có hậu ở hiền gặp lành.
Nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết hợp tự sự với trữ tình.
Nghệ thuật của một bài tuỳ bút cổ.
Giá trị của lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả sinh động.
Bút pháp nghệ thuật ước lệ tượng trưng và tả cảnh ngụ tình, miêu tả nội tâm nhân vật.
Đặc trưng của phương thức khắc hoạ tính cách nhân vậtkết cấu nghệ thuật và sử dụng ngôn ngữ
II.Các chủ đề chính:
Có 3 chủ đề chính:
1. Chủ đề phản ánh hiện thực xã hội phong kiến với bộ mặt xấu xa của giai cấp tống trị:
- Ăn chơi xa hoa truỵ lạc (Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh)
- Hèn nhát thuần phục ngoại bang (Hoàng Lê nhất thống chí)
- Giả dối, bất nhân vì tiền mà táng tận lương tâm (Mã Giám Sinh mua Kiều).
2. Chủ đề người phụ nữ trong xã hội cũ:
- Số phận bi kịch, oan khuất nay khổ đau.
- Vẻ đẹp tài và sắc vẹn toàn.
3. Chủ đề người anhhùng:
- Người anh hùng với lý tưởng đạo đức cao đẹp ( Hình ảnh Lục Vân Tiên).
- Người anh hùng dân tộc, yêu nước ( Hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung Nguyễn Huệ)
 III. Tác phẩm Truyện Kiều:
1. Những nét chính về tác giả Nguyễn Du.
2.Tóm tắt Truyện Kiều:
Giá trị Truyện Kiều:
-             Giá trị nội dung:
-             Giá trị nhân đạo:
-             Giá trị nghệ thuật:
IV.Hướng dẫn tự học:
-             Ôn tập kĩ về các tác giả, tác phẩm.
-             Chuẩn bị bài tiết sau: “ Đồng chí”
E.Rút kinh nghiệm:
          ..

Tài liệu đính kèm:

  • docvan(1).doc