Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 22

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 22

1. MỤC TIÊU:

a. Kiến thức:

- Giúp học sinh tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp như: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh.

- Tích hợp với phần Văn qua bài “Chuẩn bị hnh trang vo thế kỉ mới”, phần Tiếng Việt qua bi “Cc thnh phần biệt lập” và phần Tập làm văn qua bài “Viết bi tập làm văn số 5”

b. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận có bố cục ba phần, đúng thể loại nghị luận, sự việc hiện tượng đáng quan tâm.

c. Thái độ:

- Giáo dục học sinh thái độ, nhận xét đánh giá khách quan.

 

doc 9 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1056Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Nguyễn Tri Phương - Tiết 22", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Tiết:101
Ngày soạn:1/2/2009
Ngày dạy:6/2/2009
HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ CHO CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TẬP LÀM VĂN
(Sẽ làm ở nhà chuẩn bị cho tuần 29)
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh tập suy nghĩ về một hiện tượng thực tế ở địa phương. Viết một bài văn trình bày vấn đề đó với suy nghĩ, kiến nghị của mình dưới các hình thức thích hợp như: Tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh. 
- Tích hợp với phần Văn qua bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, phần Tiếng Việt qua bài “Các thành phần biệt lập” và phần Tập làm văn qua bài “Viết bài tập làm văn số 5”
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết bài văn nghị luận có bố cục ba phần, đúng thể loại nghị luận, sự việc hiện tượng đáng quan tâm. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh thái độ, nhận xét đánh giá khách quan. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu cách làm bài văn nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống? (7đ)
2. Kiểm tra bài tập (đề 4). (3đ) 
HS trả lời,GV nhận xét, ghi điểm.
4.3/Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 25.
- Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc, hiện tượng nào đó ở địa phương.
- Các em hiểu vấn đề đó như thế nào?
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa mục II.
- Thảo luận: Yêu cầu học sinh chọn sự việc, hiện tượng đáng nghị luận ở địa phương?
- Vấn đề hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh THCS.
- Trò chơi điện tử có tác hại như thế nào đối với học sinh.
- Vấn đề nhà tình nghĩa, đại đoàn kết cho gia đình chính sách, gia đình nghèo.
- Học sinh bỏ học, cúp tiết, đánh nhau, chửi thề, vệ sinh môi trường
+ Chọn sự vật, hiện tượng đang là vấn đề cả xã hội cần quan tâm.
+ Lưu ý nên chọn ở địa phương, trường, lớp, trong gia đình để dễ giáo dục ý thức cho những người xung quanh.
- Thời hạn nộp bài tuần 26.
- Sau đó giáo viên chọn bài đọc trên lớp ở tuần 29.
- Giáo viên cho, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
I:Nhiệm vụ, yêu cầu của chương trình :
1. Yêu cầu:
- Chọn sự vật hiện tượng xã hội đang quan tâm.
- Đánh giá đúng sai.
- Bày tỏ ý kiến, thái độ của mình, đồng tình hay phản đối. (phải khách quan)
- Trình bày sự vật hiện tượng, nêu ý kiến.
- Độ dài: Bốn trang giấy học trò, đủ bố cục ba phần. (có luận điểm, luận cứ, luận chứng, lập luận rõ ràng).
* Lưu ý:
- Không nêu tên những người có trong sự vật hiện tượng đó.
- Đổi tên khác, hoặc người viết tự đặt tên không trùng tên với những người quen.
Nhóm 1: Đề 4 – nói tục.
Nhóm 2: Đề 2 – trò chơi điện tử.
Nhóm 3: Đề 1 – Tệ nạn thuốc lá.
Nhóm 4: Đề 3 – Hiện tượng xả rác nơi công cộng.
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- Yêu cầu học sinh chọn 4 đề tài cho bốn nhóm.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
Tiết: 102
Ngày soạn:1/2/2009
Ngày dạy:6/2/2009
CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
(Vũ Khoan)
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận thức được điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách và thói quen của con người Việt Nam. Yêu cầu gấp rút phải khắc phục điểm yếu, hình thành những đức tính và thói quen tốt khi đất nước đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ mới. Nắm được trình tự lập luận và nghệ thuật nghị luận của tác giả. 
- Tích hợp với phần Tiếng Việt qua bài “Các thành phần biệt lập” và phần Tập làm văn qua bài “Viết bài tập làm văn số 5” và “Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Tập làm văn ” 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích văn bản nghị luận. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh có ý thức vươn lên, học tập tích luỹ tri thức để làm giàu cho đất nước. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, tranh, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, phương pháp trực quan, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu nội dung phản ánh của văn nghệ? Tại sao con người cần đến tiếng nói của văn nghệ? (7đ)
2. Trong trường hợp nào con người cần đến tiếng nói của văn nghệ?
a. Buồn bả, đau khổ, cô đơn,
b. Vui vẻ, yêu đời
c. Bận bịu, rãnh rỗi
d. Các ý trên đều đúng.
4.3/ Giảng bài mới:
Hôm nay chúng ta tìm hiểu văn bản : “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, giáo viên gọi học sinh đọc. Giáo viên nhận xét.
- Dựa vào chú thích em hãy nêu sơ lược về tác giả và tác phẩm.
GV lưu ý HS một số từ khó SGK.
* Hoạt động 2:
- Nêu thời điểm khi viết văn bản?
+ Năm 2001 khi bước sang thế kỉ XXI.
- Vấn đề gì được đưa ra nghị luận?
+ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
- Ý nghĩa của vấn đề cần nghị luận?
+ Thời sự: Đổi mới ở thế kỉ XX và phát triển cao để trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020.
+ Lâu dài: chuẩn bị cho sự phát triển, làm cho đời sống của người dân được nâng cao.
+ Yêu cầu, nhiệm vụ: phải chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.
* Hãy lập luận dàn ý theo trình tự lập luận của tác giả?
- Thảo luận: Trong bài này tác giả cho rằng yếu tố con người là hành trang quan trọng nhất đúng hay sai? Vì sao?
+ Đúng, vì con người là nhân tó quyết định mọi thắng lợi, hay thất bại.
+ Con người có trình độ, tri thức, lòng yêu nước thì việc gì cũng có thể hoàn thành tốt.
* Nêu những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam?
+ Điểm mạnh phải phát huy, điểm yếu phải khắc phục mới đưa đất nước tiến lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thế kỉ XXI đạt kết quả tốt. 
* Nhận xét về điểm giống nhau và khác nhau của con người Việt Nam trong văn học và trong lịch sử?
* Tìm những thành ngữ, tục ngữ, và cho biết ý nghĩa tác dụng?
+ Nước đến chân mới nhảy, liệu cơm gắp mắm, trâu buộc ghét trâu ăn, bóc ngắn cắn dài
*Nhận xét thái độ của tác giả khi nêu lên những điểm mạnh, yếu của người Việt Nam?
HS trả lời,GV nhận xét, chốt ý.
*Nêu nội dung, nghệ thuật của văn bản trên?
*Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
- Gọi học sinh làm bài tập , giáo viên sửa.
I/ Đọc - hiểu văn bản:
1. Đọc:
2. Chú thích:
- Tác giả:
Vũ Khoan từng giữ chức vụ Phó thủ tướng Chính phủ nước ta.
- Tác phẩm:
- Chú thích:
II/ Phân tích văn bản:
- Là sự chuyển giao giữa thể kỉ XX và thể kỉ XXI.
- Những điểm mạnh yếu và việc rèn thói quen tốt để bước vào nền kinh tế.
- Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ XXI.
2. Dàn ý:
- Chuẩn bị con người.
- Mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước.
- Những điểm mạnh, yếu.
- Kết luận. 
3. Những điểm mạnh, yếu của con người Việt Nam:
- Điểm mạnh: thông minh, cần cù, nhạy bén, sáng tạo, đoàn kết.
- Điểm yếu: Thiếu kiến thức cơ bản, kém năng lực thực hành, thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt qui trình công nghệ, thiếu tính cộng đồng trong làm ăn.
4. Thái độ của tác giả:
- Tôn trọng sự thật, thẳng thắn nhìn nhận điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.
- Không đề cao hay miệt thị dân tộc mình.
- Đánh giá vấn đề khác quan, toàn diện.
* Ghi nhớ : SGK trang 30. 
HS trả lời,Gv nhận xét.
-Nghệ thuật: Sử dụng thích hợp nhiều thành ngữ, tục ngữ.
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
III/ Luyện tập:
BT:VBt
4.4/ Củng cố và luyện tập:
1. Nội dung nào chính mà người viết muốn giử tới người đọc?
Nhận ra mặt mạnh, mặt yếu rèn thói quen tốt để vững bước vào thế kỉ mới. 
2. Hành trang quan trọng nhất của con người khi bước vào thế kỉ mới đó là gì?
Trình độ học vấn cao, khả năng thực hành tốt.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
Tiết: 103	CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP (tt)
Ngày soạn: 4/2/2009
Ngày dạy: 9/2/2009
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh nhận biết hai thành phần biệt lập gọi đáp và phụ chú. Nắm được công dụng riêng của mỗi thành phần trong câu. 
- Tích hợp với phần Văn qua bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” và phần Tập làm văn qua bài “Viết bài tập làm văn số 5” và “Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Tập làm văn ” 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng đặt câu có thành phần này thích hợp. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức học tập tốt. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Sử dụng phương pháp diễn giảng, câu hỏi nêu vấn đề, hoạt động nhóm, thuyết trình, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
1. Thế nào là thành phần tình thái, thành phần cảm thán? Cho ví dụ. (7đ)
2. Kiểm tra bài tập của học sinh. (3đ)
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 31.
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm mục I, học sinh trình bày, học sinh nhận xét. Giáo viên nhận xét và chốt ý.
- Thành phần gọi đáp dùng để làm gì?
+ Tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
* Hoạt động 2:
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa mục II.
* Thảo luận: Nếu lược bỏ các từ in đậm thì nghĩa các sự việc thay đổi không, vì sao?
+ Không thay đổi, vì chúng không nằm trong nồng cốt câu, chúng chỉ là thành phần biệt lập.
* Những từ in đậm chú thích cho cụm từ nào?
+ Câu a chú thích cho chủ ngữ.
+ Câu b chú thích cho cụm từ “lão không hiểu tôi” vì chưa hẳn đã đúng nhưng “tôi” cho đó là lí do để làm “tôi” buồn.
* Em hãy nêu vị trí của thành phần phụ chú? Cho ví dụ.
* Thế nào là thành phần phụ chú? Ví dụ.
HS trả lời
- Giáo viên gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên gọi học sinh lấy vở bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm.
I/ Thành phần gọi đáp:
1. Dùng từ để gọi, đáp:
a. Này – gọi.
b. Thưa ông – đáp.
2. Các từ dùng gọi đáp không tham gia nghĩa sự việc của câu.
3. Từ dùng để gọi là tạo lập cuộc thoại.
Từ dùng để đáp là duy trì cuộc thoại đang diễn ra.
Ví dụ: Mẹ ơi, cơm chín chưa?
 Bố, bố mua quà cho con nhé!
II/ Thành phần phụ chú:
- Các từ in đậm không tham gia nghĩa sự việc của câu.
- Chúng dùng để bổ sung cho nội chính của câu.
Ví dụ: Châu Á là Châu có đông dân số nhất ( Trung Quốc, Aán Độ) thế giới.
- Vị trí: Đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, trong dấu ngoặc đơn, giữa dấu gạch ngang và dấu phẩy, sau dấu hai chấm.
* Ghi nhớ : sgk trang 32.
III/ Luyện tập:
BT:VBt
4.4/ Củng cố và luyện tập:
* Trong các câu sau, câu nào không có thành phần gọi đáp?
a. Ngày mai anh phải đi rồi ư?
b. Ngủ ngoan A-kay ơi, ngủ ngoan A-kay hỡi!
c. Thưa cô, Em xin phép đọc bài ạ!.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.
- Oân tập phần văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống chuẩn bị cho bài viết số 5
Tiết: 104, 105 	VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5 
Ngày soạn:8/2/2009	(NGHỊ LUẬN XÃ HỘI)
Ngày dạy:13/2/2009
1. MỤC TIÊU:
a. Kiến thức:
- Giúp học sinh làm bài đạt yêu cầu về nội dung và hình thức biết lập luận chính xác, luận cứ và lí lẽ phù hợp, trình bày đạt yêu cầu. 
- Tích hợp với phần Văn qua bài “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới”, phần Tiếng Việt qua bài “Các thành phần biệt lập” và phần Tập làm văn qua bài “Hướng dẫn chuẩn bị cho chương trình địa phương phần Tập làm văn ” 
b. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội, kĩ năng phân tích tổng hợp. 
c. Thái độ:
- Giáo dục học sinh tính cẩn thận, có ý thức nhìn nhận vấn đề thật khách quan, xác thực. 
2. CHUẨN BỊ:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa, giáo án, bảng phụ.
b. Học sinh: 
- Vở bài soạn, dụng cụ học tập.
3. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Tự học sinh hoạt động độc lập, kết hợp sử dụng bảng phụ.
4. TIẾN TRÌNH:
4.1/ Oån định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp.
4.2/ Kiểm tra bài cũ:
4.3/Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1:
- Giáo viên đọc đề, ghi đề lên bảng.
- Giáo viên dặn học sinh đọc kĩ yêu cầu, xác định thể loại, làm dàn ý trước khi làm bài hoàn chỉnh.
+ Mở bài: Trực tiếp, gián tiếp, phản đề.
+ Thân bài: Các đoạn có thể trình bày theo cách phân tích, tổng hợp. Nêu lí lẽ dẫn chứng.
ĐỀ:
Bác Hồ là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Hãy viết bài văn nêu suy nghĩ của em về người.
ĐÁP ÁN:
Mở bài: (1,5đ)
- Giới thiệu nhân vật và sự việc , hiện tựợng có ý nghĩa.
- Trích đề.
- Nêu ý nghĩa việc làm của Bác là tấm gương nhằm để giáo dục mọi người.
Thân bài: (6đ)
- Phân tích luận điểm bằng phép lập luận phân tích, tổng hợp.
+ Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
+ Anh hùng giải phóng dân tộc.
+ Danh nhân văn hoá.
Kết bài: (1,5đ)
- Khẳng định lại vấn đề, ý nghĩa tấm gương của Bác.
- Rút ra bài học cho bản thân.
Hình thức: (1đ) 
4.4/ Củng cố và luyện tập:
- Nhắc học sinh đọc và sửa chữa cận thận trước khi nộp bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
-Học thuộc nội dung bài, làm bài tập.
- Chuẩn bị bài mới, trả lời các câu hỏi theo sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 ngu van 92 cot.doc