Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 26

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 26

Tiết 126 MÂY VÀ SÓNG

A. Â.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS :

 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đốí thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.

B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :

- Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT

- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

 *Hoạt động 1: khởi động

 I. Ổn định tổ chức

 II. Kiểm tra bài cũ:

- Hs đọc lại bài thơ “Nói với con”

- Người cha đã nói với con những điều gì ?

- Cách “nói với con có gì đặc sắc ?

Hãy chọn ra những câu thơ hoặc đoạn thơ mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích

 III. Bài mới

 

doc 22 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1148Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Tiết 126 MÂY VÀ SÓNG
A. Â.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS : 
 - Cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.
- Thấy được đặc sắc nghệ thuật trong việc tạo dựng những cuộc đốí thoại tưởng tượng và xây dựng các hình ảnh thiên nhiên.
B.CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : 	Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
 *Hoạt động 1: khởi động
 I. Ổn định tổ chức
 II. Kiểm tra bài cũ: 
- Hs đọc lại bài thơ “Nói với con”
- Người cha đã nói với con những điều gì ?
- Cách “nói với con có gì đặc sắc ?
Hãy chọn ra những câu thơ hoặc đoạn thơ mà em thích nhất và nói rõ vì sao em thích 
 III. Bài mới 
GV dựa vào chú thích (*) trong.SGK để dẫn vào bài. 
Ra-bin-đra-nát Ta-go. là một nhà thơ đã gặp nhiều điều không may trong cuộc sống gia đình. Trong 6 năm, từ 1902 đến 1907, ông đã mất năm người thân : vợ (1902), con gái thứ hai (1904), cha và anh (190 và con trai đầu (1907). Phải chăng đó cũng là một nguyên nhân khiến cho tình cảm gia đình đã trở thành một trong những đề tài quan trọng của thơ Ta-go ?
 *Hoạt động 2 Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản
Đọc - hiểu văn bản
Đọc - hiểu văn bản
. Tìm hiểu bố cục bài thơ : (Hs thảo luận)
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau
- Giả sử không có phần hai thì ý thơ có được trọn vẹn, đầy đủ không ?
- Hãy chỉ ra những điểm khác nhau và giống nhau ( số dòng, cách xây dựng hình ảnh , cách tổ chức khổ thơ) giữa hai phần và phân tích tác dụng của những chỗ giống nhau và khác nhau ấy trong việc thể hiện chủ đề của bài thơ ?
Tìm hiểu bố cục bài thơ :
Lời nói của em bé gồm hai phần có nhiều nét giống nhau: (Trừ cụ từ Mẹ ơi)Lời rủ rê, từ chối và trò chơi của em.
- Về câu trúc đối xứng giữa hai phần có thể xem đây là 2 lượt thoại 
- Đối tượng đối thoại ( và cũng là đối tương biểu cảm của em) là mẹ ( dù mẹ không xuất hiện)
-Em bé thổ lộ tình cảm của mình trong tình huống có thử thách à Qua những thử thách khác nhau tình thương yêu mẹ của em bé mới được thể hiện trọn vẹn
Trình tự tường thuật giống nhau song ý và lời lại không hể trùng lặp. Mây và sóng đều là.những cảnh vật tự nhiên hấp dẫn song tính chất hấp dẫn khác nhau: (trò chơi ở những người sống “trên mây” và sống “trong sóng” cũng khác nhau.) Hình ảnh mẹ, tấm lòng mẹ chỉ xuất hiện một cách gián tiếp qua lời con, song ở phần hai rõ nét hơn, da diết hơn.
Tìm hiểu bố cục bài thơ :
Hai phần hai lượt thoại nhưng cùng một đối tượng biểu cảm : Em bé bày tỏ tình yêu mẹ trong những tình huống thử thách 
Trước những lời rủ rê của nhãng người sống trên mây và sống trên sóng, em bé đều từ chối. Tại sao nhà thơ để em bé cuốn vào những lời rủ rê ấy , sau nhiều lần phân vân đắn đo, em bé mới từ chối ? theo em tạo rachi tiết này nhà thơ muốn thể hiện điều gì ?
Cần có những tình huống như thế để cho tâm lý nhân vật được bộc lộ troọn ven, hình ảnh em bé “thật” hơn song vấn đề là không thể đánh đổi thú vui chơi với việc xa rời mẹ. Tình thương yêu mẹ đã thắng lời mời gọi của những người sống “trên mây và “trong sóng” .Tinh thần nhân văn sâu sắc của bài thơ thể hiện chính ở sự khắc phục ham muốn ấy.
1. Phân tích ý nghĩa trò chơi sáng. tạo của em bé 
Phân tích ý nghĩa trò chơi sáng. tạo của em bé 
1.Trò chơi sáng. tạo của em bé 
- Em bé khắc phục ham muốn nhất thời, không tìm cách lên mây hay nương theo làn sóng, không hề có nghĩa là ghét bỏ “mây” và .”sóng”. Em đã nghĩ ra hình thức tuyệt diệu để hoà hợp tình yêu thiên nhiên và tình mẫu tử bằng cách biến chính mình thành mây rồi thành “sóng”, con mẹ thành “trăng” và “bến bờ kì lạ”.
-Em cảm nhận như thế nào về những trò chơi này ?
- Trò chơi của em quả là “hay”, “thú vị” hơn đi với mây và đi với sóng vì:
-Em không chỉ có “mây” ( chính em đã là mây )- mà còn có “trăng” (hiện thân của “mẹ”), không phải chỉ để cùng chơi đùa như với những người sống “trên mây” mà để cùng sống dưới một “mái nhà” cho em được ôm ấp, được tiếp nhận ánh sáng dịu dàng ;
- em không chỉ có “sóng” (chính em đã là sóng ) mà còn có “bến bờ kì lạ” (híện thân của “mẹ”), bờ biển bao dung, rộng mở luôn sẵn sàng tiếp đón em “lăn, lăn mãi... vào lòng”. 
à Từ hai cực tưởng như đối lập, bài thơ đã đi đến một sự dung hợp hài hoà, một kết thúc viên mãn. 
- Trò chơi của em quả là “hay”, “thú vị” hơn đi với mây và đi với sóng: Vì em không chỉ có mây, có sóng mà em còn có mẹ. 
Từ 2 cực tưởng như đối lập bài thơ đã đi đến một sự dung hợp hài hoà, một kết thúc viên mãn. 
 Phân tích nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên 
Phân tích nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên 
Nghệ thuật xây dựng hình ảnh thiên nhiên 
Thiên nhiên trong bài thơ vẫn là mây, trăng, sóng, bờ biển , bầu trời song nhà thơ đã có những sáng tạo khiến cho hình ảnh này trở nên lung linh hơn. Em cảm nhận gì về điều này ?
Những cảnh tượng thiên nhiên ấy vốn đã là những hình ảnh thơ mộng. Song, những hình ảnh đó trong bài đều do trí tưởng tượng của em bé tạo ra nên lại càng lung linh, kì ảo. Tha hồ liên tưởng...- Lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động, chân thực. 
Phân tích ý nghĩa của câu thơ “Con lăn, lăn, lăn mãi... .ở chốn nào" “
Thiên nhiên trong bài thơ đều mang ý nghĩa tượng trưng. Em có cảm nhận gì về tính chất tượng trưng của hai câu thơ này “Con lăn, lăn, lăn mãi... .ở chốn nào" “ ? Hs thảo luận và trình bày theo nhóm 
Dẫu được miêu tả sinh động, chân thực, những hình ảnh thiên nhiên trong Mây và sóng đều mang ý nghĩa tượng trưng. Và câu thơ này đã tạo ra một hình ảnh hưởng trưng mang màu sắc triết lí đậm đà nhất. 
\- So sánh tình mẹ con gắn bó với quan hệ mây - trăng, bến - bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên kích cỡ vũ trụ. 
 Đến câu cuối này có nghĩa là “mẹ con ta ở khắp mọi nơi, không ai có thể tách rời, phân biệt và chia cách được “mẹ con ta”, cũng có nghĩa là tình mẫu tử ở khắp nơi, thiêng liêng, bất diệt. 
Ngoài ý nghĩa về tình mẹ con, bài thơ cóa thể còn gợi cho ta suy nghĩ về những vấn đề khác. Em thử liên tưởng, và nêu nhữg suy nghĩ của em
- Vấn đề mở , không gò ép, song HS có thể nêu ra : 
- Con người trong cuộc sống vẫn thường gặp những cám dỗ và quyến rũ. Muốn khước từ chúng, cần có những điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm tựa ấy. 
-Bài thơ đã chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ song cũng nhắc nhở mời người rằng, hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn, do ai ban cho mà ở ngay trên trần thế và do chính con người tạo dựng.
-Bài thơ cho thấy mối quan hệ giữa tình yêu và sự sáng tạo
 IV. Củng cố :
- Đọc lại bài thơ
- Bài thơ ca ngợi vấn đề gì ? 
- Theo em ý nghĩa quan trọng nhất của bài thơ là gì ?
- Thử nêu một số bài thơ, hoặc dao nói về tình yêu mẹ mà em biết 
 V. Hướng dẫn học tập
- Học thuộc bài thơ
- Viết đoạn văn nưêu cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của bài thơ
- Chuẩn bị bài ôn tập về thơ 
Tuần 26
Tiết 127 ÔN TẬP VỀ THƠ
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :
Giúp HS : 
- Ôn tập, hệ thống hoá kiến thức cơ bản vê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam học trong chương trình Ngữ văn lớp 9.
- Củng cố những tri thức về thể loại thơ trữ tình đã hình thành qua quá trình học các tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 và các lớp dưới. - Bước đầu hình thành hiểu biết sơ lược về đặc điểm và thành tựu của thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. 
 - Rèn luyện kĩ năng phân tích thơ. 
B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ :
- Thầy : 	Nghiên cứu SGK, SGV, SBT
- Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
*Hoạt động 1: khởi động
I. Ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ
- Đọc lại bài thơ “ Mây và sóng”
- Bài thơ ca ngợi vấn đề gì ? 
- Theo em ý nghĩa quan trọng nhất của bài thơ là gì ?
- Bài thơ gợi cho em suy nghĩ đến vấn đề gì ?
III. Bài mới 
 *Hoạt động 2 Tìm hiều bài
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học theo mẫu 
- GV yêu cầu 1 - 2 HS nhắc lại tên các bài thơ đã học theo trình tự các bài học của SGK. Nêu yêu cầu các kiến thức tối thiểu cần nhớ được về mỗi tác phẩm (theo các mục trong mẫu bảng thống kê tác phẩm thơ).
- GV kẻ trên bảng mẫu thống kê, chia cột theo các mục đã nêu trong SGK. (Bảng trống )
-Gọi từng HS đọc nội dung đã chuẩn bị ở nhà trong bảng thống kê, theo từng tác phẩm. 
-GV ghi vào các cột trên bảng (nếu lớp có bảng đủ rộng). ở mục tóm tắt nội dung và đặc sắc nghệ thuật của từng bài thơ, nếu HS nêu chưa chính xác thì gọi HS khác phát biểu và GV sửa chữa, bổ sung rồi ghi lên bảng hoặc nói chậm để HS chép được. 
Hs thực hiện (GV dựa vào gảng thống kê bên dưới giáo án để kiểm tra ,bổ sung)
Ghi theo bảng thống kê ( Bên dưới )
Nhận xét về những điểm chung và riêng trong nội dung và cách biểu hiện tình mẹ con trong các bài thơ: “Khúc hát ru”,” Con cò” “Mây và sóng”
- Hai bài thơ đều đề cập đến tình mẹ con, ngợi ca tình mẹ con thắm thiết, thiêng liêng; đều dùng điệu ru, lời ru của người mẹ, nhưng nội dung tình cảm cảm xúc ở mỗi bài lại mang nét riêng biệt. 
+ “Khúc hát ru ” : thống nhất của tình yêu con với lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng và ý chí chiến đấu của người mẹ dân tộc Tà-ôi trong hoàn cảnh gian khổ 
+ Con cò khai thác và phát triển tứ thơ từ hình tượng con cò trong ca dao hát ru để ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru.
* So sánh với bài “Mây và sóng” của Ta-go. 
+ Mây và sóng : hoá thân vào lời trò chuyện hồn nhiên ngây thơ của em bé với mẹ để thể hiện tình yêu mẹ thắm thiết của trẻ thơ. Mẹ đối với em bé là vẻ đẹp niềm vui, sự hấp dẫn lớn nhất, sâu xa và vô tận, hơn tất cả những điều hấp dẫn khác trong vũ trụ. 
Các bài thơ tái hiện cuộc sống đất nước và hình ảnh con người ViệtNam (sau CM tháng Tám 1945, )
 * chủ yếu là tâm hồn, tình cảm, tư tưởng của con người trong một thời kì lịch sử có nhiều biến động lớn lao, nhiều đổi thay sâu sắc : yêu nước, yêu quê hương., tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, kính yêu Bác Hồ, tình mẹ con, bà cháu, trong sự thống nhất với những tình cảm chung rộng lớn. .. 
Nhận xét về hình ảnh người lính và tình đồng đội của họ trong các bài thơ:”Đồng chí” “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” , ”Ánh trăng”
- Ba bài thơ đều viết về người lính cách mạng với vẻ đẹp trong tính cách và tâm hồn họ. Nhưng khai thác những nét riêng và đặt trong những hoàn cảnh khác nhau.
+ “Đồng chí” viết về người lính ở thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp : xuất thân từ nông dân nơi những làng quê nghèo khó, tình nguyện và hăng hái ra đi chiến đấu. Tình đồng chí dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn và cùng lí tưởng chiến đấu: Bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí ở những người lính cách mạng.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính khắc hoạ hình ảnh những chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ : làm nổi bật tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, tư thế hiên ngang, niềm lạc  ... yện ngắn của Nguyễn Quang Sáng đặt ra trước người đọc hai điều cần suy ngẫm: tình cảm của người cha dành cho con và tình cảm của đứa con bé bỏng dành cho cha cuả mình
Chiến tranh đã lám biến dạng khuôn mặt người cha mà em hằng mong đợi. Sự từ chối của bé Thu là một nhát dao xuyên vào trái tim hằng khao khát yêu thương của cha em. Ông Sáu thất vọng đau đớn hụt hẩng 
Tiònh yêu thương cha của bé Thu thật cảm động :Vì yêu thương, kính trọng người cha trong tâm tưởng, bé Thu đã từ chối người cha đã bị chiến tranh làm cho biến dạng 
Câu chuyện được giải quyết hợp lý Thu nhận ra cha . Cảnh cha con nhận nhau được diễn tả thật cảm động và tinh tế. 
Tiếng ba luôn ngân rung trong cõi lòng ông Sáu và trong tim của đưa con ngày ấy 
III. Kết bài : 
- Tình nẫu tử, tình phụ tử là những tìnn cảm thiêng liêng của tất cả mọi người.
- Chiến tranh khiến cho những tình cảm ấy cũng phải chịu cảnh xót xa.
- Đọc những trang viết của Nguyễn Quang Sáng ta càng hiểu sâu sắc hơn nữa những mất mát hy sinh mà các thế hệ cha ông ta phải chiu đựng, đã trải qua cho cuộc sống hạnh phúc hôm naỵ
 Hoạt động của thầy
 Ghi bảng
*Hoạt động l : Nhận xét, đánh giá chung
GV gọi HS nhắc lại mục đích, yêu cầu của bài viết 
YÊU CẦU CHUNG:
Kiểu bài nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện
1.Hình thức trình bày : Một bài văn nghị luận hoàn chỉnh
2.Học sinh nhận rõ vấn đề trong đoạn trích cần nghị luận
- Bài làm có luận điểm rõ ràng , có lập luận và các luận cứ cần thiết 
- Các phần mở bài, thân bài, kết bài mạch lạc, liên kết 
Dàn bài chi tiết ( Nêu dàn bài giáo viên đã chuẩn bị ở phần trên)
2, Nhận xét chung về kết quả của bài làm
Các ưu điểm chính. 
- Về kiểu bài : Viết tốt kiểu văn nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện 
- Về cấu trúc: Cấu trúc hợp lý
- Về nội dung : Phù hợp với yêu cầu của đề bài
- Một số bài viết có cảm xúc, cách nêu các luận cứ phù hợp, trình bày bằng lời văn giàu cảm xúc 
b. Những tồn tại:
- Trình bày bài cẩu thả, viết chữ khó đọc
- Nội dung lộn xộn, các luận điểm, luận cứ không rõ ràng mạch lạc 
- Cảm nhận về nhân vật bé Thu và ông Sáu còn nông cạn
- Cách nêu các luận cứ còn cứng nhắc , chưa thể hiện được cảm xúc của người viết. 
+ GV nêu những dẫn chứng cụ thể lấy trong , sổ chấm bài của mình ) để HS thấy được khuyết điểm mà có hướng sửa chữa.
c. Tỉ lệ điểm số cụ thể:
Đạt TB trở lên: 42 trong đó khá, giỏi : 39 em;
TB : 3 em)
Dưới TB : 
Hoạt động 3: 
: Trả bài và chữa bài
l. Trả bài cho HS tự xem .
2. Yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau để nhận xét .
3. HS tự chữa bài của mình vào bên lề hoặc phía dưới bài làm với các lỗi về dùng từ, diễn đạt đặt câu, chính tả và trình bày .
I Nhận xét, đánh giá chung 
- Kiểu bài nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện 
- Hình thức trình bày : Một bài văn nghị luận hoàn chỉnh, có nhan đề tự đặt, có luận điểm, luận cứ, lập luận Các phần mở bài, thân bài, kết bài mạch lạc, liên kết 
Dàn bài chi tiết : ( Xem phần bên trên)
2, Nhận xét chung về kết quả của bài làm
Các ưu điếm ehính
- Về kiểu bài : Viết tốt kiểu văn nghị luận về một đoạn trích tác phẩm truyện 
- Về cấu trúc: Cấu trúc hợp lý
- Về nội dung : Phù hợp với yêu cầu của đề bài
- Một số bài viết có cảm xúc, cách nêu các luận cứ phù hợp, trình bày bằng lời văn giàu cảm xúc 
b. Những tồn tại:
- Trình bày bài cẩu thả, viết chữ khó đọc
-Nội dung lộn xộn, các luận điểm, luận cứ không rõ ràng mạch lạc 
-Cảm nhận về nhân vật bé Thu và ông Sáu còn nông cạn
-Cách nêu các luận cứ còn cứng nhắc ,chưa thể hiện được cảm xúc của người viết. 
+ GV nêu những dẫn chứng cụ thể lấy trong , sổ chấm bài của mình ) để HS thấy được khuyết điểm mà có hướng sửa chữa.
c. Tỉ lệ điểm số cụ thể:
l. Trả bài và chữa bài 
V. Hướng dẫn học tập 
- Các Hs có điểm khá làm lại bài viết cúa mình
Bài viết tốt của học sinh đã biên tập lại 
Cảm nghĩ về tình cha con trong truyện ngắn '' Chiếc lược ngà'' của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Gia đình là nơi nuôi dưỡng tình cảm, tâm hồn con người. Vì vậy tình cảm gia đình là suối nguồn vô tận trung thi ca. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng với đoạn trích truyện ngắn ''Chiễc lược ngà'' kể lại một cách cảm động tình cảm cha con của bé Thu đối với cha mình l qua tình huống cơ bản của đoạn trích: Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con người laính trong chiến tranh. Một cuộc gặp gỡ trớ trêu và đầy xúc động. '
Sau tám năm xa cách, con bé tám tuổi gặp lại người cha là nó hằng mong nhớ. Lẽ ra đây phải là một cuộc gặp gỡ toàn những nụ cười và niềm vui bất tận Nhưng thật trớ trêu, là bé Thu đã không kịp hay không thể nhận ra cha mình. Em đã '' hành hạ'' người cha bằng cái thói bướng bỉnh rất trẻ con của mình. Em đã từ chối tình cảm của người cha, để rồi khi vỡ lẽ ra thì tất cả đã muộn. Cha của em sắp phải ra đi! Emchỉ kịp gọi ba một tiếng rồi mãi mãi trông chờ, trông chờ đến tuyệt vọng Chiến tranh đã cướp đi mất người cha ấy, chỉ để lại chiếc lược ngà kí vật đầu tiên và cũng là cuối cùng của cha dành cho em.
Câu chuyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng đặt ra trước người đọc hai điều cần suy ngẫm: tình cảm của người cha dành cho con và tình cảm của đứa con bé bỏng dành cho cha cuả mình..
Là một người lính có gia đình, vợ con nhưng theo tiếng gọi của Tổ quốc Ông Sáu phải ra nhà đi kháng chiến. Những đêm dài thao thức ở chiến thường miên Đông Nam Bộ, ông Sáu khao khát mong gặp lại gia đình và nhất là đứa con yêu dấu duy nhất. Cho nên khi trở lại quê nhà, thuyền chưa cập bến, nhìn thấy đứa con gái đang chơi nhà chòi trên bờ trước nhà, ông đã bước vội vàng trong xúc động, dang tay gọi cơn: ''Ba đây con''. Đây là những cử chỉ vồ vập, khao khát của một tình cha da diết nồng thắm. Tiếng ba của cả tám năm dài chờ đợi. Nhưng con bé, đứa con ông Sáu mong chờ bấy lâu nay, thấy ''lạ quá'', ''mặt tái mét '', ''vụt bỏ chạy'' và kêu thét lên “Má! Má1” .Con bé giật mình, tròn mắt nhìn ngơ ngác lạ lùng. . . Ta biết đây không phải là sự vô cảm, vô hồn của một trái tim khô cằn, không nhận biết yêu thương mà chính vì rất yêu thương người cha của mình. Ngày ông Sáu đi kháng chiến lục bé Thu chưa đầy một tuổi, người ba trong tâm trí ngây thơ là bức hình ông chụp chung với mẹ ngày cưới. Còn bây giờ trước mắt em là một người đàn ông xa lạ với vết thẹo đáng sợ trên khuôn mặt dữ dằn. Chiến tranh đã lám biến dạng khuôn mặt người cha mà em hằng mong đợi. Sự từ chối của em là một nhát dao xuyên vào trái tim hằng khao khát của cha em. Ông Sáu chỉ còn biết đứng xa nhìn con, thất vọng đau đớn hụt hẩng '' Hai cánh tay đưa ra đón nhận đành phải buông thõng, bất lực như bị gãy! 
Nguyễn Quang Sáng kể : Suốt ba ngày về nhà '' anh chẳng đi đâu xa, chỉ quanh quẩn ở nhà với con''. Nhà văn không đi sâu phơi bày tâm trạng của người cha đáng thương ấy nhưng người đọc chúng ta có thể hình dung ông vẫn hồi hộp, khao khát như thế nào. Ông vẫn tiếp tục trông mong, chờ đợi tiếng gọi yêu thương ấy biết ngần nào. Nhưng con bé vẫn bướng bỉnh cứng đầu, nói trống không, thậm chí còn tỏ ra đáo để khi nồi cơm đang sôi sùng sục, thà đứng múc từng vá nước cơm trong khi chờ má về chứ không nhượng bộ nhờ chắt nước với điều kiện phải kêu một tiếng ''ba'' ép buộc . Một tiếng ba thôi, sao mà thật khó khăn !
Với ông Sáu là thế , còn đối với bé Thu, nào phải em cứng đầu, cứng cổ bướng bỉnh gì cho cam. Đọc những trang viết của Nguyễn Quang Sáng người đọc cùng có chung cảm nghĩ về tình cha cơn của em. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng và trang trọng biết bao đối với một con người , nhất là một đứa trẻ chờ mong khao khát như bé Thu. Có lẽ vì thế trong trái tim ngây thơ của bé nó đẹp đẽ lung linh như những vì sao xa trong những câu chuyện cổ . Chính vì vậy bé Thu không thế chấp nhận con người '' đáng sợ'' - Ông Sáu biến dạng kia là ba của mình. Trong trái tim em đang tôn thờ một người cha khác, người cha của ngày xưa. Em không chấp nhận lời của mẹ, lời của bất cứ ai khuyên bảo vì có lẽ em đa nghi hơn là ương bướng. Em sợ mình bị những người lớn phỉnh phờ làm cho tiếng ''ba'' thiêng liêng bị hoen ố. Em nói trống không, em gọi ông Sáu là :'' người ta'' rồi cả cử chỉ bất cần ''hất tung cái trứng cá vàng ươm trong chén và khua rởn ráng sợi lời tói khi mở xuồng bơi sang nnà bà ngoại của em. Em đã Hành động , và từ chối tình cảm của của cha một cách quyết liệt. Nhưng em có biết đâu em đang làm cho trái tim yêu thương của ba em chảy máu !
Nhưng rồi cuối cùng mối nghi ngờ trong Thu cũng được giải quyết, bà ngoại của em, bằng sự tinh tế, khôn khéo của một bà già, từng trãi, bà đã lần ra được mối nghi ngờ buộc chặt trái tim em chính do cái ''vết thẹo'' quái ác, chứng tích của chiến tranh, cái vết thẹo ấy đã tàn phá gương mặt của người cha. Bằng những lời tâm tình thủ thỉ của người bà, em đã hiểu ra. Mối nghi ngờ đã được gỡ bỏ. Nhưng bại một lấn nữa hoàn cảnh chiến tranh buộc em phải đứng trước một cuộc chia tay đầy nước mắt. Em vừa kịp nhận ra người cha thân yêu cũng chính là lúc em phải chia tay với người cha ấy. Tiếng ''ba'' em cất lên trong giờ phút chia tay không phải bằng tiếng gợi nhẹ nhàng mà, đó là tiếng ''thét'' , tiếng ba đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng lên trào la thành tiếng thét '' b. . . . . . .a !'' dào dạt như vỡ tung ra từ đáy lòng em. Đó là tất cả những gì em mong đợi, ba em mong đợi, những người chung quanh em mong đợi ,là ,tiếng gọi mong, chờ chung của bao đứa trẻ Việt Nam ta trong những ngày chiến tranh gian khổ ,
Em khóc, ba em cũng khóc và những người xung quanh em ngày ấy chứng kiến cảnh chia xa cũng đã khóc và cả chúng ta ngày nay, những người đã cách xa cuộc chiến ấy hơn một phần tư thế kỷ cũng không nén nổi xúc động. Vâng. Tiếng thét vỡ ra trong không gian ấy như ngân vang đến vô cùng thời gian, phút giây tuyệt vọng trong khoảnh khắc chia xa ấy sẽ rung động mãi đến muôn đời Bởi đây là lần cuối cùng của cha con họ. Và Thu ơi, đây cũng là tiếng ''ba'' trong suốt cuộc đời - duy nhất trong lần tiễn biệt
Cõi lòng ông Sáu cũng ngân vang tiếng '' ba'' tuyệt diệu ấy, xoa dịu nỗi nhớ quặn thắt trong lòng ông mỗi khi nghe về và lần đánh con đầu tiên duy nhất của ông. Một tiếng ''ba'' thôi cũng khiến cho lòng người cha tràn đầy hạnh phúc. Khi hy sinh, Ông nhắm mắt xuôi tay mà lòng nhẹ nhõm bởi tình ông đã được con đáp bại bằng tiếng ba chan chứa yêu thương
Và ở bé Thu, tiếng ba ấy dù chỉ được gọi một lần ni nhưng ấm cả một đời. Biết được tin cha hy sinh Thu đã trở thành chiến sĩ để tiếp nối chí hướng và ý nguyện của cha mình. Vì tiếng ba ấy mà Thu ngoan cường chiến đấu. Trong bước đường giao liên của cô chiến sĩ giải phỏng Thu mãi ngân vang tiếng gọi ''Ba ơi !” 
Tình nẫu tử, tình phụ tử là những tìnn cảm thiêng liêng của tất cả mọi người. Chiến tranh không chỉ khiến cho bao người phải hy sỉnh tính mạng, của cải mà ngay cả những tình cảm ấy cũng phải chịu cảnh xót xa. Đọc những trang viết của Nguyễn Quang Sáng ta càng hiểu sâu sắc hơn nữa những mất mát hy sinh mà các thế hệ cha ông ta phải chiu đựng, đã trải qua cho cuộc sống hạnh phúc hôm naỵ

Tài liệu đính kèm:

  • docT26.doc