Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 15 năm học 2009

Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 15 năm học 2009

 LẶNG LẼ SA - PA

 (Nguyễn Thành Long, trích Lặng lẽ Sa Pa )

A. MỤC TIÊU :

 1- Kiến thức: HS cảm nhận được các vẻ đẹp của các NV trong truyện, chủ yếu là anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người lao động.

 2- Kỹ năng : HS biết cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.

 3- Thái độ : HS có lòng yêu thiên nhiên, yêu công việc lao động tự giác.

B. CHUẨN BỊ : - GV : Bài sọan

 - HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết PĐ 15

C. KIỂM TRA : Đọc bài thơ Chiều An Ninh và phân tích.

D. BÀI MỚI : Trong cuộc sống có rất nhiều người âm thầm lặng lẽ cống hiến công sức của mình cho lý tưởng sống. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa – pa là một trong những con người như vậy.

 

doc 9 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 796Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Tuần học 15 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15-tiết 66,67
Soan : 23/11/2009
Dạy :26/11/2009
 LẶNG LẼ SA - PA
 (Nguyễn Thành Long, trích Lặng lẽ Sa Pa )
A. MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS cảm nhận được các vẻ đẹp của các NV trong truyện, chủ yếu là anh thanh niên trong công việc thầm lặng, trong cách sống và những suy nghĩ, tình cảm, trong quan hệ với mọi người. Phát hiện đúng và hiểu được chủ đề của truyện, từ đó hiểu được niềm hạnh phúc của con người lao động.
	2- Kỹ năng : HS biết cảm thụ và phân tích các yếu tố của tác phẩm : miêu tả nhân vật, những bức tranh thiên nhiên.
	3- Thái độ : HS có lòng yêu thiên nhiên, yêu công việâc lao động tự giác. 
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Bài sọan
	- HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết PĐ 15
C. KIỂM TRA : Đọc bài thơ Chiều An Ninh và phân tích.
D. BÀI MỚI : Trong cuộc sống có rất nhiều người âm thầm lặng lẽ cống hiến công sức của mình cho lý tưởng sống. Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa – pa là một trong những con người như vậy.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I/ Tìm hiểu chung:
 1/ Tác giả, tác phẩm:
 2/ Đọc:
 3/ Từ khó:
II/ Tìm hiểu VB:
 1/ Nhân vật anh thanh niên :
 - Anh thanh niên là nhân vật chính, anh chỉ xuất hiện trong chốc lát nhưng cũng đủ gây ấn tượng mạnh ở các nhân vật khác.
 - Anh sống và làm việc trong một hoàn cảnh đặc biệt : quanh năm sống một mình trên đỉnh núi cao SaPa. Làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. 
 - Anh có ý thức cao về công việc và lòng yêu nghề, ham đọc sách, sống cởi mở với mọi người, khiêm tốn, thành thực.
 2/ Nhân vật họa sĩ và các nhân vật khác:
 Mỗi nhân vật đều có tính cách riêng: Bác lái xe vui tính, biết thông cảm; cô kĩ sư nhạy cảm; ông hoạ sĩ yêu đời, say mê sáng tạo,giàu cảm xúc và suy nghĩ . Họ là những người lao động lạc quan, yêu cuộc sống, biết quên mìnhvì đất nước vì những say mê cống hiến cho đời. 
 3/ Nghệ thuật :
 - Phẩm chất , tính cách nhân vật chính được xây dựng qua lời giới thiệu của nhân vật phụ, lờilẽ của nhân vật chính.
 - Miêu tả cảnh thiên nhiên thơ mộng.
 - Yếu tố trữ tình và tự sự đan xen với nhau cùng kết hợp với bình luận làm nổi bật ý nghĩa và vẻ đẹp của những sự việc và con người.
 * Ghi nhớ: SGK/189
- HS đọc chú thích SGK tìm hiểu Tg, TP, từ khó. GV nhấn mạnh : truyện có cốt truyện đơn giản, xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa ông họa sĩ già, cô kỹ sư trẻ với anh thanh niên trên đỉnh Yên Sơn nhưng đã để lại cho các nhân vật khác những tình cảm tốt đẹp. Truyện giàu chất thơ, chất họa.
GV+ HS đọc tp.
- HS trả lời câu hỏi 1 sgk tr 189 .( Truyện có cốt truyện đơn giản. Tập trung vào cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên chiếc xe với anh thanh niên. Nhân vật anh thanh niên hiện ra qua cái nhìn và ấn tượng của các nhân vật khác. Truyện đã được trần thuật chủ yếu từ điểm nhìn và ý nghĩ của ông họa sĩ, các nhân vật khác góp phần thể hiện chủ đề và tư tưởng tp. Tg tập trung khắc họa nhân vật anh thanh niên qua cái nhìn và cảm nhận của nhân vật khác. Truyện ngắn này là một bức chân dung với một số nét đẹp nhưng chưa xây dựng thành một tính cách hoàn chỉnh và hầu như chưa có cá tính.)
GV hướng dẫn hs phân tích nhân vật anh thanh niên qua câu hỏi 2 SGK/189
+ GV : Truyện xuất hiện những nhân vật nào? Nhân vật chính là ai?và cách miêu tả của tác giả? ( Truyện có 4 nhân vật :Bác tài xế, ông họa sĩ, cô kỹ sư và anh thanh niên. Anh thanh niên là nhân vật chính, nhân vật không xuất hiện ngay đầu truyện mà chỉ xuất hiện trong chốc lát qua cuộc trò chuyện ngắn với các nhân vật phụ khi xe của họ dừng lại nghỉ. cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật kia với anh nhưng cũng đủ để các nhân vật khác gây ấn tượng. Một bức ký họa về anh rồi dường như anh lại khuất lấp vào trong mây mù bạt ngàn và cái lặng lẽ muôn thuở của núi cao Sa pa.)
- Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên? Những nét đẹp trong việc làm, cách sống, suy nghĩ, tình cảm và quan hệ với mọi người?( Hoàn cảnh sống và làm việc : một mình trên đỉnh núi cao, quanh năm suốt tháng giữa cỏ cây và mây núi Sa pa. công việc là “ do gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đấtphục vụ sản xuất, chiến đấu” công việc đòi hỏi phải có tinh thần trách nhiệm cao. Nhưng cái gian khổ nhất là phải vượt qua được nỗi cô đơn, vắng vẻ quanh năm suốt tháng một mình trên đỉnh núi cao không một bóng người – hoàn cảnh đặc biệt.)
- Nhưng cái gì giúp anh vượt qua được hoàn cảnh đó? (Trước hết là ý thức về công việc và lòng yêu nghề. Anh có những suy nghĩ thật đúng và sâu sắc về công việc của mình đối với cuộc sống : “ khi ta làm việc, ta với công việc là đôi Buồn đến chết mất”. Còn có một niềm vui nữa là đọc sách và việc tổ chức, sắp xếp cuộc sống một mình ở trạm khí tượng. Ở anh thanh niên này còn có những tính cách và phẩm chất đáng mến : sự cởi mở, chân thành, rất quí trọng tình cảm của mọi người, khát khao được gặp gỡ, trò chuyện với người mọi người. Anh khiêm tốn, thành thực.)
GV hướng dẫn hs phân tích nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác.
- Khi ông hoạ sĩ muốn vẽ chân dung của anh, thái độ của anh thế nào? Tính cách gì được bộc lộ? ( khiêm tốn,)
- Nhân vật ông họa sĩ có vị trí ntn trong tp và tg muốn gởi gắmđiều gì trong những suy nghĩ của nhân vật này? ( Vị trí quan trọng - Người kể đã nhập vào cái nhìn và suy nghĩ của nhân vật ông họa sĩ để quan sát và miêu tả từ cảnh thiên nhiên đến nhân vật chính – anh thanh niên. - “ Họa sĩ đã bắt gặp một điều thật ra ông vẫn ao ước được biết, ôi, một nét thôi đủ khẳng định một tâm hồn, khơi gợi một ý sáng tác..”)
 - Cô kỹ sư : Cuộc gặp gỡ bất ngờ với anh thanh niên, những điều anh nói, cả chuyện anh kể về những người khác khiến cô “bàng hoàng”. Cô yên tâm hơn về quyết định của mình.
 - Nhân vật bác lái xe : Qua lời kể của nhân vật này, ông họa sĩ và cô gái trong truyện cũng như người đọc kích thích sự chú ý, đón chờ sự xuất hiện của anh thanh niên. Anh thanh niên hiện ra rõ nét hơn nhờ những suy nghĩ, cảm xúc cùng thái độ cảm mến của các nhân vật phụ. - Ngoài ra có những nhân vật không xuất hiện mà chỉ được giới thiệu gián tiếp nhưng cũng đã góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm. Đây cũng là những con người miệt mài lao động khoa học lặng lẽ và khẩn trương vì lợi ích của đất nước, vì cuộc sống của mọi người.)
- HS tìm yếu tố trữ tình, bình luận và tự sự.( Hs đọc lại đoạn đầu và phần cuối truyện) ( - Cảnh thiên nhiên thơ mộng của Sa pa - Vẻ đẹp cuộc sống một mình giữa thiên nhiên vùng núi cao, một mình trong công việc thầm lặng mà đầy sức sống, không hề cô đơn. - Cuộc gặp gỡ tình cờ mà để lại bao nhiêu xúc động trong lòng kẻ ở người đi. Cuộc gặp gỡ đầy chất thơ, những xúc động, những suy nghĩ và cả tình cảm mới nảy nở. - Ngoài chất trữ tình truyện còn xây dựng thành công ở nghệ thuật xây dựng cốt truyện đơn giản, tình huống tự nhiên, việc chọn ngôi kể và điểm nhìn trần thuật hợp lý.)
HS đọc ghi nhớ sgk tr 189.
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
1- Bài vừa học : Tóm tắt được truyện – hình ảnh anh thanh niên- chủ đề tác phẩm – giá trị về nghệ thuật.
	2- Bài sắp học : Người kể và ngôi kể trong văn bản tự sự.
	+ Hs đọc mục I sgk tr 192 và trả lời các câu hỏi.
	+ Hs làm các bài tập phần luyện tập 193, 194
Tuần 15-tiết 68
Soan :25/11/2009
Dạy :30/11/2009
	 NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU :
	1- Kiến thức: HS hiểu và nhận diện được thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự.
	2- Kỹ năng : HS biết nhận diện và tập kết hợp các yếu tố này trong khi đọc và viết văn.
3- Thái độ : HS nâng cao ý thức kể chuyện sinh động hấp dẫn.
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Bài sọan
	- HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết 67
C. KIỂM TRA :Thế nào là đối thoại, độc thoại?
D. BÀI MỚI : Bài học hôn nay, chúng tìm hiểu thế nào là người kể chuyện, vai trò và mối quan hệ giữa người kể chuyện với ngôi kể trong văn bản tự sự
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP
 BS
I/ Vai trò của người kể chuyện trong văn bản tự sự:
 * Đọc và tìm hiểu đoạn trích SGK/192.
 *Ghi nhớ : sgk
II – Luyện tập
- Hs đọc đoạn trích sgk tr 192.
- Đoạn trích kể về ai? Về việc gì? ( Kể về phút chia tay giữa người họa sĩ già, cô gái và anh thanh niên.
- Ở đây ai là người kể về các nhân vật và sự việc trên? ( Người kể không phải là một trong ba nhân vật đã nói tới. Các nhân vật đều là đối tượng miêu tả một cách khách quan. Nếu người kể là một trong ba nhân vật trên thì ngôi kể và lời văn phải thay đổi. Hoặc xưng tôi hoặc xưng tên một trong ba nhân vật trong truyện. Người kể chuyện ở đây là vô nhân xưng, không xuất hiện trong câu chuyện.)
-Những câu “Giọng cườitiếc rẻ”là nhận xét của người nào? ( Những lời nói chính là nhận xét của người kể chuyện về anh thanh niên và suy nghĩ của anh ta. Câu thứ 2 “ những người con gái sắp xa ta, biết không bao giờ gặp ta nữa, hay nhìn ta như vậy”, người kể chuyện như nhập vào nhân vật anh thanh niên để nói hộ suy nghĩ, tình cảm của anh thanh niên, nhưng vẫn là câu trần thuật của người kể.)
- Câu d- (Căn cứ vào chủ thể đứng ra kể câu chuyện, đối tượng được miêu tả, ngôi kể, điểm nhìn và lời văn, có thể nhận xét : người kể ở đây dường như thấy hết và biết tất mọi việc, mọi người, mọi hành động, tâm tư, tình cảm của các nhân vật. Ngôi kể thứ ba )
+ GV :Trong VB tự sự ngoài hình thức kể chuyện ngôi thứ nhất còn có hình thức kể chuyện nào? Người kể chuyện có vai trò dẫn dắt người đọc như thế nào?
 hs đọc ghi nhớ sgk tr 193.
- BT 1 sgk tr 193, 194 – hs trả lời – hs nhận xét – gv nhận xét
 a- Người kể chuyện trong đoạn văn của Nguyên Hồng là nhân vật “ tôi” (ngôi thứ nhất) – chú bé – trong cuộc gặp gỡ đầy cảm động với mẹ mình sau những ngày xa cách.
 Ngôi kể này giúp người kể đi sâu vào tâm tư tình cảm, miêu tả được những diễn biến tâm lí, phức tạp diễn ra trong tâm hồn của nhân vật “ tôi”. Ngôi kể này có hạn chế trong việc miêu tả bao quát các đối tượng khách quan, khó tạo ra cái nhìn nhiều chiều, khách quan, do đó dễ gây nên sự đơn điệu trong giọng văn trần thuật.
b- Hs làm bài tập này ở nhà.
E- HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
	1- Bài vừa học :Nắm vững nội dung ghi nhớ sgk
	2- Bài sắp học : Tập làm văn : Viết bài tập làm văn số 3
	 Xem lại các bài học về văn tự sự.
Tuần 15-tiết 69,70
Soan : 24/11/2009
Dạy :28/11/2009
	 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN TỰ SỰ
A.MỤC TIÊU:
	- Kiến thức : HS biết vận dụng những kiến thức đã học để thực hành viết một bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả nội tâm và nghị luận.
	- Kỹ năng :Rèn kỹ năng diễn đạt và trình bày.
	- Thái độ : HS có thói quen trình bày vấn đề một cách hợp lý.
B. CHUẨN BỊ :	- GV : Đề bài
	- HS : chuẩn bị bài theo HD của GV cuối tiết 68
C. KIỂM TRA : việc chuẩn bị làm bài của HS
D. BÀI MỚI :
I. Đề : 	 Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm” Chuyện người con gái Nam Xương”( từ đầu đến “ Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ , thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.	:
II. Đáp án :
	.	
	1.Yêu cầu chung :
	- Tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
 - Nội dung :HS kể được nội dung phần đầu tác phẩm” Chuyện ngưòi con gái Nam Xương” theo ngôi kể thứ nhất.	
 2. Yêu cầu cụ thể : HS kể được các sự việc chính sau:
 -Trương Sinh cưới Vũ Nương về làm vợ. Nàng là người vợ hiền thảo dù Trương Sinh có tính đa nghi nhưng gia đình vẫn luôn được êm ấm.
 -Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đầu quân đi lính.
 -Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ nương lo ma chay chu tất.
 -Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thủy.
 -Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
 - Một đêm, Trương Sinh ôm con ngồi dưới ngọn đèn khuya, bóng in trên vách. Bé Đản thấy thế, chỉ tay lên chiếc bóng nói đó là cha nó. Trương Sinh tỉnh ngộ, biết vợ bị oan, rất hối hận, buồn thương , day dứt.
 III/Biểu điểm :
	-Điểm 9, 10 : viết đúng yêu cầu nội dung từng phần, lí lẽ trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo, chữ viết sạch đẹp, chuẩn chính tả. 
-Điểm 7, 8 : như nội dung trên nhưng có một vài thiếu sót nhỏ về ý
-Điểm 5, 6 : Hiểu đề nhưng nội dung chưa đầy đủ, lời lẽ chưa trôi chảy, còn mắc một số lỗi về câu chữ	
-Điểm 3, 4 : Chưa nắm vững nội dung đề, diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi về câu chữ.
- Điểm 1, 2 : Lạc đề, viết không có nội dung.
 D/HƯỚNG DẪN TỰ HỌC :
 1/ Bài vừa học : Ôn lại lý thuyết về văn tự sự.
	 2/ Bài sắp học : Văn bản : Chiếc lược ngà.
	+ Đọc tác phẩm , tìm hiểu tác giả tác phẩm.
	+ Tóm tắt truyện và trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu văn bản sgk tr 202.
 VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 LỚP 9 – VĂN TỰ SỰ
Ngày viết : 28/11/2009
I. Đề : 	 Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm” Chuyện người con gái Nam Xương”( từ đầu đến “ Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ , thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi!”), hãy đóng vai Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ niềm ân hận.	:
II. Đáp án :	
	1.Yêu cầu chung :
	- Tự sự có kết hợp yếu tố miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận.
 - Nội dung :HS kể được nội dung phần đầu tác phẩm” Chuyện ngưòi con gái Nam Xương” theo ngôi kể thứ nhất.	
 2. Yêu cầu cụ thể : HS kể được các sự việc chính sau:
 -Trương Sinh cưới Vũ Nương về làm vợ. Nàng là người vợ hiền thảo dù Trương Sinh có tính đa nghi nhưng gia đình vẫn luôn được êm ấm.
 -Chiến tranh xảy ra, Trương Sinh phải đầu quân đi lính.
 -Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ nương lo ma chay chu tất.
 -Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thủy.
 -Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
 - Một đêm, Trương Sinh ôm con ngồi dưới ngọn đèn khuya, bóng in trên vách. Bé Đản thấy thế, chỉ tay lên chiếc bóng nói đó là cha nó. Trương Sinh tỉnh ngộ, biết vợ bị oan, rất hối hận, buồn thương , day dứt.
 III/.Biểu điểm :
	-Điểm 9, 10 : viết đúng yêu cầu nội dung từng phần, lí lẽ trôi chảy, lập luận chặt chẽ, có sáng tạo, chữ viết sạch đẹp, chuẩn chính tả. 
-Điểm 7, 8 : như nội dung trên nhưng có một vài thiếu sót nhỏ về ý
-Điểm 5, 6 : Hiểu đề nhưng nội dung chưa đầy đủ, lời lẽ chưa trôi chảy, còn mắc một số lỗi về câu chữ	
-Điểm 3, 4 : Chưa nắm vững nội dung đề, diễn đạt lúng túng, mắc nhiều lỗi về câu chữ.
- Điểm 1, 2 : Lạc đề, viết không có nội dung.
 HIỆU TRƯỞNG DUYỆT	NGƯỜI RA ĐỀ
	 Nguyễn Thị Aùnh Hồng	

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan15.doc