Tuần :4 Ngày 13 /9 /2010
Buổi :1
A.Văn học hiện đại :
I/ Văn bản tự sự : ( Truyện kí )
- Tự sự :-> Tự : kể . Kể chuyện , kể việc .
Sự : việc , chuyện
-> Kể chuyện : - Kể : Nói có đầu , có đuôi , nói lần lượt từng đầu mục cho người khác biết .
- Chuyện : ( truyện , câu chuyện ) việc có đầu , có đuôi , có người làm ra nó , có ý nghĩa ( hướng tới việc nói và diễn nôm ) .
- Truyện : tên một thể loại văn bản viết ra bằng lời .
- Câu chuyện : là việc ,chuyện đem nói ra .
* Các văn bản được học ở lớp 8 :
- Tôi đi học ( Thanh Tịnh )
- Trong lòng mẹ ( trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng )
- Lão Hạc ( Nam Cao )
- Tức nước vỡ bờ ( Trích TT Tắt đèn – ( Ngô Tất Tố )
1 Tôi đi học ( Thanh Tịnh : 1911- 1988 )
Tuần :4 Ngày 13 /9 /2010 Buổi :1 A.Văn học hiện đại : I/ Văn bản tự sự : ( Truyện kí ) - Tự sự :-> Tự : kể . Kể chuyện , kể việc . Sự : việc , chuyện -> Kể chuyện : - Kể : Nói có đầu , có đuôi , nói lần lượt từng đầu mục cho người khác biết . Chuyện : ( truyện , câu chuyện ) việc có đầu , có đuôi , có người làm ra nó , có ý nghĩa ( hướng tới việc nói và diễn nôm ) . Truyện : tên một thể loại văn bản viết ra bằng lời . Câu chuyện : là việc ,chuyện đem nói ra . * Các văn bản được học ở lớp 8 : Tôi đi học ( Thanh Tịnh ) Trong lòng mẹ ( trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng ) Lão Hạc ( Nam Cao ) Tức nước vỡ bờ ( Trích TT Tắt đèn – ( Ngô Tất Tố ) 1 Tôi đi học ( Thanh Tịnh : 1911- 1988 ) a/ Tác giả : Tên thật : Trần Văn Ninh , sinh tại Phú Vang , Thừa Thiên – Huế . Lên 6 tuổi đổi tên là Trần Thanh Tịnh; học tiểu học và trung học ở Huế. Từ 1933 bắt đầu đi làm hướng dẫn viên du lịch rồi vào nghề dạy học. Đây là thời gian ông bắt đầu sáng tác văn chương. Trong sự nghiệp sáng tác của mình, Thanh Tịnh đã có những đóng góp trong nhiều lĩnh vực: truyện ngắn, truyện dài, thơ, ca dao, bút kí văn học, song có lẽ thành công hơn cả là truyện ngắn và thơ. Năm 1933 tốt nghiệp Thành Chung , ông làm viên chức nhỏ tại Huế , vừa viết văn , vừa làm báo , vừa làm thơ . Trước 1945 : Hận chiến trường (thơ 1933) Quê mẹ( 1941) ,Chị và em (1942 ) , Ngậm ngải tìm trầm ( 1943) TT Xuân và Sinh ( 1944) . Sau c/m : Những giọt nước biển ( Truyện ngắn – 1956) , Đi từ giữa một mùa sen ( thơ -1973) . Ông có lối viết nhẹ nhàng , trong sáng , thiết tha và êm dịu .Mỗi truyện ngắn đều thấm đẫm chất thơ , mỗi bài thơ lại có cấu trúc như một truyện ngắn . * Giá trị về nội dung & NT: - “Tôi đi học” thuộc loại truyện ngắn ít nhân vật, ít sự kiện và xung đột. Truyện được cấu trúc theo dòng hồi tưởng mơm man về buổi tựu trường của nhân vật “tôi”. Nó gần như tự truyện, vừa nhẹ nhàng, vừa man mác vừa ngọt ngào quyến luyến những dư vị buồn thương của kỉ niệm đầu đời. Là 1 văn bản thể hiện hài hoà giữa trữ tinh (biểu cảm) với miêu tả và kể (tự sự), thuộc thể loại truyện ngắn nhưng sức hấp dẫn của nó không phải là ở sự trình bày các sự kiện hay các xung đột nổi bật. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc sự cảm nhận tinh tế về dư vị ngọt ngào, man mác trong tâm trạng của một cậu bé ngày đầu tiên đến trường qua ngòi bút trữ tình, giàu chất thơ của nhà văn Thanh Tịnh. - Theo dòng hồi tưởng của nhân vật, những cảm xúc, tâm trạng của cậu bé được diễn tả rất sinh động: sự hồi hộp, băn khoăn lo lắng, thậm chí có cả tiếng khóc, đôi chút tiếc nuối vẩn vơ, vùa náo nức, vừa bỡ ngỡ Tác giả đã khơi gợi lại những rung cảm sau xa trong tâm hồn bạn đọc bởi trong cuộc đời, ai cũng từng trải qua những cảm xúc, tâm trạng tương tự. b/ Nội dung : Tâm trạng của nhân vật Tôi trong buổi tựu trường : Truyện đã thể hiện tình cảm trong sáng , hồn nhiên , tâm trạng hồi hộp bâng khuâng của một em bé trong buổi tựu trường .( HS nêu ) Hình ảnh người mẹ : -Người mẹ là hình ảnh thân thương nhất của em bé trong buổi tựu trường . người mẹ hiền in đậm trong những kỉ niệm mơn man mà nhân vật tôi mãi mãi không bao giờ quên . + Từ ngôi nhà yên ấm tuổi thơ đến mái trường , đi trên con đường làng thân thuộc “ dài và hẹp “ trong một buổi sáng mùa thu “ đầy sương thu và gió lạnh “ chú bé được mẹ hiền âu yếm nắm tay dẫn đi , chú bé vô cùng hạnh phúc , cảm thấy mọi cảnh vật chung quanh đều thay đổi vì trong lòng mình đang có sự thay đổi lớn +Khi thấy các bạn nhỏ quần áo tươm tất, nhí nhảnh trao sách vở cho nhau xem, còn ôm nhiều sách vở lại kèm cả bút , thước nữa mà không để lộ vẻ khó khăn gì hết , nhân vật tôi cũng muốn thử sức mình đòi mẹ được cầm bút, thước . Lần thứ hai t/g nhắc đến hình ảnh người mẹ với cử chỉ “ cúi đầu nhìn” con thơ với cặp mắt thật âu yếm , với tiếng nói dịu dàng :“ thôi để mẹ cầm cũng được .” +Bàn tay mẹ là biểu tượng cho tình thương , sự săn sóc ,vỗ về an ủi ,động viên khích lệ . Mẹ lúc nào cũng đi sát bên cậu con trai , lúc thì bàn tay mẹ dịu dàng đẩy con lên phía trước , lúc thì bàn tay mẹ nhẹ vuốt tóc con . Hình ảnh người mẹ đã làm cho trang văn Tôi đi học dạt dào cảm xúc , trơt thành một kỉ niệm êm đềm tuổi thơ không thể phai mờ .Chất thơ của truyện : Chất thơ là nét đẹp tạo nên giá trị tư tưởng và nghệ thuật của truyện .Chất thơ được biểu hiện một cách đậm đà qua những cảnh vật , tình tiết , tâm trạng dạt dào cảm xúc . - Cảnh một buổi mai” đầy sương thu và gió lạnh “, mẹ âu yếm dẫn con trai bé nhỏ đến trường trên con đường làng thân thuộc “dài và hẹp “ . cảnh mấy cậu học trò áo quần tươm tất , nhí nhảnh gọi tên nhau , trao sách vở cho nhau xem . Con đường tựu trường của tuổi thơ đông vui như ngày hội . Cảnh học trò mới bỡ ngỡ nép bên người thân , ngập ngừng e sợ nhiều mơ ước như con chim con đứng bên bờ tổ , nhìn quãng trời rộng muốn bay . - Chất thơ toả ra từ giọng nói ân cần , cặp mắt hiền từ của ông đốc đến hình ảnh thầy giáo lớp Năm đón 28 học trò mới với gương mặt tươi cười . - Chất thơ ở lòng mẹ hiền rất thương yêu con . Bốn lần Thanh Tịnh nói về bàn tay mẹ “ Mẹ tôi âu yếm nắm bàn tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp “ ; bàn tay mẹ cầm thước bút cho con . Lúc đứng xếp hàng , đứa con cảm thấy “ có một bàn tay dịu dàng “ của mẹ đẩy con tới trước như khích lệ . Lúc đứa con trai bé bỏng “ nức nở khóc “thì bàn tay mẹ hiền “ một bàn tay quen nhẹ vuốt mái tóc “ con . Có thể nói hình tượng bàn tay mẹ hiền được thể hiện một cách tinh tế và biểu cảm tình thương con của mẹ . - Chất thơ của truyện còn được thể hiện ở các hình ảnh so sánh đầy thi vị , ở giọng văn nhẹ nhàng , trong sáng ,gợi cảm .( Hai câu đầu ) . Thật vậy “ Tôi đi học “ là những dòng hồi ức về ngày tựu trường của tuổi thơ rất thơ và xúc động . 2/ Trong lòng mẹ : ( Trích Những ngày thơ ấu – Nguyên Hồng ) a/ Tác giả: ( 1918- 1982) - Quê ở thành phố Nam Định , sống chủ yếu ở Hải Phòng trong một xóm lao động nghèo . Cuộc sống cay đắng vất vả ngay từ thời thơ ấu đã ảnh hưởng lớn đến sáng tác của ông .Ông viết về những người cùng khổ một cách chân thực và xúc động với một tình yêu thương thắm thiết . - Nguyên Hồng được coi là nhà văn của những cuộc đời cần lao, những nỗi niềm cơ cực. Bản thân ông cũng rất dễ xúc động, thường chảy nước mắt khóc thương những mảnh đời khốn khổ mà ông được chứng kiến hay do chính ông tưởng tượng ra. Bởi thế văn ông rất gợi cảm. Ông ít chúa ý đến những sự kiện, sự việc, nếu có nói đến cũng chủ yếu để làm nổi bật lên những cảm xúc nội tâm. b/ Tác phẩm : ( Đăng báo năm 1938 , xuất bản lần đầu 1940 ) . Là tập hồi kí gồm 9 chương : 1. Tiếng kèm ; 2. Chúa thương xót chúng tôi ; 3. Truỵ lạc ; 4. Trong lòng mẹ ; 5. Đêm Nô-en ; 6. Trong đêm đông ; 7. Đồng xu cái ; 8. Sa ngã ; 9. Một bước ngắn .-> viết về tuổi thơ cay đắng của chính Nguyên Hồng . - GV chốt lại kiến thức trọng tâm. * Giá trị về nội dung & NT: - VB được trích từ chương 4 tập hồi kí, kể về tuổi thơ cay đắng của chính tác giả. Cả 1 quãng đời cơ cực (mồ côi cha, không được sống với mẹ mà sống với người cô độc ác) được tái hiện lại sinh động. Tình mẫu tử thiêng liêng, t/y tha thiết đối với mẹ đã giúp chú bé vượt qua giọng lưỡi xúc xiểm, độc ác của người cô cùng những dư luận không mấy tốt đẹp về người mẹ tội nghiệp. Đoạn tả cảnh đoàn tụ giữa 2 mẹ con là 1 đoạn văn them đẫm tình cảm và thể hiện sâu sắc tinh thần nhân đạo. - VB đem đến cho người đọc 1 hứng thú đặc biệt bởi sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng, các so sánh ấn tượng, giàu xúc cảm. Mỗi trạng huống, mỗi sắc thái khổ đau và hp của n/v chính (chú bé Hồng) vừa gây xúc động mạnh mẽ vừa có ý nghĩa lay thức những t/c nhân văn. Người đọc dường như hồi hộp cùng mạch văn và con chữ, cùng ghê rợn hình ảnh người cô thâm độc, cùng đau xót 1 người cháu đáng thương, và như cũng chia sẻ hp bàng hoàng trong tiếng khóc nức nở của chú bé Hồng lúc gặp mẹ. Giọng văn khi thong thả lạnh lùng, khi tha thiết rạo rực, giản dị mà lôi cuốn bởi cách kể lớp lang và ngôn ngữ giàu hình ảnh, tạo nên những chi tiết sống động đặc sắc, thấm đẫm tình người. *Những ngày thơ ấu là những trang viết thổn thức hoài niệm của Nguyên Hồng gắn với tuổi thơ cay cực thiếu tình thương , khát khao tình mẫu tử . -Đoạn trích Trong lòng mẹ nêu bật ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử . Là câu chuyện chân thực về người mẹ đáng thương phải trốn chạy cổ tục , định kiến nghiệt ngã khắt khe của người đời . - Tâm hồn nhạy cảm , dễ tổn thương , khát khao tình mẹ của cậu bé Hồng ; kỉ niệm sâu sắc của tuổi thơ còn làm buốt nhói lòng người . Người đọc có thể nhận ra một hồn văn nhân ái của Nguyên Hồng . * Hoàn cảnh nghiệt ngã chia lìa hai mẹ con : - Nỗi khổ của người mẹ : Chồng chết , con nhỏ , li hương , kiếm sống . -Dấu ấn của thành kiến xã hội cay nghiệt in đậm trong tâm hồn non nớt của bé Hồng , tạo suy nghĩ cảm xúc già trước tuổi – nỗi bất hạnh của đứa trẻ thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ . Sự nghiệt ngã trớ trêu của số phận diễn ra ngay trong mối quan hệ gia đình ; người cô cay nghiệt đầy định kiến dành cho chị dâu goá bụa trẻ trung . Lí do để cho bà cô khinh miệt ruồng rẫy người chị dâu là “ goá bụa , nợ nần cùng túng , bỏ con cái đi tha phương cầu thực “ . -ấn tượng đáng sợ về bà cô là giọng nói và nụ cười rất kịch , giả vờ thản nhiên nhưng nhẫn tâm đến vô tình , gieo rắc lòng thù hận nghi kị cho đứa con với chính người mẹ ruột của mình . Đói là hình ảnh tiêu biểu của lòng ích kỉ , nhẫn tâm , làm tổn thương sâu sắc tâm hồn trẻ thơ . * Cậu bé Hồng : - Một em bé có hoàn cảnh đáng thương : bị bao bọc bởi lòng ganh ghét và đố kị , bị tổn thương sâu sắc . Cuộc sống căng thẳng vì luôn phải chịu đựng áp lực từ chính người thân . - Bé Hồng có một tâm hồn đáng quí : luôn giữ tình thương yêu và lòng kính mến với người mẹ đau khổ của mình . -Căm tức thành kiến tàn ác , phản ứng tự vệ , quyết tâm bảo cệ người mẹ đến cùng không để bị cuốn vào những ý nghĩ tội lỗi xấu xa . Đó là tấm lòng của một đứa con hiếu thảo .Diễn biến tâm trạng được diễn giải cụ thể : nụ cười tin tưởng thơ ngây -> lòng thắt lại , khoé mắt cay cay -> nước mắt ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ -> cười dài trong tiếng khóc -> nghẹn ứ khóc không ra tiếng . Sớm có ý thức bênh vực kẻ yếu thế cô , tình cảm chân thực không giấu giếm .. - Đoạn văn đặc tả phút gặp mẹ đem lại những xúc động cho người đọc . Tiếng gọi mẹ thống thiết và nỗi sợ hãi mơ hồ diễn giải đầy đủ khao khát cháy bỏng trong tâm hồn đứa trẻ thiếu thốn tình thương . + Niềm hạnh phúc trong lòng mẹ : - Sự trở về của người mẹ làm vơi đi mặc cảm tủi cực . Cuộc gặp gỡ cảm động , hai mẹ con hoà chung hai tiếng khóc . - Hình ảnh người mẹ được diễn tả bằng tất cả sự xúc động và tình thương vô bờ bến của đứa con dành cho mẹ + Tình thương của mẹ và cảm nhận của bé Hồng : Mẹ là hình ảnh đẹp giản dị vô cùng thân thương trong tâm trí n ... + Cách thể hiện của tác giả: kể + bộc lộ cảm xúc + hình ảnh thể hiện tâm trạng, so sánh giàu sức gợi cảm, lời văn nhiều khi say mê, dạt dào khác thường) +Bổ sung bài dạy :................................................................................ ............................................................................................................. ............................................................................................................. ............................................................................................................. Thời gian dạy : Thứ 3/14/9/2010 Lớp :8B Hiệu vụ phờ duyệt: Thời gian dạy : Thứ 5/16/9/2010 Lớp :8D Hiệu vụ phờ duyệt: Tuần :5 Ngày 21/9 /2010 Buổi :2 3/ Tức nước vỡ bờ : ( Trích TT Tắt đèn – Ngô Tất Tố ) a/ Tác giả : ( 1893 – 1954) - Quê ở làng Lộc Hà huyện Từ Sơn – Bắc Ninh ( nay thuộc Đông Anh ngoại thành Hà Nội ) . - Xuất thân là một nhà nho gốc nông dân . Ông là một học giả có những công trình khảo cứu về Triết học ,văn học cổ có giá trị ; một nhà bào tiến bộ giàu tính chiến đấu ; một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng . Sau Cách mạng , nhà văn tận tuỵ trong công tác tuyên truyền phục vụ kháng chiến chống Pháp . Ngô Tất Tố được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Mịnh về văn học nghệ thuật ( 1996) . - Tác phẩm chính : TT Tắt đèn ( 1939) , Lều chõng ( 1940 ), phóng sự Việc làng ( 1940) . b/ Tác phẩm : ( đăng báo lần đầu năm 1937, in thành sách lần đầu năm 1939) -Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu của Ngô Tất Tố và cũng là một trong những tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực phê phán VN giai đoạn 1930- 1945. -Tăt đèn là một bức tranh chân thực về cuộc sống cùng quẫn, thê thảm của ngưồi nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề ; là một bản án đanh thép đối với XH TDPK đầy rẫy những cái ác , cái xấu . - Giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm là đã ca ngợi , khẳng định phẩm chất đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân . - Đặc sắc về nghệ thuật : Tắt đèn đã xây dựng được nhiều tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình . * Giá trị về nội dung & NT: - Đoạn trích không chỉ khắc hoạ rõ nét bộ mặt tàn ác, đểu cáng không chút tình người của tên cai lệ và người nhà lí trưởng mà chủ yếu nêu lên và ca ngợi 1 phẩm chất đẹp đẽ của người nông dân nghèo khổ trong chế độ cũ: đó là sự vùng lên chống trả quyết liệt ách áp bức của giai cấp thống trị mà sức mạnh chính là lòng căm hờn, uất hận và tình thương yêu chồng con vô bờ bến. Ngô Tất Tố đã nhìn thấy khả năng phản kháng tiềm tàng vốn là bản chất của nông dân lao động nước ta. - Tình huống truyện hấp dẫn thể hiện nổi bật mối xung đột, ngòi bút miêu tả sinh động, ngôn ngữ n/v rất tự nhiên, đúng với tính cách từng n/v. + Tức nước vỡ bờ là đoạn trích trong chương XVIII của TT Tắt đèn , kể lại việc chị Dậu chống trả quyết liệt tên cai lệ và người nhà lí trưởng để bảo vệ chồng . *Tình huống truyện : Vụ thuế đang trong thời điểm căng thẳng nhất : Quan trên sắp về tận làng để đốc sưu , bọn tay sai càng ra sức lùng sục , tra khảo những người nông dân nghèo thiếu thuế .( trong đó có gia đình chị Dậu ) . *Nhân vật cai lệ :là viên cai chỉ huy một tốp lính lệ – lính phục vụ hầu hạ nơi quan nha .Nhân vật cai lệ trong đoạn trích là người của quan trên về làng Đông Xá để thúc sưu . Dù chỉ là tên tay sai mạt hạng , một thứ công cụ của bộ máy thống trị nhưng lúc này đây hắn đang là kẻ đại diện cho quyền lực của bộ máy ấy .Và hắn đẫ thể hiện đúng tính cách của một tên tay sai tàn bạo không còn tính người . -Với nghề đánh trói người một cách chuyên nghiệp , có mặt ở làng Đông Xá để trừng trị kẻ nào dám trốn tiền sưu của Nhà nước . Cho nên hắn đến nhà anh Dậu với tư thế của 1 kẻ đại diện cho pháp luật trừng trị kẻ dám chống lại pháp luật . Dù anh Dậu được khiêng trả về nhà đêm qua trong tình trạng như một xác chết , sáng hôm nay “cai lệ và người nhà lí trưởng đã sầm sập tiến vào với roi song , tay thước ,dây thừng “ –nghĩa là đến với tư thế sẵn sàng trói người , đánh người . Thứ luật pháp bất nhân của XHTDPK tàn bạo cho phép một tên tay sai hành động như thế đối với những người dân thấp cổ bé họng . -Trong XH ấy, một kẻ đầy tớ nơi cửa quan cũng có thể hống hách , ngang tàng , đánh đập dân chúng .Chỉ cần một vài chi tiết miêu tả hành động và ngôn ngữ của tên cai lệ , nhà văn đã khắc hoạ một cáh khéo léo và sinh động bản chất của cai lệ ; tàn nhẫn không một chút tính người . Chính vì không còn là con người nên hắn không hiểu được nỗi khổ của đồng loại và bỏ ngoài tai mọi lời lẽ đáng thương của chị Dậu . Chỉ là một cai lệ hèn mọn vô danh , nhưng tính cách của hắn đủ để biểu hiện rõ bản chất bất nhân tàn bạo của XHTDPK. * Nhân vật chị Dậu ; -Chị Dậu là người vợ rất mực thương chồng . Khi chồng đau ốm , chị tận tâm lo lắng chăm sóc . -Vì thương chồng nên chị Dậu đã bằng mọi cách đối phó với bọn tay sai để bảo vệ chồng : -Van xin -> chịu đựng áp bức đến mức nhẫn nhục . - Đấu tranh bằng lí lẽ : cái lí của tình người , của đạo lí làm người . - Đấu tranh bằng hành động : cái ác bị trừng trị . -> Tính cách của một người phụ nữ yêu thương chồng, dám hi sinh vì chồng ,biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng đồng thời lại có một tinh thần phản kháng mạnh mẽ , một sức sống kiên cường . -Bên cạnh đó còn nói lên một chân lí sâu xa của đời sống : “ tức nước “ thì “ vỡ bờ “; có áp bức thì có đấu tranh , con đường sống duy nhất của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh chống áp bức để có thể tự giải phóng mình . 4/ Lão Hạc : ( Nam Cao ) a/ Tác giả : ( 1915- 1951) qquê làng Đại Hoàng ,phủ Lí Nhân,tỉnh Hà Nam . -Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám với những tác phẩm văn xuôi viết về người nông dân nghèo và người trí thức nghèo sống mòn mỏi ,bế tắc trong XH cũ , thể hiện một tình cảm nhân đạo sâu sắc . -Sau Cách mạng , Nam Cao chân thành ,tận tuỵ sáng tác phục vụ k/c chống Pháp . Ông đã hi sinh trong một chuyến công tác vùng địch hậu , để lại một tấm gương cao đẹp của một nhà văn - chiến sĩ . + TP chính : Chí Phèo , Trăng sáng , Đời thừa , Lão Hạc , Một đám cưới , Sống mòn (1944) Đôi mắt ( 1948) , tập nhật kí ở rừng (1948) -Nam Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 1996 . b/ Tác phẩm : -Là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Nam Cao viết về người nông dân nghèo , đăng báo lần đầu năm 1943. -Đoạn trích nằm ở phần cuối của truyện , kể chuyện lão Hạc sau khi đã dằn lòng bán đi “ cậu Vàng “ thân thiết . * Giá trị về nội dung & NT: - Thể hiện 1 cách chân thực, cảm động về số phận đau thương của người nông dân trong xã hội cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ. Đồng thời cho thấy tấm lòng yêu thương trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao, đặc biệt trong miêu tả tâm lí n/v và cách kể chuyện * Nhân vật lão Hạc : -Lão Hạc gắn với đề tài người nông dân nghèo trong Xh cũ , với bi kịch chính là tình trạng bị huỷ hoại , xói mòn về nhân cách , bị bần cùng hoá và lưu manh hoá . -Tâm trạng của lão Hạc khi bán chó là diễn giải một quá trình đấu tranh vật vã để vượt qua áp lực hiện thực , quyết giữ phẩm chất lương thiện của mình -> qua đó cũng hiện lên vẻ đẹp đáng quí trong tâm hồn người nông dân . + Khái quát về cuộc sống lão Hạc : -Nghèo khổ , cô đơn , tuổi già chỉ làm bạn với con chó – cậu Vàng . -Tình cảm với cậu Vàng phản chiếu tình yêu thương của lão với người con trai phải bán thân vào đồn điền cao su . -Lão phải đối mặt với cuộc sống hàng ngày càng khó khăn , đói kém .Vioệc quyết định bán cậu Vàng là bất đắc dĩ nhưng lão không đủ sức nuôi và cũng không muốn xâm phạm vào số tiền dành dụm được với hi vọng ngày con trai lão trở về có tiền để cưới vợ .Lão nghĩ tiêu một đồng là tiêu vào tiền của con mà điều đó thì lão không bao giờ muốn .Một suy nghĩ giản đơn nhưng hàm chứa một sự hi sinh cao cả , bản thân lão không hề nghĩ gì cho bản thân trước tình cảnh đói deo ,đói dắt mà dồn hết tình thương cho đứa con khốn khổ tha hương . -> Đó là hành động của một người cha giàu tình yêu thương con : hi sinh cuộc sống vì con . + Tâm trạng của lão Hạc sau khi bán chó : -Lão đau khổ , ân hận vì trót lừa một con chó . -Lão tủi nhục , đau đớn cho kiếp người khốn khổ . -Quyết bảo vệ mảnh vườn và ngôi nhà , trao gửi niềm tin vào ông giáo , người hiểu và thông cảm với lão . -> Tính cách của những người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu , tình nghĩa , trung thực và giàu lòng vị tha . + Cái chết dữ dội của lão Hạc ; -Sự hiểu nhầm của ông giáo đối với lão Hạc , lão có thể như ai , làm những việc bất lương khi rơi vào con đường cùng quẫn . Sự thực là lão tự trừng phạt mình sau hành động lừa dối cậu Vàng : tìm đến cái chết bằng bả chó ; cái chết đau đớn quằn quại như một con chó . -Lão tìm đến cái chết như một lối thoát , để giữ mình không bị lôi vào vực thẳm của sự tha hoá nhân cách . Ông giáo chứng kiến một sự thực đau đớn , tàn nhẫn nhưng đã hiểu được phẩm chất cao quí của lão Hạc .cái chết đau đớn của lão Hạc tạo nên một sức ám ảnh ghê gớm về số phận cơ cực đáng thương của những người nông dân nghèo ở những năm đen tối trước cách mạng tháng Tám . => Truyện ngắn Lão Hạc đã thể hiện một cách chân thực , cảm động số phận đau thươnmg của người nông dân trong XH cũ và phẩm chất cao quý tiềm tàng của họ . Đồng thời truyện còn cho thấy tấm lòng yêu thương , trân trọng đối với người nông dân và tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao , đặck biệt trong việc miêu tả tâm lí nhân vật và cách kể chuyện . Bài tập : Qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ “ và truyện ngắn “ Lão Hạc “.em hiểu thế nào về cuộc đời và tính cách người nông dân trong XH cũ . Gợi ý : 1/Số phận bi thảm , cùng quẫn của người nông dân dưới chính quyền TD nửa PK + Lão Hạc : Cả cuộc đời lão Hạc từ đầu đến cuối truyện là những nỗi bất hạnh liên tiếp giáng xuống đầu lão . Ta có cảm giác những nỗ bất hạnh đó được cụ thể bằng những cái chết khác nhau đổ lên số phận lão Hạc . -Vợ chết , con đi phu đồn điền cao su biệt tăm ,biệt tích cũng coi như đã chết . Cậu Vàng chết vì ông không đủ sức để nuôi và cuối cùng lão chết trong cảnh thảm khốc nhất . Bóng thần chết như trùm lên tác phẩm , ngự trị trong tất cả cuộc đời của những người nông dân trong gia đình lão Hạc . Bốn cái chết ở mức độ và hình thức khác nhau , tạo ra một cảm giác bi phẫn trong lòng người đọc .Cái chết của vợ lão chuẩn bị cho sự ra đi không trở về của con trai lão , cái chết của cậu vàng báo hiệu cho cái chết thảm khốc của lão Hạc . Nhưng cai chết của lão Hạc mớí thật sự là đỉnh điểm của sự bi thảm của số phận một con người .Lẽ ra một con người đôn hậu ,chu đáo ,tự trọng như vậy phải có một số phận xứng đáng với con người ,nhưng lão Hạc suốt đời bất hạnh và kết thúc bằng một cái chết rùng rợn và dữ dội . Thời gian dạy : Thứ 3/14/9/2010 Lớp :8B Hiệu vụ phờ duyệt: Thời gian dạy : Thứ 5/16/9/2010 Lớp :8D Hiệu vụ phờ duyệt:
Tài liệu đính kèm: