Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Sang thu - Hữu thỉnh

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Sang thu - Hữu thỉnh

I. Đọc và tìm hiểu chung (7’)

1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm

- Hữu Chỉnh sinh năm 1942 quê ở huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc

- Thơ của ông mang cảm xúc bâng khâng, vấn vương, trong trẻo và nhẹ nhàng.

- Từ năm 2000 ông là tổng thư kí hội nhà văn Viêt Nam

- Bài thơ được ra đời năm 1977

II. Phân tích (22’)

1. khổ thơ đầu

Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được thể hiện qua hình ảnh, hiện tượng

Bỗng nhận ra hương ổi

phả vào trong gió se

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về

Từ tình thái: Bỗng, Hình như. Động từ: Phả - Láy: chùng chình.

- Mở đầu bài thơ là từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất ngờ. Nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm sao. Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu về. Đó là hương ổi thoang thoảng trong gió thu se lạnh

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 892Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bài: Sang thu - Hữu thỉnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SANG THU 
 - Hữu Thỉnh –
I. Đọc và tìm hiểu chung (7’)
1. Giới thiệu về tác giả - Tác phẩm
- Hữu Chỉnh sinh năm 1942 quê ở huyện Tam Dương - Vĩnh Phúc 
- Thơ của ông mang cảm xúc bâng khâng, vấn vương, trong trẻo và nhẹ nhàng.
- Từ năm 2000 ông là tổng thư kí hội nhà văn Viêt Nam
- Bài thơ được ra đời năm 1977
II. Phân tích (22’)
1. khổ thơ đầu
Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được thể hiện qua hình ảnh, hiện tượng 
Bỗng nhận ra hương ổi
phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về
Từ tình thái: Bỗng, Hình như. Động từ: Phả - Láy: chùng chình. 
- Mở đầu bài thơ là từ “bỗng” thể hiện sự đột ngột, bất ngờ. Nhưng cái bất ngờ mới nên thơ làm sao. Bất ngờ nhận ra những dấu hiệu thiên nhiên khi mùa thu về. Đó là hương ổi thoang thoảng trong gió thu se lạnh
Mùi quả chín, ổi chín, mùa ổi đã từng trở thành nhan đề cho cả một bộ phim truyện nổi tiếng ở đây đã thành mùi hương của mùa thu miền Bắc Việt Nam
- Từ “phả” có thể thay thế bằng các từ thổi, bay, đưa, lan, tan
- Dùng từ “phả” diễn tả được sự đột ngột, bất ngờ nhưng nhẹ nhàng của hương ổi lan vào không gian, phả vào gió se
- Chùng chình là từ láy gợi hình, có thể thay bằng từ: đủng đỉnh, chầm chậm, lững thững. Dùng “chùng chình” chính là sự lưu luyến, bâng khuâng, ngập ngừng , bịn rịn. Cái ngõ mà sương đẫm hương, sương theo gió đang ngập ngừng đi qua vừa là cái ngõ thực, vừa là cái ngõ thời gian thông giữa hai mùa. Và tất cả chưa thật rõ ràng, hay là vì quá đột ngột mà tác giả chưa nhận ra. Từ “hình như” thể hiện cái ngỡ ngàng, ngạc nhiên.
Những dấu hiệu của mùa thu đã về (Hương ổi, gió se, sương chùng chình) Vậy mà tác giả lại viết Hình như thu đã về. Còn điều gì mà còn nghi ngờ nữa. Khi tác giả đã cảm nhận được hương ổi (khứu giác) cảm giác (gió se) thị giác (sương chùng chình qua ngõ). Nhưng chính cái đột ngột, bất ngờ đó làm cho tác giả không dám chắc. Cái lảng bảng mơ hồ chính trong cảm giác hình như đã tôn thêm vẻ đẹp lãng đãng lúc sang thu.
- Tâm trạng ngỡ ngàng xúc động bâng khuâng của tác giả khi đất trời sang thu
2. Khổ thơ thứ hai
Hình ảnh thiên nhiên sang thu được tiếp tục phát hiện bằng những hình ảnh 
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa minh sang thu
- Sử dụng từ láy, sự liên tưởng tưởng tượng. Hình ảnh đối lập: dềnh dàng - vội vã. Động từ: Vắt.
- Không gian từ mùa hạ sang thu, cái “hình như” ở câu cuối khổ thơ đầu. Bầy giờ thiện nhiên được quan sát ở 1 không gian rộng lớn hơn, nhiều tầng bậc hơn. Bức tranh thu từ những vô hình(hương, gió) từ nhỏ hẹp(ngõ) chuyển sang nét hữu hình cụ thể(sông, chim, mây) với không gian rộng lớn, cao vời vợi với. Dòng sông bắt đầu cạn, chảy chậm lại, không cuồn cuộn, ào ạt như thời gian mùa hè. Dòng sông như đang trầm lắng,lững lờ như suy ngẫm, suy tư. Tương phản với dòng sông là: Chim bắt đầu vội vã. Hơi thu lạnh làm cho chúng phải khẩn trương chuẩn bị chuyến bay tránh rét.
Ở đây ta chú ý sự vội vã đối rất đẹp với từ dềnh dàng. Nhưng ta chú ý từ bắt đầu rất độc đáo ở đây. Bắt đầu vội vã thôi, chứ chưa phải là đang vội vã. Phải tinh tế lắm mới có thể nhận ra được sự bắt đầu này trong những cánh chim bay.
- Dù có sự vội vã của cánh chim, Không khí thu vẫn là không khí thong thái, lắng động, chậm rãi , lâng lâng. Vì thế đám mây mùa hạ mới thảnh thơi duyên dáng vắt nửa mình sang thu. Đám mây như một dải lụa, như tấm khăn voan của người thiếu nữ trê bầu trời nửa đang còn mùa hạ, nửa đã nghiêng sang thu.
Tác giả đã liên tưởng sáng tạo, thú vị. Hình ảnh mây là thực, nhưng ranh giới mùa htu là hư. Nó là sảng phẩm của trí tưởng tượng là lung của nhà thơ. Bầu trời một nửa thu. Đến một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng thấy dang bồng bènh trong bầu trời đầy thu.
- Cảm giác giao mùa thật là đẹp và nhẹ nhàng.
3. Khổ thơ cuối
Thiên nhiên sang thu còn được gợi ra bằng những hình ảnh
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng câu đứng tuổi
- Từ ngữ tả thực về thiên nhiên, Tính ẩn dụ hình ảnh sấm - Hàng cây đứng tuổi (Sấm : những vang đồng bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời: Hàng cây đứng tuổi: Con người từng trải).
- Vẫn là nắng, mưa, sấm chớp bão rông của mùa hạ, nhưng múc độ khác rồi. Nắng cuối hạ tuy vẫn còn nồng, còn sáng nhưng nhạt dần, những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ như đầu mùa hạ.
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
- Về hai dòng thơ cuối bài, cần hiểu với hai tầng nghĩa
Ý nghĩa tả thực về thiên nhiên (hiện tượng sấm, hàng cây) lúc sang thu
Tính ẩn dụ của hình ảnh (sấm: những vang động bất thường của ngoại cảnh, cuộc đời) hàng cây đứng tuổi: con người đã từng trải)
- Lúc sang thu, bớt đi những tiếng sấm bất ngờ cũng có thể hiểu: Hàng cây không còn bị bất ngờ, bị giật mình vì tiếng sét nữa. Chính nhà thơ Hữu Thỉnh tâm sự: Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, ông muốn gửi gắm suy nghĩ của mình – khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hai câu thơ không còn chỉ tả cảnh sang thu mà đã chất chứa suy nghiệm về con người và cuộc sống.
Đâu phải ngẫu nhiên mà mấy từ Cây đứng tuổi lại đứng ở cuối bài thơ, chỗ cục kì quan trọng. Phải chăng đứng tuổi của cây là cái chốt của để mở sang một thế giới mới(sang thu của hồn người)? Vẻ điềm tĩnh của cây trước sấm sét, bão dông lúc sang thu đó chính là sự từng trải, chin chắn của con người sau những báo táp của cuộc đời? Ngược lại 2 khổ thơ trước ta hiểu vì sao lại có sự: Chùng chình, bịn rịn lúc sang thu, vì sao lại dềnh dàng và vội vã. Bốn mùa luân chuyển vô hình, lặng lẽ, chợt sang thu. Đời người vắt vả bận rộn loa toan bỗng chốc thấy mái tóc đã pha sương, đứngs ở mức ngoại tứ tuần, sững sờ mình đã sang thu. Ở tuổi này con người ta không bồng bột, nông nổi, ào ạt như thời thanh niên. Mà con người sâu sắc thêm, chín thêm. Chín chắn đến tận cảm xúc và biểu đạt
- Nhà thơ muốn gửi gắm suy ngẫm của mình khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời.
III. Tổng kết ghi nhớ
- Nghệ thuật: Bằng sự cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu cảm kết hợp với các từ láy, ẩn dụ và liên tưởng tưởng tượng
- Nội dung: Từ cuối hạ sang đầu thu đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt 

Tài liệu đính kèm:

  • docSang thu 3.doc