Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 24

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 24

TIẾT 112 : HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM

 CON CÒ

 (Chế Lan Viên)

I. Mục tiêu bài dạy

 1. Kiến thức: Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả. Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận thơ trữ tình tự do.

 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính cha mẹ và thái độ trân trọng những giá trị văn hoá cao đẹp.

II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

 -Tự nhận thức , Xác định giá trị, Thể hiện sự cảm thông, Lắng nghe tích cực.

III. Chuẩn bị:

 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:

 -Phương pháp: Đóng vai, Vấn đáp, Dạy học theo nhóm.

 - Kỹ thuật: Đọc sáng tạo, động não, dạy học theo nhóm, giao nhiệm vụ.

2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Chân dung tác giả,Tranh minh hoạ SGK, Bảng phụ,

 Máy chiếu.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 749Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 24
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
 Tiết 112 : Hướng dẫn đọc thêm
 Con cò 
 (Chế Lan Viên)
I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Học sinh nắm được những nét cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của tác giả. Cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ những câu ca dao.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, cảm nhận thơ trữ tình tự do.
 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu kính cha mẹ và thái độ trân trọng những giá trị văn hoá cao đẹp.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 -Tự nhận thức , Xác định giá trị, Thể hiện sự cảm thông, Lắng nghe tích cực.
III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Đóng vai, Vấn đáp, Dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Đọc sáng tạo, động não, dạy học theo nhóm, giao nhiệm vụ.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Chân dung tác giả,Tranh minh hoạ SGK, Bảng phụ, 
 Máy chiếu.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’) Theo La phông ten, chó sói là một loài vật ntn? Tại sao cùng một đối tượng phản ánh nhưng quan niện của Buy phông và la phông ten lại khác nhau? Điều đó có ý nghĩa gì?
 3. Bài mới (1’) Chế Lan Viên là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ông có đóng góp lớn cho phong trào “ Thơ mới” và nền thơ ca CMVN với nhiều tập thơ nổi tiếng và nhiều tập phê bình tiểu luận có giá trị.
Hoặc: Lời ru không biết từ bao giờ đã đi vào tiềm thức, tuổi thơ của mỗi người
 Hoạt động của thầy và trò 
 Nội dung
 *Hoạt động 1:Hướng dẫn học sinh đọc, tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
 SGK trang 45
GV nêu y/c đọc: Giọng thủ thỉ, tâm tình, tha thiết thể hiện tình cảm của mẹ dành cho con.
- GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó.
- Học sinh đọc CT*: Nêu những hiểu biết của em về tác giả?
- Gv treo ảnh chân dung và giới thiệu thêm.
Gv: Thơ ông có một phong cách độc đáo, rõ nét. Câu thơ đài ngắn khác nhau, rất tự do phóng khoáng nhưng giàu chất suy tưởng triết lý.Chất trí tuệ và tính hiện đại luôn luôn được nhà thơ chú trọng.
Máy chiếu:
 + Điêu tàn (1937)
 + Hoa ngày thường-Chim báo bão (1967)
- Nêu hoàn cảnh, TG sáng tác của bài thơ?
GV: Đây là bài thơ khai thác về hình tượng con cò trong lời hát ru để ca ngợi tình mẹ và gợi ra những suy ngẫm về ý nghĩa của lời hát ru đối với tâm hồn con người.
 *Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh hiểu văn bản.
- Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Tác dụng? (Tình cảm dâng trào, mạch cảm xúc tự do tuôn chảy)
- Hình ảnh xuyên suốt cả bài thơ là hình ảnh nào?
- Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Giới hạn và nội dung?
Máy chiếu: Bố cục 3 phần
 + Đ1: Hình ảnh con cò trong lời ru tuổi thơ
 + Đ2: H.ảnh con cò trên những chặng đường đời.
 + Đ3: Những suy ngẫm, triết lý về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
- Gọi học sinh đọc lại Đ1: Nêu nội dung?
- Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ được gợi ra từ đâu?
- “Con cò bay la
 Con cò bay lả
 Con cò cổng phủ
 Con cò Đồng Đăng”, 
 “ Con cò ăn đêm
 Con cò xa tổ, 
 Cò gặp cành mềm
 Cò sợ xáo măng”. Em hiểu ntn về những đoạn thơ này?
( Không phải từ sự quan sát và miêu tả trực tiếp của nhà thơ mà nó được gợi ra từ những bài ca dao quen thuộc.)
 GV: Người mẹ hiền bế con thơ trên tay, cất lời ru bài “ Con cò bay lả bay la”, “ Con cò mày đi ăn đêm”. Nhìn con thơ “ Con còn bế trên tay - Con chưa biết con cò”- mà lòng mẹ dạt dào tình thương. Mẹ thương con cò trong ca dao lận đận, mẹ dành cho con bao chăm chút yêu thương. Con được sống yên vui, hạnh phúc trong lòng mẹ:
 “ Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
 Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ”.
- Tình thương của mẹ trong lời ru còn được biểu hiện ntn? 
- Tác giả đã sử dụng BPNT gì để diễn tả tình yêu, sự chở che của mẹ với con thơ?
GV: NT hoán dụ đã hình tượng hoá tình mẫu tử bao la. Mẹ đã dành cho con thơ tất cả: Cánh tay dịu hiền của mẹ. Dòng sữa ngọt ngào của mẹ Nhịp thơ cũng là nhịp võng, nhịp cánh nôi nhẹ đưa, vỗ về. 
- 
Em có nhận xét gì về cách vận dụng ca dao trong lời hát ru của nhà thơ? ( Trích dẫn ca dao nhưng không dẫn nguyên văn cả câu=> Tạo ra sự khéo léo, linh hoạt)
- Nhịp điệu, lời thơ có gì đặc biệt?
Trắc nghiệm: Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận điều gì?
a. Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với những lời ru mang đậm hồn dân tộc.
b. Cuộc sống lao động lam lũ vất vả.
c. Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nưc VN.
d. Cả 3 ND trên.
- Qua đoạn thơ, em đã cảm nhận được điều gì về tình cảm của mẹ dành cho con qua lời ru tuổi thơ?
I. Đọc, tìm hiểu chú thích
 1. Đọc
2. Chú thích
a. Tác giả (1920 – 1989)
- Tên thật: Phan Ngọc Hoan
- Quê: Huyện Cam Lộ - Tỉnh Quảng Trị.
- Trước CMT8/1945: Là nhà thơ nổi tiếng của phong trào “Thơ mới”.
- Sau CMT8/1945: Là nhà thơ xuất sắc của nền thơ ca hiện đại VN.
- Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT năm 1996.
- Thơ ông phóng khoáng tự do, giàu chất suy tưởng triết lý.
* Tác phẩm chính: 
b. Tác phẩm: Sáng tác 1962 in trong “ Hoa ngày thường – Chim báo bão” (1967)
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
 1.Tìm hiểu chung:
* Thể loại: Thơ tự do
 * Bố cục: 3 phần
 2. Phân tích
 a. Hình ảnh con cò trong lời ru tuổi thơ
- Được gợi ra từ những câu ca dao quen thuộc.
Ngủ yên! Ngủ yên! Ngủ yên!
 sẵn tay nâng
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
=> NT hoán dụ
úLời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng; Giọng thơ trìu mến, êm ái, thiết tha :
ú Lời ru con của mẹ ngọt ngào, đằm thắm vỗ về giấc ngủ tuổi thơ con sâu đậm một tình yêu con tha thiết, bao la.
 - Gọi học sinh đọc lại toàn bộ bài thơ.
 - Học sinh nhận xét. GV nhắc lại yêu cầu đọc.
- Yêu cầu học sinh nhắc lại bố cục, nội dung các phần?
- Gọi học sinh đọc phần 2: ND?
- Hình ảnh cánh cò được phát triển theo những giai đoạn nào của cuộc đời con?
(3 giai đoạn: Từ thuở nằm nôi -> Tuổi đến trường đi học -> Trưởng thành)
- Mở đầu đoạn 2 là lời vỗ về ngọt ngào của mẹ. Trong lời ru của mẹ ta lại bắt gặp một hình ảnh quen thuộc, thân thương. Đó là hình ảnh nào? 
GV: Mẹ ru con ngủ yên, ngủ ngoan. Con sẽ lớn khôn, con đến trường, đi học.
Trắc nghiệm: Trong đoạn 2, hình ảnh cánh cò trắng được thể hiện thông qua BPNT nào?
 a. Nhân hoá, ẩn dụ. c. So sánh
 b. Hoán dụ. d. Điệp ngữ.
 - Vậy em hiểu “Cánh trắng cò” ở đây là gì?
GV: Ước mơ đẹp của người mẹ hiền về cuộc đời tương lai của con.
GV: Ngắm nhìn con ngủ, lòng mẹ dạt dào mơ ước. Một câu hỏi khẽ thốt lên trong lòng mẹ hiền. 
- Mẹ đã ước mơ điều gì vậy ?
 - Thi sĩ? Tại sao mẹ lại mong con trở thành thi sĩ?
GV: Thi sĩ là người làm ra, sáng tạo ra cái đẹp, khơi gợi và bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ của tâm hồn con người. 
- Từ đó, người mẹ bộc lộ mong ước gì ở con? 
- Học sinh đọc Đ3: Nêu ND?
- Đoạn thơ cuối, tiếng hát của mẹ cất lên dìu dặt, mêng mang. Tình yêu thương mẹ dành cho con được khảng định qua những câu thơ nào?
- Nhà thơ đã sử dụng BPNT nào trong đoạn thơ?
- Qua đó tác giả muốn nhấn mạnh và khẳng định điều gì? 
GV:Cánh cò là biểu tượng cho lòng mẹ bao la, chở che, bao dung. Nhà thơ đã khái quát thành một câu thơ đúc kết một chân lý, qui luật.
- Em hãy tìm và đọc lên câu thơ ấy?
Trắc nghiệm: Từ “lớn” trong câu thơ “ Con dù lớn vẫn là con của mẹ” được hiểu theo nghĩa nào?
a. Nghĩa gốc (Sự cao lớn, phát triển về thể chất).
b. Nghĩa chuyển ( Sự trưởng thành, thành đạt trong nhận thức, trong thực tế cuộc sống và xã hội). 
Trắc nghiệm: Nhận định nào nêu đúng và đầy đủ nhất cách hiểu về 2 câu thơ này?
a. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.
b.Ca ngợi người mẹ luôn luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn.
c. Bổn phận làm con phải luôn luôn ghi nhớ -công lao của cha mẹ.
d. Tình cảm người mẹ dạt dào và lời ru có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người. 
- Tác giả đã sử dụng BPNT gì để diễn tả tình cảm của mẹ ở đoạn thơ này?
- Qua đó, nhà thơ muốn khảng định điều gì?
GV bình: Thử hỏi có gì cao hơn núi, có gì sâu hơn biển và có gì bao la bằng tấm lòng người mẹ thương con?
Lòng mẹ mãi chở che, ôm ấp con đến hết cuộc đời. Lời ru à ơi ấy nhen nhóm trong ký ức mỗi chúng ta, thổi bùng lên ngọn lửa tuổi thơ và lòng biết ơn vô hạn với mẹ, như lời thơ của Nguyễn Duy đã viết:
 “ Cái cò, sung chát đào chua
 Câu ca mẹ hát gió đưa về trời
 Ta đi trọn kiếp con người
 Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru”
 (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)
- Y/c học sinh đọc thầm 10 câu cuối.
GV: Những câu thơ cuối thấm đượm chất triết lý trữ tình: “à ơi! 
 Một con cò thôi
 Con cò mẹ hát
 Cũng là cuộc đời 
 Vỗ cánh qua nôi” - Nghĩ về con cò trong ca dao, nghĩ về cuộc đời con mai sau, mẹ nghĩ về thân phận, số phận những con cò nhỏ bé đáng thương trong cuộc đời. Lời ru của mẹ ngọt ngào, vỗ về mang theo những niềm vui, sự nhân ái của cuộc đời với mỗi số phận. Lòng mẹ mãi chở che, ôm ấp con đến hết cuộc đời:
 “ Ngủ đi! Ngủ đi!
 Cho cánh cò, cánh vạc
 Cho cả sắc trời
 Đến hát 
 Quanh nôi”. 
 Phải chăng người mẹ hiền đang bâng khuâng về câu hát “ Có xáo thì xáo nước trong 
 Đừng xáo nước đục đau lòng cò con” ?
Thác trong còn hơn sống đục, ấy chính là ý vị cuộc đời đáng trọng xưa nay. 
Trắc nghiệm: Nhận định nào nêu đúng nét đặc sắc nhất về giá trị NT của bài thơ?
a. Sử dụng rộng rãi phép nhân hoá.
b. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu của ca dao.
c. Thể thơ tự do, giọng điệu linh hoạt.
d. Những hình ảnh có tính triết lý.
GV: Bài thơ mang âm hưởng đồng dao, nhịp thơ và giọng thơ thấm vào hồn ca dao dân ca một cách đằm thắm, nhẹ nhàng. 51 câu thơ tự do, câu ngắn nhất 2 chữ; câu dài nhất 8 chữ đan xen, kết chuỗi thành một lời ru ngân nga, ngọt ngào.
- Qua bài thơ, em hiểu gì về nội dung, ý nghĩa mà tác giả muốn gửi đến người đọc?
GV: Bài thơ mang này là một bài thơ có đề tài nhỏ nhưng mang ý nghĩa sâu sắc: Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và những ước mơ về con thơ của mẹ hiền, nói lên tình thương cuộc đời. Rất nhân hậu và rất nhân tình!
- Gọi học sinh đọc diễn cảm bài thơ.
b. Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ trên những chặng đường đời 
+ ..cò trắng đến làm quen
 đứng ở quanh nôi
 vào quanh tổ
 cò cũng ngủ
.. đắp chung đôi
 theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
=> NT nhân hoá, ẩn dụ:
Biểu tượng của tình bạn đẹp, trong sáng, hồn nhiên.
- làm thi sĩ
=> Hình ảnh ẩn dụ: 
Biểu tượng của thi ca, NT;
ú Mong ước con được học hành, trưởng thành.
c. Những suy ngẫm về ý nghĩa lời ru và lòng mẹ
-“ Dù ở gần con
 Dù ở xa con
 Lên rừng xuống bể,
 Cò sẽ tìm con
 Cò sẽ yêu con ”.
=> Điệp từ, thành ngữ + Hình ảnh ẩn dụ: 
Khảng định tình mẫu tử bền chặt sắt son.
- “Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.
=> NT điệp từ, cặp quan hệ từ “dù - vẫn” + Hình ảnh ẩn dụ: 
 úKhẳng định tình cảm người mẹ dạt dào và lời ru có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi con người.
III. Tổng kết
 1. Nghệ thuật
2. Nội dung: Bài thơ là những suy ngẫm sâu sắc, cảm nhận tinh tế của tác giả về ý nghĩa lời ru và tình mẫu tử gắn bó cao cả, thiêng liêng.
IV. Luyện tập
Đọc diễn cảm bài thơ “Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa”(Nguyễn Duy)
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học thuộc lòng bài thơ và ND bài. Đọc và chuẩn bị bài “ Cách làm bài NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý”.
 .
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 113
 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 I. Mục tiêu bài dạy
 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại những KT cơ bản về văn NL nói chung và NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý nói riêng. Nắm được tiến trình các bước khi tìm làm bài NL về một vấn đề tư tưởng đạo lý đặc biệt là dàn bài chung.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng làm bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập và tạo lập văn bản.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Thể hiện sự tự tin, Đặt mục tiêu, Giải quyết vấn đề, ứng phó với sự căng thẳng...
 III. Chuẩn bị: 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm, động não...
 2. Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Máy chiếu.
 IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiẻu ví dụ SGK.
Máy chiếu: Các đề bài SGK trang 51: Gọi học sinh đọc.
- Các đề bài trên có gì giống và khác nhau?
GV: Như vậy khi đề bài chỉ nêu lên ngắn gọn 1 tư tưởng, đạo lý mà không nêu y/c, mệnh lệnh cụ thể – Tức là ngầm ý đòi hỏi người viết lấy vấn đề tư tưởng, đạo lý ấy làm nội dung, nhan đề để viết một bài NL. Như vâỵ, khi gặp kiểu đề này, phải vận dụng linh hoạt các phép giải thích, CM hoặc bình luận để viết.
Thảo luận nhóm: Em hãy tự ra một đề bài NL về một tư tưởng, đạo lý?
Máy chiếu: 
+ Bàn về chữ hiếu.
+ Bàn về đạo lý tôn sư trọng đạo.
+ Lòng nhân ái ( Chị ngã em nâng)
- Qua tìm hiểu các VD trên, em thấy đề bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý thường có mấy loại?
 8Hoạt động 2:Hướng dẫn học sinh cách làm bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
- Gọi học sinh đọc đề bài SGK trang/23
- Nhắc lại tiến trình 5 bước làm bài văn thông thường?
- Xác định y/c về hình thức thể loại và ND của đề bài này? 
( Đây là kiểu đề bài có nêu yêu cầu, mệnh lệnh cụ thể)
- Theo em, để làm sáng tỏ ND của câu tục ngữ thì người viết cần phải có KT về những lĩnh vực nào? ( KT về VHDG và về cuộc sống thực tế)
- Muốn tìm ý cho bài viết, em phải làm thế nào?
( Đặt và trả lời các câu hỏi)
- Vậy em sẽ đặt và trả lời các câu hỏi gì?
 1. Uống nước nhớ nguồn là gì?
 + Nghĩa đen:Uống nước thì nhớ đến nơi bắt đầu của nguồn nước chảy.
 + Nghĩa bóng: “Nước” là thành quả mà con người được hưởng thụ từ các giá trị đời sống v/c, tinh thần.
“Nguồn” là nơi ra thành quả v/c, tinh thần, là ông bà tổ tiên, gia đình, dân tộc, quê hương, xã hội
 2. Nhớ nguồn là nhớ đến ai?
 3. Nội dung của đạo lý thể hiện truyền thống gì?
 4. Chúng ta cần phải làm gì để thể hiện lời dạy đó?
 5. Câu TN có ý nghĩa ntn với cuộc sống hôm nay? 
Máy chiếu: 
1. Mở bài:
 -Dẫn dắt vào vấn đề NL
 - Giới thiệu câu TN và nội dung chung.
2. Thân bài:
 - Giải thích câu TN: Nghĩa đen ( Nghĩa thực) và nghĩa bóng( Nghĩa ẩn dụ)
 - Nhận định, đánh giá:
 + Câu TN nêu đạo lý làm người.
 + Khảng định truyền thống tốt đẹp của DTVN.
 + Khảng định nguyên tắc đối nhân xử thế.
 + Nhắc nhở trách nhiệm của mọi người đối với gia đình, xã hội..
 - Mở rộng vấn đề: Phê phán những biểu hiện, hành vi vô ơn, bạc nghĩa ( Chưa khỏi vòng đã cong đuôi; Qua cầu rút ván; Có mới nới cũ)
3. Kết bài:
 - Khảng định những truyền thống tốt đẹp của DTVN.
 - ý nghĩa câu TN trong cuộc sống ngày nay.
- Qua tìm hiểu ví dụ trên, em thấy bài văn NL về
Một vấn đề tư tưởng, đạo lý gồm có mấy bước?
Đó là những bước nào? 
 *Hoạt động 3:Hướng dẫn học sinh luyện tập.
- Học sinh thảo luận, làm từng phần.
- Học là tìm hiểu, khám phá và nghiên cứu các KT về mọi lĩnh vực KH, đời sống, xã hội.
- Tự học là tự bản thân mình chủ động, tích cực tìm hiểu, nghiên cứu các KT mà không cần phải có người trực tiếp hướng dẫn.
- Biểu hiện: 
 + Có ý thức tự học, xuất phát từ nhu cầu của chủ thể tự học
 + Chủ động, tự giác và tích cực tìm hiểu, học hỏi trong sách vở, trong thực tế cuộc sống.
 + Có ý chí vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để có cách học.
 + Có phương pháp tự học
 + Khiêm tốn học hỏi bè bạn
I. Bài học
 1. Đề bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
 a. Ví dụ
- Đề 1,3,10: Kiểu đề bài có chứa những từ ngữ nêu yêu cầu và mệnh lệnh cụ thể.
- Các đề còn lại: Kiểu đề bài không có y/c, mệnh lệnh cụ thể( Đề mở)
b. Ghi nhớ 1
2. Cách làm bài Nl về một tư tưởng, đạo lý
 a. Ví dụ : “Suy nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn”
*B1: Tìm hiểu đề:
- Kiểu bài: NL về một tư tưởng, đạo lý.
- ND: Suy nghĩ về lòng biết ơn.
*B2: Tìm ý
- Giải thích câu tục ngữ: 
+ Nghĩa đen
+ Nghĩa bóng
- Nhớ nguồn là luôn ghi nhớ công ơn của ông bà, cha mẹ, gia đình, tổ tiên, dân tộc, Tổ quốc
- Thể hiện truyền thống tốt đẹp của DT và là nguyên tắc đối nhân xử thế. 
- Cần thực hiện đạo lý bằng những biểu hiện, thái độ, việc làm cụ thể
- Câu TN có ý nghĩa lớn lao, là lời nhắc nhở về trách nhiệm của mọi người đối với gia đình, xã hôi, DT.
*B3: Lập dàn ý
*B4: Viết bài hoàn chỉnh.
*B5: Đọc, sửa lỗi.
b. Ghi nhớ 2
II. Luyện tập
Lập dàn ý cho đề bài “Tinh thần tự học”.
1. Mở bài
2. Thân bài
- Giải thích học là gì? Học dưới sự hướng dẫn của thầy cô? Tự học?
- Tinh thần tự học là gì? – 
- Biểu hiện?
- Tự học có vai trò, ý nghĩa gì trong sự phát triển xã hội ngày nay?
- Nhắc nhở về ý thức, trách nhiệm tự học của mỗi người?
- Mở rộng vấn đề: Phê phán lối học vẹt, học tủ, học thụ động.
 3. Kết bài
- Khẳng định vấn đề NL
- Liên hệ bản thân.
 4. Củng cố, Luyện tập: (1’)
 5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Ôn lại tiến trình các bước làm bài NL về một tư tưởng, đạo lý.
 Ngày soạn: 
 Ngày giảng:
Tiết 114
 Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 (Tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức: Giúp học sinh ôn và củng cố KT về bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng làm bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý: 5 bước làm bài, kỹ năng lập dàn ý.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức độc lập, tự giác làm bài.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Thể hiện sự tự tin, Đặt mục tiêu, Giải quyết vấn đề, ứng phó với sự căng thẳng...
III.Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Dạy học theo nhóm.
 - Kỹ thuật: Hỏi và trả lời, giao nhiệm vụ, chia nhóm, động não...
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV. Tiến trình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 *Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh ôn lại lý thuyết.
- GV treo bảng phụ. Gọi học sinh lên điền vào bảng yêu cầu nội dung từng phần trong bố cục bài văn NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Hình thức
(Bố cục)
 Yêu cầu về nội dung
 Mở bài
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 Thân bài
 Kết bài
 *Hoạt động 2 :Hướng dẫn học sinh luyện tập.
Máy chiếu : Đề bài số 5 (SGK trang 52).
Trắc nghiệm: ý nào không phù hợp với đề bài trên?
a. Chí là chí hướng, quyết tâm, sức mạnh tinh thần của con người.
b. Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
c. Người có chí là người luôn gặp may trong cuộc sống.
d. Người học sinh cần rèn luyện chí trong học tập và trong cuộc sống.
- Học sinh trao đổi, thảo luận lập dàn ý theo các nhóm. 
Máy chiếu: Dàn ý
1. Mở bài: - Dẫn dắt vào vấn đề đạo lý.
 - Trích dẫn câu TN.
2. Thân bài: 
* Giải thích: Thế nào là chí? Nên nghĩa là gì?(Thành công)
* Nhận định, đánh giá:
 + Người có chí là người biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
 + Có chí thì làm việc gì cũng xong, cũng đạt kết quả như mong muốn, cũng thành công.
 + Học sinh cần rèn luyện chí ntn?
* Mở rộng: Phê phán những biểu hiện thiếu ý chí: Nhụt chí, thiếu kiên trì (Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo; Có công mài sắt có ngày nên kim; Thất bại là mẹ thành công)
3. Kết bài: Khẳng định vấn đề đạo lý. Liên hệ bản thân.
- Các tổ viết các đoạn văn phần MB, TB, KB. Đại diện các nhóm trình bày, học sinh nhận xét, bổ sung. GV nhận xét và sửa .
I. Lý thuyết
 1. Khái niệm bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý
 2. Yêu cầu về ND và HT của bài NL về 
II. Luyện tập
4. Củng cố ,Luyện tập:(1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Ôn kiểu bài NL về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 115
 Trả bài tập làm văn số 5
I. Mục tiêu bài dạy
 1.Kiến thức: Qua tiết trả bài giúp học sinh ôn tập và tổng hợp các KT đã học về văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sống. Qua đó đánh giá năng lực nhận thức, tiếp thu bài của học sinh, từ đó xây dựng phương hướng bồi dưỡng cụ thể. Biết sửa lỗi liên kết, dùng từ, đặt câu, hành văn. Hoàn thiện qui trình viết bài văn NL về một sự việc, hiện tượng đời sống.
 2.Kỹ năng:Rèn kỹ năng phát hiện và sửa lỗi.
 3.Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác học tập.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Tự nhận thức, Lắng nghe tích cực, thể hiện sự cảm thông.
III. Chuẩn bị : 
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: Thuyết trình.
 -Kỹ thuật: Hỏi chuyên gia, Tóm tắt tài liệu theo nhóm.
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Giáo viên chấm bài.
IV. Tiến ttrình bài dạy
 1. ổn định lớp (1’)
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’)
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Yêu cầu học sinh nhắc lại đề bài TLV số 5.
- Xác đinh những y/c về kiểu bài và nội dung? Đề bài có gì đặc biệt? (Đề mở)
Máy chiếu: Như tiết 104, 105.
- GV cho các em thống kê các lỗi trong bài của mình trên cơ sở nhận xét của giáo viên trong bài viết và nêu cách sửa.
1. Đề bài:
Hãy lựa chọn một sự việc, hiện tượng trong đời sống để viết một bài NL.
 2.Xác định yêu cầu của đề:
 * Tìm hiểu đề:
-Thể loại: NL về một sự việc
- Nội dung: Bàn luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội.
* Tìm ý:
- Giải thích về sự việc, hiện tượng?
- Biểu hiện ?
- Nguyên nhân?
- Tác hại?( Tác dụng)
- Giải pháp?
3. Lập dàn ý
 - Như tiết 104-105
4. Nhận xét chung:
 * Ưu điểm:
- Đúng kiểu bài NL về một sự việc, hiện tượng đời sống.
- Đủ bố cục 3 phần: MB, TB, KB.
* Khuyết điểm:
- Chọn sự việc, hiện tượng chưa tiêu biểu và chọn lọc.
- Trình tự nội dung NL còn lộn xộn.
- Thiếu bố cục.
- Nội dung sơ sài.
- Một số bài lan man, kể nhiều.
- Diễn đạt lủng củng, sai lỗi chính tả.
5. Chữa lỗi điển hình
* Lỗi câu
 * lỗi dùng từ
 * Lỗi chính tả.
6. Trả bài, gọi điểm
* Đọc bài khá, giỏi
4. Củng cố . Luyện tập:(1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Ôn lại bài NL về một vấn đề tư tưởng, đạo lý.
 Đọc và soạn bài “ Mùa xuân nho nhỏ”.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 24.doc