Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 3 năm 2009

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 3 năm 2009

Tuần 3

Ngày soạn: 02.09

Ngày giảng:

 Tiết 11: Tuyên bố thế giới về sự sống còn,

 quyền được chăm sóc và phát triển của trẻ em.

 ( Trích Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” )

 ( Tiết 1)

I. Mục tiêu bài dạy:

 1. Kiến thức:

+ Giúp học sinh thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về vấn đề này.

+ Thấy được nét đặc sắc của văn bản nhật dụng nghị luận chính trị xã hội: Mạch lạc, liên kết chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, luận cứ đầy đủ, toàn diện, cụ thể đầy sức thuyết phục.

 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nhật dụng chính trị xã hội.

 3. Thái độ: Giáo dục sự nhận thức và thái độ đúng đắn trước các vấn đề có t/c cập nhật của đời sống xã hội.

 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:

-Kỹ năng tự nhận thức, Xác định giá trị, Thể hiện sự cảm thông,Thương lượng,đặt mục tiêu,giải quyết vấn đề, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác.

III.Chuẩn bị:

1.Chuẩn bị về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học:

-Phương pháp:Thuyết trình,theo nhóm, vấn đáp.

-Kỹ thuật:đặt câu hỏi, động não,giao nhiệm vụ.

2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:

-Tài liệu về chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em.

-Bảng phụ.

 

doc 14 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 538Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Bùi Trần Hải - Tuần học 3 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3
Ngày soạn: 02.09 
Ngày giảng: 
 Tiết 11 : Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
 quyền được chăm sóc và phát triển của trẻ em.
 ( Trích Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” )
 ( Tiết 1)
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: 
+ Giúp học sinh thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. 
+ Thấy được nét đặc sắc của văn bản nhật dụng nghị luận chính trị xã hội: Mạch lạc, liên kết chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, luận cứ đầy đủ, toàn diện, cụ thể đầy sức thuyết phục.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nhật dụng chính trị xã hội.
 3. Thái độ: Giáo dục sự nhận thức và thái độ đúng đắn trước các vấn đề có t/c cập nhật của đời sống xã hội.
 II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
-Kỹ năng tự nhận thức, Xác định giá trị, Thể hiện sự cảm thông,Thương lượng,đặt mục tiêu,giải quyết vấn đề, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác.
III.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học:
-Phương pháp:Thuyết trình,theo nhóm, vấn đáp.
-Kỹ thuật:đặt câu hỏi, động não,giao nhiệm vụ.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học:
-Tài liệu về chăm sóc,giáo dục và bảo vệ trẻ em.
-Bảng phụ.
IV.Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Câu hỏi
Cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân hiện nay sẽ tiềm tàng một nguy cơ như thế nào đối với toàn nhân loại?
 Đáp án
Đó là một nguy cơ, một hiểm hoạ khủng khiếp về một cuộc chiến tranh hạt nhân thảm khốc, sẽ tiêu diệt toàn bộ sự sống trên hành tinh.
3. Bài mới (1’) Chủ tịch HCM đã từng nói: Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Trẻ em VN cũng như trẻ em trên thế giới hiện nay đang đứng trước nhiều thuận lợi về chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nhưng đồng thời cũng đang gặp phải những thách thức, cản trở không nhỏ, ảnh hưởng xấu đến tương lai phát triển của các em. Một phần của bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” tại Hội nghị cao cấp của Liên hợp quốc cách đây 21 năm đã nói lên tầm quan trọng của vấn đề này.
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc tìm hiểu văn bản.
SGK trang 31
- GV hướng dẫn đọc: Phải đọc đầy đủ các đề mục và số thứ tự các mục. Giọng to, rõ ràng, mạch lạc, khúc triết.
- GV đọc mẫu. Gọi học sinh đọc, kết hợp tìm hiểu từ khó.
+ Tăng trưởng: Tiên tiến, phát triển hơn.
+ Vô gia cư: Không có nhà cửa.
+ Thảm hoạ: Tai hoạ to lớn, gây nhiều cảnh đau thương ghê gớm.
- Nêu xuất xứ văn bản?
- Xác định kiểu văn bản? Phương thức biểu đạt?
- Dựạ vào các đề mục của văn bản, em hãy cho biết văn bản có thể chia mấy phần? Nội dung?
Máy chiếu: 4 phần.
1. Mục đích của bản tuyên bố và cái nhìn về quyền trẻ em. (Khảng định quyền được sống, được phát triển của trẻ em).
2. Thực trạng bất hạnh trong cuộc sống của trẻ em.
3. Những khả năng và cơ hội thực hiện quyền trẻ em.
4. Những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của cộng đồng quốc tế về quyền trẻ em.
- Em có nhận xét gì về bố cục của văn bản? (Rõ ràng, mỗi phần đều có tiêu đề cụ thể)
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh phân tích.
- Học sinh đọc thầm mục 1, 2 SGK trang 31,32.
- Mục đích của bản tuyên bố này là gì? (Cam kết và kêu gọi: Hãy đảm bảo cho trẻ em trên thế giới này có một tương lai tốt đẹp hơn)
- Bản tuyên bố đã đưa ra những lí lẽ nào để giải thích cho lời kêu gọi này? Bản tuyên bố cho ta biết trẻ em có những đặc điểm gì?
- Trong trắng? (Trong sáng, hồn nhiên, không phạm điều gì xấu xa, nhơ bẩn)
- Tại sao nói trẻ em dễ bị tổn thương? (Các em dễ xúc động, yếu đuối trước những bất hạnh, khó khăn)
- Ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng nghĩa là ntn? (Tò mò, thích khám phá, tìm hiểu cuộc sống xung quanh; Hiếu động; Nhiều ước mơ, hi vọng)
Trắc nghiệm: Đoạn văn sau nói về điều gì?
“...Tuổi của chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình.... những kinh nghiệm mới”.
a. Quyền của mọi công dân
b. Nghĩa vụ của trẻ em,
c. Nghĩa vụ của người lớn đối với trẻ em.
d. Quyền của trẻ em. 
GV: Với lí lẽ xác thực, am hiểu đặc điểm tâm sinh lí của trẻ, bản tuyên bố đã khảng định quyền sống của trẻ em là điều tất yếu của qui luật sống.
- Đó là những quyền nào? 
- Hoà hợp? (Hợp lại trong một thể thống nhất)
- Tương trợ? ( Giúp đỡ lẫn nhau)
- Bản tuyên bố khảng định: “Tương lai của trẻ phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ” có nghĩa là ntn?
GV: Tương lai của các em phải được hình thành và phát triển trong sự quan tâm, thống nhất, giúp đỡ của tất cả các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Trẻ phải được đối xử một cách bình đẳng, công bằng, không phân biệt đối xử, phải được giúp đỡ về nhiều mặt, cần được sống trong một bầu không khí trong lành – Nghĩa là một mảnh đất tốt tươi của sự vun trồng. 
Trắc nghiệm: Việc nhắc lại nhiều lần từ “phải, được” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?
a. Nhấn mạnh những việc người lớn cần làm cho trẻ em.(a)
b. Nhấn mạnh quyền lợi mà trẻ em được hưởng.
c. Nhấn mạnh việc mà trẻ em cần làm.
d. Nhấn mạnh những điều mà trẻ em cần tránh
- Em có nhận xét gì về cách lập luận của bản tuyên bố?
- Qua đó thể hiện cái nhìn ntn của bản tuyên bố về quyền trẻ em?
GV: Đó còn là một cái nhìn tin yêu, gửi gắm bao niềm hi vọng vào thế hệ trẻ... 
GV: Bởi TG đang có nhiều biến chuyển về nhiều mặt như kinh tế, văn hoá chính trị, văn hoá cộng đồng dân tộc... Điều đó có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của trẻ em. Thực trạng trong cuộc sống của trẻ trên TG hiện nay chính là những thách thức lớn lao cho toàn nhân loại. Vậy đó là những thách thức nào? Tiết sau tìm hiểu tiếp.
I.Đọc- tìm hiểu văn bản( 15’)
 1.Đọc:
 2. Chú thích
- Trích Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” họp tại trụ sử Liên hợp quốc ở Niu oóc ngày 30/4/1990.
- Kiểu văn bản nhật dụng sử dụng phương thức nghị luận về một vấn đề chính trị xã hội.
II. Đọc, tìm hiểu văn bản
Tìm hiểu chung:
 * Bố cục:
 4 phần.
 *Thể loại: Văn bản nhật dụng.
 *Phương thức biểu đạt: Nghị luận chính trị,xã hội.
2. Phân tích:
 a. Mục đích của bản tuyên bố và cái nhìn về quyền trẻ em.
* Trẻ em:
+ Trong trắng, dễ bị tổn thương, còn phụ thuộc.
+ Ham hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.
* Quyền của trẻ em: 
+ Phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi được học.
+ Tương lai phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ.
=> NT lập luận chặt chẽ, lí lẽ xác thực + Câu văn có t/c khảng định vấn đề:
Khẳng định trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai của nhân loại.
* Luyện tập: 
Vậy nhưng tại sao thế giới lại phải họp hội nghị để bàn về vấn đề này?
4. Củng cố,Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học ND bài, về nhà tiếp tục tìm hiểu văn bản.
 ..
Ngày soạn: 02.09 
Ngày giảng: 
 Tiết 12 : Tuyên bố thế giới về sự sống còn,
 quyền được chăm sóc và phát triển của trẻ em.
 ( Trích Tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em” )
 ( Tiết 2)
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: 
+ Giúp học sinh thấy được thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay và tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. 
+ Thấy được nét đặc sắc của văn bản nhật dụng nghị luận chính trị xã hội: Mạch lạc, liên kết chặt chẽ, lí lẽ rõ ràng, luận cứ đầy đủ, toàn diện, cụ thể đầy sức thuyết phục.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc hiểu, phân tích văn bản nhật dụng chính trị xã hội.
 3. Thái độ: Giáo dục sự nhận thức và thái độ đúng đắn trước các vấn đề có t/c cập nhật của đời sống xã hội.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
-Kỹ năng hợp tác.
-Kỹ năng giải quyết vấn đề.
-Kỹ năng tự ý thức.
III.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
- Phương pháp: Thuyết trình,dạy học theo nhóm,vấn đáp.
- Kỹ thuật: động não,đặt câu hỏi, chia nhóm.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ, Bảng nhóm.
IV.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi
Bản tuyên bố của hội nghị cấp cao thế giới về quyền trẻ em đã khảng định trẻ em có những quyền nào ?
 Đáp án
 Trẻ em phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi được học. Tương lai phải được hình thành trong sự hoà hợp và tương trợ.
3. Bài mới (1’) Từ quan điểm chung về đặc điểm và quyền lợi của trẻ em, bản tuyên bố đặt ra những vấn đề thực tế trong chặng đường đầu của cuộc phấn đấu không mệt mỏi. Đó là những thách thức nào? Vì sự sống còn và phát triển của trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại – Nhiệm vụ của con người ntn?
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
- Gọi học sinh đọc văn bản SGK trang 32: Nhắc lại bố cục văn bản?
- Thách thức?(Thách làm một điều gì, thường với vẻ khiêu khích)
- Nhận xét về vai trò của mục 3 trong van bản?
GV: Mục 3 có t/c chuyển ý, chuyển đoạn: Trẻ em có quyền được sống, phát triển trong hạnh phúc, hoà bình nhưng trê thực tế thì các em lại chưa được như vậy.
- Vậy bản tuyên bố đã chỉ ra cho chúng ta thấy thực trạng cuộc sống của trẻ em ntn?
- Chế độ Apácthai? Người tị nạn? Vô gia cư nghĩa là gì?
- Những nguy cơ và thực trạng này diễn ra ở phạm vi nào?(Khắp nơi trên thế giới, không loại trừ bất kì một quốc gia nào)
- Mở đầu các mục này đều bắt đầu bằng các từ “Hàng ngày, mỗi ngày”điều đó thể hiện dụng ý gì của các nhà lãnh đạo?
(Thực trạng sống bất hạnh của các em đang diễn ra thường xuyên, liên tục và kéo dài)
- Hãy nhận xét NT lập luận trong phần 2?
- Qua đó cho thấy thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới hiện nay ntn?
- Tại sao bản tuyên bố lại coi thực trạng này là một thách thức? Thách thức ai và ntn?
GV: Thực trạng là những khó khăn trước mắt cần ý thức để vượt qua. Đây là sự thách thức của các nhà lãnh đạo chính trị không chỉ riêng ở quốc gia nào mà là của toàn nhân loại, của cả thế giới: Cần phải nhận thức và giúp các em vượt qua những bất hạnh này. Vậy trên thực tế, các nước có thể vượt qua được những thách thức này để đảm bảo cho trẻ có một tương lai sống tốt đẹp hơn không? Đó là những điều kiện, cơ hội nào?
Trắc nghiệm: Nhận định nào nói đúng nhất những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay được trình bày trong phần cơ hội?
a. Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển.
b. Nền kinh tế thế giới đã có những tăng trưởng đáng kể.
c. Sự hợp tác giữa các quốc gia trên TG được củng cố, mở rộng.
d. Cả 3 ND trên. (d)
- Vậy bản tuyên bố đã cho biết những cơ hội này sẽ hứa hẹn điều gì đối với tương lai của trẻ?
GV: Ngày 20/11/1990 Việt Nam tham gia kí phê chuẩn việc thực hiện công ước quốc tế về quyền trẻ em.
- Đối chiếu với những điều kiện, thuận lợi của bản tuyên bố, em thấy VN chúng ta đã có được những cơ hội thuận lợi nào để tích cự tham gia vào việc thực hiện công ước này?
+ Đất nước ngày càng phát triển, đủ đk, phương tiện, kinh tế về mọi lĩnh vực
+ Trẻ em ngày càng được quan tâm, chăm sóc như giáo dục, y tế, các chương trình chữa bện ... 
+ Nạn nhân của suy dinh dưỡng và bệnh tật.
=> NT lập luận chặt chẽ, lí lẽ toàn diện, số liệu cụ thể:
úCuộc sống cay đắng, tủi cực đau khổ, bất hạnh của trẻ em.
c. Những cơ hội, thuận lợi để thực hiện quyền trẻ em:
=> Đó là những điều kiện, cơ hội thuận lợi của mỗi quốc gia để phát triển tương lai của trẻ em trên toàn thế giới.
d. Những nhiệm vụ và giải pháp:
 * Những nhiệm vụ: 
+ Tăng cường sức khoẻ, dinh dưỡng.
+ Quan tâm đến trẻ em tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh sống khó khăn,
+ Đối xử bình đẳng nam nữ.
+ Học hết bậc giáo dục cơ sở.
+ An toàn sinh đẻ cho các bà mẹ.
+ Tạo cơ hội cho trẻ biết về nguồn gốc, lai lịch.
* Giải pháp:
+ Đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế.
+ Các nước hợp tác hành động vì trẻ em. 
=> Lí lẽ toàn diện, cụ thể, lời văn mạch lạc rõ ràng:
Đó là những nhiệm vụ cụ thể, toàn diện, quan trọng hàng đầu đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.
III. Tổng kết:
 1. Nghệ thuât
- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Lí lẽ sắc bén, chứng cớ xác thực, toàn diện. 
2. Nội dung
IV. Luyện tập:
Nêu những việc làm thể hiện sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương đối với thế hệ trẻ ngày nay.
4. Củng cố, Luyện tập: (1’)
5. Hướng dẫn về nhà: (1’) Học ND bài, về nhà đọc và tìm hiểu bài “Các phương châm hội thoại”.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 13 
 Các phương châm hội thoại 
 (Tiếp)
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được mối quan hệ chặt chẽ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp. Học sinh hiểu được p/c hội thoại không phải là những qui định bắt buộc trong mọi tình huống giao tiếp. Vì nhiều lí do khác nhau, các phương châm hội thoại có khi không được tuân thủ.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng vận dụng có hiệu quả các phương châm hội thoại vào thực tế giao tiếp.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức chủ động lựa chọn các p/c hội thoại vào các tình huống giao tiếp phù hợp và có hiệu quả.
 II. Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Giao tiếp, lắng nghe, tự nhận thức.
 III.Chuẩn bị:
1.Chuẩn bị về phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học:
 -Phương pháp: vấn đáp, dạy học theo nhóm.
- Kỹ thuật:đặt câu hỏi và trả lời,động não,Chia nóm, giao nhiệm vụ.
2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Bảng phụ.
IV.Tiến trình dạy học:
1.ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Bài mới:
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
 * Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ví dụ qua đó rèn kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, tự nhận thức.
- Gọi học sinh đọc ví dụ SGK trang 36.
- Trong câu chuyện, chàng rể đã hỏi ai? Hỏi điều gì?
- Theo em, anh ta đã tuân thủ p/c hội nào nào trong giao tiếp? (P/c lịch sự vì đã thể hiện sự quan tâm và tôn trọng người khác)
- Song câu hỏi của anh ta có sử dụng đúng lúc, đúng chỗ không? Vì sao? ( Không đúng lúc đúng chỗ vì người được hỏi đang ở trên cây cao, đang vất vả làm việc mà lại phải trèo xuống để trả lời)
GV chốt: Như vậy anh chàng kia đã tuân thủ đúng p/c lịch sự trong giao tiếp song lại sử dụng không phù hợp với tình huống giao tiếp khiến gây sự phiền hà, khó chịu cho đối tượng giao tiếp.
- Vậy qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì khi sử dụng các phương châm hội thoại trong giao tiếp? 
- Học sinh quan sát lại toàn bộ các VD đã học trong phần Bài học ở tiết 1, 2.
- Trong tất cả các tình huống này, tình huống nào mà p/c hội thoại không được tuân thủ?
GV: Chỉ có duy nhất một tình huống đã học ở p/c lịch sự là được tuân thủ. Còn lại tất cả các tình huống khác không tuân thủ p/c hội thoại.
-Vậy lí do nào khiến ở các tính huống này, người nói lại vi phạm các p/c hội thoại?
- Học sinh đọc VD 2 SGK trang 37.
- Thế kỉ XX bắt đầu từ năm nào đến năm nào? (1900 -> 2000)
- Câu trả lời của Ba có đáp ứng yêu cầu của An không? P/c hội thoại nào đã không được tuân thủ? (P/c về lượng)
- Vì sao Ba không tuân thủ p/c về lượng trong tình huống này?
- Bác sĩ đã vi phạm p/c nào trong hội thoại?(Vi phạm p/c về chất)
- Tại sao bác sĩ lại nói dối như vậy? (Bác sĩ không nói thật vì sẽ làm bệnh nhân hoảng sợ, tuyệt vọng và để bệnh nhân yên tâm, lạc quan điều trị bệnh).
GV: Sự vi phạm p/c hội thoại này có thể chấp nhận được vì điều đó có lợi cho bệnh nhân.
- Hãy nêu một số tình huống tương tự mà người nói không nên tuân thủ p/c hội thoại một cách máy móc?
 + Khi nhận xét về hình thức, tuổi tác của người đối thoại.
+ Khi đánh giá về học lực, năng khiếu của bạn bè.
+ Khi người chiến sĩ CM rơi vào tay giặc thì không thể khai báo hết sự thật về bản thân và đơn vị mình.
- Em hãy xác định nghĩa đen, nghĩa bóng của câu này?
- Vậy theo em, em sẽ hiểu ý nghĩa của câu nói này ntn?
- Tìm một số câu có cách nói tương tự? (Chiến tranh là chiến tranh ; Nó vẫn là nó ; Tôi vẫn là tôi ; Rồng là rồng, liu điu là liu điu...)
- Vì sao người nói không tuân thủ phương châm hội thoại trong các ví dụ này ?
- Qua 4 ví dụ trên, em hãy cho biết người nói không tuân thủ các p/c hội thoại là do những lí do nào ?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ SGK trang
- Học sinh đọc câu chuyện.
- Người cha đã vi phạm p/c hội thoại nào? Hãy phân tích sự vi phạm ấy? (Đứa trẻ chưa biết chữ nên không thể đọc tên sách. Tuy nhiên với người lớn biết chữ thì đó lại là câu trả lời đúng)
I. Bài học
 1. Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp
 a. Ví dụ : Chào hỏi”
- Gọi một người đang chặt củi trên cây cao xuống để chào hỏi.
=> P/c hội thoại lịch sự sử dụng không phù hợp hoàn cảnh giao tiếp.
 b. Ghi nhớ 1: Sử dụng phương châm hội thoại cần phù hợp với tình huống giao tiếp.
2. Những trường hợp không tuân thủ phương châm hội thoại
 a. Ví dụ:
* Ví dụ 1: Toàn bộ các VD đã học trong phần Bài học ở tiết 1,2.
=> Do người nói thiếu hiểu biết hoặc vụng về.
* Ví dụ 2:
- Ba không đáp ứng thông tin An hỏi.
Vì Ba không biết chính xác thông tin.
=> Do người nói thiếu hiểu biết.
* Ví dụ 3:
- Bác sĩ không nói thật về tình trạng bệnh nan y của bệnh nhân.
=> Do người nói phải ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn.
* Ví dụ 4: “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”.
+ Nghĩa đen (Nghĩa thực – nghĩa hiển ngôn): Tiền bạc có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống. 
-> Không tuân thủ phương châm về lượng.
+ Nghĩa bóng (Nghĩa ẩn dụ – Nghĩa hàm ngôn) : Được đặt trong các mối quan hệ xã hội khác như gia đình, bạn bè, tình yêu và được hiểu bằng vốn sống, tri thức... 
-> Tuân thủ phương châm về lượng.
 Tiền bạc chỉ là phương tiện sống chứ không phải là mục đích cuối cùng của con người. Muốn nhắc nhở con người rằng : Ngoài tiền bạc để duy trì sự sống, con người còn nhiều mối quan hệ thiêng liêng trong đời sống tinh thần như :Cha – con ; Anh – em ; Bạn bè ; Tình yêu...
 => Do người nói muốn gây sự chú ý hoặc muốn người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.
b. Ghi nhớ :
II. Luyện tập :
 1. Bài tập 1 :
Câu trả lời của người cha không tuân thủ p/c cách thức.
2. Bài tập 2 :
- Vi phạm p/c lịch sự vì đến nhà không chào hỏi, nói năng to tiếng, thái độ giận dữ...
4. Củng cố , Luyện tập:(1’)
5. Hướng dẫn về nhà:(1’)
+ Hoàn thiện các BT.
+ Giáo viên hướng dẫn và giới hạn phạm vi đề bài TLV thuyết minh để các chuẩn bị tiết 14, 15 viết bài TLV số 1.
 ...........................................................................
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 14-15 
 Viết bài tập làm văn số 1 
I. Mục tiêu bài dạy:
 1. Kiến thức: Qua bài viết giúp học sinh biết tạo lập một văn bản thuyết minh hoàn chỉnh có sử dụng một số yếu tố miêu tả và các BPNT song vẫn đảm bảo yêu cầu TM.
 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tạo lập văn bản, kĩ năng diễn đạt và trình bày vấn đề.
 3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự giác, độc lập tư duy kho làm bài.
II.Các kỹ năng sống cơ bản cần giáo dục trong bài:
 - Thể hiện sự tự tin, Quản lý thời gian, ứng phó với sự căng thẳng, đặt mục tiêu.
III.Chuẩn bị:
 1.Chuẩn bị về phương pháp và kỹ thuật dạy học:
 2.Chuẩn bị về phương tiện dạy học: Đề + Dàn bài.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. ổn định tổ chức (1’)	 	
 2. Kiểm tra ý thức chuẩn bị của học sinh (1’)
 3. Bài mới (1’) Giáo viên đọc và ghi đề bài lên bảng.
Đề bài: Cây lúa trong đời sống Việt Nam.
I. Yêu cầu: 
 - Học sinh đọc kĩ đề bài, tìm hiểu các yêu cầu giới hạn của đề bài.
 - Xác định đối tượng TM, nội dung TM và kết hợp các BPNT trong bài viết.
 - Lập dàn ý trước khi viết.
 - Tập trung tư tưởng, làm bài độc lập, nghiêm túc.
II. Đáp án:
 A. Yêu cầu chung:
 1. Hình thức:
- Bài viết trình bày đúng kiểu bài TM sử dụng các phương pháp thuyết minh, sử dụng yếu tố miêu tả và các BPNT song không quá thiên sang kiểu bài miêu tả, biểu cảm.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng 3 phần: MB – TB – KB. Giữa các phần, các ý có sử dụng các từ ngữ liên kết hoặc câu liên kết.
- Trình bày sạch đẹp, đúng chính tả.
- Ngôn ngữ chuẩn xác, ngắn gọn, dễ hiểu.
 2. Nội dung:
- Nội dung đầy đủ, phương pháp chính xác. Cung cấp được những thông tin cơ bản về cây lúa: Đặc điểm chung, chủng loại, tập tính sinh trưởng, sinh sản, công dụng và vai trò của lúa gạo trong cuộc sống.
 B. Yêu cầu cụ thể:
 1. Mở bài: Giới thiệu chung về cây lúa, công dụng và vai trò của cây lúa đối với đời sống người dân VN.
 2. Thân bài:
 a. Đặc điểm chung: 
- Là loài thực vật thuộc họ rễ chùm, lá màu xanh có phiến dài mỏng bao quanh thân lúa.
- Là loài cây quan trọng nhất trong nhóm ngũ cốc(Lúa, khoai, sắn, mì, đỗ)
- Có 2 loại lúa là lúa nếp và lúa tẻ. Lúa tẻ thường được trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới.
 b. Tập tính sinh sống, sinh sản:
- Chủ yếu sống ở môi trường nước (Lúa nước). Cũng có khi sống ở môi trường khô cạn (Lúa nương)
- Sinh sản nhanh, phát triển khoẻ: Từ mạ non -> Lúa non -> Lúa trưởng thành (Lúa thì con gái) “ Lúa chiêm thấp thoáng đầu bờ – Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”.
- Một năm thường có hai vụ chính: Lúa chiêm và lúa mùa. Lúa chiêm bắt đầu từ tháng.... Lúa mùa bắt đầu từ tháng.... đến tháng.
 c. Công dụng:
- Hạt gạo nuôi sống con người, là nguồn lương thực chính quan trọng, vô cùng quý giá. 
- Làm ra nhiều loại bánh dùng trong các dịp lễ tết, lễ hội cổ truyền của DT: Bánh chưng, bánh dày, xôi, cốm.
- Thân lúa sau thu hoạch có nhiều công dụng. Rơm, trấu để đun. Sợi rơm vàng óng thường được bà bện chổi quét nhà hoặc làm thức ăn cho gia súc trong mùa đông giá rét.
- Lúa có ý nghĩa lớn về giá trị văn hoá: Là sản phẩm mang giá trị văn hoá của DT VN (Nền văn minh lúa nước)
 3. Kết bài:
- Khẳng định, nhấn mạnh vai trò tầm quan trọng của cây lúa trong đời sống VN.
- Nêu cảm nghĩ bản thân; Nhắc nhở về thái độ biết ơn, trân trọng hạt lúa và người nông dân :
 “ở đây một hạt cơm rơi 
 Ngoài kia bao giọt mồ hôi thấm đồng”.
C. Biểu điểm: Hình thức : 1 điểm
 Nội dung: MB (1đ) – TB (7đ) – KB (1đ)
4. Củng cố (1’) Giáo viên thu bài và nhận xét ý thức làm bài của các em.
5. Hướng dẫn học (1’) Về nhà tiếp tục ôn lại kiểu bài TM có sử dụng yếu tố miêu tả và các BPNT. Đọc và chuẩn bị bài “Chuyện người con gái Nam Xương’’.
 ..............................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai soan tuan 3.doc