Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (chuẩn) - Trường THCS Lê Hồng Phong

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (chuẩn) - Trường THCS Lê Hồng Phong

TIẾT 1-2 Phong cách Hồ Chí Minh

A .Mức độ cần đạt:

 Gip hs

 -Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm.

B. Trọng tâm, kiến thức, kĩ năng, thi độ:

1.Kiến thức:

 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.

 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.

2. Kĩ năng:

 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.

 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lỉnh vực văn hóa, lối sống.

 3.Thái độ:

 HS thêm yêu kính, tự hào về Bác từ đó có ý thức tu dưỡng, học tập, rn luyện theo gương Bác.

 

doc 331 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 534Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 (chuẩn) - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1	Ngày soạn :13/08/11	 	Ngày dạy :15/08/11
TIẾT 1-2 Phong cách Hồ Chí Minh
A .Mức độ cần đạt:
 Giúp hs
 -Thấy được tầm vóc lớn lao trong cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh qua một văn bản nhật dụng có sử dụng kết hợp các yếu tố nghị luận, tự sự, biểu cảm. 
B. Trọng tâm, kiến thức, kĩ năng, thái độ:
1.Kiến thức:
 - Một số biểu hiện của phong cách Hồ Chí Minh trong đời sống và sinh hoạt.
 - Ý nghĩa của phong cách Hồ Chí Minh trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Đặc điểm của kiểu bài nghị luận xã hội qua một đoạn văn cụ thể.
2. Kĩ năng:
 - Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
 - Vận dụng các biện pháp nghệ thuật trong việc viết văn bản về một vấn đề thuộc lỉnh vực văn hóa, lối sống.
 3.Thái độ:
 HS thêm yêu kính, tự hào về Bác từ đó có ý thức tu dưỡng, học tập, rn luyện theo gương Bác.
C. Phương pháp:
 Sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết trình, nêu v giải quyết vấn đề,.
D. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định: Kiểm tra sĩ số
 	 Lớp : 9a4 vắng: p, kp 
2.Bài cũ : Kiểm tra sách vở của HS 
3.Bài mới : 
* Giới thiệu bài :
“Sống,chiến đấu,lao động,học tập và rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã và đang là một khẩu hiệu kêu gọi,thúc giục mỗi người chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Thực chất nội dung của khẩu hiệu là động viên mỗi chúng ta hãy noi theo tấm gương sáng ngời của Bác.Vậy vẻ đẹp văn hoá của phong cách Hồ Chí Minh là gì? Đoạn trích dưới đây sẽ phần nào trả lời câu hỏi ấy
*Bài mới :
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung bài dạy
* HĐ 1: Giới thiệu chung về tác giả và đoạn trích:
CDựa và phần chú thích (*) trong sgk, em hãy trình bày những nét chính về tác giả và xuất xứ của văn bản ?
C Văn bản này thuộc kiểu loại văn bản gì? Vì sao em biết ?
* HĐ 2: Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản:
-Đọc: Giọng chậm rãi,bình tĩnh.GV đọc một đoạn,gọi HS đọc tiếp cho đến hết bài.GV nhận xét cách đọc
-Giải thích từ khó:Chọn,kiểm tra một vài từ khó trong 12 từ khó đã được chú thích trong sgk/7.Giải thích thêm từ:Bất giác:một cách tự nhiên,ngẫu nhiên,không dự định trước
Đạm bạc:sơ sài,giản dị,không cầu kì,bày vẽ
=> VBND-> Bài PCHCM Thuộc chủ đề về hội nhập với thế giới và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.Tuy nhiên bài học này không chỉ mang ý nghĩa cập nhật mà còn có ý nghĩa lâu dài.Bởi lẽ việc học tập,rèn luyện theo phong cách HCM là việc làm thiết thực,thường xuyên của các thế hệ người VN,nhất là lớp trẻ)
C Nhắc lại,thế nào là văn bản nhật dụng? Ở lớp 6,7,8 chúng ta học những văn bản nào thuộc kiểu loại VBND?
CĐoạn trích có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung mỗi đoạn? - 3 đoạn :
+ Đ1: Từ đầu.rất hiện đại:Qúa trình hình thành phong cách văn hoá HCM
+ Đ2: Tiếp ..hạ tắm ao:Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác Hồ
+Đ3: Còn lại: Ý nghĩa của phong cách HCM
C Xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?
 - HS đọc lại đoạn 1
CVốn trí thức văn hoá nhân loại của Chủ tịch HCM sâu rộng ntn? 
=>Ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới,văn hoá thế giới sâu sắc như Bác Hồ
CBằng những con đường nào người có được vốn văn hoá ấy? 
=>Để có được vốn văn hoá ấy không phải tự nhiên mà Bác đã dày công học tập,rèn luyện không ngừng trong suốt bao nhiêu năm,suốt cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân. Đi nhiều,có điều kiện tiếp xúc văn hoá với nhiều nước.
* Thảo luận:3p: CĐiều kì lạnhất trong phong cách văn hoá HCM là gì? Vì sao có thể nói như vậy? 
=>Những ảnh hưởng quốc tế sâu đậm đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở người,để trở thành một nhân cách rất VN.Một lối sống bình dị,rất phương Đông,rất VN nhưng đồng thời cũng rất mới,rất hiện đại) 
* GV: Phong cách HCM còn là sự kết hợp hài hoà giữa giản dị và thanh cao.Ở cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước nhưng Bác có một lối sống vô cùng giản dị
C Dựa vào văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (sgk Ngữ văn 7) và hiểu biết của mình,em hãy nêu một vài dẫn chứng nói lên đức tính giản dị của Bác?
 *TIẾT 2
CLối sống rất bình dị,rất VN,rất phương Đông của Bác Hồ được biểu hiện ntn?(Nơi ở,làm việc,trang phục,ăn uống)
*Thảo luận :2p: Vì sao có thể nói lối sống giản dị của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao?
=>Đây không phải là lối sống khắc khổ của những con người tự vui trong cảnh nghèo khó.Cũng không phải là cách tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời,hơn đời.Đây là một cách sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị,tự nhiên
* GV:Nét đẹp của lối sống rất dân tộc,rất VN trong phong cách HCM : Cách sống của Bác gợi ta nhớ đến cách sống của các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi,Nguyễn Bỉnh Khiêm: 
“Thu ăn măng trúc,đông ăn giá-Xuân tắm hồ sen,hạ tắm ao”
(Nguyễn Bỉnh Khiêm) Þ Vẻ đẹp của cuộc sống gắn với thú quê đạm bạc mà thanh cao.
- HS đọc đoạn cuối 
CÝ nghĩa cao đẹp của phong cách HCM là gì?
* Hướng dẫn HS tổng kết:
C Để làm rõ và nổi bật những vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của phong cách HCM, người viết đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào? Hãy tìm dẫn chứng?
-Kết hợp giữa kể chuyện và phân tích,bình luận: “Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân trên thế giới,văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch HCM” “Qủa như một câu chuyện thần thoại,như câu chuyện về một vị tiên,về một con người siêu phàm nào đó trong truyện cổ tích”..
-Đối lập:Vĩ nhân mà hết sức giản dị,gần giũ,am hiểu mọi nền văn hoá nhân loại mà hết sức dân tộc,hết sức VN
CTóm lại, ta có thể tóm tắt về phong cách HCM ntn?
CQua tìm hiểu văn bản, em nhận thức được thế nào là lối sống có văn hoá, là “mốt” là hiện đại trong ăn mặc,nói năng?
* GV liên hệ giáo dục HS
* Hướng dẫn hs luyện tập:
*H Đ 3: hướng dẫn tự học:
 Gv hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
I. Giới thiệu chung :
1. Tác giả : sgk
2. Tác phẩm :
 - Xuất xứ : Phong cách Hồ Chí Minh trích trong Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, viện văn hoá xuất bản ,Hà Nội 1990
2. Kiểu loại: Văn bản nhật dụng
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc và tìm hiểu chú thích:
2. Tìm hiểu văn bản :
2.1. Bố cục:3 đoạn
2.2 Phương thức biểu đạt: Nghị luận
2.3. Phân tích:
a. Con đường hình thành phong cách văn hoá HCM
-Đi nhiều,có điều kiện tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều dân tộc,nhiều vùng khác nhau trên thế giới
- Nói,viết thành thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài
-Học hỏi qua lao động,qua công việc(làm nhiều nghề khác nhau)
-Học hỏi,tìm hiểu đến mức sâu sắc 
- Tiếp thu một cách có chọn lọc tinh hoa văn hoá nước ngoài.
Þ Nhân cách rất VN,một lối sống rất bình dị,rất VN,rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới,rất hiện đại.
 * TIẾT 2 
b. Những vẻ đẹp cụ thể của phong cách sống và làm việc của Bác
- Nơi ở,nơi làm việc đơn sơ: chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ
-Trang phục: quần áo bà ba nâu,chiếc áo trấn thủ,đôi dép lốp thô sơ,tư trang ít ỏi
-Ăn uống : cá kho,rau luộc,dưa ghém,cà muối,cháo hoa
-Sống một mình ,suốt cuộc đời hy sinh vì dân,vì nước
Þ Cách sống có văn hoá đã trở thành một quan điểm thẩm mĩ : Cái đẹp là sự giản dị,tự nhiên
c. Ý nghĩa phong cách HCM
-Không phải tự thần thánh hoá,tự làm cho khác đời,lập dị mà là cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về lẽ sống
-Lối sống của một người cộng sản lão thành,một vị Chủ tịch nước
3. Tổng kết: Ghi nhớ / sgk
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học:
- Tìm hiểu nghĩa một số từ Hán Việt trong đoạn trích.
-Học thuộc ghi nhớ.
-Tìm hiểu những mẩu chuyện kể về Bác.
- Chuẩn bị bài : Phương châm hội thoại 
E. Rút kinh nghiệm :
TUẦN 1	Ngày soạn :14/08/11 	Ngày dạy : 16/08/11
TIẾT 3 Các phương châm hội thoại
 A. Mức độ cần đạt:
 Giúp hs
- Nắm được những hiểu biết cốt yếu về hai phương châm hội thoại : phương châm về lượng, phương châm về chất .
Biết vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất.trong hoạt động giao tiếp.
2. Kĩ năng.
 - Nhận biết và phân tích được cách sử dụng phương châm về lượng và phương châm về chất trong một tình huống giao tiếp cụ thể.
 - Biết vận dụng phương châm về lượng, phương châm về chất.trong hoạt động giao tiếp.
3. Thái độ
 - HS thêm tự hào về Tiếng việt
C Phương pháp:
 - Sử dụng pp nêu và giải quyết vấn đề,thuyết trình, 
C. Tiến trình dạy học :
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. Lớp : 9a4 vắng: p, kp 
2. Bài cũ : Kiểm tra vở soạn của hs .
3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài : Ở lớp 8 chúng ta đã học về hội thoại. Hãy nhắc lại trong quá trình giao tiếp chúng ta cần chú ý những gì? ( Khi tham gia hội thoại,mỗi người cần xác định đúng vai của mình để chọn cách nói cho phù hợp, đồng thời cần tôn trọng người khác, tránh nói tranh lượt lời, cắt lời hoặc chêm vào lời người khác)
* Bài học :
Hoạt động của giáo viên & học sinh
Nội dung bài dạy
*HĐ 1:Gv hướng dẫn tìm hiểu chung:
* Tìm hiểu phương châm về lượng:
-Hs đọc ví dụ 1vàthảo luận nhóm các câu hỏi sau:
 Bơi nghĩa là gì?
 CCâu trả lời của Ba đã không đáp ứng điều A n muốn biết ,vì sao?
 =>Bơi là di chuyển trong nước hoặc trên mặt nước bằng cử động của cơ thể.Ba trả lời học bơi “Ơû dưới nước”-> Câu trả lời chưa nêu được địa điểm học bơi cụ thể-điều mà An muốn biết.
 CTừ đó em rút ra bài học gì khi giao tiếp?
 * Hs đọc truyện cười. Gv nêu câu hỏi.
 CTruyện gây cười vì lẽ gì?
 CNhân vật trong truyện lẽ ra chỉ cần hỏi và trả lời như thế nào là đủ?
 CQua đó, em thấy cần phải tuân thủ yêu cầu gì trong  ...  sự việc, hiện tượng trong thựct ế đáng chú ý ở địa phương.
2. Kĩ năng:
- Suy nghĩ, đánh giá về việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương.
- Làm một bài văn trình bày một vấn đề mang tính xã hội nào với suy nghị, kiến nghị của riêng mình.
3. Thái độ: 
- Biết quan tâm đế những vấn đề ở địa phương, từ đó tích cực trong việc khắc phục những tác động xấu của vấn đề,
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. On đinh: Kiểm tra sĩ số: + Lớp 9 a3 .............................................................................
 + Lớp 9 a4 .............................................................................
2. Bài cũ : - Kiểm tra vở soạn của HS.
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Ở TCT 101 chúng ta đã thực hiện bài tập – tìm hiểu, thu thập thông tin về sự việc, hiên tượng đời sống,.... Tiết chương trình này các em sẽ trình bày kết quả tìm hiểu, thu thập dưới dạng một bài làm cụ thể.
* Tiến trình bài học:
Tiến trình hoạt động 
 Nội dung dạy học
* H Đ 1 :Nhắc lại yêu cầu và cách làm bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương.
- G nêu yêu cầu của tiết học.
CNhắc lại cách làmkiểu bài nghị luận về việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương?
* H Đ 2 : Hướng dẫn HS trình bày bài:
- Gọi HS đọc bài viết của mình.
GV gọi từng HS trình bày bài viết của mình và sau mỗi bài đọc cho HS thảo luận:
CBài viết của bạn đã đạt yêu cầu chưa? Còn thiếu sót,bổ sung chỗ nào không?
- Giáo viên nhận xét, cho điểm.
* H Đ 3: Hướng dẫn tự học :
- Gv hướng dẫn, HS chú ý lắng nghe.
I. Yêu cầu về cách làm bài nghị luận về các vấn đề ở địa phương.
1. Yêu cầu: Tìm hiểu, suy nghĩ để viết bài nêu ý kiến riêng dưới dạng nghị luận về một sự việc,hiện tượng nào đó ở địa phương.
2. Cách làm:
- Chọn bất cứ sự việc, hiện tượng nào có ý nghĩa ở địa phương về tất cả các lĩnh vực của đời sống.
- Bày tỏ thái độ,tình cảm của mình trước các sự việc, hiện tượng được nói đến trong bài viết.
II. Đọc bài :
III. Hướng dẫn tự học:
 - Dựa vào dàn bài, tiếp tục hoàn thành bài viết nghị luận về việc, hiện tượng tượng của đời sống ở địa phương với dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, có bố cục rõ ràng, lập luận thuyết phục, chặt chẽ, không quá 1500 chữ.
 E. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................
TUẦN 29	Ngày soạn : 05/12/2010
	Ngày dạy : 07/12/2010 
TIẾT 143 Trả bài kiểm tra Tập làm văn số 7
A. Mục tiêu cần đạt :
- Ôn lại lý thuyết và kỹ năng của kiểu bài nghị luận đoạn thơ, bài thơ.
- Nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm về những ưu điểm, nhược điểm thông qua một bài viết cụ thể.
B. Chuẩn bị của gv & hs:
- GV: Soạn giáo án, bảng phụ, bài của HS đã chấm.
- HS: Ôn tập phần TLV- nghị luận về đoạn thơ, bài thơ.
C. Tiến trình dạy học :
* H Đ 1: Ổn định: - Kiểm tra sĩ số: 
 + Lớp 9a1:..............................................................................
	 + Lớp 9 a2.............................................................................
* H Đ 2: GV chép đề lên bảng.
* H Đ 3: GV yêu cầu HS thảo luận, so sánh, bổ sung vào dàn ý đã xây dựng ở nhà ( nếu cần ).
- Dàn ý ( Xem tiết viết bài)
* H Đ 4: Gv nhận xét ưu – khuyết điểm và hướng dẫn sửa lỗi sai trong bài làm của HS :
* Ưu điểm :
-Hầu hết HS lớp 9a1 và một số ít HS 9a2 hiểu đề. Bài làm đúng yêu cầu, các em có kĩ năng làm bài tương đối khá.
-Một số em có chất lượng bài làm khá tốt : Cách thể hiện suy nghĩ có nét riêng, sáng tạo. Các em biết suy nghĩ về một số câu, hùnh ảnh thơ tiêu biểu trong bài. Lí lẽ phân tích cảm nghĩ có chiều sâu. Cách sắp xếp các luận cứ, luận điểm hợp lí, rõ ràng . Bố cục các đoạn văn, bài văn cân đối, nhịp nhàng. Một số em viết có cảm xúc.
* Nhược điểm:
+ Đa số HS lớp 9a2 còn yếu về kĩ năng làm bài. Các em chỉ diễn xuôi nội dung bài thơ, không biết kết hợp với dẫn chứng . Lí lẽ nhiều em quá đơn điệu , mạch ý rời rạc.
+Một số chưa biết chọn cảm nghĩ, văn viết tràn lan. Thậm chí có em chưa biết trích thơ.
+ Có những em không thuôc chính xác văn bản, đôi lúc suy diễn ý. Cách dùng từ ngữ chưa thật chọn lọc . Bố cục đoạn văn và bài văn của số đông HS 9a3 chưa hợp lí.
+Hình thức bài văn đã có tiến bộ song chưa nhiều. Chính tả, ngữ pháp vẫn còn sai.
-Hầu hết HS 2 lớp hiểu đề. Bài làm đúng yêu cầu, các em có kĩ năng làm bài tương đối khá.
-Một số em có chất lượng bài làm khá tốt : Cách thể hiện suy nghĩ có nét riêng, sáng tạo. Các em biết suy nghĩ về một số câu, hùnh ảnh thơ tiêu biểu trong bài. Lí lẽ phân tích cảm nghĩ có chiều sâu. Cách sắp xếp các luận điểm, luận cứ hợp lí, rõ ràng . Bố cục các đoạn , bài văn cân đối, nhịp nhàng. Một số em viết có cảm xúc.
* Hướng dẫn sửa lỗi sai:
 Phần văn bản sai
-Sau khi được học bài thơ Aùnh trăng của Nguyễn Duy, em cảm nhận được cuộc sống ngày nay của con người đã có nhiều biến cố và thay đổi như cuộc sống thì đầm ấm, nhộn nhịp, hạnh phúc hơn ngày xưa rất nhiều , vật chất thì ai ai cũng khá giả. Những quá khứ, những kỉ niệm của quá khứ đã bị mọi người lãng quên, điển hình như :“trăng” là bạn tri kỉ của bộ đội.
 Nguyên nhân sai
-Nội dung đoạn văn không đáp ứng được những yêu cầu cần có của phần đặt vấn đề. 
-Diễn đạt lủng củng.
 Hướng dẫn sửa lại
-Ánh trăng là bài thơ kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình rất hay của Nguyễn Duy. Bài này được viết tại Thành phố Hồ Chí Minh năm 1978. Bài thơ ghi lại một thoáng giật mình của tác giả trước sự vô tình với quá khứ gian lao mà đầy tình nghĩa. Bài thơ là tiếng lòng , là cảm xúc và suy ngẫm của riêng nhà thơ nhưng vẫn có ý nghĩa nhắc nhở, gợi suy nghĩ và liên tưởng tới nhiều người, nhiều thế hệ.
* H Đ 5: Gv trả bài, yêu cầu HS đối chiếu so với yêu cầu đạt được nêu trong dàn y.ù 
- Đọc bài đạt điểm cao : Lớp 9a2 ( Trang ); Lớp 9a1( Kiệt)
 *H Đ 6 . Thống kê kết quả bài làm :
Lớp
Điểm
Điểm 0,1,2
Điểm > 5
Điểm < 5
Ghi chú
9a1
9aa2
 E. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................
TUẦN 28	Ngày soạn : 12/ 03/ 2011
	Ngày dạy : 15/ 03 / 2011 
Tiết 144 Biên bản 
A. Mục tiêu cần đạt:
-Nắm được yêu cầu chung của biên bản và cách viết biên bản.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ :
1. Kiến thức : 
- Mục đích, yêu cầu, nội dung của biên bản và các loại biên bản thường gặp trong cuộc sống. 
2. Kĩ năng:
- Viết được một biên bản sự vụ hoặc hội nghị.
3. Thái độ: 
- Có ý thức ghi lại tiến trình, nội dung của một cuộc họp, hội nghị; viết một biên bản đúng mẫu.
C. Phương pháp : Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, 
D. Tiến trình dạy học :
1. On đinh: Kiểm tra sĩ số: + Lớp 9 a2.............................................................................
 + Lớp 9 a2.............................................................................
2. Bài cũ : C Trình bày cách làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ? Bố cục của kiểu bài này gồm mấy phần ?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:Trong thực tế cuộc sống, lúc tham gia các cuộc họp hoặc hội nghị, để ghi lại tiến trình, nội dung chúng ta cần viết biên bản. Vậy thế nào là biên bản ? Yêu cầu và cách viết một biên bản ntn chúng ta sẽ tìm hiểu ở TCT 144.
* Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV &HS
Nội dung bài dạy
* H Đ 1 :Hướng dẫn tìm hiểu đặc điểm biên bản:
- Gọi HS đọc 2 văn bản ở phần I sgk/123-124.
 C Viết biên bản để làm gì?
 C Biên bản ghi lại những sự việc gì?
 C Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?
 C Ngoài 2 biên bản sgk hãy kể thêm một số biên bản khác thường gặp trong thức tế?
GV cho HS đọc biên bản mình đã sưu tầm.
CThế nào là biên bản?
- HS trả lời, Gv chốt ý dẫn đến ghi nhớ.
- HS đọc ghi nhớ.
* Tìm hiểu cách viết biên bản.
- Đọc lại 2 biên bản ở mục 1 trong sgk.
CPhần mở đầu của biên bản gồm những mục gì?Tên của biên bản được viết ntn?
CPhần nội dung gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những mục này trong biên bản?Tính chính xác cụ thể của biên bản có giá trị ntn?
CPhần kết thúc của biên bản có những mục nào?Mục ký tên dưới biên bản nói lên điều gì?
CLời văn của biên bản phải ntn?
* H Đ 2: Hướng dẫn HS làm bài luyện tập. 
 * GV ghi bài tập vào bảng phụ,HS thảo luận: Hãy lựa chọn tình huống viết biên bản? 
Bài 2/126: Hướng dẫn HS làm
* H Đ 3: Hướng dẫn luyện tập:
- Gv hướng dẫn , HS chú ý lắng nghe.
I. Tìm hiểu chung: 
1.Đặc điểm biên bản :
1.1 .Phân tích ví dụ : Hai biên bản sgk/123-124
- Ghi lại nội dung,diễn biến,các thành phần tham dự cuộc họp chi đội; cuộc trao trả giấy tờ,tang vật,phương tiện cho người vi phạm sau khi đã xử lý.
* Nội dung: Số liệu chính xác,ghi chép trung thực,đầy đủ,thủ tục chặt chẽ (ghi rõ thời gian địa điểm cụ thể ),lời văn ngắn gọn.
* Hình thức:Viết đúng mẫu quy định,không trang trí hoạ tiết .
1.2. Ghi nhớ 1/126
2. Tìm hiểu cách viết biên bản.
2.1 Phân tích ví dụ:
-Nhận xét: 
* Các mục ở mỗi phần. Nội dung cụ thể của biên bản. 
* Tên biên bản nêu rõ nội dung chính của biên bản.
* Điểm giống và khác nhau của hai biên bản :
-Giống nhau về cách trình bày và một số mục cơ bản .
-Khác nhau về nội dung biên bản.
-Lời văn biên bản : chính xác , ngắn gọn.
2.2 Ghi nhớ SGK
II. Luyện tập. 
Bài 1/126
Tình huống viết biên bản: a,c,d
Bài 2/126
III. Hướng dẫn tự học:
- Viết một biên bản hoàn chỉnh, đúng quy cách.
 E. Rút kinh nghiệm:
................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 10.doc