Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương (phần tiếng việt)

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

( Phần Tiếng Việt )

I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :

- Nhận biết từ ngữ địa phương.

- Rèn luyện kĩ năng chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân.

- Có ý thức cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ trong hoạt động giao tiếp.

II. Chuẩn bị :

 * GV : Tham khảo tài liệu liên quan.

 * HS : Soạn bài.

III. Tiến trình tiết dạy :

 1. Ổn định lớp (1)

 2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.

 3. Bài mới : GV nêu vai trò và việc sử dụng từ ngữ địa phương.

 

doc 2 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 645Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Chương trình địa phương (phần tiếng việt)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngay soan
02
03
2011
Tuan
27
Ngy day
05
03
2011
Tiet
133
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG
( Phần Tiếng Việt )
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
Nhận biết từ ngữ địa phương. 
Rèn luyện kĩ năng chuyển từ ngữ địa phương sang từ ngữ toàn dân.
Có ý thức cẩn trọng khi sử dụng từ ngữ trong hoạt động giao tiếp.
II. Chuẩn bị :
	* GV : Tham khảo tài liệu liên quan.
	* HS : Soạn bài.
III. Tiến trình tiết dạy :
	1. Ổn định lớp (1’)
	2. Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.
	3. Bài mới : GV nêu vai trò và việc sử dụng từ ngữ địa phương.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung kt
Hđ 1 : Hd HS tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích.
* Gọi HS đọc -> Nêu yêu cầu của bt 1.
* Lần lượt cho HS tìm từ ngữ địa phương trong từ đoạn trích -> Chuyển sang từ ngữ toàn dân -> GV góp ý, kết luận.
Hđ 1 : Tìm từ ngữ địa phương trong các đoạn trích.
* Đọc -> Nêu yêu cầu của bt 1.
* Phát hiện từ ngữ địa phương -> Chuyển sang từ ngữ toàn dân -> Trả lời.
1. Từ ngữ địa phương trong các đoạn trích.
1. Từ ngữ địa phương trong các đoạn trích :
Đoạn trích (a)
Đoạn trích (b)
Đoạn trích ©
Địa phương
Toàn dân
Địa phương
Toàn dân
Địa phương
Toàn dân
Thẹo
Sẹo
Ba
Bố , cha
Ba 
Bố , cha
Lặp bặp
Lắp bắp
Má
Mẹ
Lui cui
Lúi húi
ba
Bố , cha
Kêu
Gọi
Nắp
Vung
Đâm
Trở thành
Nhắm
Cho là
Đũa bếp
Đũa cả
Giùm
Giúp
(nói) trổng
(nói) 
trống không
(nói) trổng
(nói) 
trống không
vô
vào
Hđ 2 : Hd HS làm bt 2 SGK.
* Gọi HS đọc -> Nêu yêu cầu của bt 2.
* Cho HS phát biểu ( trả lời ) -> HS khác nhận xét ( hoặc bổ sung ) -> GV góp ý chung.
Hđ 2 : Làm bt 2 SGK
* Đọc -> Nêu yêu cầu của bt 2.
* Đối chiếu, tìm từ ngữ địa phương , từ ngữ toàn dân -> Tìm từ ngữ toàn dân đồng nghĩa để thay thế -> Trả lời.
2. SGK
 a) Kêu : từ toàn dân ; có thể thay bằng nói to
 b) Kêu : từ địa phương ; tương đương từ toàn dân gọi
Hđ 3 : Hd HS làm bt 3 SGK.
* Gọi HS đọc -> Nêu yêu cầu của bt 3.
* Gọi HS trả lời -> HS khác nhận xét ( hoặc bổ sung ) -> GV góp ý chung.
Hđ 3 : Làm bt 3 SGK
* Đọc -> Nêu yêu cầu của bt 3.
* Phát hiện từ ngữ địa phương -> Tìm từ ngữ toàn dân tương đương để thay thế.
3. SGK : Các từ địa phương trong hai câu đố là :
trái : quả
chi : gì
kêu : gọi
trống hổng, trống hảng : trống huếch trống hoác.
Hđ 4 : Hd HS làm bt 4.
* GV nêu yêu cầu của bt và kẻ bảng tổng hợp lên bảng đen.
* Gọi HS lên bảng điền từ vào ô trống theo yêu cầu -> HS khác góp ý -> GV nhận xét chung, kết luận.
Hđ 4 : Làm bt 4 SGK.
* Xác định yêu cầu bt.
* Liệt kê -> Điền từ ngữ địa phương và toàn dân vào bảng .
Từ địa phương
Từ toàn dân
Thẹo
Sẹo
Lặp bặp
Lắp bắp
ba
Bố , cha
Má
Mẹ
Kêu
Gọi
Đâm
Trở thành
Đũa bếp
Đũa cả
(nói) trổng
(nói) trống không
vô
vào
Lui cui
Lúi húi
Nắp
Vung
Nhắm
Cho là
Giùm
Giúp
(nói) trổng
(nói) trống không
Kêu
gọi
trái
quả
chi 
gì
trống hổng, trống hảng
trống huếch trống hoác.
Hđ 5 : Hd HS làm bt 5.
* GV nêu yêu cầu của bt 
* Cho HS trả lời từng vế của câu hỏi -> GV góp ý.
Hđ 5 : Làm bt 5 SGK
* Xác định yêu cầu.
* Tìm đáp án -> Trả lời.
5. SGK.
- Đối với (a) : Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở bên ngoài địa phương của mình.
- Đối với (b) : Trong lời kể, tác giả cũng dùng một số từ ngữ địa phương để nêu sắc thái của vùng đất nơi việc đã diễn ra. Tuy nhiên tác giả có chủ định không dùng quá nhiều từ ngữ địa phương để khỏi gây khó hiểu cho người đọc không phải là người địa phương đó.
Hđ 6 : Dặn dò :
Cần sử dụng từ ngữ địa phương phù hợp với đối tượng giao tiếp và tình huống giao tiếp.
Tìm hiểu các đề bài ở bài “Viết bài tập làm văn số 7” ( SGK – Tr 99 ) ; ôn lại nội dung kiến thức các văn bản thơ VN đã học ở học kì II để chuẩn bị viết bài tập làm văn số 7.

Tài liệu đính kèm:

  • doc27-CTDP TIENG VIET.doc