Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Kì II năm 2013

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Kì II năm 2013

Bàn về đọc sách

( Trích )

( Chu Quang Tiềm )

I. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.

- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.

2. Kĩ năng:

- Biết cách đọc – hiểu 1 VB dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ ).

- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong 1 VB nghị luận.

- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận .

3. Thái độ: GD HS có ý thức đọc sách và chọn sách khi đọc.

II. Chuẩn bị của GV – HS:

1. GV: - Tìm hiểu kĩ chuẩn kiến thức, SGK , SGV và soạn bài.

 - Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của t/g trong bài viết

2. HS: - Chuẩn bị bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.

III. Các hoạt động lên lớp

1. ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ : (kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS khi bước vào học kỳ 2)

3. Bài mới:

 

doc 167 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Kì II năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5 / 1 / 2013.
Tiết 92,92:
Bàn về đọc sách
( Trích )
( Chu Quang Tiềm )
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho có hiệu quả.
2. Kĩ năng: 
- Biết cách đọc – hiểu 1 VB dịch ( không sa đà vào phân tích ngôn từ ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong 1 VB nghị luận.
- Rèn luyện thêm cách viết văn nghị luận .
3. Thái độ: GD HS có ý thức đọc sách và chọn sách khi đọc.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: - Tìm hiểu kĩ chuẩn kiến thức, SGK , SGV và soạn bài.
 - Bảng phụ sơ đồ phát triển luận điểm của t/g trong bài viết
2. HS: - Chuẩn bị bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.
III. Các hoạt động lên lớp 
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : (kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS khi bước vào học kỳ 2)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế,đ/hướng chú ýcho HS.	
Phương pháp: Thuyết trình 
HĐ2: H/dẫn HS Đọc,tìm hiểu chú thích.
Mục tiêu:HS nắm được tác giả, t/p 
Phương pháp:vấn đáp, nêu vấn đề, Thuyết trình, giải thích, minh hoạ... 
- Gv cho HS đọc chú * và bổ sung thêm:
( Ông bàn về đọc sách nhiều lần )
- Nhấn mạnh vai trò của văn bản: Lời bàn tâm huyết truyền cho thế hệ sau.
? Văn bản với nhan đề gợi hình dung kiểu VB nào. ( nghị luận )
- GV hướng dẫn đọc, tìm hiểu 1 số từ khó.
HĐ 3: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu VB.
Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong VB.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, trực quan và g/qvấn đề,so sánh đối chiếu. 
- GV nêu cách đọc: Giọng đọc khúc chiết, rõ ràng, biết thể hiện giọng điệu lập luận.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc hết VB.
? Bố cục VB có thể chia làm mấy phần.
 GV hướng dẫn phân tích đoạn 1.
? Qua lời bàn của t/g, em thấy việc đọc sách có ý nghĩa gì.
? T/g đã chỉ ra những lý lẽ nào để làm rõ ý nghĩa đó.
? Phương thức lập luận nào được t/g sử dụng ở đây ? nhận xét cách lập luận . 
? Những lý lẽ trên của t/g đem lại cho em hiểu biết gì về sách và lợi ích của việc đọc sách.
GV hướng dẫn HS phân tích đoạn 2.
? Đọc sách có dễ không ? Tại sao cần lựa chọn sách khi đọc.
? Càn lựa chọn sách đọc nhu thế nào ? Em sẽ chọn sách ntn để phục vụ học văn.
? Có nên dành thời gian đọc sách thường thức không ? vì sao.
HS đọc đoạn cuối.
? T/g hướng dẫn cách đọc sách ntn ? Em rút ra được cách đọc tốt nhất nào.
? T/g đưa ra cách đọc sách có phải chỉ để đọc mà còn học làm người, em có đồng ý không , vì sao?
? Nhận xét của em về cách lập luận của t/g.
? Bài học của em khi đọc VB.
HĐ 4: Tổng kết.
Mục tiêu: HS khái quát kiến thức.
 Phương pháp: Khái quát hoá.
- HS thảo luận, GV khái quát các ý kiến và rút ra kết luận
- HS đọc ghi nhớ trong SGK
HĐ 5: Hướng dẫn luyện tập.
? Đọc sách khi học giảng văn được kết hợp ở những khâu nào ? Cách đọc đó có tác dụng 
gì ? Lấy ví dụ chứng minh.
? Bài văn khác bài chứng minh ở điểm nào ? có phảI là văn giảI thích không ? ( văn bình luận )
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1. Tác giả: CQT ( 1897 – 1986 ) là nhà mỹ học và lý luận văn học nỗi tiếng của Trung Quốc.
2. Tác phẩm: 
- “ Bàn về đọc sách „ trích dịch trong “ Danh nhân Trung Quốc – Bàn về niềm vui, nỗi buồn của việc đọc sách „
- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
3. Từ khó: ( SGK )
II. Đọc tìm hiểu văn bản:
1. Đọc, tìm hiểu bố cục:
- Bố cục: 3 phần
+ Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách.
+ Tác hại của việc đọc sách không đúng phương pháp.
+ Phương pháp đọc sách .
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách:
- Đọc sách là con đường quan trọng của học vấn, vì:
+ Sách ghi chép, cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được.
+ Những sách có giá trị -> cột mốc trên con đường phát triễn của nhân loại.
+ Sách là kho tàng kinh nghiệm của con người nung nấu, thu lượm suốt mấy nghìn năm.
- Đọc sách là con đường tích luỹ nâng cao vốn tri thức.
-> T/g đã dùng lý lẽ và các dẫn chứng được xây dựng từ sự hiểu biết về việc đọc sách của 1 nhà khoa học để thuyết phục người đọc.
=> Sách là vốn quý của nhân loại -> đọc sách là cách để tạo học vấn -> Muốn tiến lên trên con đường học vấn, không thể không đọc sách
 ( Tiết 2 )
b. Tác hại của việc đọc sách ko đúng phương pháp:
 Do việc đọc sách không đúng phương pháp nên khiến người đọc:
- Đọc nhiều mà không chuyên sâu, chỉ đọc hời hợt, đọc sách theo kiểu ăn tươi nuốt sống.
- Đọc nhiều khiến người ta dễ lạc hướng. Có sách “ cơ bản, đích thực, nhất thiết phảI đọc” và có sách đọc chỉ lãng phí thời gian và sức lực.
- Đọc sách để trang trí bộ mặt, lấy nhiều làm quý. 
c. Phương pháp đọc sách: Đọc sách cần phải có phương pháp đọc sách đúng đắn:
- Đọc sách phải đọc cho kĩ, vừa đọc vừa suy nghĩ , biến tri thức trong sách thành “ nguồn động lực tinh thần, dùng mãi không cạn”
- Đọc sách cũng cần phải có kế hoạch, có hệ thống và phải có mục đích rõ ràng.
- Đọc sách phổ thông và sách chuyên môn.
-> Đọc sách vừa học tập tri thức, vừa rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Lí lẽ thấu tình đạt lí; ngôn ngữ uyên bác; bố cục chặt chẽ, hợp lí, ý kiến dẫn dắt tự nhiên; giàu hình ảnh -> tạo nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn cao của VB.
III. Tổng kết: ( Ghi nhớ- SGK )
1 Nghệ thuật:
 - Bố cục chặt chẽ, hợp lí.
- Dẫn dắt tự nhiên, xác đáng bằng giọng chuyện trò, tâm tình của 1 học giả có uy tín làm tăng tính t/ phục của VB.
- Lựa chọn ngôn ngữ giàu h/ảnh với những cách ví von cụ thể và thú vị
2. ý nghĩa VB: Tầm quan trọng, ý nghĩa của việc đọc sách và lựa chọn sách, cách đọc sách sao cho hiệu quả.
IV. Luyện tập:
1. Đọc trong giảng văn: Đọc to, đọc bình chú, đọc sáng tạo, đọc -> hiểu ND – NT của t/p.
2. Tự rút ra cách đọc sách và lựa chọn sách cho hợp lí nhất.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Lập lại hệ thống luận điểm trong toàn bài
- Ôn lại những phương pháp nghị luận đã học.
- Chuẩn bị bài: Khởi ngữ.
 Ngày soạn: 8 / 1 / 2012.
Tiết 93:
Khởi ngữ
I. Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức: - Đặc điểm của khởi ngữ
 - Công dụng của khởi ngữ.
2 Kĩ năng: - Nhận diện khởi ngữ ở trong câu.
 - Đặt câu có khởi ngữ.
3. Thái độ: GD HS 
II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: - Tìm hiểu kĩ chuẩn kiến thức, SGK , SGV và soạn bài.
 - Bảng phụ.
2. HS: - Chuẩn bị bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.
III. Các hoạt động lên lớp 
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : (kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS ) 
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
HĐ 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế,đ/hướng chú ýcho HS.	
Phương pháp: Thuyết trình 
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
Mục tiêu:HS nắm được đặc điểm của khởi ngữ và công dụng của khởi ngữ.
Phương pháp:vấn đáp, nêu vấn đề, Thuyết trình, giải thích, minh hoạ...
 - GV gọi HS đọc ví dụ SGK.
- GV treo bảng phụ ghi các ví dụ trong SGK lên bảng và nêu câu hỏi.
? Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu trên.
? Phân biệt phần in đậm với chủ ngữ .
? Khi thay các từ in đậm bằng các cụm từ khác thì ý nghĩa của câu có thay đổi không.
( không thay đổi ).
? Các từ in đậm có quan hệ ý nghĩa trong câu ntn.
- GV nhấn mạnh: Các từ in đậm trên được gọi là khởi ngữ.
? Vậy em hiểu thế nào là khởi ngữ, vai trò của nó trong câu.
- HS phát biểu, GV kháI quát -> đọc ghi nhớ. 
HĐ 3: Hướng dẫn luyện tập.
Nội dung cần đạt
I. Đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu:
1. Xét ví dụ:
a. Còn anh, anh / không ghìm nỗi xúc động.
 CN VN
b. Giàu, tôi / cũng giàu rồi.
 CN VN
c. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, 
 chúng ta / có thể tin ở tiếng ta, không sợ  đẹp.
 CN VN
- Thường đứng trước chủ ngữ và có quan hệ với vị ngữ.
- Nêu sự việc, đối tượng, đề tài được nói đến trong câu. 
2. Kết luận: 
- Đặc điểm của khởi ngữ:
+ Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
+ Trước khởi ngữ thường có thể thêm các từ như về, đối với...
- Công dụng của khởi ngữ: nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
II. Luyện tập:
Mục tiêu:HS nắm được nhận diện khởi ngữ ở trong câu và đặt câu có khởi ngữ.
Phương pháp:vấn đáp, nêu vấn đề, Thuyết trình, giải thích, minh hoạ...
Bài tập 1: GV chia 5 nhóm, mỗi nhóm làm 1 câu trong BT 1
- Đại diện nhóm trình bày, lớp bổ sung.
Bài tập 2: GV chia 2 nhóm: 
- nhóm1 ( 2.a )
- nhóm 2 ( 2.b ) 
BTVN: 
 + Đặt 3 câu có khởi ngữ ?.
 + Tìm trong các t/p đã học những câu có chứa khởi ngữ ?
1. Bài tập 1: Xác định các khởi ngữ
a. Điều này.
b. Đối với chúng mình.
c. Một mình.
d. Làm khí tượng.
e. Đối với cháu.
2. Bài tập 2:
a. Làm bài, thì anh ấy làm cẩn thận lắm.
b. Hiểu, thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giảI đượ
4. Hướng dẫn học ở nhà: - Nắm lại đặc điểm và công dụng của khởi ngữ.
 - Tìm câu có thành phần khởi ngữ trong 1 Vb đã học
 - Chuẩn bị bài: Phép phân tích và tổng hợp.
 Ngày soạn: 8 / 1 / 2012
Tiết 94:
Phép phân tích và tổng hợp
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Đặc điểm của phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Sự khác nhau giữa 2 phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Tác dụng của 2 phép lập luận phân tích và tổng hợp trong các VB nghị luận.
2. Kĩ năng: 
- Nhận diện được phép lập luận phân tích và tổng hợp.
- Vận dụng 2 phép lập luận này khi tạo lập và đọc – hiểu văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: - Tìm hiểu kĩ chuẩn kiến thức, SGK , SGV và soạn bài.
 - Bảng phụ.
2. HS: - Chuẩn bị bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.
III. Các hoạt động lên lớp 
1. ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra bài cũ : kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
HĐ 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu:Tạo tâm thế,đ/hướng chú ýcho HS.	
Phương pháp: Thuyết trình 
HĐ 2: Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp 
Mục tiêu:HS hiểu và biết vận dụng các phép lập luận phân tích, tổng hợp khi làm văn nghị luận. 
Phương pháp:vấn đáp, nêu vấn đề, Thuyết trình, giải thích, minh hoạ...
I. Tìm hiểu về phép phân tích và phép tổng hợp 
1. Phép phân tích
- GVnêu vấn đề, đưa ra các câu hỏi để HS thảo luận, qua đó tìm hiểu văn bản.
Văn bản : “Trang phục”(SGK, tr. 9)
- VB bàn luận về v/đ gì?
- VB đã nêu những dẫn chứng gì về trang phục?
- Vì sao “ không ai“ làm cái điều phi lí như tác giả nêu ra?
- Vấn đề bàn luận: Cách ăn mặc, trang phục. 
+ Mặc quần áo chỉnh tề lại đi chân đất.
+ Đi giầy có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo để lộ cả da thịt => 2 hiện tượng không có thực (không xảy ra trong đời sống)
- Tiếp đó tác giả nêu ra biểu hiện nào?
* Cô gái một mình trong hang sâu (tình huống giả định):
- Không mặc váy xoè, váy ngắn.
- Không trang điểm cầu kì (mắt xanh, môi đỏ, đánh móng tay móng chân).
* Anh thanh niên tát nước, câu cá ngoài đồng vắng (giả định): không chải đầu mượt, áo sơ mi thẳng tắp
- Việc không làm đó cho thấy ... hân vật nổi tíêng thâm độc nào trong truyện cổ dân gian nước ta? Các nhân vật đó đều gợi trong ta những cảm xúc gì?
? Em có nhận xét gì về giá trị NT đoạn thơ này.
- GV gọi HS đọc đoạn còn lại.
? LVT đã được cứu thoát chết ntn?
( Cá sấu giúp và Gia đình ông chài cứu chữa)
? Việc cá sấu cứu LVT thể hiện điều gì?
- Hết lòng cứu giúp người bị nạn.
? Chi tiết này gợi cho em kiên tưởng đến 1 nhân vật đặc biệt nào trong truyện cổ đã học?
- Con hổ có nghĩa ( Lớp 6 )
? Cảnh Ngư ông và cả gđ cứu chữa cho LVT được t/g miêu tả ntn.? Có gì đặc biệt trong hành động cứu người của gia đình ông chài? 
? Sau khi VT tỉnh lại Ngư ông đã nói với chàng ntn.
? Qua câu nói của Ngư Ông với LVT, ta thấy Ngư ông là 1 người ntn? Và cứu người vì mục đích gì?
Đọc đoạn nói về cuộc đời của Ngư ông.
? Ngư ông giải bày qđ sống về cuộc sống của ông ntn ?
? Qua hình ảnh Ngư ông, ta thấy dụng ý của tác giả khi xây dựng n/v này.
 - GV bình: qua n/v Ngư ông t/g gửi gắm khát vọng niềm tin vào cái thiện vào những người lao động bình thường -> quan điểm nhân dân rất tiến bộ vì xấu ác thường lẫn sau mũ cao áo dài, còn cái tốt đẹp bền vững ở những người nghèo nhân hậu vị tha.
? Cuộc đời, quan niệm sống của Ngư ông chính là quan niệm sống của ai?
- NĐC – ta có cảm giác như chính NĐC đang nhập thân vào n/v để nói lên khát vọng sống và niềm tin yêu cuộc đời của mình.
HĐ 4: Hướng dẫn tổng kết.
Mục tiêu: HS khái quát kiến thức.
 Phương pháp: Khái quát hoá.
? Đọc và chọn đoạn thơ giàu cảm xúc cho là hay nhất sau đó trình bày những cảm nhận về giá trị NT.
? Khái quát ND đoạn thơ và ý nghĩa của đoạn thơ?
HS thảo luận trả lời.
Gv chốt các ý cơ bản -> cho HS rút ra ghi nhớ ( sgk)
HĐ 5: Hướng dẫn luyện tập.
- Gv hướng dẫn HS làm BTphần luyện tập.
2. Tìm hiểu văn bản:
a. Trịnh hâm:
- Giết người bạn không có thù oán gì với mình, hơn nữa, người bạn ấy đang gặp nạn: bị mù, đau khổ vì mẹ mất.
- Thủ đoạn:
+ Lừa Vân Tiên xuống thuyền để chở về quê 
 ->Lên kế hoạch – lợi dụng lúc VT mù – tìm cách hãm hại -> Sự độc ác đã ngấm vào máu, trở thành bản chất.
+ Lợi dụng đêm khuya vắng vẻ đẩy chàng xuống sông 
+ Vờ kêu trời thương tiếc để xoá tội.
 -> Hành động đẩy chàng xuống nước rồi giả vờ kêu cứu -> hành động độc ác,bất nhân bất nghĩa vì hại 1 người bạn đang trong cơn hoạn nạn, bơ vơ.
=> Giết người bởi 1 động cơ hết sức nhỏ nhen: thua tài Vân Tiên thì ghen ghét. => TH là 1 kẻ tâm địa gian ngoan, xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa, độc ác. 
- NT: Sắp xếp các tình tiết hợp lý, diễn biến hành động nhanh gọn, lời thơ mộc mạc, giản dị.
2. Ngư ông:
* Việc làm của Ngư ông:
+ Vớt ngay
+ Hối con
+ Ông hơ bụng, mụ hơ mặt mày.
 -> Hành động khẩn trương, ân cần, chu đáo, không hề tính toán.
+ Người ở cùng ta.
 Hôm mai hẩm hút với già cho vui.
+ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn?
-> Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp, sẵn lòng cưu mang, không tính toán.
=> Mục đích cứu người cao cả, vì nhân nghĩa, giúp 1 cách vô tư.
* Cuộc sống của Ngư ông:
- Đây là 1 cuộc sống trong sạch, ung dung, thanh thản, ngoài vòng danh lợi , tự do phóng khoáng, bầu bạn với thiên nhiên, đầy ắp niềm vui bởi người lao động tự do làm chủ mình.
=> Qua n/v ông Ngư, thấy được mơ ước, quan niệm của t/g về 1 c/s trong sạch, tự do phóng khoáng giữa thiên nhiên .
III. Tổng kết: ( SGK )
1. Nghệ thuật: 
- Khắc hoạ các n/v đối lập thông qua lời nói, cử chỉ, hành động.
- Sắp xếp tình tiết hợp lí. 
- Sử dụng ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, giàu chất NBộ.
2 Nội dung: - Tâm địa gian ngoan, xảo quyệt, bản chất bất nhân, bất nghĩa, độc ác của TH.
- Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của n/v ông Ngư nói riêng và của những con người lao động bình thường nói chung -> ước mơ, q/n của t/g về 1 c/s trong sạch, tự do phóng khoáng giữa thiên nhiên.s
3. ý nghĩa Vb: Sự đối lập giữa thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và toan tính thấp hèn .Qua đó, t/g gửi gắm niềm tin, tình cảm với nhân dân lao động.
IV. Luyện tập: GV bổ sung thêm kiến thức cho HS về n/v cùng loại như ông giáo, ông tiều và cảm xúc của t/g gửi gắm qua các n/v ấy.
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học thuộc lòng đoạn thơ.
- Phân tích n/v thông qua ngôn ngữ, hành động.
- Đọc và cảm nhận được niềm tin của NĐC vào lí tưởng đạo đức cái thiện chiến thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành.
- Chuẩn bị bài: Chương trình địa phương phần văn	Ngày soạn: 2 / 10 / 2011.
 Tiết 31:
Mã giám Sinh mua Kiều
	 ( Truyện Kiều - Nguyễn Du )
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức: 
- Thái độ khinh bỉ, căm phẩn sâu sắc của tác giả đối với bản chất xấu xa, đê hèn của kẻ buôn người và tâm trạng đau đớn, xót xa của tác giả trước thực trạng con người bị hạ thấp, bị chà đạp.
- Tài năng nghệ thuật của tác giả trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật thông qua diện mạo, cử chỉ.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyện thơ trung đại.
- Nhận diện và phân tích các chi tiết nghệ thuật, khắc hoạ hình tượng nhân vật phản diện (diện mạo, hành động, lời nói, bản chất) đậm tính chất hiện thực trong đoạn trích.
- Cảm nhận được ý nghĩa tố cáo, lên án xã hội trong đoạn trích.
3. Thái độ: 
II. Chuẩn bị của GV – HS:
1. GV: - Tìm hiểu kĩ VB, SGK, chuẩn kiến thức, soạn bài.
- Tác phẩm Truyện Kiều.
2. HS: - Chuẩn bị bài theo định hướng của SGK và hướng dẫn của GV.
III. Các hoạt động lên lớp: 
1. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng đoạn trích Cảnh ngày xuân. 
 - Vẻ đẹp mùa xuân được tác giả miêu tả như thế nào qua 4 câu thơ đầu đoạn trích. 
2. Bài mới:
HĐ của GV và HS
Nội dung cần đạt
HĐ1: Giới thiệu bài
Mục tiêu:Tạo tâm thế, đ/hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình
HĐ2: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích.
- HS đọc VB, đọc chú thích.
? Đoạn trích có vị trí như thế nào trong tác phẩm.
? Sự việc được kể trong đoạn trích theo trình tự nào. 
- HS trả lời, GV kết luận. 
I.Tìm hiểu chung.
* Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần thứ 2 “ Gia biến và lưu lạc” .
- ý nghĩa của sự việc trong đoạn trích: Bắt đầu cuộc đời 15 lưu lạc của Thuý Kiều.
- Sự việc được kể trong đoạn trích theo trình tự thời gian: Mã Giám Sinh đến nhà TK và diễn biến cuộc mua bán TK.
- Sự khác biệt trong nghệ thuật miêu tả nhân vật chính diện và nhân vật phản diện của thi hào dân tộc ND.
HĐ3:Hướng dẫn đọc, tìm hiểu VB
Mục tiêu: HS nắm được giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật, liên hệ thực tiễn từ vấn đề đặt ra trong VB.
Phương pháp: Vấn đáp tái hiện, phân tích, trực quan và g/q vấn đề, so sánh đối chiếu...
- HS đọc VB
? Đoạn trích có thể chia làm mấy phần ? Nội dung của từng phần .
? Nêu đại ý của đoạn trích.
II.Đọc, tìm hiểu VB:
1. Đọc, tìm hiểu bố cục:
 Bố cục: 3 phần.
+ 4 câu đầu: Quyết định bán mình và nhờ mụ mối.
+ 26 câu tiếp: Cuộc mua bán Kiều.
+ 4 câu cuối: Kết thúc cuộc mua bán và lời bình của tác giả.
2. Đại ý: Đoạn trích kể chuyện Kiều gặp cơn gia biến. Kiều đã tự nguyện bán mình chuộc cha. Không may, người đến mua nàng lại là MGS – một kẻ buôn thịt bán người.
- Đoạn trích phơi bày bản chất con buôn ghê tởm của MGS đồng thời thể hiện nỗi đau đớn, tủi nhục, ê chề của Kiều.
- GV gọi HS đọc 4 câu đầu.
? Tìm đọcđoạn tả MGS lúc đến nhà Kiều. Trong đoạn đó từ nào khắc hoạ hình ảnh của MGS? Hãy hình dung cử chỉ, lời nói, diện mạo của hắn và miêu tả lại?
? Trong phần naỳ, từ nào cho ta thấy được bản chất xấu xa của hắn?
? Tìm từ tả thực rất đắt mang ý nghĩa châm biếm của tác giả?
 ? Đọc đoạn MGS mua Kiều.Hắn đến nhà Kiều với danh nghĩa gì? Những hành động của hắn có phục vụ cho mục đích đó không? Nếu không đó là mục đích của những kẻ nào?
? Phân tích những từ ngữ đặc sắc: đắn đo, cân, cò kè, ngã giá...
? Qua những từ đó, MGS đã bộc lộ những bản chất gì?
? Qua việc miêu tả nhân vật MGS và diễn biến cuộc mua bán TK của MGS. Tác giả ND muốn nói với chúng ta điều gì. Và cho biết thái độ của tác giả?
? Đọc đoạn nói về Kiều. Tâm trạng của TK được miêu tả qua những câu thơ nào? Câu thơ đã giúp ta hiểu ntn về tâm trạng của K?
? Tại sao K lại phải đau khổ như vậy?
? Em có cảm nhận gì về tình cảm của tác giả đối với TK trong đoạn trích này?
HĐ 4: Tổng kết:
Mục tiêu: HS khái quát kiến thức.
 Phương pháp: Khái quát hoá.
? Nghệ thuật miêu tả trong đoạn trích này khác nghệ thuật miêu tả trong đoạn chị em Thuý Kiều ntn? Qua đó em thấy tg muốn nói điều gì?
? ý nghĩa của VB.
3. Tìm hiểu đoạn trích:
1. Nhân vật Mã Giám Sinh
Khi đến nhà Kiều:
- Sự xuất hiện âm thanh xôn xao khi MGS đến nhà Kiều đã phần nào diễn tả được lối sống hỗn độn của hắn.
- Lời nói cộc lốc, cử chỉ bất lịch sự: tót, sỗ sàng=>đóng vai 1 hs mà ngay từ đầu hắn đã để lộ bản chất xấu xa của mình.
-Diện mạo: Mày râu...bảnh bao=> Trơ trẽn, ăn vận đỏn dáng, kệch cỡm
=> Bút pháp tả thực sắc sảo. 
 b) Khi MGS mua Kiều:
- Danh nghĩa: cưới về làm vợ -> Thực chất: mua K
 - Biểu hiện:
+ Chỉ chú ý đến tài sắc của K mà không chú ý đến phẩm hạnh của người vợ tương lai.
đ Từ đắn đođcân để xác thực, thể hiện thái độ lưỡng lự, lựa chọn, cân nhắc giữa tài và sắc, cái gì hơn , cái gì kém, như 1 món hàng ngoài chợ. cò kè, bớt 1 thêm 2, ngã giáđtừ đắt, chính xác đbản chất của tên buôn người .
+ Hành động dã man: bắt K gảy đàn, làm thơ trong tâm trạng buồn. 
-> Thể hiện bản chất xấu xa của một tên con buôn thứ thiệt : Bủn xỉn, bần tiện, keo kiệt, tàn nhẫn, lạnh lùng trước nỗi đau của người khác
=> Qua việc miêu tả diện mạo, hành động, ngôn ngữ đối thoại, đặc biệt qua diễn biến cuộc mua bán TK của MGS đã phơi bày hiện thực xã hội. Trong đó TK rơi vào cảnh ngộ bị biến thành món hàng trao tay, bị đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm của con người. 
=> Tác giả thể hiện thái độ khinh bỉ, căm phẩn sự giả dối, tàn nhẫn, lạnh lùng của MGS.
2.Nhân vật K:
- Một người con có hiếu: Sẵn sàng bán mình cứu cha, cứu gia đình.
- Một người con gái có phẩm hạnh đ không muốn vào lầu xanh đ buồn khổ, đau đớn, nhục nhã ê chề.
=> Tấm lòng nhân đạo của ND: Xót thương, đồng cảm với TK – Một người con gái tài sắc vẹn toàn, lương thiện. 
 III. Tổng kết:
Nghệ thuật:
- Miêu tả nhân vật MGS: Diện mạo, hành động, ngôn ngữ, đối thoại của nhân vật phản diện thể hiện bản chất xấu xa.
- Sử dụng từ ngữ kể lại cuộc mua bán.
2. Nội dung:
- Qua diễn biến cuộc mua bán TK của MGS đã phơI bày hiện thực xã hội. Trong đó TK rơI vào cảnh ngộ bị biến thành món hàng trao tay, bị đồng tiền và những thế lực tàn bạo chà đạp lên nhân phẩm và nạn nhân là người con gáI tài sắc vẹn toàn, lương thiện.
- Tấm lòng nhân đạo của ND thể hiện qua tháI độ khinh bỉ, căm phẩn sự giả dối, tàn nhẫn, lành lụng của MGS, đồng thời thể hiện nỗi xót thương đồng cảm với TK.
3. ý nghĩa:
- Đoạn thơ thể hiện tấm lòng cảm thông, xót xa trước thực trạng con người bị chà đạp, lên án hành vi bản chất xấu xa của những kẻ buôn người.
HĐ5. Hướng dẫn học ở nhà:
 - Học thuộc lòng đoạn thơ.
 - Phân tích nhân vật MGS trong đoạn trích.
 - Chuẩn bị bài: Miêu tả trong văn bản tự sự

Tài liệu đính kèm:

  • docGAN VAN 9 HKII 20122013 CHUAN KTKN KHII.doc