Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga

 Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga

I/Vị trí đoạn trích :

 Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên thấy dân khóc than bỏ chạy. hỏi thăm mới biết bọn cướp đã hoành hành, bắt đi hai người con gái . Thấy cảnh bất bình, Vân Tiên nổi giận liền ra tay dẹp bọn cướp cứu người bị nạn. Hai người con gái ấy là Kiều Nguyệt Nga và tì tất Kim Liên

II/Đọc và hiểu văn bản:

1/Về tính chất tự truyện của tác phẩm:

Đọc tiểu sử tác giả Nguyễn đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên ta thấy có những yếu tố giống và khác nhau giữa cuộc đời tác giả và nhân vật Lục Vân Tiên.

Trước hết là những chi tiết trùng hợp:

-NĐC cũng chẳng khác chi LVT lúc vào đời thật hăm hở và đầy khát vọng, cũng đều lên kinh ứng thí :

“Chí lăm bắn nhạn ven mây,

Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa”

“Làm trai trong cõi người ta,

Trước lo báo bổ sau là hiển vang”

 Nhưng cả hai đếu bất hạnh đến khắc nghiệt : Mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang, bị đau mắt và sau đó bị mù. Vì thế đã bị bội hôn . Nhưng sau đó, họ đều được một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nếu Lục Vân Tiên cưới được Kiều Nguyệt Nga thì Nguyễn Đình Chiểu cũng cưới được cô Năm Điền. Chính vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng LVT là một tự truyện. Tuy nhiên cuộc đời của tác giả và nhân vật cũng có những điểm khác nhau. Đó là Vân Tiên được tiên ông cứu cho sáng mắt để sau đó lại tiếp tục đi thi đỗ Trạng nguyện, được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua thắng lợi. còn cụ Đồ Chiểu thì không như thế. Với cụ vĩnh viễn là bóng tối. Sự khác biệt đó thể hiện ước mơ và khát vọng của tác giả.

 

doc 3 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 1125Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Lục Vân Tiên cứu Nguyệt Nga
I/Vị trí đoạn trích : 
 Đoạn trích thuộc phần đầu tác phẩm. Trên đường đi thi, Lục Vân Tiên thấy dân khóc than bỏ chạy. hỏi thăm mới biết bọn cướp đã hoành hành, bắt đi hai người con gái . Thấy cảnh bất bình, Vân Tiên nổi giận liền ra tay dẹp bọn cướp cứu người bị nạn. Hai người con gái ấy là Kiều Nguyệt Nga và tì tất Kim Liên 
II/Đọc và hiểu văn bản: 
1/Về tính chất tự truyện của tác phẩm: 
Đọc tiểu sử tác giả Nguyễn đình Chiểu và Truyện Lục Vân Tiên ta thấy có những yếu tố giống và khác nhau giữa cuộc đời tác giả và nhân vật Lục Vân Tiên. 
Trước hết là những chi tiết trùng hợp: 
-NĐC cũng chẳng khác chi LVT lúc vào đời thật hăm hở và đầy khát vọng, cũng đều lên kinh ứng thí : 
“Chí lăm bắn nhạn ven mây, 
Danh tôi đặng rạng, tiếng thầy bay xa” 
“Làm trai trong cõi người ta, 
Trước lo báo bổ sau là hiển vang”
 Nhưng cả hai đếu bất hạnh đến khắc nghiệt : Mẹ mất phải bỏ thi về chịu tang, bị đau mắt và sau đó bị mù. Vì thế đã bị bội hôn . Nhưng sau đó, họ đều được một cuộc hôn nhân tốt đẹp. Nếu Lục Vân Tiên cưới được Kiều Nguyệt Nga thì Nguyễn Đình Chiểu cũng cưới được cô Năm Điền. Chính vì thế mà nhiều ý kiến cho rằng LVT là một tự truyện. Tuy nhiên cuộc đời của tác giả và nhân vật cũng có những điểm khác nhau. Đó là Vân Tiên được tiên ông cứu cho sáng mắt để sau đó lại tiếp tục đi thi đỗ Trạng nguyện, được vua cử đi dẹp giặc Ô Qua thắng lợi. còn cụ Đồ Chiểu thì không như thế. Với cụ vĩnh viễn là bóng tối. Sự khác biệt đó thể hiện ước mơ và khát vọng của tác giả. 
2/Về nhân vật Lục Vân Tiên : 
 Nói đến Nguyễn Đình Chiểu không những là nói đến một nhà thơ yêu nước tiêu biểu nhất của thời kỳ đất nước ta bị thực dân Pháp xâm lược cuối thế kỷ XIX mà ông còn được nhân dân biết đến như một nhà thơ lớn, ca ngợi đạo lí làm người, đề cao tiết hạnh của người phụ nữ, ca ngợi lòng trung hiếu và hành động vị nghĩa của nam giới mà tác phẩm Lục Vân Tiên là một minh chứng hùng hồn.
 Lục Vân tiên - nhân vật chính của tác phẩm, hơn ai hết đã biểu hiện rõ nét lý tưởng của người anh hùng. Đặc biệt là đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” đã để lại trong lòng người đọc một ấn tượng khó phai mờ về hình ảnh một trang nghĩa sỹ đánh cướp cứu người. Lục Vân tiên là một nhân vật lý tưởng, nhân vật đẹp nhất trong truyện “Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu. Đây là nhân vật lý tưởng của tác phẩm được khắc họa qua một kiểu thức khuôn mẫu thường gặp trong truyện Nôm truyền thống. Hình ảnh này cũng giống như hình ảnh Thạch Sanh đánh đại bàng cứu công chúa trong truyện cổ. Hành động đánh giặc cướp cứu người của Lục Vân Tiên cho ta thấy tính cách của chàng. Chàng là con một gia đình thường dân ở quận Đông Thành, một người học trò khôi ngô, có tài, có đức, văn võ song toàn:
“Có người ở quận Đông Thành
Tu nhân tích đức sớm sinh con hiền.
Đặt tên là Lục Vân Tiên
Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành”
 Nói theo nhà văn, nhà phê bình văn học Hoài Thanh: “Trong cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong một xã hội suy tàn, Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào trận cả một đạo quân tưng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng thì thủ lĩnh đạo quân đó phải là Lục Vân Tiên chớ không phải là một ai khác”.
Chính Lục Vân Tiên tiêu biểu cho lý tưởng sống, đạo đức cao đẹp của nhân dân ta lúc bấy giờ. Chàng là người học rộng, tài cao, văn võ kiêm toàn lại luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp người khác khi hoạn nạn. Vừa từ tạ tôn sư xuống núi, định về kinh ứng thi, trên đường đi, chợt thấy một đám người khóc than bỏ chạy, chàng liến hỏi chuyện mới hay có một bọn cướp dữ vừa phá làng xóm và bắt đi hai cô gái. Lục Vân Tiên không chịu nổi cản bất bình, nổi giận: 
“Vân Tiên nổi giận lôi đình
Hỏi thăm lũ nó còn đình nơi nao.
Tôi xin ra sức anh hào
Cứu người cho khỏi lao đao buổi này”.
Thấy người mắc nạn, Lục Vân tiên liền ra tay:
“Vân tiên ghé lạibên đàng
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô”
 Dẫu chỉ mỗi một mình, bọn cướp thì đông ; dẫu trước đó, dân làng hết sức khuyên chàng tuổi trẻ không nê dính vào việc này, e sẽ mang hoạ vào thân, nhưng Lục Vân tiên chủ động đi tìm cướp, đánh tan chúng để cứu người gặp nạn yếu đuối. Hành động đánh cướp, trước hết bộc lộ tính cách anh hùng, tài năng và tấm lòng vị nghĩa của Vân Tiên. Hành đông “bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô” của chành trai Vân Tiên thật đẹp đẽ và mãnh liệt vì đã khắc hoạ được hình  ảnh một chàng trai nghĩa sĩ sẵn sàng trừ ác giúp dân. Chàng chỉ có một mình, hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng “người đều sợ nó có tài khôn đương”. Vậy mà Vân Tiên vẫn bẻ cây làm gậy xông vào đánh cướp. Hình ảnh Vân Tiên trong trận đánh thật dũng mãnh, bất chấp bọn cướp bao vây tứ phía. Lục Vân Tiên đã dũng cảm “tả đột, hữu xông”, “khác nào Triệu Tử mở vòng Đương Dương”. Ngay từ phần mở đầu truyện thơ, Nguyễn Đình Chiểu đã giới thiệu Vân Tiên là người “văn đà khởi phụng đằng giao - võ thêm tam lược lục thao ai bì”. Thì lúc này, chính là cơ hội để chàng thi thố tài năng võ nghệ của mình. hình ảnh Vân Tiên tung hoành với chiệc gậy trong tay, tạo một ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc của mọi thế hệ. Sức mạnh của chàng trai trẻ đã khiến bọn “lâu la khiếp sợ”: “Lâu la bốn phía vỡ tan  Đều quăng gươm giáo tìm đường chạy ngay”. Bọn lâu la phải quăng cả vũ khí để chạy tháo thân, còn tênđầu đảng thì:“Phong lai trở chẳng kịp tayBị Tiên một gậy thác rày thân vong”Thế là chỉ một mình, Vân Tiên đã tài giỏi dẹp xong lũ cướp. Nhưng điều đáng quý hơn cả của chàng nghĩa sỹ là thái độ vô tư. Làm xong việc nghĩa, chàng đã không coi đó là công ơn và từ chối việc đền ơn. Kiều Nguyệt Nga thì thoát nạn, cảm tạ chàng và xin được đền ơn:“ Hà Khê qua đó cũng gầnXin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.Gặp đây đang lúc giữa đàngCủa tiền không có, bạc vàng cũng không.Tưởng câu báo đức thù côngLấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi!” Nhưng Vân Tiên đã khẳng khái từ chối mọi sự đền đáp:
“Vân Tiên nghe nói liền cười
Làm ơn há dễ trông người trả ơn.”
 Nụ cười này mới đẹp làm sao! Trong nụ cười ấy như hàm chứa cả sự thông cảm lẫn sự bao dung.Vân Tiên đã làm việc nghĩa một cách vô điều kiện và coi đó là lẽ tự nhiên: ở đời là phải thế, không thể nào khác được. Vân Tiên cứu người mắc nạn là vì nghĩa, đó cùng chính là lý tưởng mà chàng ôm ấp và thực hiện:
“Nhớ câu kiến ngãi bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
 Tóm lại, Lục Vân Tiên là mẫu người hào hiệp, sẵn mạng trong mình truyền thống trọng nghĩa khinh tài của dân tộc ta. Phẩm chất cao đẹp ấy đáng được người đời sau truền tụng, học tập và phát huy. Lục Vân Tiên cho chúng ta một bài học lớn về tinh thần nghĩa hiệp, không thể làm ngơ trước tai hoạ và đau khổ của người khác. Trong xã hội ngày any, mẫu người như thế không phải là không có. Đọc báo, nghe đài , đọc sách chúng ta vẫn gặp họ đâu đó ở chỗ này, chỗ khác. Họ xứng đáng được xã hội biểu dương. ấp trang sách lại, hình ảnh hào hùng của chàng nghĩa sỹ sẵn sàng ra tay “trừ thói hồ đồ hại dân” vẫn cứ hiện rõ. Trong lời thơ mộc mạc của nhà thơ vẫn âm vang mãi một tấm gương sáng về tinh thần thượng võ.
3/Nhân vật Nguyệt Nga: 
 Đoạn truyện ngoài việc giới thiệu Lục Vân Tiên còn cho ta biết về Kiều Nguyệt Nga biểu hiện qua những lời giải bày của nàng với ân nhân. Đó là lời lẽ của một cô gái có giáo dục, có học thức. Cách nói năng của nàng dịu dàng, mực thước và chân thành: 
“Trước xe quân tử tạm ngồi, 
Xin cho tiện thiếp lậy rồi sẽ thưa. 
Chút tôi liễu yếu đào thơ, 
Giữa đường gặp phải bụi dơ đã phần. 
Hà Khê qua đó cũng gần, 
Xin theo cùng thiếp đền ân cho chàng”
 Là một cô gái rất mực đằm thắm ân tình, Nguyệt Nga nhớ ơn và mong muốn đền ơn người đã cứu giúp mình giữ được tiết hạnh: “Lâm nguy chẳng kịp giải nguy. Tiết trăm năm cũng bỏ đi một hồi” Nhất là cuối cùng, nàng đã tự nguyện gắn bó cuộc đời mình với cuộc đời chàng trai nghĩa khí ấy và sẵn sàng liều chết để giữ trọn ân tình chung thủy với người yêu. 
Suy cho cùng nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga chính là hai mặt của một cách sống. Một là làm ơn không cần người khác đền ơn. Hai là chịu ơn thì phải nhớ ơn. Đó cũng là tính cách sống có tính truyền thồng tốt đẹp của người Việt Nam chúng ta. Một cách sống cần được giữ gìn và phát huy. 
4/ Phương thức miêu tả nhân vật trong đoạn truyện : 
 Trong đoạn truyện này nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói. Do bị mù nên Truyện LVT sáng tác là để đọc truyền miệng. Dù các học trò và mọi người có ghi chép lại nhưng nói chung đã lưu truyền trong nhân gian chủ yếu qua các hình thức hát thơ, nói thơ, kể thơ. Cũng vì thế nên khi mô tả nhân vật tác giả ít chú ý khắc hoạ ngoại hình, cũng ít đi sâu phân tích nội tâm nhân vật. Nhân vật trong LVT thường đặt trong những mối quan hệ xã hội, những xung đột của đời sống rồi bằng hành động, cử chỉ, lời nói của mình mà tự bộc lộ tính cách ra. 
Ngoài ra tác giả cũng tỏ thái độ của mình trong việc ca ngợi hay phê phán nhân vật đó. 
5/ Ngôn ngữ của tác phẩm qua đoạn trích : 
Lời thơ mộc mạc giản dị gần gũi với lời ăn tiếng nói thường ngày và mang đậm sắc thái địa phương Nam bộ. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên ít trau chuốt uyển chuyển nhưng lại dễ đi sâu vào tâm hồn quần chúng nhân dân. 
Trong đoạn trích này, sắc thái ngôn ngữ đa dạng. Lời thơ bình dị chất pghác nhất là trong đoạn đầu, đoạn kế tiếp lời Vân Tiên bất bình, phẩn nộ cùng với lời tên cướp tự phụ hống hách và đoạn đối thoại giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga thì lời thơ mềm mỏng, xúc động chân thành. 
Ghi nhớ : LVT là một trong những truyện xuất sắc nhất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, được lưu truyền trong dân gian. Đoạn thơ trích thể hiện khát vọng hành động hành đạo giúp đời của tác giả và khắc hoạ những phẩm chất tốt đẹp của hai nhân vật chính : Lục Vân Tiên tài ba, dũng cảm, trong nghĩa khinh tài; Kiều Nguyệt Nga hiền hậu, nết na, ân tình chung thủy.

Tài liệu đính kèm:

  • docLuc Van Tien cuu Kieu Nguyet Nga.doc