Kế hoạch dạy học tự chon Ngữ Văn 9 - Trường THCS Quảng Phú - Tiết 1 đến tiết 17

Kế hoạch dạy học tự chon Ngữ Văn 9 - Trường THCS Quảng Phú - Tiết 1 đến tiết 17

TIẾT 1. VĂN BẢN NHẬT DỤNG- ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA

I. Mục tiêu cần đạt.

- Hệ thống lại các văn bản nhật dụng đã học, nêu được nd - nt

- Qua đó nắm lại về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của văn bản nhật dụng.

II. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.

- GV: Chuẩn bị kế hoạch dạy học bài học.

- HS : Ôn tập, hệ thống lại các vbnd đã học

III. Tổ chức dạy học.

- ổn định tổ chức lớp

- Kiểm tra sách vở của hs

 

doc 27 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 836Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kế hoạch dạy học tự chon Ngữ Văn 9 - Trường THCS Quảng Phú - Tiết 1 đến tiết 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
16Ngày soạn: 21/8/2008
Ngày dạy: 22/8/2008
Tiết 1. Văn bản nhật dụng- Đặc điểm và ý nghĩa
I. Mục tiêu cần đạt.
- Hệ thống lại các văn bản nhật dụng đã học, nêu được nd - nt
- Qua đó nắm lại về khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của văn bản nhật dụng. 
II. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
GV: Chuẩn bị kế hoạch dạy học bài học.
HS : Ôn tập, hệ thống lại các vbnd đã học 
III. Tổ chức dạy học.
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra sách vở của hs
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
1. Các văn bản đã học từ lớp 6- lớp 9
* Tổ 1: lớp 6
* Tổ 2: lớp 7
* Tổ 3: lớp 8
* Tổ 4: lớp 9
2. Hệ thống các văn bản nhật dụng(nêu nội dung và hình thức biểu đạt)
- Gv chia lớp thành 4 nhóm tổ chức trò chơi 
tiếp sức .
? Hãy kể tên các văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9.
Hs thảo luận trình bày.
Nhận xét đánh giá bổ sung.
- Gv kẻ bảng, hs lên bảng điền theo tổ
Lớp
Tên vănbản
Nọi dung
Hình thức biểu 
đạt
6
Cầu long biên chứng nhân 
lịch sử
Nơi chứng kiến những sự kiện lịch 
sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội
Tự sự, miêu tảvà biểu
 cảm
Động Phong Nha
Là Kì quan thế giới, thu hút khách 
du lịch, tự hào và bảo vệ danh thắng
 này
Thuyết minh và miêu 
tả
Bức tthư của thủ lĩnh da đỏ
Con người phải sống hoà hợp với thiên nhiên, lo bảo vệ môi trường
Nghị luận và biểu cảm
7
Mẹ tôi
Tình yêu thương kính trọng cha mẹ 
là tình cảm thiêng liêng của con cái
Tự sự, miêu tả, nghị 
luận và biểu cảm
Cuộc chia tay của những
 con búp bê
Tình cảm thân thiết của 2 anh em và 
nỗi đau chua xót khi ở trong hoàn 
cảnh bất hạnh
Tự sự, nghị luận, biểu
 cảm
Ca huế trên sông Hương
Vẻ đẹp của sinh hoạt văn hoá và 
những con người tài hoa xứ Huế
Thuyết minh, nghị
 luận, tự sự, biểu cảm
8
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Tác dụng của việc dùng bao ni lon 
đối với môi trường
Nghị luận và hành 
chính
Ôn dịch thuốc lá
Tác hại của thuốc lá(kinh té và sức 
khoẻ)
T/m, nluận và biểu
 cảm
Bài toán dân số
Mối quan hệ giữa dân số và sự phát triển xã hội
T/m và nghị luận
9
Tuyên bố thế giới về sự 
sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ 
và phát triển của trẻ em của cộng đồng quốc tế
Nghị luận, thuyết 
minh và biểu cảm
Đấu tranh cho một thế
 giới hoà bình
Nguy cơ chiến tranh hạt nhân & trách nhiệm ngăn chặn chiến tranh vì 
thế giới hoà bình
Nghị luận & biểu cảm
Phonh cách Hồ Chí Minh
Vể đẹp của phong cách Hồ Chí 
Minh; tự hào, kính yêu Bác
Nghị luận & biểu cảm
3. Khái niệm về văn bản nhật dụng
- Văn bản nhật dụng là kiểu vb đề cập đến những
 vấn đề hiện tượng của xh, nhữngthông tin nóng
 bỏng, những hiện tượngbức thiết gần gũi với cs 
trước mắt của conngười và cộng đồng & toàn thế 
giới.
4. Đặc điểm của văn bản nhật dụng
- Gắn chặt với thực tiễn cuộc sống có tính cập nhật 
cao , thể hiện rõ nất ở chức năng và đề tài.
- Được trình bày dưới hình thức đa dạng( tác 
phẩm văn chương, nghị luận, t.minh,bút kí... 
với nhiều phương thức biểu đạt)
- Lập luận chặt chẽ, luận điểm & luậ cứ xác thực, 
cụ thể, sống động, khách quan.
5. ý nghĩ của VBND.
- Mang tính chính trị xh cao, tính thời sự.
- Gắn liền với cuộc sống sinh hoạt thực tiễn gần
 gũi, bức thiết đối với cs thực tế.
- Mang ý ngghĩa lâu dài
? Em hiểu thé nào là văn bản nhật dụng?
? VBND có những đặc điểm gì? Phân tích?
? ý nghĩa của VBND là gì?
III. Giao bài tập về nhà.
Tìm các VBND ngoài c. trình đã học.
Học bài cũ.
Chuẩn bị bài mới: Những yêu cầu cơ bản trong hội thoại.
 Ngày soạn: 251/8/2008
 Ngày dạy: 29/8/2008
Tiết 2: Những yêu cầu cơ bản trong hội thoại
I. Mục tiêu cần đạt.
- Học sinh nắm được những yêu cầu cơ bản trong hội thoại.
- Biết vận dụng vào trong cuộc sống , giao tiếp hàng ngày để đạt được mục đích giao tiếp.
II. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
GV: Chuẩn bị kế hoạch dạy học bài học.
HS : Ôn tập phần hội thoại.
 III. Tổ chức các hoạt động dạy học
ổn định tổ chức lớp.
Kiểm tra bài cũ: ? Em hiểu thế nào là hội thoại?
Dạy học bài mới
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
1. Khái niệm hội thoại
- Là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có từ 2 người trở lên(hô- đáp)
Ví dụ: A- Bạn học bài cũ chưa?
 B- Tôi học bài cũ rồi.
2. Yêu cầu cơ bản trong hội thoại.
- Tuân thủ các p/c hội thoại.
- Có chủ đề.
- Từ ngữ xưng hô.
- Vai hội thoại.
- Tình huống giao tiếp; đối tượng giao tiếp; thói quen giao tiếp; địa điểm giao tiếp; mục đích giao tiếp.
- Những trường hợp không tuân thủ p/c hội thoạivì:
+ Người nói vô ý, vụng về , thiếu văn hoá.
+ Người nói phải ưu tiên cho 1 p/c hội thoại hoặc 1yêu cầu khác quan trọng hơn.
Người nói muốn gây sự chú ý.
- Cần sử dụng từ ngữ xưng hô thích hợp
? Em hiểu như thế nào là hội thoại?
? để hội thoại thành công chúng ta cần yêu cầu cơ bản gì?
Lấy dẫn chứng chứng minh.
? Những trường hợp nào không tuân thủ p/c hội thoại? Vì sao?
GV cho hs kể 1 số câu chuyện liên quan đến yêu cầu p/c hội thoại.
GV kể cho hs nghe 1 số câu chuyện tuân thủ và không tuận thủ p/c hội thoại , yêu cầu hs phân tích chỉ ra.
IV. Luyện tập:
Vận dụng phương châm hội thoại để phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du trong đoạn thơ sau:
Hỏi tên, rằng: "Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần".
* Gợi ý: - Các câu trả lời với người lớn tuổi hơn (Mã Giám Sinh trong vai chú rể) vi phạm phương châm gì?
	 - Thông tin trong các câu trả lời như thế nào?
	 - Từ các câu trả lời đó, em hình dung như thế nào về nhân vật Mã Giám Sinh?
* Kết luận: Phương châm hội thoại cũng là một công cụ đắc lực để nhà văn thể hiện ý đồ xây dựng nhân vật.
V. Giao bài tập về nhà.
- Học bài cũ.
-Tìm các câu chuyện có liên quan đến p/c hội thoại.
Chuẩn bị bài mới: Cách làm bài văn thuyết minh.
 Ngày soạn: 71/9/2008
 Ngày dạy:12/9/2008
 Tiết 3: Cách làm bài văn thuyết minh
I. Mục tiêu cần đạt.
- Củng cố về văn thuyết minh
- Rèn luyện kĩ năng làm văn t/m.
II. Chuẩn bị các phương tiện dạy học.
GV: KHDHBH, một số bài văn t/m mẫu.
HS: Ôn tập về văn t/m.
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
ổn định nề nếp lớp.
Kiểm tra bài cũ: ? Trong hội thoại cần đảm bảo những yêu cầu nào?
Dạy học bài mới:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
1. Thế nào là văn bản t/m?.
- Là loại vb thông dụng dùng trong mọi lĩnh vực của đời sống xh.
- Cung cấp tri thức, đặc điểm, tính chất của sự việc hiẹn tượng.
2. Đặc điểm của văn thuyết minh.
- Cung cấp tri thức đặc điểm, tính chất của sự việc, hiện tượng.
3. Phương pháp.
- Định nghĩa, số liệu, ví dụ, so sánh, nhân hoá.
4. Cách làm bài văn thuyết minh
- Tìm hiểu đề, tìm ý
- Xây dựng phương pháp t/m.
- Lập dàn ý.
- Viết bài.
- Đọc lại và sửa chữa.
(Kết hợp các yếu tố miêu tả và các biện pháp nghệ thuật.)
? Em hiểu như thế nào là vb t/m?
? Văn bản t/m có những đặc điểm nào?
? Văn t/m sử dụng những phương pháp nào là chính?
? Trình bài cách làm bài văn thuyết minh
IV. Luyện tập.
 Đề bài: Hãy giới thiệu về chiếc áo dài Việt Nam.
1.Xác định cách làm bài văn t/m cho đề bài trên
2. Lập dàn ý chi tiết .
3. Hãy chọn và viết 1 đoạn văn thông qua dàn ý.
V, Bài tập về nhà.
- Hoàn thành bài viết trên.
- ÔN tập phần: sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong vb t/m.
 Ngày soạn: 13/9/2008
 Ngày dạy: 20/9/2008
tiết 4: sử dụng 1 số biện pháp nghệ thuật trong vb t/m.
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh ôn tập củng cố, hệ thống hóa các kiến thức cơ bản về văn bản thuyết minh. Nâng cao hơn thông qua việc kết hợp với các biện pháp nghệ thuật.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kĩ năng viết văn bản thuyết minh.
3. Thái độ: Tích cực sử dụng các biện pháp nghệ thuật trong thuyết minh làm tăng giá trị biểu cảm. 
II. Chuẩn bị các phương tiện dạy học:
- Thầy: Kế hoạch dạy học bài học, một số đoạn văn mẫu.
- Trò: ôn tập lại các biện pháp nghệ thuật trong văn bản t/m
III. Tổ chức các hoạt động dạy học.
ổn định t/clớp.
Kiểm tra bài cũ: Sử dụng biện pháp nghệ thuật trong vb t/m có tác dụng gì?
Tổ chức dạy học bài mới.
*Cho đề bài: Hãy giới thiệu cây lúa Việt Nam.
1. Xác định cách làm bài văn trên.
2. Lập dàn bài chi tiết cho đề văn đó.
3. Xác định các biện pháp nghệ thuật sẽ sử dụng khi viết văn.
3. Viết các đoạn văn có sử dụng các biện pháp nghệ thuật
- Chia lớp thành 3 nhóm viêt 3 đoạn.
- Gọi đại diện các nhóm đọc.
- Các nhóm khác nhận xét.
-Gv nhận xét chunh. bổ sung , sửa chữa(nếu cần)
IV. Giao bài tập về nhà.
-Hoàn thành bài viết.
- Chuẩn bị bài các p/c hội thoại.
 Ngày soạn: 21/9/2008
 Ngày dạy: 26/9/2008
Tiết 5 :Các phương châm hội thoại
A. Mục tiêu: Giúp học sinh 
- Nắm vững hơn các phương châm hội thoại bằng cách khái quát các nguyên tăc hợp tác hội thoại.
- Hiểu ý nghĩa những lời rào đón trong giao tiếp.
- Hiểu các hàm ý, ý hội thoại.
- Vận dụng hiểu biết vào việc phân tích hàm ý hội thoại trong các văn bản và rèn luyện viết đoạn văn, bài văn.
B. Các hoạt động dạy và học:
Nội dung hoạt động
Hoạt động của thầy và trò
I. Các phương châm hội thoại nguyên tắc hợp tác
1. Phương châm về chất:
- Không nói những điều mình không tin là đúng.
- Không nói những điều mà mình không có bằng chứng xác thực.
2. Phương châm về lượng.
Yêu cầu: Lượng thông tin đúng như đòi hỏi, không thiếu, không thừa.
3. Phương châm về sự thích hợp (p/c quan hệ):
- Cần nói đúng đề tài giao tiếp tránh nói lạc đề.
4. Phương châm về cách thức:
Yêu cầu: Hãy nói dễ hiểu, đặc biệt là:
Tránh nói tối nghĩa
Tránh nói mập mờ.
Nói ngắn gọn, có trật tự.
* Trên đây là các p/c thuộc quy ước ngầm được mọi người thừa nhận nên người nói ít không chú ý.
II. Những lời rào đón trong giao tiếp
1. Tránh vi phạm nguyên tắc về chất:
- Thông tin chưa chính xác, thiếu bằng chứng, nó luôn hạn chế phán đoán. Nếu tôi không sai lầm thì tôi không nhớ rõ, nhưng , Tôi không giám chắc, nhưng 
- Khi người nói không có chứng cớ rõ ràng thường sử dụng: Tooi được nghe kể lại rằng, Nghe đồn là , Người ta nói là , Tôi đoán , hình như , có lẽ, phần nào đấy
2. Tránh vi phạm nguyên tắc về lượng đ không thể thông tin đầy đủ
đ Giải thích để chứng tỏ sự vi phạm nguyên tắc về lượng là hợp pháp ( nói nhiều thông tin hơn yêu cầu)
- “Xin lỗi  vị “ đ vô tình vi phạm nguyên tắc về lượng đ lời rào đón để người nghe thông cảm tránh khó chịu
3. Tránh vi phạm nguyên tắc về quan hệ: Chuyển hướng đề tài bằng: Tôi không 
4. Tránh vi phạm nguyên tắc về cách thức:
- Cố ý: Tôi xin 
- Cần kéo dài thời gián: Xin lỗi
* Khi giao tiếp người nói cần nắm vững những nguyên tắc hội thoại và có am hiểu tâm lý người đối thoại.
5. Để tránh vi pạhm nguyên tắc lịch sự: người nói có thể dừng: Nói ..
đ để giữ thể diện cho người nghe ngầm nói những điều này khó khăn lắm mới nói được đNhư xin lỗi trước tạo sự thân thiện giữa người nói và người nghe.
- Tài liệu sử dụng phục vụ tiết dạy: “một số kiến thức – kỹ năng nâng cao Ngưc Văn – lớp 9”
* Gv: Nói về nguyên tắc hợp tác, P.Gri-ce phát biểu: “Hãy làm cho phầ ... sự:
- Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện qua lại bằng lời nói giữa hai hay nhiều người với nhau trong đó diễ ra sự luân phiên giữa các phát ngôn của các phía (thường là 2 phía) cùng tham gia giao tiếp. Đặc trưng cho đối thoại là các phát ngôn thường ngắn gọn có cú pháp đơn giản và sử dụng nhiều phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ.
- Đối thoại trong văn bản tự sự cũng mang đầy đủ các đặc điểm trên. Có điều tất cả đều được miêu tả bằng con chữ nhất là các yếu tố phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ. Trong văn bản đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (Mỗi lượt lời là 1 lần gạch đầu dòng)
- Trong văn bản tự sự, đối thoại chẳng những có chức năng tái tạo sự giao tiếp bằng lời nói của các nhận vật làm cho câu chuyện thêm sinh động mà còn có tác dụng khắc hoạ tính cách và phẩm chất của nhân vật khá rõ nét.
VD: Qua lời đối thoại của Mã Giám Sinh: "Hỏi têngần" bản chất con buôn, cục cằn, thô lỗ, huyênh hoang của Mã Giám Sinh được bộc lộ rõ nét.
2. Độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự: - Độc thoại: là lời nói của 1 người nào đó nói với chính mình hoặc nói với 1 ai đó trong tưởng tượng. Đặc trưng cho độc thoại là các phát ngôn thường dài dòng, rườm rà, có cú pháp phức tạp hơn so với đối thoại.
- Tuy nói với bản thân mình nhưng độc thoại có 2 hình thức biểu hiện: độc thoại cất thành tiếng (thành lời) và độc thoại không cất thành tiếng (nói thầm với chính mình) Trường hợp sau được gọi là độc thoại nội tâm.
- Độc thoại nội tâm là phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, chỉ diễn ra trong suy nghĩ thể hiện trực tiếp quá trình tâm lí bên trong mô phỏng hoạt động suy nghĩ, cảm xúc của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.
- Trong văn bản tự sự khi nhân vật độc thoại thành tiếng thì trước phát ngôn có gạch đầu dòng còn khi độc thoại không cất thành tiếng (độc thoại nội tâm) thì trước phát ngôn không có gạch đầu dòng.
-Đối thoại là gì? Đối thoại trong văn bản tự sự là gì?
Em hãy lấy ví dụ?
? Em hiểu độc thoại là gì? Độc thoại nội tâm là gì?
II. Luyện tập.
Bài tập: Xác định những đoạn độc thoại và độc thoại nội tâm trong đoạn trích "Làng" của Kim Lân"
+ Độc thoại: "Hà, nắng gớm, về nào"
	 ".Chúng bay ăn miếng cơm haythế này "
+ Độc thoại nội tâm:"Chúng nó cũng kà trẻ con bằng ấy tuổi đầu"
? Độc thoại và độc thoại nội tâm có vai trò gì trong văn bản tự sự?
- Độc thoại và nhất là độc thoại nội tâm là tác phẩm thức quanz trong để phân tích tâm lí, đi sâu vào nội tâm nhân vật, bộc lộ được tư tưởng, tình cảm, tính cách nhân vật và thể hiện được những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp trong thế giới nội tâm của con ngườilà làm cho câu chuyện sinh động hơn.
VD: Những hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm trên đã giúp nhà văn thể hiện được sâu sắc tâm trựng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu của ông theo giặc=> câu chuyện sinh động hơn
(Hết tiết 15)
Tiết 16:Thực hành - luyện tập
* Bài tập cho đối tượng đại trà:
Phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích từ "Mãi khuyahiu hắt" trong đoạn trích "Làng" của Kim Lân
* Bài tập cho đối tượng khá giỏi:
Viết 1 đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn trong đó sử dụng cả hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
( gợi ý: BDNV9/288)
Học sinh làm bài độc lập, sau đó giáo viên gọi hs trình bày và nhận xét.
* Đánh giá điều chỉnh kế hoạch,
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 14/12/2008
Ngày dạy: 19 /12/2008
Tiết 17: Hệ thống văn học trung đại ngữ văn 9
A. Mục tiêu cần đạt:
- Hệ thống và củng cố lại các tác phẩm văn học thời kì trung đại từ đầu năm học đến nay, nâng cao hiểu biết về thời kì văn học này
- Giúp hs cảm nhận tốt về nội dung ở từng tp.
- Học tập cách viết chuyện tự sự.
- Nêu cảm nghĩ về nhân vật.
B. Tổ chức dạy học.
I. Yêu cầu học sinh lập bảng thống kê các tác phẩm văn học trung đại đã học theo bảng sau:
TT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Năm Stác
Nội dung
Nghệ thuật
1
Chuyện người con gái Nam Xương
Nguyễn Dữ
Truyền kì
Tk 16
Thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ dưới chế độ pk đòng thời kđ vẻ đẹp tinh thần của họ
- Yếu tố hoang đường kì ảo
- Nt dựng chuyện, miêu tả nv..
- Kết hợp ts, trữ tình
2
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Phạm Đình Hổ
Tùy Bút
Tk 19
Phản ánh đời sống xa hoa của vua chúa và sự nhũng nhiễu của quan lại thời Lê Trịnh.
ghi chép cụ thể, chân thực, sinh động
3
Hoàng Lê nhất thống chí
Ngô Gia Văn phái
Chí
Cuối tk 18, đầu 19
Tái hiện h/a người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ oai phong lẫm liệt và sự thảm hại của bè lũ cướp nước và bán nước.
- Lối văn trần thuậtkết hợp với miêu tả 1 cách cụ thể sinh động.
4
Truyện Kiều
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Tái hiện lại xh bất công tàn bạo, là tiếng nói thương cảm trước số phận con người.
Ngôn ngữ đặc sắc.
Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn
5
Chị em Thúy Kiều
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Miêu tả chân dung và vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều
Bút pháp ước lệ
6
Cảnh ngày xuân
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Bức tranh thiên nhiên lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng
Bút pháp miêu tả giàu chất tạo hình
7
Kiều ở lầu Ngưng Bích
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của Kiều
Bút pháp tả cảnh ngụ tình
8
Mã Giám Sinh mua Kiều
Nguyễn Du
Truyện Nôm
TK 19
Hình ảnh Mã Giám Sinh với bản chất xấu xa đê tiện
Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ
9
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga 
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện Nôm
Tk XIX
Thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời và phẩm chất đẹp đẽ của LVT & KNN
Ngôn ngữ giản dị mang đậm chất Nam Bộ
10
Lục Vân Tiên gặp nạn
Nguyễn Đình Chiểu
Truyện Nôm
Tk XIX
Tái hiện nhân cách cao cả của gia đình ông ngư và những toan tính thấp hèn, sự vô nhân đạo của Trịnh Hâm
- ngôn ngữ bình dị, giàu cảm xúc
II. Tình hình xã hội :
? Văn học trung đạilà thời kì văn học phát triển trong khoảng thời gian nào?
- Từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
? Nêu tình hình xã hội nước ta thời kì VH trung đại?
 -Từ thế kỷ X đất nước ta đã giành được quyền tự chủ (938 ) .
 - Giai cấp phong kiến Việt Nam đóng vai trò tích cực trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm : kháng chiến chống giặc Tống , quân Nguyên – Mông , giặc Minh , giặc Thanh và thực dân Pháp xâm lược ( 1858 ) .
 - Xã hội có hai tầng lớp giai cấp chính : phong kiến và nông dân .
III. Tình hình văn học :
? Tình hình văn học thời kì này như thế nào?
 - Văn học trung đại ( văn học viết thời phong kiến ) từ đầu thế kỷ X-hết TK XI X cùng với sự xuất hiện một số tác phẩm văn học của các tác giả có tên hoặc khuyết danh 
 -Tầng lớp trí thức tinh thông về Hán học có tinh thần dân tộc công khai mở dòng văn học viết này .
 - Dòng văn học viết ra đời đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình văn học Việt Nam và cùng với văn học dân gian làm cho diện mạo văn học dân tộc hoàn chỉnh , phong phú .
 -Văn học trung đại gồm hai thành phần chính : 
 – Văn học chữ Hán : 
 - Sáng tác bằngchữ Hán song vẫn có tính dân tộc cao bởi nó phản ánh đất nước và xã hội , con người Việt Nam . Mặc dù vậy bộ phận văn học này vẫn có những hạn chế nhất định vì tiếng Hán không đợc dùng phổ biến ở nớc ta (trớc đây chỉ có trong tầng lớp quý tộc ) .
 - Các tác phẩm và các tác giả tiêu biểu như : 
 +Nguyễn Trãi : Bình Ngô đại cáo , ức Trai thi tập , Lam Sơn thực lục ,Phú núi Chí Linh , Lam Sơn Vĩnh Lăng thần đạo bi , Quân trung từ mệnh tập .
 + Nguyễn Bỉnh Khiêm : Bạch Vân thi tập .
 + Nguyễn Dữ : Truyền kỳ mạn lục .
 + Ngô gia văn phái ( dòng họ Ngô Thì ) : Hoàng Lê nhất thống chí .
 + Lê Hữu Trác : Thượng kinh ký sự .
- Văn học chữ Nôm :
 - Ra đời muộn hơn văn học chữ Hán ( khoảng thế kỷ XIII ) song đây là một bước ngoặt lớn của quá trình phát triển văn học dân tộc .
 - Văn học chữ Nôm ra đời thuận lợi hơn trong việc phản ánh trung thực cuộc sống , tinh tế hiện thực đất nớc và đời sống tâm hồn con ngời Việt Nam bởi thế đã xuất hiện đông đảo đội ngũ các nhà văn ,nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi ( Quốc âm thi tập ) , Nguyễn Bỉnh Khiêm ( Bạch Vân quốc ngữ thi tập ) ,hay Thiên Nam ngữ lục , hoặc Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông và Hội Tao Đàn , Thơ Hồ Xuân Hương , Thơ Bà huyện Thanh Quan, Truyện Kiều của Nguyễn Du 
Giáo viên cung cấp kiến thức: 
 Văn học Việt nam phát triển trong sự gắn bó mật thiết với lịch sử dân tộc , tuy nhiên không phải các thời kì văn học đều trùng khít với các thời kì lịch sử .
 -ở thời kì này , nền văn học phát triển trong môi trường xã hội phong kiến qua nhiều giai đoạn , về cơ bản vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập tuy phải chống lại nhiều cuộc xâm lược và cả ách đô hộ của phong kiến phương Bắc . Bởi vậy văn học thời kì này chịu sự chi phối của quan niện tư tưởng nghệ thuật phong kiến .
 - Văn học chia làm 4 giai đoạn : 
 + Từ đầu thể kỉ X đén hết thế kỉ XV .
 + Từ đầu thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ nửa đầu thế kỉ XVIII .
 + Nửa cuối thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XI X. 
 + Nửa cuối thế kỉ XI X .
 - Nội dung : Gồm có hai nguồn cảm hứng chính :
 - Cảm hứng yêu nước .
 - Cảm hứng nhân đạo .
 ( GV cho HS tự nêu nội dung cụ thể từ một số văn bản đã học ở lớp 8 ) 
 1/ Cảm hứng yêu nước : 
 Cảm hứng yêu nước gắn với tư tưởng trung quân được biểu hiện phong phú ở các khía cạnh : 
 -ý thức tự chủ , tự cường 
 - Niềm tự hào dân tộc : văn hiến , phong tục tập quán , truyền thồng lịch sử chống giặc ngoại xâm , các anh hùng hào kiệt 
 - Tình yêu quê hương đất nước .
 - Lòng yêu chuộng hoà bình , căm thù quân xâm lược , ý chí quyết chiến , quyết thắng kẻ thù .
 2/ Cảm hứng nhân đạo :
 Nhân đạo : - Nhân : cốt lõi , căn bản .
 -Đạo : điều đúng , điều phải , điều thiện .
 -> Là cảm hứng hướng về con người , vì con người ( thương xót ,bảo vệ ,ca ngợi , đề cao , bênh vực , trân trọng  hoặc tố cáo , lên án , phê phán cái ác ,cái xấu )
 - Tư tưởng nhân đạo có nguồn gốc trong truyền thống thương người của người Việt , kết hợp với tư tưởng từ bi của nhà Phật và tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo .
 -Tư tưởng nhân nghĩa biểu hiện thành các khuynh hướng yêu tự do , chính nghĩa , yêu nhân phẩm , khát vọng hạnh phúc cá nhân , cảm thông với các số phận đau khổ , lên án mọi thế lực bất công trong xã hội , đề cao quyền sống con người , mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người .
 Ví dụ : Truyện Kiều của Nguyễn Du , Chinh phụ ngâm khúc ( Đặng Trần Côn – 
Đoàn Thị Điểm dịch ) , Cung oán ngâm khúc ( Nguyễn Gia Thiều ).
 Bài tập : 
 Qua các văn bản “Chuyện người con gái nam Xương” và “ Truyện Kiều” em hãy làm rõ văn học thời kì này mang đậm tinh thần nhân đạo
.
 (Hết tiết 17)
Tiết 18- Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • doctu chon van 9(13).doc