LUYỆN NÓI :
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ
I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS :
- Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
- Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
- Bồi dưỡng ý thức “học đi đối với hành”.
II. Chuẩn bị :
· GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm.
· HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : “Bàn về bài thơ “Mùa xuân nho nho” của Thanh Hải”.
III. Tiến trình tiết dạy :
1. Ổn định lớp (1)
2. Kiểm tra bài cũ (4) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà.
3. Bài mới : Nêu ý nghĩa và yêu cầu ( nội dung nói và hình thức nói ) của tiết luyện nói.
Ngay soan 08 03 2011 Tuan 28 Ngy day 10 03 2011 Tiet 139 LUYỆN NÓI : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ I. Mục tiêu cần đạt : Giúp HS : Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ. Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Bồi dưỡng ý thức “học đi đối với hành”. II. Chuẩn bị : GV : Phương án tổ chức lớp : thảo luận nhóm. HS : Lập dàn ý chi tiết cho đề văn : “Bàn về bài thơ “Mùa xuân nho nho” của Thanh Hải”. III. Tiến trình tiết dạy : Ổn định lớp (1’) Kiểm tra bài cũ (4’) : Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà. Bài mới : Nêu ý nghĩa và yêu cầu ( nội dung nói và hình thức nói ) của tiết luyện nói. HĐ của GV HĐ của HS Nội dung kt Hđ 1 : Hd HS thảo luận nhóm để thống nhất dàn ý trước khi nói. * Cho HS thảo luận nhóm để thống nhất dàn ý. * GV giới thiệu dàn bài tham khảo. (1) Mở bài : - Thanh Hải là một nhà thơ cách mạng, suốt đời cống hiến cho sự nghiệp chung của Tổ quốc. - “Mùa xuân nho nhỏ” được viết vào tháng 11 – 1980. Bài thơ là khúc hát về mùa xuân và sức xuân. (2) Thân bài : (a) Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời ( khổ 1 ) : - Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời, giọt long lanh rơi -> Mùa muân tươi đẹp (không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm), tràn trề sức sống và niềm vui rạo rực. - “Từng giọt tôi hứng” -> Cảm nhận bằng tất cả các giác quan, cảm giác có sự chuyển đổi Tiếng chim từ chỗ là âm thanh (cảm nhận được bằng thính giác) chuyển thành từng giọt ( có hình và khối, cảm nhận được bằng thị giác ), từng giọt ấy lại long lanh ánh sáng và màu sắc, có thể cảm nhận cả bằng xúc giác -> Tác giả say sưa, ngây ngất trước cảnh đất trời vào xuân. (b) Mùa xuân của đất nước, cách mạng ( khổ 2 – 3 ) : - Điệp từ “Mùa xuân”, “lộc” -> Mùa xuân gắn bó mật thiết, ân tình với con người, theo con người đi khắp nơi - Điệp cấu trúc, từ láy -> nhịp xuân hối hả, khẩn trương, tưng bừng, nhộn nhịp, náo nức, âm thanh rộn ràng. - Khái quát lịch sử đất nước : + Có bề dày lịch sử ; nhiều gian lao, thử thách chồng chất. + So sánh, từ “cứ” -> đất nước như vì sao, không bao giờ chùng bước, luôn tiến về phía trước. (c) Tâm niệm, khát vọng của nhà thơ : - “Ta làm xao xuyến” Điệp từ -> Chung sức, chung lòng, tự nguyện cống hiến phần tốt đẹp – dù nhỏ bé của mình cho cuộc đời chung, cho đất nước . - “Một mùa xuân .. khi tóc bạc” -> từ láy, điệp ngữ -> Cống hiến khiêm tốn, âm thầm, lặng lẽ và suốt cả cuộc đời. => Lẽ sống đẹp, “sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình ?” (d) Khổ cuối : Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế. 3. Kết bài : - Bài thơ theo thể năm tiếng, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, những so sánh và ẩn dụ sáng tạo. - Bài thơ là tiếng lòng thiết tha yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời ; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước ; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. Hđ 1 : Thảo luận nhóm để thống nhất dàn ý. I. Đề : “Bàn về bài thơ “Mùa xuân nho nho” của Thanh Hải”. Hđ 2 : Hd HS luyện nói trước lớp. * Gọi 1 HS nói phần Mở bài -> HS khác nhận xét -> GV góp ý . * Gọi 1 – 2 HS nói phần Thân bài -> HS khác nhận xét ( bổ sung ) -> GV góp ý. * Gọi 1 HS nói phần Kết bài -> HS khác nhận xét -> GV góp ý . * Cho HS khá – giỏi trình bày cả bài -> GV nhận xét, góp ý. * GV tổng kết tiết luyện nói. Hđ 2 : Luyện nói theo dàn ý trước trước tập thể lớp -> Góp ý cách trình ( cách nói ) bày của bạn. Hđ 3 : Dặn dò : Soạn bài : “Những ngôi sao xa xôi”, cụ thể : + Đọc kĩ vb và các chú thích sau vb. + Tìm hiểu những nét cơ bản về tác giả , tác phẩm. + Trả lời các câu hỏi phần Đọc – hiểu vb.
Tài liệu đính kèm: