Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Tiết 41 đến tiết 45

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Tiết 41 đến tiết 45

Tiết 41: ĐỒNG CHÍ

 ( Chính Hữu)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.

- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bĩ làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngơn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.

2. Kĩ năng:

 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.

- Bao quát tồn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.

- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ dĩ thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh về tình cảm đồng chí, đồng đội, tình bạn, tình người

B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

 Bảng phụ và một số tư liệu về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp

 

doc 15 trang Người đăng honghoa45 Lượt xem 584Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2012 - Tiết 41 đến tiết 45", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9
Tiết 41: Đồng chí
Tiết 42+43: Bài thơ về tiểu dội xe không kính
Tiết 44: Tổng kết về từ vựng (Từ đơn, từ phức,... Từ nhiều nghĩa)
Tiết 45: Tổng kết về từ vựng (Từ đồng âm,... Trường từ vựng)
Ngày soạn:13/10/2012
Ngày giảng:15/ 10/ 2012
Tiết 41: ĐỒNG CHÍ
 ( Chính Hữu)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Một số hiểu biết về hiện thực những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc ta.
- Lí tưởng cao đẹp và tình cảm keo sơn gắn bĩ làm nên sức mạnh tinh thần của những người chiến sĩ trong bài thơ.
- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: ngơn ngữ thơ bình dị, biểu cảm, hình ảnh tự nhiên, chân thực.
2. Kĩ năng:
 - Đọc diễn cảm một bài thơ hiện đại.
- Bao quát tồn bộ tác phẩm, thấy được mạch cảm xúc trong bài thơ.
- Tìm hiểu một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, từ dĩ thấy được giá trị nghệ thuật của chúng trong bài thơ.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh về tình cảm đồng chí, đồng đội, tình bạn, tình người
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
	Bảng phụ và một số tư liệu về người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
 ? Đọc thuộc lịng bài thơ: Tiếng vọng? nêu cảm nhận của em về bài thơ?
Học sinh đọc thuộc lịng diễn cảm, trơi chảy. 4đ
Nêu được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ:
+ Bài thơ vừa ca ngợi vừa tiếc nuối tuổi thơ hồn nhiên, trong trẻo và thơ mộng vừa bộc lộ niềm khao khát hướng đến một cuộc đời đẹp đẽ có ý nghĩa trong hiện tại. 3đ
+ Bài thơ có cấu trúc theo hình thức đối thoại dưới dạng phân thân, hệ thống hình ảnh giàu sức gợi cảm, ngơn ngữ chắt lọc, thể hiện những rung động rất thực nhưng cũng rất tinh tế trong tam hồn thi sĩ. 3đ 
 2. Bài mới: Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, phần lớn các tác phẩm viết về người lính cách mạng thường chủ yếu khai thác những cảm hứng lãng mạn anh hùng với những hình ảnh có tính ước lệ mang dáng dấp tráng sĩ, trượng phu như “Tây tiến” của Quang Dũng; “đèo cả” của Hữu Loan Nhưng trong bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu lại mở ra một khuynh hướng khai thác viết về quần chúng kháng chiến thể hiện tình cảm sâu nặng của người línhBài học hôm nay sẽ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp chân thật giản dị và cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ.
Hoạt động của Gv-Hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1. Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm
- Hướng dẫn học sinh đọc: đọc chậm, chú ý nhấn mạnh ở nhứng hình ảnh mang sức nặng tư tưởng của bài thơ.
? Em biết gì về tác giả?
- Chính Hữu sinh 1926,quê Hà Tĩnh, là nhà thơ quân đội. Thơ ông hầu như chỉ viết về người lính và hai cuộc kháng chiến, đặc biệt là những tình cảm cao đẹp của người lính như tình đồng chí đồng đội, tình quê hương sự gắn bó giữa tuyền tuyến và hậu phương. Tập thơ chính “đầu súng trăng treo”.
? Xuất xứ và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.
- Bài thơ được rút từ tập thơ “đầu súng trăng treo”, tác giả sáng tác bài thơ sau khi cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.
GV: Chính Hữu không có nhiều thơ, đây là bài thơ của ông được nhiều người biết đến. Bài thơ là sự thể hiện tình cảm tha thiết và sâu nặng của tác giaiar với nhứng đồng chí đồng đội của mình.
? Bài thơ được sáng tác theo thể thơ gì? Bố cục của bài thơ như thế nào?
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ tự do. 
 - Bố cục: 3 phần
? Bài thơ có tiêu đề là “đồng chí”.Vậy, em hiểu thế nào là đồng chí?
- Đồng: cùng, chí: chí hướng.Vậy đồng chí là những người cùng chí hướng, lí tưởng. Đây là tình cảm mới mẻ xuất hiện từ khi nước ta có Đảng.
? Vậy đại ý của bài thơ này là gì?
- Bài thơ ca ngợi tình đồng chí cao đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. 
GV: bài thơ lấy cảm hứng từ cuộc sống thực của người lính trong kháng chiến. Có người cho rằng hình ảnh cuối bài thơ là hình ảnh đẹp nhất về cuộc đời người chiến sĩ . Vì thế, tác giả lấy nó để đặt tên cho tập thơ duy nhất của mình.
Hoạt động 2. 
Bước 1: Cơ sở của tình đồng chí
 Học sinh đọc đoạn thơ đầu. Xác định nội dung của đoạn thơ này.
? Xuất thân của người lính được tác giả khắc hoạ bằng những hình ảnh nào? Nêu cảm nhận của em về những hình ảnh ấy?
? Em hiểu thế nào là “Nước mặn đồng chua”
? Vùng đất “đất cày lên sỏi đá” là vùng đất như thế nào. 
? Tác giả sử dụng nghệ thuật gì qua câu thơ này?
? Từ đó em hiểu gì về quê hương anh bộ đội. 
-Họ đến từ các miền quê khác nhau, nhưng đều là những vùng quê nghèo khổ
GV : tình đồng chí được hình thành dựa trên sự đồng cảm giai cấp, tầng lớp vô sản nghèo.
? Đến từ những vùng quê khác nhau, anh với tôi vốn là những người xa lạ. Vậy, hoàn cảnh nào khiến họ xích lại gần nhau?
? Súng và đầu là hai hình ảnh tượng trưng cho điều gì.
- Tượng trưng cho ý chí và tình cảm.
? Theo em, vì sao cuộc kháng chiến có thể làm nên điều kì diệu đó?
- Họ xích lại gần nhau bởi vì lúc này, họ đã là những người cùng nhiệm vụ, cùng chiến hào chiến đấu: súng bên súng, đầu sát bên đầu”. Từ trong những gian khó của cuộc chiến đấu, họ chia sẻ mọi buồn vui, gian khó, và trở thành tri kỉ: “đêm rétđôi tri kỉ”.
? Em có nhận xét gì về cách dùng hình ảnh trong đoạn trích này.
? Vậy cơ sở thứ hai của tình đồng chí là gì.
? Hãy phân tích cái hay của câu thơ thứ bảy.
- Câu thơ chỉ có 1 từ, nó như một nốt nhấn của bản nhạc, nó là sự kết tinh của mọi cảm xúc, mọi tình cảm: tình người, tình đồng đội.
- Câu thơ vang lên như một phát hiện , một lời khẳng định về tình cảm cao đẹp nhất của người lính trong kháng chiến. Đồng thời, nó có tác dụng gắn kết đoạn đầu với đoạn sau của bài thơ. Nó vang lên giản dị mộc mạc và rất đỗi thiêng liêng, cảm động khẳng địng và ngợi ca một tình cảm cách mạng mới mẻ, bắt nguồn từ tình cảm truyền thống: tình bạn, tình đồng đội trong chiến đấu nhưng đã được đổi mới và nâng cao trong hoàn cảnh mới, thời đại mới.
? Qua đó em hiểu gì về tình cảm của người lính.
? Tình đồng chí được hình thành trên những cơ sở nào?
Cùng cảnh ngộ xuất thân nghèo khó
Cùng chung chiến hào chiến đấu.
Cùng chia sẻ những gian lao, niềm vui trong chiến đấu
Cuộc chiến đấu ấy chính là cơ sở giúp những con người vốn xa lạ trở thành tri kỉ.
Bước 2: Những biểu hiện của tình đồng chí
- Gọi học sinh đọc đoạn còn lại của bài thơ.
? Cảm hứng của bài thơ được thay đổi như thế nào trước và sau dòng thơ thứ 7.
- Sau dòng thơ thứ bảy, tác giả không nói về cơ sở hình thành tình đồng chí nữa mà nói về những biểu hiện của tình đồng chí trong chiến đấu.
? Biểu hiện đầu tiên của tình đồng chí sau những tháng ngày chia sẻ buồn vui, khó khăn trong chiến đấu là gì.
- Người lính đã cảm thấu tâm tư, nỗi lòng của nhau: “ruộng nương anh.
? Hãy phân tích cái hay trong cách dùng từ của tác giả trong câu thơ: “Gian nhà không.” (? Từ nào là điểm sáng của câu thơ, nó nói lên được điều gì sâu sắc)
? Em hiểu gì về từ mặc kệ; thể hiện thái độ gì của người lính.
- Tác giả dùng từ “mặc kệ” rất đắt, nó vừa cho thấy sự nghèo nàn của người lính, vừa cho thấy sự dứt khoát ra đi của người lính mà không phải là sự vô tình, vô tâm.
GV: quyết tâm ra đi, bỏ lại sau lưng những gì thân thiết người lính đi vào cuộc chiến đấu.
? Qua đoạn thơ, em có cảm nhận gì về cuộc sống của người lính trong chiến đấu.
? Cuộc sống của người lính được thể hiện qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó thể hiện được điều gì sâu sắc.
- Cuộc sống của người lính được thể hiện qua những hình ảnh: áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, miệng cười buốt giá, chân không giày, sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật, cách dùng từ và cấu trúc câu trong đoạn thơ trên.
- Bằng cảm hứng hiện thực, tác giả khắc hoạ sinh động hình ảnh quân đội đầu trần chân đất, với bao gian khó tưởng chừng chư không thể vượt qua (liên hệ bài thơ khác của Quang Dũng)
? Em có nhận xét gì về cuộc sống của họ.
- Tất cả cho thấy cuộc sống hết sức khó khăn, gian khổ phải chịu sự đe doạ của cơn sốt rét rừng, cái đói đe doạ
? Thái độ của người lính trong cuộc sống đầy gian truân ấy?
- Luôn vui vẻ mỉm cười vượt qua những khó khăn gian khổ ấy.
? Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì qua những hình ảnh trên.
- Tác giả đã xây dựng một hình ảnh đối lập rất độc đáo: khó khăn là thế nhưng vẫn không làm tắt nụ cười của người lính.
? Nhờ vào sức mạnh nào mà người lính có thể vượt qua được những khó khăn đó.
- Nhờ vào tình đồng chí cao cả thiêng liêng: “Thương nhau”. Đây là dòng thơ thể hiện sức mạnh của tình đồng chí.
? Em hãy phân tích cái hay của dòng thơ này? Cái bắt tay đó nói lên điều gì?
- Mọi sức mạnh được truyền cho nhau qua cái nắm tay đầy ý nghĩa, bàn tay giao cảm thay cho mọi lời nói, bàn tay thay cho lời nói đoàn kết, sự cảm thông, và cả lời hứa hẹn lập công
- Một hình ảnh mang sức nặng tư tưởng, nó thể hiện tình cảm của anh bộ đội mộc mạc, không ồn ào nhưng lại thấm thía, im lặng nhưng nó lại nói được nhiều hơn những gì cần nói.
? Vậy em thấy tình cảm của họ như thế nào?
? Tình cảm đó còn nói lên điều gì?
GV: Hình ảnh đẹp nhất về cuộc sống của người lính được tác giả phác hoạ ở cuối bài thơ, em hãy đọc lại 4 cau thơ cuối.
? Em có nhận xét gì về không gian, thời gian mà khi người lính làm nhiệm vụ.
- Trong một đêm canh giặc tới, giữa rừng hoang đầy sương muối, lạnh buốt, nguy hiểm đang rình rập. 
? Tư thế của họ, tinh thần của họ như thế nào trước hoàn cảnh khó khăn đó.
- Tư thế vững chãi, chủ động.
- Giữa cái nền hiện thực ấy, một hình ảnh hết sức lãng mạn xuất hiện: “Đầu súng trăng treo”
? Theo em đó là hình ảnh thực hay hình ảnh lãng mạn trong tâm tưởng của nhà thơ.
GV đó là hình ảnh thực mà nhà thơ đã tâm sự
? Nhịp điệu của câu thơ này có gì độc đáo? Những hình ảnh ở câu thơ gợi cho em những liên tưởng gì?
-Hình ảnhthực, kết hợp với lãng mạn. Nó gợi cho người đọc nhiều liên tưởng: gần - xa, thực tại - mơ mộng, chất chiến đấu và chất trữ tình, thi sĩ và chiến sĩ, chiến tranh và hoà bình
GV : đó là các mặt hài hoà, bổ sung cho nhau trong cuôïc sống của người lính, và nó đã trở thành biểu tượng về cuộc sống của người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
 Bước 3: Hướng dẫn tổng kết
? Hãy nêu những cảm nhận của em về giá trị nghệ thuật của bài thơ?
- Bài thơ sử dụng ngôn ngữ hết sức bình dị, chân thật, nhưng cô đọng, giàu sức gợi
GV : dẫn lời củaChính Hữu 
? Đặt bài thơ vào hoàn cảnh ra đời, hãy nêu giá trị về nội dung của bài thơ?
- Bài thơ này là bài thơ thành công sớm nhất của thơ ca viết về bộ đội, nó mở ra một khuynh hướng sáng tác mới: khai thác về hiện thực đời sống người lính.
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
- Chính Hữu (1926), quê Hà Tĩnh.
- Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.
2. Tác phẩm
- Trích từ tập thơ “Đầu súng trăng treo”.
3. Đại ý: Bài thơ ca ngợi sự cao đẹp và tình đồng chí của những người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
II. Đọc- hiểu văn bản
1. Cơ sở hình thành tình đồng chí.
- Quê hương anh.
- Làng tôi nghèo.
Ž Thành ngữ 
Ž Xuất thân từ những vùng quê nghèo khổ Ž cùng chung giai cấp.
Súng bên súng
Đêm r ... g thơ làm cho bài thơ mang giọng điệu nới mẻ, trẻ trung, tinh nghịch.
? Hai khổ thơ làm sáng lên phẩm chất gì của người lái xe?
- Phẩm chất dũng cảm, tinh thần lạc quan coi thường khó khăn gian khổ, lái xe trong mưa bụi vậy mà họ vẫn lạc quan cười ha ha một cách mạnh mẽ, sảng khoái, bất cần.
- Học sinh đọc khổ 5,6
? Hai khổ thơ cho người đọc rõ hơn những nét sinh hoạt gì của người chiến sĩ?
- Những người lái xe trong niềm vui ấm áp tình đồng chí, đồng đội.
? Trong đoạn thơ, em thích nhất hình ảnh nào? Vì sao?
- Học sinh thảo luận trong 2 phút.
- Cái bắt tay qua cửa kính vỡ khi gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới đường ra trận mùa này đẹp lắm hình ảnh bếp Hoàng Cầm, võng dù mỏng manh, chông chênh chỉ là tạm thời còn mục đích là đi, lại đi, lại lên đường, nắm chắc vô lăng đi về phía trước với một niềm tin vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.
? Nêu câu hỏi thảo luận: cuối bài thơ, tác giả trở lại hình ảnh chiếc xe không kính để làm gì? Câu kết hay ở chỗ nào?
Tác giả nhắc lại hình ảnh những chiếc xe không kính là để khẳng định những gian khổ, khó khăn, nguy hiểm ngày càng tăng, ngày càng khốc liệt của nhiệm vụ chiến đấu. Nhưng tất cả vì niềm Nam ruột thịt. Không khó khăn nào, kẻ thù nào có thể cản nổi. Vì trong xe có một trái tim của người chiến sĩ anh hùng. Ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc của những chiến sĩ lái xe đã thể hiện trong cách nói, hình ảnh mới lạ, bất ngờ và chân thực ấy.
? Bài thơ có gì độc đáo về nghệ thuật?
- Sử dụng cách thể hiện gần văn xuôi, hình ảnh chân thực, trần trụi, giọng thơ ngang tàng tự nhiên.
? Hình ảnh người lính chống Mĩ và người lính chống Pháp có gì giống và khác nhau?( qua hai bài thơ: đồng chí vàbài thơ về tiểu đội xe không kính)
- HS tự trình bày: cả hai đều yêu nước, nhiệt tình CM, sống vì nhau để chiến đấu, sống lạc quan, tin tưởng vào CM.
3. Hình ảnh người lính lái xe:
*Khổ thơ 1 - 2.
- Tư thế: Ung dung ngồi.
- Nhìn: Đất, trời, nhìn thẳng.
- Nhìn thấy:Gió, con đường, cánh chim, sao trời 
-> Điệp từ, so sánh, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đặc tả tốc độ phi thường của chiếc xe, hiện lên tư thế ung dung, hiên ngang, tự tin, chủ động.
* Khổ 3 - 4:
- Giọng điệu, sôi nổi, ngang tàng.
- "Ừ thì", "chưa cần" -> sự bất chấp khó khăn gian khổ, chấp nhận chủ quan rất thoải mái.
-> Bất chấp khó khăn, gian khổ, lạc quan, yêu đời, coi thường hiểm nguy,  ngang tàn, mang đậm chất lính.
* Khổ 5- 6:
- Những người lính gặp nhau trong hoan cảnh chiến tranh đã trở thành đồng đội của nhau?
+ Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi 
+ Bếp Hoàng Cầm 
+ Võng mắc chông chênh 
->Cuộc sống vội vã, hối hả, khẩn trương. 
 + Chung bát đũa .. gia đình đấy, hạnh phúc, ấm cúng.
-> Tình đồng đội trong chiến đấu, sôi nổi, trẻ trung, đậm chất lính
* Khổ cuối:
- Những chiếc xe không kính >< Hình ảnh trái tim.
- Ba cái không >< Một cái có.
-> Hình ảnh hoán dụ thể hiện ý chí kiên cường, sức mạnh quyết tâm sắt đá của người lính, quyết tâm chiến đấu vì Miền Nam thân yêu.
=> Vẻ đẹp hiên ngang, dũng cảm tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,. của những con người đã làm nên con đường Trường Sơn huyền thoại được khắc hoạ trong bài thơ. Chính điều đó đã làm nên sức mạnh của một dân tộc kiên cường, bất khuất.
3.Tổng kết
a. Nghệ thuật:
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàn, trẻ trung, tinh nghịch.
b. Nội dung: Ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dúng cảm, hiên ngang, tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống Mĩ xâm lược.
-Ý chí và quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc
 4. Củng cố, hướng dẫn tự học: 
 -Hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về hình ảnh người lính trong kháng chiến chống Mĩ?
 - Về nhà: 
+ Học thuộc bài thơ, phân tích để thấy được sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính cách mạng – những người đồng chí dược thể hiện qua chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ chân thực, giản dị cô đọng giàu sức gợi cảm. 
+ So sánh để thấy đượcvẻ đẹp độc đáo của hình tượng người chiến sĩ trong 2 bài thơ Đồng chí và bài thơ về tiểu đội xe không kính.
+ Phát biểu cảm nghĩ của mình về lối sống, lí tưởng của một thế hệ vì đất nước?
 +Tìm đọc thêm một số tác phẩm khác của Phạm Tiến Duật : gởi em cô thanh niên xung phong, Trường Sơn đông Trường Sơn tây
Chuẩn bị bài mới: Tổng kết về từ vựng
+ Ôn tập kiến thức về từ đơn, từ phức, thành ngữ, từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
+ Chuẩn bài tập sgk 
*********************************
Ngày soạn:16/10/2012
Ngày giảng:18/ 10/ 2012
	Tiết 44: TOÅNG KEÁT VEÀ TÖØ VÖÏNG
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nĩi, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
	Sgk, Sgv, bảng phụ.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1. Kiểm tra bài cũ:
? Có những cách nào để trau dồi vốn từ? Cho ví dụ?
 Gợi ý: + Trau dồi vốn từ bằng cách tìm hiểu nghĩa của các từ để sử dụng đúng. 4đ
 +Trau dồi thêm vốn từ mới. 3đ
HS lấy ví dụ. 3đ
 3. Bài mơí: Tiết học này chúng ta hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức về phần từ vựng đã học trong chương trình từ lớp 6 đến lớp 9.
Hoạt động của Gv-Hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
? Phân loại từ tiếng Việt? ( nêu rõ khái niệm?)
Từ TV gồm hai loại : từ đơn và từ phức.Từ đơn là từ chỉ có một tiếng. Từ ghép là từ được cấu tạo bởi hai hay nhiều nhiều tiếng 
- GV treo bảng phụ có bảng hệ thống từ loại trong tiếng Việt.
- Gọi Hs đọc bài tập 2.
Cho HS thảo luận nhóm và trình bày.
GV : những từ ghép nói trên có các yếu tố cấu tạo giống nhau một phần về vỏ ngữ âm những chúng được coi là từ ghép vì giữa các yếu tố có mối quan hệ ngữ nghĩa với nhau. Sự giống nhau về ngữ âm ở đây có tính chất ngẫu nhiên.
GV đọc bài tập 3, nêu yêu cầu câu hỏi và gọi HS trả lời.
Nhận xét, bổ sung thêm một số từ khác.
Hoạt động 2:
? Thành ngữ là gì? Cho ví dụ?
? Nghĩa của thành ngữ có thể hiểu theo mấy cách?
Gv tổng hợp.
-Hiểu theo hai cách: trực tiếp từ nghĩa đen, hoặc qua các phép chuyển nghĩa:ẩn dụ, so sánh, hoán dụ
-Gọi HS đọc bài tập 2.
GV hướng dẫn phân biệt thành ngữ, tục ngữ .
-Yêu cầu HS về nhà giải thích nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ trên.
Gọi Hs đọc bài tập 3.Phân lớp thành hai nhóm thi tìm thành ngữ theo yêu cầu.
Nhận xét, tuyên dương đội thắng cuộc.
-Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật vềø nhà hoàn thành.
? Chứng minh thành ngữ được sử dụng nhiều trong văn chương?
Hoạt động 3:
? Nghĩa của từ là gì?
+Nghĩa của từ là nội dung mà từ biểu thị.
? Có mấy cách giải thích nghĩa của từ?
+Có hai cách: nêu khái niệm và đưa từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa
GV treo bảng phụ bài tập 2, yêu cầu HS chọn đáp án đúng.
GV lí giải: cách (b) chưa đầy đủ, cách (c) nghĩa chuyển, cách (d) chưa chuẩn.
Bài tập 3 yêu cầu HS về nhà hoàn thành.
Hoạt động 4:
? Thế nào là từ nhiều nghĩa?
-Từ nhiều nghĩa là từ có nhiều nghĩa khác nhau khi sử dụng trong câu
?Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là gì?
-Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng nghĩa của từ thay đổi, tạo thành từ nhiều nghĩa.
-Gọi Hs đọc bài tập 2.
Cho Hs thảo luận.
I. Từ đơn và từ phức:
 1. Khái niệm
- Từ đơn: là từ có 1 tiếng
- Từ phức là từ gồm 2 hoặc nhiều tiếng trở lên 
 Từ phức Từ láy
 Từ ghép
 2-Từ láy : nho nhỏ, gật gù, lạnh lùng, xa xôi, lấp lánh.
-Các từ còn lại là từ ghép.
3-Từ láy có sự tăng nghĩa: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô.
-Các từ còn lại có sự giảm nghĩa.
II. Thành ngữ:
Khái niệm:
-Thành ngữ là cụm từ cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.
-Hiểu theo 2 cách: trực tiếp, hoặc chuyển nghĩa
2.
- Các câu : b, d, e là những câu thành ngữ.
- Các câu a, c là câu tục ngữ.
3.
a- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật: như chó với mèo, thả hổ về rừng, vuốt râu hùm, ăn ốc nói mò, lên voi xuống chó, kiến bò chảo nóng, mèo mả gà đồng
4
-Bảy nổi ba chìm với nước non.
- Dù cho sông cạn đá mòn
III. Nghĩa của từ:
Là nội dung mà từ biểu thị.
2. Chọn cách hiểu đúng là câu 
IV. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ:
1- Khái niệm
2- Từ hoa thứ nhất là từ hiểu theo nghĩa gốc.
 -Từ hoa thứ hai hiểu theo nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. - -Nhưng nó không phải là hiện tượng chuyển nghĩa của từ vì nó chỉ mang tính lâm thời trong văn cảnh.
Ngày soạn:18/10/2012
Ngày giảng:19/ 10/ 2012
Tiết 45: TOÅNG KEÁT VEÀ TÖØ VÖÏNG
 A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Một số khái niệm liên quan đến từ vựng.
2. Kĩ năng:
- Cách sử dụng từ hiệu quả trong nói, viết, đọc – hiểu văn bản và tạo lập văn bản.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
	Sgk, Sgv, bảng phụ.
C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
	1. Ổn định tổ chức
	2. Bài mới
Hoạt động của Gv-Hs
Nội dung kiến thức
Hoạt động 1:
? Thế nào từ đồng âm? 
- Từ đồng âm là những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa hoàn tòan khác xa nhau.
? Làm thế nào để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa?
- Các nghĩa của từ nhiều nghĩa có liên quan với nhau, còn các từ đồng âm thì hoàn toàn khác xa nhau.
HS thảo luận và trình 
GV lấy ví dụ chứng minh.
-Gọi Hs đọc bài tập 2.
GV phải tìm hiểu các nét nghĩa có liên quan gì với nhau hay không.
Hoạt động 2:
-Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ?
+Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa tương đương nhau.(giống nhau hoặc gần giống nhau)
HS lấy ví dụ.
-Gv treo bảng phụ bài tập 2.
-GV đọc bài tập 3. 
? Theo em, dựa trên cơ sở nào mà từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”?
+Xuân là mùa đầu tiên trong năm, là khoảng thời gian tính một tuổi cho con người. Đây là phương thức chuyển nghĩa hoán dụ.
? Cách thay đổi từ như thế thể hiện được điều gì?
+Thể hiện được tinh thần lạc quan của tác giả và tránh lặp từ.
 Hoạt động 3:
? Thế nào là từ trái nghĩa? Lấy ví dụ?
HS đọc thảo luận và trình bày bài tập 2. 
 Nhận xét, bổ sung.
Bài tập 3 yêu cầu những HS khá giỏi về nhà hoàn thành.(sống-chết, chiến tranh-hòa bình; chẵn-lẻ, đực-cái)
Hoạt động 4:
-Gv cho HS ôn tập lại những kiến thức về cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ: từ có nghĩa rộng, từ có nghĩa hẹp.
V/ Từ đồng âm
Khái niệm:
2-
a- Từ lá là từ nhiều nghĩa
b- Từ đường là từ đồng âm
VI/ Từ đồng nghĩa:
Khái niệm:
Chọn cách hiểu câu d.
 3- Từ “xuân” thay chó từ “tuổi” là cách chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ.
-Thay thế như thế bộc lộ tinh thần lạc quan của tác giả và tránh lặp từ.
VII/ Từ trái nghĩa:
Khái niệm:
-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau
2-Những cặp từ có quan hệ trái nghĩa:xấu- đẹp, xa-gần, rộng hẹp.
VIII/ Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ:
 TỪ 
 3. Củng cố, hướng dẫn tự học: 
 -Nhắc lại những kiến thức về từ vựng vừa ôn tập xong?
 -Về nhà:
 +Lập bảng hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức vừa ôn tập.
 + Hoàn thành tất cả các bài tập trong bài.
Chuẩn bị bài mới: Kiểm tra truyện trung đại
+ Học bài, hệ thống hoá toàn bộ những kiến thức về truyện trung đại .

Tài liệu đính kèm:

  • docvan 9 tuan 9CKTKN.doc