Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 26: Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 26: Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Nắm được những nét tiêu biểu về NĐC và những đóng góp của ông trong kho tàng văn học VN

-Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên nắm được cốt truyện và ý nghĩa của tác phẩm( tuyên truyền đạo đức

2. Kĩ năng

Đọc diễn cảm,tóm tắt, nhận diện và hiểu được tác dụng của một số từ ngữ địa phương Nam Bộ.

3. Thái độ: Tự hào về nền Văn học dân tộc.

B. Chuẩn bị:

1. GV: Bài soạn, Cuốn sách giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu

2. HS: Soạn bài theo gợi ý SGK.

C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài

- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp.

 

doc 6 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 1072Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 26: Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 29/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 36
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Nắm được những nét tiêu biểu về NĐC và những đóng góp của ông trong kho tàng văn học VN
-Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên nắm được cốt truyện và ý nghĩa của tác phẩm( tuyên truyền đạo đức 
2. Kĩ năng
Đọc diễn cảm,tóm tắt, nhận diện và hiểu được tác dụng của một số từ ngữ địa phương Nam Bộ. 
3. Thái độ: Tự hào về nền Văn học dân tộc.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Bài soạn, Cuốn sách giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu
2. HS: Soạn bài theo gợi ý SGK.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp...
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
Đọc thuộc lòng đoạn trích “Kiều ở lầu ngưng bích”. Phân tâm trạng của Kiều ở 8 câu cuối.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói về: Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường thoạt nhìn chưa thấy sáng nhưng càng nhìn càng sáng. Nguyễn Đình Chiểu- nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân miền Nam thế kỉ XIX là một trong những ngôi sao sáng như thế...
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung 
- Mục tiêu: Khái quát được những nét tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của NĐC.
- Phương pháp: Thuyết trình, giải thích.
 - Thời gian: 20 phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Trình bày hiểu biết của em về tác giả, Nguyễn Đình Chiểu?
- GV giới thiệu tượng chân dung Nguyễn Đình Chiểu đặt trong lăng Nguyễn Đình Chiểu đặt ở Bến Tre.
GV:
- “Chí lăm bắn nhạn ven mây/ Danh tôi đặng dạng tiếng thầy bay xa/ Làm trai trong cõi người ta/ Trước lo báo bổ, sau là hiển vang”
- “Giúp đời chẳng vụ tiếng danh/ Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghè tài”.
-“Thua cuộc rồi lưng vẫn thẳng, đầu vẫn ngẩng cao ngay kẻ thù cũng phải kính nể”
GV giới thiệu cuốn sách tác gia NĐC
? Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu có điểm gì đáng lưu ý.
 HS : Phát biểu :
? Những tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu.
 HS : Phát biểu
? Truyện LVT được sáng trong hoàn cảnh nào.
 HS: Phát biểu:
? Hãy tóm tắt những sự việc chính của truyện.
 HS: Tóm tắt tác phẩm
? Truyện Lục Vân Tiên được viết theo thể loại nào.
 HS: Phát biểu:
? Truyện được kết cấu theo kết cấu thông thường của các truyện truyền thống xưa ntn? Kết cấu như vậy có ý nghĩa gì.
 HS: Kết cấu: Người tốt thường gặp nhiều gian truân, trắc trở trên đường đời, bị kẻ xấu hảm hại nhưng họ vẫn được phù trợ cưu mang để rồi cuối cùng đều nạn khỏi, tai qua, được đề trả xứng đáng 
( giống truyện cổ tích)
 HS: Bộc lộ.
GV ý nghĩa của kết cấu: Phản ánh chân thực cuộc đời đầy rẫy những bất công, vô lý. Thể hiện khát vọng ngàn đời của nhân dân: ở hiền gặp lành, ác giả ác báo; thiện thắng ác, chính thắng tà.
? Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
 HS: Thảo luận, phát biểu.
+ Truyện được viết ra nhằm mục đích trực tiếp truyền dạy đạo lý cuộc đời
+ Xem trọng tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội: tình cha con, nghĩa vợ chồng, tình bạn bè, tình yêu thương, sự cưu mang những người gặp hoạn nạn.
+ Đề cao tinh thần nghĩa hiệp sẵn sàng cứu khốn phò nguy.
+ Thể hiện khát vọng của nhân dân hướng tới lẽ công bằng và những điều tốt đẹp trong cuộc đời.
Giá trị nghệ thuật :
 Sử dụng ngôn ngữ mộc mạc giản dị, gần với lời ăn tiếng nói của nhân dân, đặc biệt là nhân dân nam bộ.
-> Truyện LVT lưu truyền rộng rãi dưới hình thức sinh hoạt VHDG như kể thơ, nói thơ Vân Tiên, hát Vân Tiên.
GV:
- Giới thiệu tác phẩm LVT
- “ Hỡi ai lẳng lặng mà nghe/ Dữ răn việc trước lành dè thân sau/ Trai thời trung hiếu làm đầu/ Gái thời tiết hạnh là câu trau mình”
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
Nguyễn Đình Chiểu
(1822 – 1888)
 - tục gọi là Đồ Chiểu
a) Cuộc đời
- Bi kịch của bản thân: Đỗ tú tài năm 21 tuổi(1843 sống trong cảnh nghèo túng, bị mù năm 26 tuổi, công danh lỡ dở, được hứa gả người yêu nhưng bị bội ước.
- Bi kịch thời đại: giặc Pháp xâm lược nước ta- đây là thời kỳ, giai đoạn đau thương nhất của dân tộc.
 -Về Gia Định dạy học, bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân.
 b. Sự nghiệp 
Là nhà thơ lớn của dân tộc: Các tác phẩm như Lục Vân Tiên, Dương Từ Hà Mậu, Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Ngư tiều y thuật vấn đáp.
c. Con người 
Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng về nghị lực sống, cống hiến cho đời : Cụ là nhà thơ, nhà giáo, thầy thuốc, là lá cờ đầu trong phong trào thơ ca chống Pháp cuối thể kỉ XIX.
2) Tác phẩm
- Thuộc thể loại truyện thơ Nôm
- Gồm 2082 câu thơ lục bát.
- Sáng tác khoảng những năm 50 đầu thể kỷ XIX.
- Kết cấu theo kiểu chương hồi.
- Gồm 4 phần:
 + LVT cứu KNN.
 + LVT gặp nạn.
 + KNN gặp nạn vẫn chung thủy với Vân Tiên.
 + LVT và KNN gặp lại nhau.
* Hoạt động 3 : HDHS Tìm hiểu khái quát đoạn trích 
- Mục tiêu: Hs nắm được vị trí đoạn trích và khái quát được những sự việc chính trong đoạn trích.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp
- Thời gian: 10p’
? Xác định vị trí của đoạn trích?
? Nội dung của đoạn trích là gì?
? Bố cục văn bản có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần.
 HS: Trao đổi, phát biểu: 
- Phần 1:Mười bốn câu đầu: Lục Vân Tiên đánh cướp.
- Phần 2: Bốn mươi bốn câu còn lại: Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
II- Giới thiệu đoạn trích
1- Vị trí đoạn trích
Đoạn này ở phần đầu của tác phẩm từ câu 123 – 180.
2. Nội dung: Đoạn trích kể về cảnh Lục Vân Tiên trên đường về nhà gặp bọn cướp, chàng đã đánh tan bọn cướp cứu 2 cô gái =>Đề cao hành động nhân nghĩa của LVT
Kiều Nguyệt Nga cảm kích muốn trả ơn nhưng Vân Tiên từ chối. 
3. Bố cục: 2 phần
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức bài học
 5. Hướng dẫn về nhà
 - Về nhà tóm tắt tác phẩm
 - Học thuộc lòng đoạn trích LVT cứu KNN
* Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 29/9/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 37
LỤC VÂN TIÊN CỨU KIỀU NGUYỆT NGA
	Tiếp theo
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Qua đoạn trích hiểu được khát vọng cứu người, giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu, và phẩm chất của 2 nhân vật Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga.
- Tìm hiểu đặc trưng phương thức khắc hoạ tính cách nhân vật của truyện
2. Kĩ năng
Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng lý tưởng theo quan niệm đạp đức mà NĐC đã khắc hoạ trong đoạn trích.. 
3. Thái độ: Tự hào về nền Văn học dân tộc.
B. Chuẩn bị: 
1. GV: Bài soạn, Cuốn sách giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu
2. HS: Soạn bài theo gợi ý SGK.
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp...
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 1'	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 5' 
 Tóm tắt truyện Lục Vân Tiên. Nêu giá trị nội dung và đặc điểm thể loại 
 3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
LVT là nhân vật anh hùng, văn võ song toàn, giàu tinh thần nghĩa hiệp. Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga mà chúng ta tìm hiểu hôm nay sẽ minh chứng cho lời nhận xét đó....
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu chung 
- Mục tiêu: Cảm nhận được vẻ đẹp nhân cách của LVT và KNN qua đoạn trích. - Phương pháp: Phân tích, đàm thoại
 - Thời gian: 35phút
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
- Cho HS đọc 14 câu đầu
? Nội dung của 14 câu thơ trên?
? Hành động đánh cướp 
được miêu tả qua những từ ngữ h/ả nào?
ghé lại(dừng lại)
 Bẻ cây làm gậy, kêu rằng... chớ quen...->giận dữ
? Phân tích hành động,lời nói của VT?
-> Rất nhanh chóng không cần suy tính(Chàng chỉ có một mình với hai tay không trong khi bọn cướp đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng),thấy cảnh bất bình ngay tức khắc lao mình vào cứu giúp.
?Trong trận đánh cướp hành động của VT còn được miêu tả ntn?
 tả đột hữu xông....khác nào Triệu tử phá vòng Đương Đang
GV Triệu Vân là tướng trẻ của Lưu Bị thời Tam quốc đã dũng cảm một mình phá vòng vây quân Tào Tháo bảo vệ A Đẩu- con trai Lưu Bị . Vân Tiên cũng một mình đánh tan bọn cướp để cứu KNN. Cách so sánh của NĐC là hoàn toàn hợp lý.
- HD hs quan sát kênh hình ở trang 110 SGK và nhận xét, miêu tả.
-> Hành động nhanh nhẹn mạnh mẽ quyết liệt được so sánh như người anh hùng trong một trận chiến
? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn trích LVT đánh cướp?Qua hành động đánh cướp em thấy LVT là người như thế nào?
GV Lục Vân Tiên là 1 chàng trai vừa mới rời trường học bước vào đời lòng đầy hăm hở, muốn lập công danh, mong thi thố tài năng cứu người giúp đời, gặp tình huống bất bằng này là thử thách đầu tiên. Hành động đánh cướp thể hiện tính cách anh hùng, dũng cảm tài ba, có tấm lòng vị nghĩa cao cả. LVT chỉ có 1 mình với 2 tay không trong khi đó bọn cướp Phong Lai đông người, gươm giáo đầy đủ, thanh thế lẫy lừng mọi người khiếp sợ. Vậy mà VT bẻ cây làm gậy xông vô đánh cướp. Hình ảnh LVT đánh cướp là 1 hình ảnh đẹp của người dũng tướng
theo phong cách VC thời xưa.
-> hành động của LVT chứng tỏ cái đức của con người vì nghĩa quên thân, đem cái tài và sức mạnh của bậc anh hùng bênh vực kẻ yếu, chiến thắng những thế lực bạo tàn.
? Qua cuộc trò chuyện của Lục Vân Tiên với Kiều Nguyệt Nga, em hiểu gì thêm về nhân vật Lục Vân Tiên?
- VT lại gần hỏi : Ai than khóc ở trong xe này?
 Vân Tiên nghe nói động lòng...nói ra
? Những lời lẽ đó cho thấy thái độ gì của VT?
- ân cần hỏi han, tìm cách an ủi “ta đã trừ dòng lâu la,->con người giàu tình cảm, có thái độ ứng xử đẹp, biết động viên an ủi người khác khi gặp hoạn nạn.
? Khi thấy KNN tỏ ý tri ân, LVT có thái độ ntn?
- Vân tiên nghe nói liền cười
- Làm ơn không phải trông mong người trả ơn.
 + từ chối lời mời thăm nhà KNN để cha nàng đền đáp
?Câu trả lời của Vân Tiên giúp cho em hiểu thêm điều gì 
Qua đó em hiểu gì về Lục Vân Tiên?
? Qua hình ảnh LVT tác giả muốn gửi gắm lý tưởng gì?
-> Cách cư xử mang tinh thần nghĩa hiệp của các bậc anh hùng hảo hán.
LVT thể hiện lý tưởng thẩm mỹ của tác giả về con người trong cuộc sống đương thời.
=> Hình ảnh đẹp lý tưởng mà tác giả gửi gắm niềm tin và ước vọng của mình.
- Cho HS theo dõi 44 dòng thơ còn lại.
? Kiều Nguyệt Nga được tác giả miêu tả bằng những hình ảnh nào? Nàng bày tỏ thái độ như thế nào với Lục Vân Tiên?
- Lời lẽ xưng hô của một cô gái khuê các: quân tử (tôn trọng); Tiện thiếp (khiêm nhường). Nói năng dịu dàng, mực thước, rõ ràng.
- Cách trình bày vấn đề rõ ràng, khúc chiết vừa đáp ứng đầy đủ những lời thăm hỏi ân cần của LVT vừa thể hiện chân thành niềm cảm kích, xúc động của mình.
? Em cảm nhận ntn về hình ảnh KNN trong đoạn trích
? Nhận xét nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả?
- Nhân vật được miêu tả chủ yếu qua hành động, cử chỉ, lời nói.
- Truyện mang đậm tính dân gian.
- Ngôn ngữ mộc mạc, bình dị gần với lời nói thông thường mang màu sắc địa phương Nam Bộ. Nó có phần thiếu trau truốt, uyển chuyển nhưng lại phù hợp với ngôn ngữ kể rất tự nhiên, gần gũi với quần chúng.
- Ngôn ngữ đa dạng phù hợp với tính cách nhân vật: lúc mềm mỏng, xúc động chân thành, lúc mạnh mẽ, dứt khoát.
? Trình bày cảm nhận của em khi học xong đoạn trích?
III. Tìm hiểu văn bản
1) Hình ảnh Lục Vân Tiên
* Trong trận đánh cướp
 Lục Vân Tiên là người dũng cảm, tài ba, có tấm lòng vì nghĩa cao cả. Hình ảnh LụcVân Tiên đánh cướp là 1 hình ảnh đẹp của người dũng tướng 
* Khi gặp gỡ với KNN.
- Thể hiện tư cách của con người chính trực, coi trọng danh dự và bổn phận.
2) Nhân vật Kiều Nguyệt Nga
là một cô gái khuê các, hiền hậu, nết na, hiếu thảo, trọng ân tình
* Ghi nhớ/115
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức bài học
5. Hướng dẫn về nhà
 - Học thuộc lòng đoạn trích LVT cứu KNN
- Chuẩn bị bài Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 36.doc