Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

2. Kĩ năng

- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc

4. Năng lực cần đạt

- Năng lực tự học, giao tiếp, sáng tạo

 

doc 3 trang Người đăng minhquan88 Lượt xem 906Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 9 năm 2014 - Tiết 64: Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/11/2014 
Ngày giảng: 9A: / /2014
	 9B: / /2014
Tiết 64
ĐỐI THOẠI, ĐỘC THOẠI VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ
A. Mục tiêu cần đạt
Kiến thức 
- Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
- Tác dụng của việc sử dụng đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
2. Kĩ năng
- Phân biệt được đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.
- Phân tích được vai trò của đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
3. Thái độ: - Học tập nghiêm túc
4. Năng lực cần đạt
- Năng lực tự học, giao tiếp, sáng tạo
B. Chuẩn bị: 
1. Giáo viên: Một số đoạn văn, thơ có sử dụng yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm.
2. Học sinh: Tìm hiểu các ví dụ trong bài học
C. Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Kỹ năng tư duy, hỏi ý kiến, giao tiếp, đảm nhận trách nhiệm...
D. Các hoạt động dạy – học
1/ Ổn định tổ chức: 	9A:.............................9B:.................................
2/ Kiểm tra bài cũ: 
 Kết hợp trong bài học
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Nhân vật là yếu tố trung tâm trong văn bản tự sự. Vậy qua việc tìm hiểu các nhân vật trong các tác phẩm, em thấy các nhân vật được miêu tả trên những phương diện nào ?( ngoại hình, nội tâm, hành động, ngôn ngữ, trang phục). ở Ngữ văn 9 tập trung xem xét nhân vật ở phương diện ngôn ngữ. Vậy ngôn ngữ của nhân vật gồm những kiểu ngôn ngữ nào
* Hoạt động 2: HDHS Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm 
trong Văn bản Tự sự 
- Mục tiêu: Giúp hs nhận diện được hình thức đối thoại, độc thoại,độc toại nội tâm trong đoạn trích và chỉ ra được vai trò của chúng.
- Phương pháp: Vấn đáp, giải thích, phân tích mẫu.
- Thời gian: 20p
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv hướng dẫn hs đọc đoạn trích thảo luận cặp đôi các gợi ý ở nội dung 2(a,b,c)
? Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi.
 HS: Trao đổi, phát biểu.
? Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện. Vậy những câu nói đó thuộc ngôn ngữ nào.
 HS: Phát hịên
? Câu “Hà, nắng gớm, về nào...” ônng Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao.
 HS: Trao đổi, phát biểu.
? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra câu đó.
 HS: Phát hịên 
? Đặc điểm hình thức của những câu này là gì.
 HS: Gạch đầu dòng, nói một mình.
? Những câu như: “ Chúng nó ...ư? Chúng...ư? Khốn nạn...đầu...? là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?
 HS: Trao đổi, phát biểu.
? Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí nào của nhân vật ông Hai.
 HS: Trao đổi, phát biểu.
? Qua tìm hiểu ví dụ em hãy cho biết thế nào là đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.
 HS: Trao đổi, phát biểu.
I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn tự sự
 1. Ví dụ: văn bản mẫu SGK- T176+ 177
2. Nhận xét
 a. 3 câu đầu: miêu tả cuộc nói chuyện của những người phụ nữ tản cư. Có ít nhất 2 người phụ nữ tham gia 
- Dấu hiệu: có 2 lượt lời (xuống dòng, gạch đầu dòng) ® đối thoại
 b. câu nói trống không, bâng quơ, không hướng tới 1 người tiếp nhận cụ thể nào. Không liên quan tới chủ đề mà người khác đang trao đổi, thực ra ông nói với chính mình để lảng tránh ® độc thoại
- Có câu: “ Chúng bay...
 c. - Ông Hai hỏi chính mình
- Những câu này không phát ra thành tiếng mà âm thầm diễn ra trong suy nghĩ, tình cảm của ông Hai. Cho thấy tâm trạng dằn vặt, đớn đau.
d. Tạo cho câu chuyện có không khí như cuộc sống thật, thái độ căm giận của người tản cư với dân làng Chợ Dầu. 
- Giúp khắc hoạ sinh động, chân thật cuộc sống, tạo tình huống đi sâu vào nội tâm nhân vật.
- Giúp khắc hoạ sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai làm câu chuyện trở nên sinh động hơn.
* Ghi nhớ SGK 178
* Hoạt động 3 : HDHS luyện tập 
- Mục tiêu: phân biệt được các hình thức ngôn ngữ trong đoạn trích hoặc văn bản. Chí ra tác dụng của chúng.
- Phương pháp: Thực hành, thảo luận.
- Thời gian: 15p’
Gv hướng dẫn hs làm bài tập
bài tập 1 trả lới cá nhân
hs khác nhận xét, gv khẳng định ghi điểm 
Viết một đoạn văn kể chuyện theo đề tài tự chọn có sử dụng các hình thức ngôn ngữ vừa học
II- Luyện tập
 Bài tập 1/178
 - Đối thoại: của ông hai với bà Hai.
- Có ba lượt lời trao nhưng chỉ có hai lượt lời đáp.
- Lời thoại đầu của bà, ông Hai không đáp lại “nằm rũ ra ở trên giường không nói gì,, câu hỏi thứ hai của bà ông khẽ nhúc nhích đáp bằng câu “ gì,,.Lần thứ ba ông gắt lên “biết rồi,,
- Tác giả làm nổi bật tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai trong cái đêm nghe tin làng mình theo giặc. 
Bài tập 2/179
VD: Mới thoạt trông thấy bà lão, bà phó Thụ tưởng là một con mẹ ăn mày hơi cau mặt: Ai kia? Ai ngồi làm gì kia? Chó nó ra nó lôi mỡ ra đấy? sao mà bạo thế?
Bà lão quay lại mỉm cười móm mém: Bẩm bà đi chợ về!. Bà phó hỏi: Bà đi đâu thế?- Bẩm bà con lên chơi với cháu. Lâu lắm cháu không được về con nhỡ cháu quá!
- Úi dào ôi! Vẽ cái con chuột chết! Nó phải làm chữ có rỗi đâu mà chơi với bời! Nhà tôi không có cơm đâu mà nuôi nó ăn rồi cứ chơi nồng nỗng. bà muốn chơi với nó thì đem ngay nó về...
(Một bữa no - Nam Cao)
4. Củng cố
- Gv khái quát bài học, khắc sâu kiến thức về các hình thức ngôn ngữ trong văn tự sự.
5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài: Luyện nói tự sự kết hợp với nghị luận và miêu tả nội tâm
* Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 64.doc